So sánh 4 loại trung gian thương mại đại diện thương nhân mở giới ủy thác đại lí

So sánh 4 loại trung gian thương mại đại diện thương nhân mở giới ủy thác đại lí

2 tuần trước

Phân biệt hoạt động môi giới thương mại và các hoạt động trung gian thương mại khác

Hiện nay, hoạt động môi giới thương mại đang là phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn trong hoạt động kinh doanh. Việc sử dụng hoạt động môi giới thương mại cũng như các loại hình hoạt động trung gian thương mại khác một cách hợp lý sẽ mang lại hiệu quả rất lớn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế các doanh nghiệp thường có sự nhầm lẫn trong việc sử dụng các hoạt động trung gian thương mại này, dẫn đến việc xác định không đúng bản chất mối quan hệ với bên trung gian, không đúng với nhu cầu của doanh nghiệp khi sử dụng bên trung gian trong quá trình kinh doanh của mình.

Trên cơ sở so sánh với các hoạt động trung gian thương mại khác, chúng tôi sẽ chỉ ra sự khác biệt giữa hoạt động môi giới thương mại và ba hoạt động trung gian thương mại còn lại. Từ đó giúp doanh nghiệp nắm rõ bản chất của hoạt động môi giới thương mại và lựa chọn loại hình trung gian thương mại phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình.

1. So sánh hoạt động Môi giới thương mại và hoạt động Đại diện cho thương nhân
Hoạt động Môi giới thương mạiHoạt động Đại diện cho thương nhân
Khái niệmMôi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới (Điều 150 LTM).Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận uỷ nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện (Điều 141 LTM).
Vai trò của bên trung gianBên môi giớihỗ trợcho bên được môi giới trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa; bên môi giới đóng vai trò là cầu nối để người mua và người bán gặp gỡ nhau.Bên đại diện thực hiện các hoạt động thương mại cho bên giao đại diện.
Bên môi giớikhông tham giavào việc thực hiện hợp đồng giữa các bên được môi giới, trừ trường hợp có ủy quyền của bên được môi giới.Bên đại diệnđược ủy quyềnđể thay mặt bên giao đại diện thực hiện giao dịch thương mại (bao gồm giao kết hợp đồng) với bên thứ ba.
Bên môi giớikhông đại diệncho quyền lợicủa bên nào.Bên đại diện làm việc theo sự chỉ dẫn của bên giao đại diện,đại diện cho quyền lợicủa bên giao đại diện.
Bên nhân danhBên môi giới thực hiện hoạt động môi giới vớidanh nghĩa của chính mình.Bên đại diện thực hiện các hoạt động thương mại vớidanh nghĩa của bên giao đại diện.
Thời điểm phát sinh quyền hưởng thù laoQuyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểmcác bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau(trừ trường hợp có thỏa thuận khác).Quyền hưởng thù lao đại diện phát sinh từthời điểm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đại diện.
Hình thức hợp đồngHợp đồng môi giới thương mạikhôngnhất thiết phải lập thành văn bản.Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (điện báo, telex, fax, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác theo quy định của pháp luật).
Như vậy, điểm khác biệt quan trọng giữa hoạt động môi giới thương mại so với hoạt động đại diện cho thương nhân làở sự ủy quyền.Trong hoạt động môi giới thương mại, bên môi giới chỉ đóng vai trò là bên trung gian tạo điều kiện cho các bên được tiếp xúc với nhau và không tham gia vào hợp đồng, giao dịch giữa các bên, không đại diện cho quyền lợi của bên nào. Ngược lại, trong hoạt động đại diện cho thương nhân, bên đại diện được bên giao đại diện ủy quyền thực hiện các hoạt động thương mại dưới danh nghĩa của chính bên giao đại diện.

2. So sánh hoạt động Môi giới thương mại và hoạt động Ủy thác mua bán hàng hóa
Hoạt động Môi giới thương mạiHoạt động Ủy thác mua bán hàng hóa
Khái niệmMôi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới (Điều 150 LTM).Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác (Điều 155 LTM).
Chủ thể+ Bên môi giới: phải là thương nhân.
+ Bên được môi giới: Thương nhân hoặc không phải là thương nhân.
+ Bên nhận ủy thác: Thương nhân kinh doanh mặt hàng phù hợp với hàng hoá được uỷ thác.
+ Bên ủy thác: Thương nhân hoặc không phải là thương nhân.
Vai tròBên môi giới đóng vai trò là cầu nối để người mua và người bán gặp nhau, là trung gian trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng; không tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên (trừ khi được ủy quyền).Bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa cho bên ủy thác.
Bên nhân danhBên môi giới hoạt động với danh nghĩa của chính mình, không đại diện cho quyền lợi của bên nào trong các bên được môi giới.Bên nhận ủy thác hoạt động với danh nghĩa của chính mình, đại diện cho quyền lợi của bên ủy thác.
Trách nhiệm pháp lýBên môi giới có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của bên được môi giới, không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của họ.Bên nhận ủy thác có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên ủy thác, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
Hình thức hợp đồngHợp đồng môi giới thương mại không nhất thiết phải lập thành văn bản.Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Như vậy, điểm khác biệt quan trọng giữa hoạt động môi giới thương mại so với hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa làở mức độ tham gia vào thực hiện hợp đồng, giao dịch giữa các bên.Trong hoạt động môi giới thương mại, bên môi giới hoàn toàn không tham gia vào việc thực hiện hợp đồng giữa các bên. Ngược lại, trong hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa, bên nhận ủy thác được tham gia vào hoạt động mua bán hàng hóa với bên thứ ba trên danh nghĩa của chính mình. Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa chỉ áp dụng trong lĩnh vực mua bán hàng hóa (không áp dụng đối với dịch vụ).

3. So sánh hoạt động Môi giới thương mại và hoạt động Đại lý thương mại
Hoạt động Môi giới thương mạiHoạt động Đại lý thương mại
Khái niệmMôi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới (Điều 150 LTM).Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao (Điều 166 LTM).
Chủ thể+ Bên môi giới: phải là thương nhân.
+ Bên được môi giới: Thương nhân hoặc không phải là thương nhân.
+ Bên giao đại lý: Thương nhân (giao hàng hóa, tiền, ủy quyền cung ứng dịch vụ).
+ Bên đại lý: Thương nhân
Vai tròBên môi giới đóng vai trò là người trung gian trong việc đàm phán, ký kết hợp đồng của các bên được môi giới.Bên đại lý là người trung gian trong
việc mua, bán hàng hóa cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng.
Bên nhân danhBên môi giới hoạt động với danh nghĩa của chính mình, không đại diện cho quyền lợi của bên nào, không tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên (trừ trường hợp được ủy quyền).Bên đại lý hoạt động với danh nghĩa của chính mình; đứng tên trên hợp đồng, là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Mối quan hệQuan hệ giữa bên môi giới và bên được môi giới là quan hệ hợp đồng từng lần, ngắn hạn.Quan hệ giữa bên đại lý và bên giao đại lý là quan hệ hợp đồng dài hạn.
Quyền quyết định giá bánBên môi giới không có quyền quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các bên được môi giới.Đại lý bao tiêu có quyền quyết định giá bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng.
Hình thức hợp đồngHợp đồng môi giới không nhất thiết phải lập thành văn bản.Hợp đồng đại lý phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Như vậy, điểm khác biệt quan trọng giữa hoạt động môi giới thương mại và hoạt động đại lý thương mại là bên môi giới là không tham gia thực hiện hợp đồng giữa các bên, không được đứng tên trên hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ. Ngược lại, bên đại lý là chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, là bên đứng tên trên hợp đồng mua bán, cung ứng dịch vụ. Mặc dù có sự khác biệt rõ ràng nhưng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp có sự nhầm lẫn giữa hai hoạt động này.

Tóm lại,so với các hoạt động trung gian thương mại khác, hoạt động môi giới thương mại có đặc điểm khác biệt là chủ thể thực hiện môi giới thương mại hoàn toàn không tham gia vào hợp đồng, giao dịch giữa các bên, không đại diện cho quyền lợi của bên nào. Chính vì không tham gia vào giao dịch giữa các bên nên bên môi giới không chịu trách nhiệm về khả năng thanh toán của bên được môi giới, không có quyền được quyết định giá bán, giá cung ứng dịch vụ giữa các bên. Đồng thời, nếu các loại hình hoạt động trung gian thương mại khác bắt buộc phải được thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương thì luật lại quy định hợp đồng môi giới không nhất thiết phải lập thành văn bản. Điều này tạo điều kiện cho các hoạt động môi giới có thể tiến hành nhanh chóng, thuận tiện. Tuy nhiên việc không quy định như vậy cũng có mặt trái, đó là làm phát sinh những vấn đề tiềm ẩn về tranh chấp giữa các bên thực hiện dịch vụ môi giới và bên được môi giới, nhất là đối với những hợp đồng có giá trị lớn.

Kết luận:Trên đây là so sánh giữa hoạt động môi giới thương mại với các hoạt động trung gian thương mại khác. Nắm rõ sự khác biệt giữa các hoạt động trung gian thương mại này là cơ sở để chủ thể kinh doanh xác định đúng bản chất mối quan hệ với bên trung gian, đảm bảo việc lựa chọn loại hình trung gian thương mại là phù hợp với nhu cầu kinh doanh của mình.

1. Quy định về Trung gian thương mại

1.1. Trung gian thương mại là gì?

Căn cứ tại khoản 11 điều 3 Luật Thương mại 2019 quy định:

Các hoạt động trung gian thương mạilà hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lý thương mại.

1.2. Đại diện cho thương nhân

– Đại diện cho thương nhân là việc một thương nhân nhận ủy nhiệm (gọi là bên đại diện) của thương nhân khác (gọi là bên giao đại diện) để thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa, theo sự chỉ dẫn của thương nhân đó và được hưởng thù lao về việc đại diện cho thương nhân.

– Trong trường hợp thương nhân cử người của mình để làm đại diện cho mình thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự 2015 quy định.

1.3. Hợp đồng và phạm vi đại diện cho thương nhân

– Hợp đồng đại diện cho thương nhân phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.

– Phạm vi đại diện: Các bên có thể thỏa thuận về việc bên đại diện được thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động thương mại thuộc phạm vi hoạt động của bên giao đại diện cho thương nhân

Xem thêm: Giảm bớt trung gian là gì? Rủi ro của việc giảm bớt trung gian?

1.4. Thời hạn đại diện cho thương nhân

Căn cứ tại Điều 144 Luật Thương mại 2019Thời hạn đại diện cho thương nhân quy định:

1. Thời hạn đại diện do các bên thỏa thuận.

2. Trường hợp không có thỏa thuận, thời hạn đại diện chấm dứt khi bên giao đại diện thông báo cho bên đại diện về việc chấm dứt hợp đồng đại diện hoặc bên đại diện thông báo cho bên giao đại diện về việc chấm dứt hợp đồng.

3. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu bên giao đại diện đơn phương thông báo chấm dứt hợp đồng đại diện theo quy định tại khoản 2 Điều này thì bên đại diện có quyền yêu cầu bên giao đại diện trả một khoản thù lao do việc bên giao đại diện giao kết các hợp đồng với khách hàng mà bên đại diện đã giao dịch và những khoản thù lao khác mà đáng lẽ mình được hưởng.

4. Trường hợp thời hạn đại diện chấm dứt theo quy định tại khoản 2 Điều này theo yêu cầu của bên đại diện thì bên đại diện bị mất quyền hưởng thù lao đối với các giao dịch mà đáng lẽ mình được hưởng nếu các bên không có thỏa thuận khác.

Như vậy, Thời hạn đại diện cho thương nhân được pháp luật quy định ghi nhận tại luật Thương mại 2019 quy định như trên thì, Theo đó có thể hiểu là Thời hạn đại diện do các bên thỏa thuận với nhau, và trong các trường hợp không có thỏa thuận, Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, Trường hợp thời hạn đại diện chấm dứt theo quy định và các trường hợp đó sẽ được xử lý theo các quy định khác nhau và có các thủ tục và trình tự giai quyết theo pháp luật quy định.

1.5. Quyền và Nghĩa vụ của bên đại diện

Căn cứ tại Điều 145 Luật Thương Mại 2019thì Nghĩa vụ của bên đại diện được quy định như sau:

– Bên đại diện có các nghĩa vụ sau đây:

Xem thêm: Xúc tiến bán nhằm vào các trung gian thương mại là gì? Các hình thức

+ Thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa và vì lợi ích của bên giao đại diện;

+ Thông báo cho bên giao đại diện về cơ hội và kết quả thực hiện các hoạt động thương mại đã được ủy quyền;

+ Tuân thủ chỉ dẫn của bên giao đại diện nếu chỉ dẫn đó không vi phạm quy định của pháp luật;

+ Không được thực hiện các hoạt động thương mại với danh nghĩa của mình hoặc của người thứ ba trong phạm vi đại diện;

+ Không được tiết lộ hoặc cung cấp cho người khác các bí mật liên quan đến hoạt động thương mại của bên giao đại diện trong thời gian làm đại diện và trong thời hạn hai năm, kể từ khi chấm dứt hợp đồng đại diện;

+ Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hoạt động đại diện.

+ Quyền hưởng thù lao đại diện:

+ Bên đại diện được hưởng thù lao đối với hợp đồng được giao kết trong phạm vi đại diện. Quyền được hưởng thù lao phát sinh từ thời điểm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng đại diện.

Xem thêm: Trung gian tài chính phi ngân hàng là gì? Đặc điểm và các loại hình

+ Trường hợp không có thỏa thuận, mức thù lao cho bên đại diện được xác định theo quy định tại Điều 86 của Luật này.

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại diện có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao để bảo đảm việc thanh toán các khoản thù lao và chi phí đã đến hạn.

1.6. Nghĩa vụ của bên giao đại diện

– Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại diện có các nghĩa vụ sau đây:

+ Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện;

+ Cung cấp tài sản, tài liệu, thông tin cần thiết để bên đại diện thực hiện hoạt động đại diện;

+ Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện;

+ Thông báo kịp thời cho bên đại diện về khả năng không giao kết được, không thực hiện được hợp đồng trong phạm vi đại diện.

Như vậy, ngoài các quyền của bên giao đại diện phải có các nghĩa vụ để đảm bảo việc thực hiện cac nghĩa vụ của mình với bên đại diện như Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại diện, Thông báo ngay cho bên đại diện về việc giao kết hợp đồng mà bên đại diện đã giao dịch, việc thực hiện hợp đồng mà bên đại diện đã giao kết, việc chấp nhận hay không chấp nhận các hoạt động ngoài phạm vi đại diện mà bên đại diện thực hiện… và một số các quy định khác nêu như trên.

Xem thêm: Tổ chức trung gian trên thị trường chứng khoán là gì? Các loại tổ chức trung gian

1.7. Việc Thanh toán chi phí phát sinh

Trừ trường hợp có thỏa thuận khác thì bên đại diện có quyền yêu cầu được thanh toán các khoản chi phí phát sinh hợp lý để thực hiện hoạt động đại diện thương mại

Trên thực tế thì trong qua trình đạu diện sẽ có các khoản chi phí phát sinh khác nhau thì bên đại diện có quyền yêu cầu được thanh toán các khoản đó và bên giao đại diện phải thực hiện các nghĩa vụ thanh toán của mình.

Phân biệt Đại diện cho thương nhân và ủy thác mua bán hàng hóa

Tổng đài tư vấn pháp luật 02466565366

Hoạt động trung gian thương mại Đại diện cho thương nhân và Ủy thác mua bán hàng hóa đươc pháp luật quy định như thế nào? Điểm giống và khác nhau để Phân biệt Đại diện cho thương nhân và ủy thác mua bán hàng hóa là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau của LawKey.

1. Thế nào là Trung gian thương mại?

Dưới góc độ pháp lý trung gian thương mại được hiểu là việc thương nhân nhận ủy quyền của người khác để tiến hành các hoạt động vì lợi ích kinh tế của bên ủy quyền để mua, bán hàng hoá hoặc cung ứng dịch vụ thương mại hay còn được khái niệm bằng tên khác như “trung gian tiêu thụ” hoặc “đại diện thương mại”.

Ở Việt Nam, hoạt động trung gian thương mại được xác định là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định và bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại (Khoản 11 Điều 3luật thương mại 2005).