So sánh các công trình xử lý hiếu kh1

  1. Trang chủ
  2. Tin tức
  3. So sánh phương pháp xử lý hiếu khí và kỵ khí


7641 Lượt xem - Update nội dung: 03-01-2020 10:45

Mục tiêu phát triển trong tương lai của Việt Nam đó chính là bắt kịp với xu hướng phát triển với các cường quốc trên thế giới. Theo đó trước tiên chúng ta phải đẩy mạnh nền kinh tế - xã hội ngày càng tăng trưởng mạnh vì thế mà quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa không ngừng được đẩy mạnh.

So sánh các công trình xử lý hiếu kh1

Chính vì thế mà hàng loạt doanh nghiệp, công ty xuất hiện ngày càng nhiều, hoạt động đa lĩnh vực, ngành nghề đem lại khá nhiều cơ hội phát triển và doanh thu lớn. Tuy nhiên bên cạnh những lợi thế ấy lại tạo ra không ít áp lực đối với môi trường.

Trong các nhóm gây ô nhiễm như nước thải, khí thải và chất thải rắn thì xử lý nước thải chính là vấn đề nghiêm trọng và khó giải quyết nhất. Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải vẫn còn lạc hậu, thô sơ và chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu về quy trình, máy móc và thiết bị trong suốt quá trình vận hành. Cho nên, việc tìm kiếm và lựa chọn phương pháp xử lý là điều kiện quan trọng nhất.

Trong đó có 2 phương pháp xử lý nước thải điển hỉnh như xử lý bằng phương pháp kỵ khí và hiếu khí được ứng dụng nhiều nhất và mang đến hiệu quả xử lý cao nhất. Dưới đây là những thông tin cơ bản nhất đối với 2 phương pháp xử lý này:

Nội dung

Phương pháp hiếu khí

Phương pháp kỵ khí

Khái niệm

Vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển nhờ cung cấp lượng oxy liên tục và thường xuyên. Nếu không được cung cấp đủ lượng oxy thì VSV sẽ chết hoặc hoạt động yếu dần.

Vi sinh vật kỵ khí tồn tại trong điều kiện không có không khí, đặc biệt nếu có sự xuất hiện của oxy thì nguồn VSV không thể đem lại hiệu quả xử lý cao.

Giống nhau

  • Đều sử dụng VSV để phân hủy chất hữu cơ và kim loại nặng trong nguồn nước
  • Có thể sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt, chung cư, khu dân cư hoặc bể tự hoại

Khác nhau:

Lên men

Nguồn oxy được cung cấp liên tục và không thể thiếu trong suốt quá trình xử lý của VSV

Không được cung cấp oxy liên tục vì thế mà quá trình này diễn ra đơn giản và ít phức tạp hơn so với phương pháp hiếu khí

Giai đoạn xử lý

  • Oxy hóa chất hữu cơ
  • Tổng hợp tế bào mới
  • Phân hủy nội bào
  • Thủy phân
  • Acid hóa
  • Acetic hóa
  • Methane hóa

Quá trình sinh hóa

VSV hiếu khí dùng để xử lý nước thải chứa nhiều chất hữu cơ và tồn tại dưới dạng hữu cơ hòa tan

VSV kỵ khí dùng để khử lượng chất độc trong ngành công nghiệp, đặc biệt ngành chế biến thực phẩm

Phân loại

Công nghệ xử lý hiếu khí gồm:

  • Sinh trưởng lơ lửng
  • Hồ sinh học hiếu khí
  • Sinh trưởng dính bám

Công nghệ xử lý kỵ khí gồm:

  • Sinh trưởng dính bám
  • Sinh trưởng lơ lửng

Vi sinh vật

VSV xử lý hiếu khí gồm:

  • Penicillium
  • Bacillus
  • Cytophaga
  • Cellulomonas
  • Aspergillus

VSV xử lý kỵ khí gồm:

  • Methannosacrina
  • Methannococus
  • Methannobrevibacter
  • Methannothrix

Ưu điểm

  • Ít gây ra mùi hôi, tạo ra nguồn nước đảm bảo đạt tiêu chuẩn
  • Khả năng vận hành đơn giản
  • Bùn sau xử lý có thể tái sử dụng làm phân bón
  • Chi phí đầu tư thấp
  • Giảm hao phí điện năng sử dụng, ít tạo ra bùn
  • Tạo ra khí metan lớn có thể dùng để cấp khí lò hơi
  • Có thể xử lý nguồn nước với tải trọng cao

Nhược điểm

  • Chi phí vận hành cao
  • Tạo ra lượng bùn thải lớn
  • Chỉ áp dụng để xử lý nguồn thải có nồng độ ô nhiễm thấp
  • Tốc độ phân hủy lâu
  • Nồng độ bùn cao
  • Tốc độ phản ứng diễn ra chậm hơn.

Tùy thuộc vào điều kiện, tính chất, quy mô, điều kiện địa lý,… mà sử dụng công nghệ xử lý phù hợp. Với những ưu thế và đặc trưng như trên, mỗi một phương pháp sẽ được xử lý phù hợp với từng đối tượng nguồn nước khác nhau. Hoặc để tạo hiệu quả cao có thể kết hợp cả 2 phương pháp trên nhằm loại bỏ hoàn toàn chất ô nhiễm nguồn nước.

Công ty xử lý nước thải chuyên xây dựng HTXLNT, xử lý khí thải, xử lý nước cấp, cải tạo, bảo trì – bảo dưỡng hệ thống. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ với chúng tôi theo Hotline 0938.089.368 để được tư vấn miễn phí nhé!

So sánh các công trình xử lý hiếu kh1

Bài viết khác