So sánh các mô hình xử lý mạng

So sánh các mô hình xử lý mạng

AdminAdmin


Tổng số bài gửi : 58
Join date : 05/05/2011
Age : 31

Đặc điểm của các mô hình xử lý mạng(1 điểm):
Mô hình xử lý mạng tập trung
Toàn bộ các tiến trình xử lý diễn ra tại máy tính trung tâm. Các máy trạm cuối (terminals) được nối mạng với máy tính trung tâm và chỉ hoạt động như những thiết bị nhập xuất dữ liệu cho phép người dùng xem trên màn hình và nhập liệu bàn phím. Các máy trạm đầu cuối không lưu trữ và xử lý dữ liệu. Mô hình xử lý mạng trên có thể triển khai trên hệ thống phần cứng hoặc phần mềm được cài đặt trên

Mô hình xử lý mạng phân phối
Các máy tính có khả năng hoạt động độc lập, các công việc được tách nhỏ và giao cho nhiều máy tính khác nhau thay vì tập trung xử lý trên máy trung tâm. Tuy dữ liệu được xử lý và lưu trữ tại máy cục bộ nhưng các máy tính này được nối mạng với nhau nên chúng có thể trao đổi dữ liệu và dịch vụ.

Mô hình xử lý mạng cộng tác
Mô hình xử lý cộng tác bao gồm nhiều máy tính có thể hợp tác để thực hiện một công việc. Một máy tính có thể mượn năng lực xử lý bằng cách chạy các chương trình trên các máy nằm trong mạng.
So sánh các mô hình(1 điểm):

Mô hình tập trung Mô hình phân phối Mô hình cộng tác
Ưu điểm: dữ liệu được bảo mật an toàn, dễ backup và diệt virus. Chi phí cho các thiết bị thấp Ưu điểm: truy xuất nhanh, phần lớn không giới hạn các ứng dụng Ưu điểm: rất nhanh và mạnh, có thể dùng để chạy các ứng dụng có các phép toán lớn
Khuyết điểm: khó đáp ứng được các yêu cầu của nhiều ứng dụng khác nhau, tốc độ truy xuất chậm. Khuyết điểm: dữ liệu lưu trữ rời rạc khó đồng bộ, backup và rất dễ nhiễm virus.
Mô hình kết nối
Khuyết điểm: các dữ liệu được lưu trữ trên các vị trí khác nhau nên rất khó đồng bộ và backup, khả năng nhiễm virus rất cao.

Kể từ khi hệ thống mạng ra đời lịch sử loài người như bước sang một trang mới. Để nói về hệ thống mạng có rất nhiều vấn đề đáng quan tâm. Hôm nay BKAII sẽ giới thiệu đến các bạn một vài thông tin về các mô hình quản lí mạng nhé!

So sánh các mô hình xử lý mạng

Có hai kiểu mô hình quản lí mạng mà chúng ta hay thấy đó là mô hình mạng Workgroup và mô hình mạng Domain. Những khái niệm này chắc hẳn không còn xa lạ với các kĩ sư máy tính. Ở mỗi mô hình lại có những ưu nhược điểm phù hợp với từng mục đích khác nhau của người sử dụng.

Mô hình mạng Workgroup

Ở mô hình này có một nhóm máy tính mạng cùng chia sẻ tài nguyên như file dữ liệu, máy in. Đó là một nhóm logic các máy tính mà tất cả chúng có cùng tên nhóm. Ở một mạng cục bộ LAN có thể có nhiều nhóm làm việc Workgroup khác nhau cùng kết nối.

Trong mô hình này, các máy tính có quyền hạn ngang nhau và không có các máy tính chuyên dụng làm nhiệm vụ cung cấp dịch vụ hay quản lý. Các máy tính tự bảo mật và quản lý các tài nguyên của riêng mình, hơn hết các máy tính cục bộ này cũng tự chứng thực cho người dùng cục bộ. 

Với mô hình này các máy tính có quyền chia sẻ tài nguyên ngang nhau mà không cần sự chỉ định của server. Sự quản trị về tài khoản người dùng, bảo mật cho nguồn tài nguyên chia sẻ không được tập trung hóa. Bạn có thể kết nối tới một nhóm đã tồn tại hoặc khởi tạo một nhóm mới

Ở mô hình này không yêu cầu máy tính chạy trên hệ điều hành Windows Server. Với Workgroups thiết kế và thực hiện đơn giản, không yêu cầu lập kế hoạch có phạm vi rộng. Với nhóm máy tính dưới 10 máy và được đặt gần nhau thì mô hình mạng Workgroup là sự lựa chọn ưu việt. Tuy nhiên ở mô hình này mỗi người dùng cần có một tài khoản người dùng trên mỗi máy tính mà họ muốn đăng nhập, nếu như có bất kì sự thay đổi nào liên quan đến tài khoản đều cần thực hiện trên tất cả các máy tính trong nhóm làm việc. Việc chia sẻ thiết bị và file được xử lý bởi các máy tính riêng, và chỉ cho người dùng có tài khoản trên máy tính đó được sử dụng

Mô hình mạng Domain

Một nhóm máy tính mạng cùng chia sẻ cơ sở dữ liệu thư mục tập trung được gọi là mô hình Domain. Thư mục dữ liệu chứa tài khoản người dùng và thông tin bảo mật cho toàn bộ Domain.

Ngược lại với mô hình Workgroup, với mô hình Domain thì việc quản lý và chứng thực người dùng mạng tập trung tại máy tính Primary Domain Controller. Domain controller là một Server quản lý tất cả các khía cạnh bảo mật của Domain. Các tài nguyên mạng cũng được quản lý tập trung và cấp quyền hạn cho từng người dùng. Lúc đó trong hệ thống có các máy tính chuyên dụng làm nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ và quản lý các máy trạm.

Trong một Domain, thư mục chỉ tồn tại trên các máy tính được cấu hình như máy điều khiển miền. Việc bảo mật hay quản trị trong Domain được tập trung hóa. Một domain không được xem như một vị trí đơn hoặc cấu hình mạng riêng biệt. Các máy tính trong cùng domain có thể ở trên một mạng LAN hoặc WAN. Chúng có thể giao tiếp với nhau qua bất kỳ kết nối vật lý nào.

Khác với Workgroup nếu người dùng có bất cứ thay đổi nào thì sự thay đổi đó sẽ được cập nhật tự động hóa trên toàn bộ Domain. Tuy nhiên một nhược điểm của Domain cần được nhắc tới đó chính là việc Domain phải tồn tại trước khi người dùng tham gia vào nó. Muốn tham gia Domain cần có tài khoản người dùng được người quản trị Domain cung cấp cho máy tính người dùng tới Domain đó.

So sánh giữa Workgroup và Domain

Mô hình Workgroup Mô hình Domain
Tính bảo mật thấp, không tập trung dữ liệu Tính bảo mật cao bởi dữ liệu được tập trung tại máy server
Triển khai được ít dịch vụ mạng Có thể triển khai tất cả các dịch vụ
Cài đặt dễ dàng Cài đặt phức tạp
Các tài nguyên không được quản lí tập trung nên khó tìm kiếm hay sử dụng Dễ tìm kiếm và sử dụng các tài nguyên mạng

Xem thêm bài viết:

  • Những vấn đề cơ bản về mạng không dây (kết nối không dây)
  • Hệ thống truyền thông và các kênh kết nối cơ bản

Trên đây là một số thông tin mà BKAII chia sẻ đến các bạn liên quan đến các mô hình quản lí mạng. Cần thêm thông tin gì các bạn cứ liên hệ BKAII nhé!

"BKAII -Thiết bị truyền thông TỐT nhất với giá CẠNH TRANH nhất!"