So sánh canon m50 và sony a6000

Được ra mắt từ mùa hè năm 2018, nhưng cho tới nay M50 vẫn chứng tỏ mình là chiếc máy ảnh mirrorless tốt nhất trong phân khúc dưới 15 triệu. Canon EOS M50 có bộ cảm biến CMOS APS-C CMOS 24.1MP cùng bộ xử lý hình ảnh DIGIC 8 nhạy sáng, hiệu suất chụp ảnh nhanh. Khoảng cách ISO từ 100-25600 vượt trội linh hoạt.

Máy có thể quay phim UHD 4K tốc độ 23.98 fps, cài đặt Full HD và HD rõ nét. Tính năng Dual Pixel CMOS AF cho phép lấy nét nhanh, trơn tru.

Bên cạnh đó, Canon EOS M50 được tích hợp NFC và Wifi để bạn dễ dàng kết nối chia sẻ hình ảnh, video với thiết bị di động. Máy cũng có trang bị chống rung điện tử 5 trục kết hợp cùng chống rung IS. 

So sánh canon m50 và sony a6000

Fujifilm X-A7

Chiếc máy tiếp theo mình muốn giới thiệu với các bạn là X-A7, đây là chiếc máy ảnh mirrorless thuộc dòng phổ thông của Fujifilm được ra mắt vào cuối tháng 9.2019. 

Về hình dáng, X-A7 mang nét tương tự như X-A5 với kiểu dáng nhỏ gọn, nhẹ và dễ thao tác. Máy được trang bị cảm biến APS-C mới, tuy không được nâng cấp về số điểm ảnh. Tuy cũng là 24MP như X-A5, nhưng cảm biến mới có số điểm ảnh theo pha nhiều hơn gấp 8.5 lần, giúp cải thiện độ chính xác khi lấy nét tự động.

Tốc độ chụp liên tiếp của X-A7 đạt mức 6 fps, khá hấp dẫn đối với một mẫu máy ảnh ở tầm giá này. Fujifilm đồng thời chế tạo X-A7 với dây dẫn đồng nhằm giảm nhiễu và cải thiện chất lượng ảnh chụp thiếu sáng.

Fujifilm X-A7 được trang bị màn hình LCD 3,5 inch với khả năng xoay lật đa góc, phù hợp cho nhiều điều kiện chụp khác nhau, kể cả chụp ảnh selfie hoặc tự quay vlog.

X-A7 cũng có các tính năng video được cải tiến, với khả năng quay 4K ở tốc độ 30 khung hình / giây 1080p ở tốc độ 60 khung hình / giây. Tuy nhiên, các chế độ quay này chỉ giới hạn thời gian ở 15 và 30 phút tương ứng, vừa đủ với hầu hết người dùng thông thường.

So sánh canon m50 và sony a6000

Canon EOS M200

Đây là mẫu máy ảnh kế thừa mẫu máy ảnh nhỏ gọn EOS M100 và là máy ảnh EOS nhẹ nhất cho đến nay. Máy có ngoại hình nhỏ nhắn và trọng lượng nhẹ vừa đủ để đồng hành của bạn cả ngày. Màn hình lật lên 180˚ hỗ trợ căn các góc chụp sáng tạo và chụp selfie đẹp mắt.

M200 sở hữu cảm biến CMOS APS-C 24,1 megapixel. Công nghệ Dual Pixel CMOS AF độc quyền của Canon được cải tiến, số lượng vùng AF để chọn tự động được mở rộng đến tối đa 143 điểm, giúp người dùng có thể đạt tốc độ AF khi chụp live view.

Với chip xử lý hình ảnh DIGIC 8, ISO có thể được mở rộng ở máy ảnh EOS M200 và máy đạt tốc độ ISO tối đa 25.600 (có thể nâng lên ISO 51.200) cho ảnh tĩnh. Đặc điểm này giúp bạn chụp được ảnh rõ nét ngay cả trong điều kiện tối.

Máy cũng có thể quay phim 4K ở tốc độ 24p và 25p với độ rõ nét cao và làm mời hậu cảnh. Tính năng lấy nét bằng mắt chủ thể (Eye Detection AF) đảm bảo mắt luôn được lấy nét ngay cả khi chủ thể luôn di chuyển.

So sánh canon m50 và sony a6000

Sony A6000

Mặc dù đã 7 tuổi nhưng Sony A6000 vẫn chứng tỏ mình là đối thủ đáng gờm ở tầm giá dưới 15 triệu đồng. Máy sở hữu bộ cảm biến Exmor APS HD CMOS 24.3MP APS-C và bộ xử lý hình ảnh BIONZ X có độ phân giải cao, giúp chụp ảnh khổ lớn chuyên dụng hay chụp được những chi tiết nhỏ một cách sắc nét.

Chỉ mất 0.06 giây tự động lấy nét, bạn sẽ có những bức ảnh hoản hảo trông mọi tình huống bất ngờ với Sony A6000. Bên cạnh đó, khả năng ghi liên tục 11 bức ảnh ấn tượng chỉ trong 1 giây nhưng vẫn đảm bảo những chủ thể bạn chọn là sắc nét và rõ ràng nhất khi chụp ảnh.

Ngoài ra, bạn còn có thể kết nối máy ảnh Sony A6000 này với điện thoại thông qua wifi và NFC, cho bạn dễ dàng chia sẻ ảnh vừa chụp lên mạng xã hội.

So sánh canon m50 và sony a6000

Fujifilm X-T100

Một gương mặt không thể không nhắc đến trong danh sách máy ảnh mirrorless tốt nhất trong phân khúc dưới 15 triệu đó chính là Fujifilm XT100. Sở hữu ngoại hình bắt mắt cùng nhiều tính năng thú vị XT100 hiện đang rất được lòng người yêu mirrorless.

X-T100 được trang bị cảm biến CMOS 24.2MP APS-C cho phép ghi hình ảnh tĩnh và video có độ phân giải cao trong nhiều điều kiện ánh sáng khác nhau. Nó cung cấp một phạm vi nhạy cảm nguyên bản từ ISO 200-12800, có thể được mở rộng thành ISO 100-51200 để phù hợp hơn với việc làm việc trong các trường hợp siêu sáng hoặc siêu tối. 

Ngoài khả năng chụp ảnh, cảm biến CMOS APS-C 24,2MP cũng dành cho hệ thống lấy nét tự động lấy nét lai 91 khu vực sử dụng cả hai phương pháp phát hiện pha và phát hiện tương phản để AF nhanh và chính xác.

Máy có thể quay phim UHD 4K 15fps với thời lượng mỗi đoạn clip là 10 phút. Hơn nữa, X-T100 còn có thể quay Full HD 1080p tốc độ 60fps, video HH 720P với tốc độ 50fps, 30, 25fps và 20fps. Tốc độ chụp liên tục là 6fps với thời gian khởi động là 0.4 giây.

So sánh canon m50 và sony a6000

 

Olympus OM-D E-M10 Mark III 

OM-D E-M10 Mark III là đại diện hoàn hảo của máy ảnh mirrorless trong phân khúc giá dưới 15 triệu. Máy có vẻ ngoài khá dễ thương và nhỏ gọn nhưng cho chất lượng hình ảnh tuyệt vời và sở hữu một loạt các ống kính tương thích.

Các thông số kỹ thuật cũng không có gì để phàn nàn. Ngay cả ở mức giá tương đối dễ chịu như thế này, bạn vẫn có được cảm biến 16MP Micro Four Thirds, tính năng chống rung 5 trục trong thân máy và phạm vi ISO từ 200 đến 25.600.

Bên cạnh đó, bộ xử lý TruePic VIII cung cấp cho E-M10 Mark III khả năng quay video tốt hơn, cho phép tạo ra các đoạn video UHD 4K. Người dùng có thể thưởng thức các đoạn video có độ bit rate cao lên mức 102 Mbps cho hình ảnh sắc nét, độ chi tiết cao. Tính năng quay video Full HD và HD, trong đó tùy chọn Full HD 60p và HD 720p tốc độ 120 fps.

So sánh canon m50 và sony a6000

Như vậy chúng ta đã cùng điểm qua TOP 5 máy ảnh mirrorless đáng mua nhất trong tầm giá 15 triệu. Hy vọng rằng qua bài viết bạn đã có thể chọn được cho mình bộ máy ảnh ưng ý. Chúc bạn luôn vui vẻ trong quá trình sử dụng máy để cho ra được những bức ảnh đẹp nhất nhé!

So sánh canon m50 và sony a6000

  A6400 chia sẻ rất nhiều với model mà nó thay thế (Sony đã xác nhận rằng nó thay thế a6300). Cả hai đều mang cảm biến APS-C 24MP, video 4K và khả năng chụp liên tục 11 khung hình / giây. Chúng có cùng một khung ngắm và phần lớn cùng một phần cứng. Vậy sự khác biệt là gì? Sự khác biệt ngay lập tức nhất là màn hình phía sau cảm ứng và có thể nghiêng 180 độ, cho phép chạm để lấy nét, tiện lợi cho selfies và vlogging (mặc dù mic khi cắm vào hot shoe sẽ chặn màn hình).  Sự khác biệt lớn tiếp theo là hiệu suất tự động lấy nét và hoạt động. Theo thử nghiệm cho thấy AF của a6400 đơn giản dễ sử dụng hơn. Vì nó "dính chặt" và nhất quán hơn, bạn có thể sử dụng chế độ Real-time Tracking cho tất cả các loại đối tượng, thay vì phải thay đổi chế độ. Nó cũng cung cấp Eye AF mà không cần nhấn nút thứ hai và đủ thông minh để tự động chuyển sang theo dõi đối tượng không cụ thể nếu mắt hoặc mặt biến mất, sau đó chuyển lại nếu chúng xuất hiện lại. Bộ xử lý mới, có lẽ hiệu quả hơn, có ít rủi ro hơn về việc hạn chế quá nhiệt khi quay video. Không giống như những người tiền nhiệm của nó, a6400 không bị giới hạn trong 29:59 phút thời gian ghi hình, theo thử nghiệm mới nhất nó đã quay được hơn 45 phút liên tục.

So sánh canon m50 và sony a6000


So sánh thông số kỹ thuật a6400 và a6300:
https://camerabox.vn/thiet-bi/compare/?type=body&product_1=sony_a6400&product_2=sony_a6300 {{sony_a6300}} Mang a6400 ra so với a6500 cũng có hơi khập khiển, vì chiếc a6500 có giá cao hơn nhiều và có thêm một chức năng cao cấp: ổn định hình ảnh trong thân máy. Ổn định hình ảnh trong thân máy (IBIS) là một tính năng hữu ích không thể chối cãi để chụp ảnh, nó cho phép chụp mà không cần chân máy và thậm chí còn có giá trị hơn nếu bạn quay video. Mặc dù vậy, AF của a6400 tốt hơn đáng kể: cả về hiệu suất và tính dễ sử dụng, đây là điểm khó có thể bỏ qua. A6400 cũng nhanh hơn khi lấy nét và có thể chụp rất nhanh ngay sau khi khởi động, có thể là nhờ bộ xử lý mới. Điểm cộng lớn tiếp theo là bạn có thể thiết lập các nút tùy chỉnh để ghi đè chế độ AF hoặc các cài đặt camera khác - rất tiện lợi cho một chiếc máy ảnh có mặt số và nút bấm giới hạn. Như vậy, chiếc máy nào cũng có ưu điểm vượt trội riêng và tùy vào nhu cầu chính của bạn thường sử dụng tính năng nào nhiều hơn để có thể đưa ra quyết định chọn mua. Nếu bạn cần tất cả các tính năng trên, thì có thể đợi thêm một thời gian xem sao vì Sony rất có khả năng sẽ tung ra bản nâng cấp cho a6500 cũng đã 3 năm tuổi.

So sánh canon m50 và sony a6000


So sánh thông số kỹ thuật a6400 và a6500:
https://camerabox.vn/thiet-bi/compare/?type=body&product_1=sony_a6400&product_2=sony_a6500 {{sony_a6500}} Một chiếc máy khác rất hấp dẫn là a6000. Một phần lý do khiến nó bán rất chạy trong suốt mấy năm nay là vì giá của nó rẻ hơn nhiều so với các đối thủ nhưng lại có nhiều tính năng ấn tượng (thậm chí một vài thông số của nó vẫn còn khá mạnh dù đây là chiếc máy sản xuất năm 2014). Tất nhiên, a6400 tốt hơn về mọi mặt. Nó có nhiều cải tiến AF, giao diện người dùng và màn hình cảm ứng tiện lợi, khả năng quay video tốt hơn rất nhiều (4K so với 1080) và kính ngắm tốt hơn. Đây là một mô hình mới và cao cấp hơn. Về cơ bản bất kỳ thứ gì trong số này, a6400 sẽ cung cấp chất lượng hình ảnh tốt hơn. Một phần vì nó có cảm biến hiện đại hơn, nhưng chủ yếu là vì trong thời gian giữa hai lần ra mắt máy ảnh (5 năm), Sony đã liên tục nghiên cứu cải thiện màu JPEG. Chiếc a6400 có ảnh sắc nét hơn và độ giảm nhiểu được xử lý tốt hơn.

So sánh canon m50 và sony a6000


So sánh thông số kỹ thuật a6400 và a6000:
https://camerabox.vn/thiet-bi/compare/?type=body&product_1=sony_a6400&product_2=sony_a6000 {{sony_a6000}} Canon EOS M50 là đối thủ rõ ràng khác của Sony. Nó ra đời trước 1 năm (2018) và có giá rẻ hơn. Hệ thống ống kính nguyên bản ngàm EF-M của M50 ít hơn nhiều so với a6400, nhưng M50 có thể sử dụng những ống kính khác của Canon (cực kỳ nhiều) thông qua ngàm chuyển mà vẫn giữ đầy đủ chức năng. Sức hấp dẫn chính của Canon M50 là nó tiện lợi và dễ sử dụng. Hiệu suất AF và khả năng sử dụng của nó chưa thể đạt tới đẳng cấp của a6400, video 4K bị crop trên chính cảm biến crop, và nó có dải tần nhạy sáng không cao nên file Raw vì thế cũng không hấp dẫn bằng. Tuy nhiên đầu ra JPEG của M50 lại rất dễ chịu, màu sắc được xử lý rất tốt. Vì vậy, mặc dù bị a6400 bỏ xa về mọi thông số kỹ thuật, đây vẫn là một lựa chọn phù hợp nếu bạn chỉ muốn một chiếc máy ảnh nhỏ, dễ sử dụng, chụp ảnh tốt.

So sánh canon m50 và sony a6000


So sánh thông số kỹ thuật a6400 và M50:
https://camerabox.vn/thiet-bi/compare/?type=body&product_1=sony_a6400&product_2=canon_eosm50 {{canon_eosm50}} Fujifilm X-E3 cũng là một máy ảnh mirrorless 24MP APS-C không có ổn định hình ảnh trong thân máy, giá cũng rẻ hơn nhiều nhưng vẫn được xếp ngồi chung mâm với a6400. Một phần lý do là X-E3 được đi kèm với ống kính "siêu kit" 18-55mm F2.8-4 OIS (được đánh giá điểm 10/10 về thiết kế, điểm 9.3/10 về quang học). X-E3 có thể chụp được những bức ảnh rất đẹp, nhờ vào những công cụ xử lý JPEG lừng danh của Fujifilm. Tuy nhiên, khi nói đến khả năng kiểm soát với các nút bấm thì nó chưa tốt bằng Sony, X-E3 phụ thuộc quá nhiều vào các nút quay số khó hiểu. Nó cũng chưa thể đến gần a6400 khi so về AF hoặc độ tin cậy hoặc thậm chí khả năng sử dụng cũng nhiều hạn chế (ví dụ: bạn không thể chuyển vùng lấy nét vào khuôn mặt khác trong cảnh quay), và đây là một trong những máy ảnh quay video 4K hiếm hoi bị rolling shutter nhiều hơn những máy của Sony.

So sánh canon m50 và sony a6000


So sánh thông số kỹ thuật a6400 và X-E3:
https://camerabox.vn/thiet-bi/compare/?type=body&product_1=sony_a6400&product_2=fujifilm_xe3 {{fujifilm_xe3}} A6000 của Sony là một chiếc máy rất thành công, các phiên bản tiếp theo là a6300 và a6500 với những công nghệ tiên tiến hơn nhưng vẫn bị cái bóng của a6000 lấn át và chưa đủ hấp dẫn để người dùng quyết định nâng cấp.

A6400 ra đời đã ngay lập tức gây ấn tượng: hiệu suất lấy nét tự động được cải thiện mạnh mẽ cùng với tính đơn giản để sử dụng, màn hình nghiêng 180 độ tiện lợi. Chiếc máy này được dự đoán sẽ tạo nên cơn sốt, và là điểm nhấn cho các hãng máy ảnh khác cải tiến sản phẩm của mình trong cuộc chiến máy ảnh mirrorless ngày càng sôi động.