So sánh chất liệu polyester và cotton và tencel

Chọn loại vải ưng ý không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, khi hiện nay trên thị trường có rất nhiều lựa chọn đa dạng khác nhau và thật khó để phân biệt các loại vải với nhau mà không có chút hiểu biết cơ bản về chúng. Nhưng đừng lo, hôm nay ONOFF ở đây để giúp các bạn tìm hiểu về sự khác nhau giữa loại vải tương đối phổ biến trên thị trường: Vải Tencel

Định nghĩa Tencel là gì?

Vải Tencel được sản xuất như thế nào?

Tencel là một thương hiệu thuộc sở hữu của hãng Lenzing Fibers, có nghĩa là rayon hoặc lyocell. Đây là một loại vải làm từ cenllulozo của gỗ cây bạch đàn, nó được đưa vào sử dụng vào năm 1972 và trở nên phổ biến từ đó, tuy nhiên vải Tencel không được nhiều người biết đến so với những loại vải khác như cotton, polyester hay nylon.

Cận cảnh của vải Tencel

Thay vì được dệt từ sợi từ cây bông, sợi Tencel được tạo ra từ bột gỗ bạch đàn. Bột giấy này được hòa tan và kéo thành sợi, được dệt với nhau để tạo ra một loại vải bền chắc nhưng vô cùng mịn màng. Để sản xuất ra loại vải này vỏ gỗ của các loại cây này sẽ được sơ chế và nghiền thành bột sau đó kéo thành sợi bằng công nghệ Nano tạo sự an toàn và thân thiện tuyệt đối cho sức khỏe của người sử dụng.

Sợi Tencel tác động đến môi trường như thế nào

Sợi Tencel thường được sản xuất từ các cây bạch đàn tự trồng, không hề xâm hại đến các loại gỗ tự nhiên. Do đó sản xuất vải tencel từ bột gỗ sẽ thuận tiện và hiệu quả hơn so việc lấy sợi từ cây bông. Ngoài ra việc trồng và chăm sóc các cây bạch đàn này có tác động tích cực đến môi trường, tăng ý thức bảo vệ môi trường và giảm nhu cầu sử dụng hoá chất như thuốc trừ sâu hay thuốc tăng trưởng. Ngoài ra vải Tencel còn có khả năng tái sử dụng nhiều lần – là giải pháp hoàn tuyệt đối mà bất cứ ngành công nghiệp nào cũng đang hướng tới vì một mục tiêu chung tay bảo vệ môi trường sống đang bị đe dọa nghiêm trọng hiện nay

Trong quá trình sản xuất vải Tencel cần rất ít nước, trong khi vấn đề về việc sản xuất vải cotton là nó cần quá nhiều nước. Hơn nữa, toàn bộ cenllulozo và bột gỗ được dùng trong sản xuất sợi Tencel đều được xử lý trong quá trình khép kín. Các loại rác thải trong quá trình tạo ra sợi Tencel thành phẩm đều bị phân hủy tự nhiên hoặc xử lý sinh học ngay tại chỗ.

Với những đặc tính của mình thì vải Tencel có thể phù hợp với cả những yêu cầu đặc biệt, như phù hợp với da nhạy cảm, chú ý đến vệ sinh sạch sẽ hay những vấn đề về nhiệt độ cơ thể. Tencel cũng thích hợp với những ai muốn tìm một chất liệu sang trọng, tính thế. Vải Tencel có những ưu điểm nổi bật mà người tiêu dùng nên cân nhắc trước khi chọn mua loại vải thích hợp.

Khả năng hút ẩm xuất sắc:

Vải Tencel mang đến cảm giác mát lạnh mỗi khi chúng ta chạm tay vào cùng khả năng hút ẩm cực trên cả tuyệt vời. Khi sử dụng các sản phẩm may mặc hay các bộ chăn ga gối đệm chất liệu Tencel thì mồ hôi và độ ẩm không khí chẳng hề tích tụ trên bề mặt mà bị hút vào trong sợi vải rồi nhanh chóng chuyển hóa và tỏa vào không khí xung quanh để loại bỏ tình trạng bí bách và đem lại những cảm nhận thoải mái nhất cho người dùng.

Vải Tencel rất thân thiện với sức khỏe người dùng

Không gây kích ứng da, thoáng mát và dễ chịu nên vải Tencel đặc biệt phù hợp với những người có làn da nhạy cảm. Nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên nên các sản phẩm làm từ sợi vải Tencel đều an toàn tuyệt đối với làn da nhạy cảm của người dùng, kể cả những ai có cơ địa dễ dị ứng. Với đặc tính hút ẩm tuyệt vời, sợi vải Tencel đã loại bỏ sạch các loại vi khuẩn tồn tại ở môi trường sống ẩm thấp xung quanh ta cùng các tác nhân gây hại.

Áo sơ mi được làm từ sợi Tencel

Khắc phục nhược điểm cotton

Sợi vải Tencel rất mềm, có khả năng khô nhanh và đặc biệt khác với vải cotton, tencel không bị nhăn hay co rút, nhàu nát sau khi giặt. Với những sản phẩm làm từ chất liệu này bạn hoàn toàn có thể giặt bằng máy mà không sợ ảnh hưởng đến chất lượng sợi sau khi giặt.

Màu sắc phong phú

Sợi Tencel có khả năng hấp thụ vô cùng cao chính vì vậy có thể dễ dàng nhuộm màu vải theo ý thích để tạo ra những sản phẩm bắt mắt, chất lượng.

Ứng dụng vải Tencel vào thực tế

Với những ưu điểm vượt trội mà nó mang lại, hiện nay vải Tencel được ứng dụng nhiều hơn trong ngành công nghiệp may mặc đến các sản phẩm chăn ga gối đệm.

Sản xuất sản phẩm may mặc

Hiện nay vải Tencel được sử dụng rất nhiều trong các sản phẩm may mặc thường ngày như quần áo thể thao, thời trang dành riêng cho ngày hè, đồ lót nhờ đặc tính thấm hút mồ hôi cực tốt.

Không chỉ riêng người tiêu dùng mà các nhà sản xuất cũng rất thích tạo sản phẩm từ vải Tencel vì nó rất dễ tạo ra các mẫu mã đa dạng, linh hoạt trong nhuộm màu và mang lại giá trị sản phẩm cực cao.

Sản xuất chăn ga gối đệm

Hiện nay chất liệu Tencel đang được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm chăn ga gối đệm nhờ đặc điểm có lợi cho sức khoẻ, đảm bảo vệ sinh và mềm mại, thoải mái.

Lựa chọn những bộ chăn ga gối từ chất liệu Tencel bạn sẽ cảm nhận được những ưu điểm tuyệt vời mà chất liệu này mang đến để chăm sóc giấc ngủ một cách trọn vẹn nhất hàng ngày.

So sánh Tencel và Cotton

Khác biệt về chất lượng bông và số lượng sợi dệt vải

Một trong những vấn đề lớn mà người mua cảm thấy không thích ở vải cotton là sự khác biệt quá lớn về chất lượng của các kiểu bông khác nhau. Ví dụ như vải cotton sợi bông Ai Cập hay Pima là những loại vải cotton tốt nhất trên thị trường nhờ sợi bông dài hơn và mỏng hơn, do vậy số lượng sợi bông cũng lớn hơn nên vải cotton làm từ những sợi này thường được dán nhãn 100% cotton.

Sự khác biệt về cả cảm giác và độ bền giữa bông Ai Cập hoặc Pima và các loại bông thông thường khác khá đáng kể, do đó giá thành của loại vải cotton cao cấp này tương đối cao.

Sự thoải mái

Vải Tencel có tính chất mềm hơn so với vải cotton. Sự mềm mại này có được nhờ mặt vải phẳng, xốp và nhẵn của chất liệu này. Điều này không chỉ đem lại cảm giác thoải mái, dễ chịu mà còn ngăn chặn được các kích ứng lên da nhạy cảm. Do vậy vải Tencel ngày càng được ưa chuộng hơn, khi vượt trội hơn các chất vải cotton cũ – gây khó chịu, ngứa ngáy và đối với những loại cotton kém chất lượng còn xuất hiện hiện tượng xổ lông. Tuy nhiên, đối thủ đáng gờm cotton vẫn không dễ dàng từ bỏ vị trí “nữ hoàng của những loại vải”, khi hiện nay nền công nghiệp may mặc đang ngày càng chú trọng việc phát triển chất liệu cotton hơn, giúp chúng càng trở nên mịn màng và mềm mại, xoá đi những nhược điểm trước đó.

Chủ Đề