So sánh chữ ký số và chứng thực số

Chữ ký số và chứng thực điện tử là những phương pháp chứng thực phổ biến được các doanh nghiệp ứng dụng trong giao dịch trực tuyến. Bài viết này của ECA hướng dẫn chi tiết về cách phân biệt và tính ứng dụng của chữ ký số và chứng thực điện tử.

1. Khái niệm chữ ký số và chứng thực điện tử

Chữ ký số và chứng thực điện tử đều là những phương pháp để chứng thực một nội dung, tài liệu. Để biết được sự giống và khác nhau giữa 2 phương pháp này, chúng ta cùng điểm qua khái niệm.

Tìm hiểu về chữ ký số và chứng thực điện tử.

1.1 Chữ ký số là gì?

Căn cứ vào Khoản 6, Điều 3, Nghị định 130/2018 NĐ-CP có nêu khái niệm về chữ ký số theo quy định là:

“Chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

  1. Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
  1. Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên”.

Như vậy, chữ ký số là công cụ chứng thực nội dung điện tử sử dụng mã hóa bất đối xứng, có giá trị pháp lý và có thể đảm bảo sự toàn vẹn nội dung, bảo mật cho tài liệu được ký số.

1.2 Chứng thực điện tử là gì?

Việc chứng thực điện tử [hay việc xác nhận tính hợp pháp của bản sao điện tử so với bản gốc], được đề cập đến trong Khoản 8, Khoản 9 và Điều 3 của Nghị định 45/2020/NĐ-CP, ban hành vào ngày 08/4/2020:

“Chứng thực bản sao điện tử từ bản chính, từ sổ gốc là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền chứng thực căn cứ vào văn bản chính dạng tài liệu giấy, căn cứ từ sổ gốc để xem xét và cấp bản sao chứng thực điện tử đúng với bản chính, sổ gốc.”

Để hiểu về thêm về chứng thực điện tử, chúng ta cần tìm hiểu một số khái niệm liên quan như môi trường chứng thực điện tử và bản sao điện tử.

Môi trường hoạt động việc chứng thực bản sao điện tử theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ban hành ngày 08/4/2020:

“Môi trường điện tử chính là môi trường ở đó thông tin được tạo lập, mang tính cung cấp, trao đổi, thu thập thông tin, xử lý, lưu trữ dữ liệu thông qua mạng internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.”

Bản sao điện tử là phiên bản được tạo ra dưới dạng điện tử từ bản gốc, có thể là văn bản giấy hoặc tập tin, bao gồm đầy đủ và chính xác các nội dung như được ghi trong sổ gốc hoặc bản chính trên giấy. Hiện nay, người dân và các doanh nghiệp thường sử dụng bản sao theo quy định trong Nghị định số 23/2015/NĐ-CP, được ban hành vào ngày 16/02/2015.

2. Giá trị pháp lý của chữ ký số và chứng thực điện tử

2.1 Giá trị pháp lý của chữ ký số

Theo Điều 8, Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số đảm bảo giá trị pháp lý khi đảm bảo:

“- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bằng chữ ký số và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn.

- Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký số cơ quan, tổ chức và chữ ký số đó được đảm bảo an toàn.”

Như vậy, chữ ký số khi đảm bảo các yêu cầu bảo mật và toàn vẹn thông điệp dữ liệu thì được xem là có giá trị như chữ ký tay đối với các tổ chức, cá nhân sử dụng.

2.2 Giá trị pháp lý của chứng thực điện tử

Căn cứ theo quy định của pháp luật tại Khoản 1, Điều 4 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ban hành ngày 08/4/2020 thì:

“Các thủ tục hành chính được thực hiện, thao tác, tiến hành trên môi trường điện tử cũng có giá trị pháp lý như các hình thức thủ tục hành chính khác theo quy định hiện hành.”

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 14 Nghị định số 45/2020/NĐ-CP ban hành ngày 08/4/2020 quy định về kết quả thủ tục hành chính trên môi trường điện tử:

“Kết quả thủ tục hành chính, hay nói cách khác chính là bản sao điện tử được chứng thực sẽ có giá trị pháp lý như bản sao thông thường thể hiện dưới dạng văn bản giấy.”

Tóm lại, chứng thực điện tử có giá trị tương đương với chứng thực tại các cơ quan hành chính và bản sao được chứng thực điện tử cũng có giá trị như bản gốc trên giấy tờ.

Người dân, các doanh nghiệp có thể yên tâm khi sử dụng dịch vụ chứng thực điện tử. Thời điểm hiện tại, dịch vụ chứng thực bản sao điện tử có thể thực hiện trực tuyến dễ dàng qua Cổng dịch vụ công Quốc gia

3. So sánh chữ ký số và chứng thực điện tử

Để phân biệt chữ ký số và chứng thực điện tử, một số yếu tố chính có thể đưa ra so sánh bao gồm: đối tượng sử dụng, cơ quan/tổ chức thực hiện, vai trò của phương pháp chứng thực.

Yếu tố so sánh

Chữ ký số

Chứng thực điện tử

Đối tượng sử dụng

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu ký số và chứng thực nội dung của tài liệu, văn bản, hợp đồng,...

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu được cung cấp bản sao chứng thực điện tử theo bản gốc hợp lệ có giá trị pháp luật đang sở hữu

Cơ quan/tổ chức thực hiện

Các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Doanh nghiệp, cá nhân sử dụng chữ ký số được cấp và tự thực hiện

- Các cơ quan thuộc hệ thống tư pháp cấp xã, phường quận, huyện, thị xã, thị trấn như: Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân.

- Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự, Cơ quan khác được ủy quyền chức năng lãnh sự tại nước ngoài,

- Tổ chức công chứng.

[Theo Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP]

Vai trò

Dùng để ký kết bằng hình thức trực tuyến trong các văn bản, hợp đồng, giao dịch điện tử thay cho chữ ký viết tay truyền thống nhằm chứng minh tính hiệu lực và xác minh chủ thể của nội dung đó.

Văn bản chứng thực [giấy tờ, văn bản, hợp đồng…] có thể sử dụng thay cho bản chính để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch.

Bảng so sánh chữ ký số và chứng thực điện tử.

4. Hướng dẫn thực hiện chứng thực điện tử?

Hướng dẫn chứng thực điện tử trực tuyến.

Để thực hiện chứng thực điện tử trên Cổng dịch vụ công Quốc gia, người dân làm theo các bước sau:

Bước 1: Truy cập vào trang web Dịch vụ công Quốc gia

Người dân và doanh nghiệp truy cập trang web Cổng dịch vụ công quốc gia qua đường link: //dichvucong.gov.vn/

Bước 2: Chọn dịch vụ công nổi bật

Trên trang web, di chuột tới mục "Thông tin dịch vụ" và chọn "Dịch vụ công nổi bật" có giao diện như sau:

Giao diện Cổng dịch vụ công Quốc gia.

Bước 3: Lựa chọn dịch vụ chứng thực

Sau khi chọn "Dịch vụ công nổi bật", màn hình sẽ hiển thị các dịch vụ để người dân và doanh nghiệp lựa chọn. Tùy thuộc vào nhu cầu và thủ tục cần chứng thực, lựa chọn dịch vụ tại mục như sau:

Danh sách dịch vụ công.

Bước 4: Điền thông tin

Ở phần này, hướng dẫn người dân và doanh nghiệp cung cấp hồ sơ và tài liệu cần thiết để thực hiện chứng thực. Người dân và doanh nghiệp đọc thông tin và tuân thủ yêu cầu. Sau đó, chọn cơ quan tư pháp để tiến hành thủ tục chứng thực. Hiện tại, dịch vụ công chỉ cung cấp hai cơ quan, đó là Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường hoặc Phòng tư pháp. Các cơ quan và đơn vị khác thực hiện thủ tục chứng thực sẽ được cung cấp sau. Người dân lựa chọn cơ quan hoặc tổ chức phù hợp và nhấn "Đồng ý".

Các thông tin cần điền để chứng thực điện tử.

Bước 5: Đặt lịch hẹn và xác nhận thành công

Sau khi đã chọn cơ quan hoặc tổ chức chứng thực, màn hình sẽ hiển thị thông tin người yêu cầu chứng thực và cho phép lựa chọn ngày và giờ hẹn cụ thể. Sau đó nhấn "Đặt lịch hẹn"

Bước 6: Nhận kết quả chứng thực bản sao điện tử

Người dân và doanh nghiệp sử dụng tài khoản dịch vụ công hoàn tất đăng ký. Hồ sơ sẽ được gửi về tài khoản của người yêu cầu chứng thực sau khi cơ quan tư pháp thực hiện xong quá trình chứng thực điện tử.

Người dân và doanh nghiệp có thể tải file đó về và sử dụng bản sao điện tử trong các giao dịch yêu cầu hồ sơ điện tử.

5. Chứng thực chữ ký số công cộng

Dịch vụ chứng thực chữ ký số.

Chữ ký số là một loại dịch vụ đặc biệt, chỉ được cấp phép kinh doanh cho một số tổ chức đạt đủ các điều kiện, quy định cung cấp chữ ký số bởi bộ TT&TT.

Những tổ chức cung cấp chữ ký số cho cá nhân và doanh nghiệp được gọi là “Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng”. Đây là những tổ chức có vai trò khởi tạo thông tin chứng thư số và cung cấp chữ ký số cho cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng.

Doanh nghiệp và cá nhân có thể tham khảo và tìm hiểu về dịch vụ Chứng thực chữ ký số công cộng ECA với nhiều ưu điểm nổi bật:

  • Được cấp phép hoạt động bởi Bộ TT&TT;
  • Vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 27001:2013;
  • Dịch vụ hỗ trợ và chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp 24/7;
  • 5 trung tâm trải dài khắp 3 miền. Tổng kết, bài viết trên đây đã nêu ra những thông tin giúp quý khách phân biệt giữa hai hình thức “Chữ ký số và chứng thực điện tử”. Hy vọng những kiến thức này sẽ hỗ trợ quý khách khi áp dụng thực hiện chứng thực cho trường hợp của cá nhân và doanh nghiệp.

Chủ Đề