So sánh đại học và học viện

Cập nhật: 17/12/2019

Nhiều bạn còn thắc mắc sự khác nhau giữa Đại học và Học viện, Đại học và Cao đẳng... Tuyển sinh số xin giải thích đơn giản giúp các thí sinh hiểu rõ hơn về các bậc đào tạo này.

Học viện và Đại học khác nhau thế nào?

  • Học viện [tiếng Anh là Academy] sẽ có phần dạy và phần nghiên cứu. Học viện thường là đơn vị của ngành. Trong khi đó Đại học [tiếng Anh là University] sẽ chuyên về giảng dạy.
  • Học viện thường đào tạo sâu và mang tính chất chuyên môn cao, thiên về nghiên cứu. Còn đào tạo của Đại học mang tính nghề nghiệp nhiều hơn.

Về cơ bản, bạn đều phải tốt nghiệp cấp 3 mới có thể học tại Đại học hoặc Học viện. Khi ra trường, bằng cấp của Học viện và Đại học đều giống nhau do Bộ GD&ĐT quy định. Sinh viên tốt nghiệp đều được cấp bằng cử nhân hoặc kỹ sư.

Một số trường Học viện tốt tại Việt Nam:

  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền
  • Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
  • Học viện Cảnh sát nhân dân
  • Học viện Ngoại giao
  • Học viện Ngân hàng
  • Học viện Hàng không Việt Nam

Một số trường Đại học tốt tại Việt Nam:

  • Đại học Ngoại thương
  • Đại học Kinh tế quốc dân
  • Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Đại học Quốc gia TP.HCM
  • Đại học Bách khoa Hà Nội

Đại học và Cao đẳng khác nhau như thế nào?

Thường các trường Đại học sẽ có điểm trúng tuyển cao hơn so với trường Cao đẳng. Giáo dục cao đẳng thường diễn ra trong các trường Cao đẳng và nhiều trường Đại học cũng sẽ có cả hệ cao đẳng.

  • So với Đại học, bậc Cao đẳng đào tạo kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành một ngành nghề ở mức độ thấp hơn.
  • Thời gian đào tạo của Đại học thường là từ 4-6 năm tùy yêu cầu của từng trường. Nếu bạn đã có bằng Cao đẳng và muốn học lên, thời gian đào tạo sẽ được rút ngắn khoảng từ 1 năm rưỡi - 2 năm.
  • Thời gian đào tạo của Cao đẳng thường từ 2-3 năm tùy theo ngành và trường. Nếu bạn đã có bằng Trung cấp, thời gian đào tạo cũng sẽ được rút ngắn khoảng từ 1 năm rưỡi - 2 năm.
  • Học phí của Đại học thường cao hơn so với Cao đẳng do thời gian học lâu hơn, số tín chỉ nhiều hơn.

Như vậy, đối tượng phù hợp với Đại học là những người có học lực khá trở lên và không phải chịu nhiều áp lực về kinh tế.

Phân biệt Cao đẳng và Cao đẳng nghề

Cao đẳng chính quy:

  • Cao đẳng chính quy thuộc bậc giáo dục đại học có trình độ đào tạo gọi chung là cao đẳng thuộc các trường đại học, cao đẳng trong hệ thống giáo dục đại học.
  • Do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý.
  • Hình thức học tập trung và liên tục theo quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Nội dung chương trình đào tạo chuyên sâu về lý thuyết hơn kỹ năng thực hành
  • Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân trình độ cao đẳng và có khả năng hoạt động thực hành nghề nghiệp trong các quy trình công nghệ không quá phức tạp, với trình độ giới hạn về lý thuyết so với hệ đại học.

Cao đằng nghề:

  • Cao đẳng nghề thuộc bậc giáo dục nghề nghiệp có trình độ đào tạo là cao đẳng nghề thuộc hệ thống trường nghề.
  • Do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý.
  • Nội dung chương trình học tập chuyên sâu vào kỹ năng thực hàng hơn lý thuyết
  • Sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng nghề trình độ cao đẳng, phôi bằng do Bộ Lao động, thương binh và Xã hội cấp.
  • Chuyên môn tốt, vững tay nghề khi ra trường.

Trung cấp là gì?

Trình độ trung cấp đứng sau cấp bậc Đại học và Cao đẳng. Đây là hình thức đào tạo giúp học viên có thể xin việc làm ngay sau khi học xong. Có 2 loại hình trung cấp là trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp.

Trung cấp chuyên nghiệp

  • Có bằng tốt nghiệp THCS: thời gian học từ 3 đến 4 năm.
  • Có bằng tốt nghiệp THPT: thời gian học từ 1- 2 năm.

Trung cấp nghề

Tuyển sinh từ bậc THCS trở lên. Theo học trung cấp nghề bạn sẽ được đào tạo ngành nghề bài bản với hệ thống đào tạo chính quy từ bộ Giáo Dục.

Hiện nay, nhiều người còn nhầm lẫn giữa Học viện với Đại học, từ đó tạo nên nhiều khó khăn trong công tác chọn trường. Vậy, Học viện là gì? Học viện có phải là Đại học hay không? Liệu hai hình thức này có điểm gì khác nhau và các bạn học sinh nên chọn Học viện hay Đại học? Để trả lời cho câu hỏi này, mời các bạn cùng đến với bài viết được chia sẻ dưới đây của Vietnix.

Học viện là gì?

Học viện trong tiếng Anh là Academy, được định nghĩa là một tổ chức, cơ sở chuyên đào tạo và nghiên cứu trong phạm trù thuộc một lĩnh vực chuyên biệt nào đó. Đồng thời, tổ chức này thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực đó trong đời sống xã hội. Thông thường, học viện sẽ nghiên cứu về khoa học tự nhiên, khoa học nhân văn và xã hội, các lĩnh vực nghệ thuật, âm nhạc, văn chương…

Học viện là gì?

Tên gọi Học viện có mặt từ năm 385 BC [trước Công nguyên], bắt nguồn từ một ngôi trường chuyên nghiên cứu và giảng dạy về triết học của triết học gia nổi tiếng Platon. Ngôi trường này nằm trên mảnh đất Akademia – thuộc địa phận phía Bắc Athens Hy Lạp, đồng thời cũng là khu bảo tồn của nữ thần trí tuệ Athena.

Ở các nước châu Âu và châu Mỹ, Học viện còn được dùng để gọi tên các cơ sở đào tạo cấp trung học và tiểu học. Tại Pháp, Academy lại được gọi là học khu – cách gọi tên cho một đơn vị quản lý hành chính về giáo dục.

Tại Việt Nam, Học viện là tên gọi của một cơ sở giáo dục chuyên về nghiên cứu, có cấp bậc cao hơn so với trung học phổ thông. Ngoài ra, trong tiếng Việt, Academy còn là thuật ngữ chỉ chung cho cả Học viện và Viện hàn lâm khoa học.

Trên thực tế, Học viện thuộc lĩnh vực nào sẽ chuyên đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực đó. Ví dụ như Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam không chỉ giảng dạy về âm nhạc, mà còn có các bộ môn nghiên cứu chuyên sâu hơn – điều không thường thấy tại các ngôi trường đại học.

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam không chỉ giảng dạy về âm nhạc, mà còn có các bộ môn nghiên cứu chuyên sâu hơn

Phân biệt Học viện và Đại học

Thông qua định nghĩa trên, có lẽ bạn cũng đã có những nhận định sơ lược về sự khác nhau của hai khái niệm này. Dưới đây, Vietnix sẽ giúp bạn phân biệt rõ hơn về Học viện với Đại học – hai loại hình đào tạo phổ biến thuộc hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện nay!

Về đặc trưng và bản chất

Đại học trong tiếng Anh là University. Đây là cơ sở đào tạo chú trọng đến phương pháp giảng dạy và mang tính định hướng nghề nghiệp cho sinh viên. Trong khi đó, Học viện cũng đầu tư vào giảng dạy và đào tạo, nhưng phần lớn lại nghiêng về hướng nghiên cứu học thuật và mang tính hàn lâm hơn.

Học viện cũng đầu tư vào giảng dạy và đào tạo, nhưng phần lớn lại nghiêng về hướng nghiên cứu học thuật

Nói một cách dễ hiểu thì Học viện sẽ cung cấp kiến thức liên quan đến học thuật và chuyên môn cao. Còn chương trình đào tạo của Đại học lại có sự cân bằng, giao thoa giữa lý thuyết với thực tế để sinh viên có đầy đủ kiến thức, kỹ năng chuyên ngành phục vụ cho công việc sẽ làm sau khi ra trường.

Về thời gian đào tạo

Thời gian đào tạo tại các trường Đại học thường là 4 năm, nếu là ngành đặc thù có thể lên đến 6 năm. Nhưng tại Học viện, bởi vì chú trọng vào nghiên cứu và học thuật, nên thời gian này phần lớn thường sẽ không dưới 5 năm.

Thời gian đào tạo của Học viện ít hơn Đại học

Về hệ thống cấp bậc

Tại Việt Nam, hệ thống giáo dục sẽ được phân cấp dựa trên tính chất, quy mô và chương trình đào tạo riêng biệt của loại hình đó. Cụ thể, cấp bậc sau khi hoàn thành chương trình Trung học phổ thông được xếp từ nhỏ đến lớn sẽ là: Trường Trung cấp => Trường Cao đẳng => Đại học => Học Viện. Như vậy, Học viện là cấp bậc cao nhất và Đại học sẽ xếp phía sau Học viện về hệ thống cấp bậc.

Về hệ thống cấp bậc

Bên cạnh những điểm khác biệt cơ bản trên, thì Học viện và Đại học cũng có những điểm tương đồng. Cả hai đều là cơ sở giáo dục, đều yêu cầu học viên phải học xong chương trình trung học phổ thông, sau khi tốt nghiệp cấp bậc này, học viên mới có thể chọn thi vào Học viện hay Đại học dựa theo sở thích và ước muốn của mình.

Ngoài ra, văn bằng chứng chỉ của Học Viện hay Đại học đều không mấy khác biệt, đều do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, cấp phép.

Nên học đại học hay học viện

Khi phải đứng trước ngưỡng cửa chọn trường, chọn ngành, nhiều bạn trẻ thường cảm thấy chơi vơi, vô định vì không tìm được hướng đi riêng của mình. Vậy, khi nào nên học Đại học, khi nào nên chọn Học viện?

Khi nào nên lựa chọn Đại học?

Như đã kể trên, Đại học là cơ sở giáo dục chuyên đào tạo các kiến thức chuyên môn, kỹ năng cần thiết và cũng là nơi định hướng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu, xu hướng của xã hội. Vì thế, nếu bạn yêu thích được học trong môi trường có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành để tìm kiếm định hướng trong tương lai thì Đại học sẽ là lựa chọn phù hợp.

Đại học là nơi định hướng nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu, xu hướng của xã hội

Tuy nhiên, bạn cần phải xác định rằng kiến thức mà khung chương trình đào tạo của Đại học mang lại sẽ chỉ mang tính tổng quát. Vì thế, nếu muốn thực sự nổi trội và giỏi trong một lĩnh vực nào đó, bạn phải luôn nỗ lực, học hỏi và nghiên cứu trong những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

Khi nào nên lựa chọn Học viện?

Ngược lại, Học viện sẽ phù hợp hơn với những bạn trẻ có lòng đam mê học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực, ngành nghề đặc thù nào đó. Tại Học viện, bạn sẽ được tiếp cận hệ thống giáo dục mang tính hướng dẫn, nghiên cứu các phạm trù thuộc lĩnh vực Kinh tế, Nghệ thuật, Quân sự,…

Học viện sẽ phù hợp hơn với những bạn trẻ có lòng đam mê học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu chuyên sâu

Học viện sẽ mang lại lượng kiến thức khổng lồ để bạn thỏa sức tìm tòi và phát triển trong lĩnh vực đó. Từ đó, bạn cũng có thể dễ dàng phát triển theo hướng mà bản thân mình yêu thích. Có rất nhiều sự lựa chọn dành cho một học viên của Học viện, đó có thể là con đường giảng dạy, một công việc mang tính chất chuyên môn hoặc bạn cũng có thể tiếp tục nghiên cứu lên cao hơn nếu thực sự có đam mê.

Một số trường Học viện tốt nhất hiện nay tại Việt Nam

Dưới đây là một số trường Học viện tốt nhất hiện nay tại Việt Nam mà bạn có thể tham khảo:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Học viện Nông nghiệp Việt Nam là ngôi trường được xếp vào trị trí thứ 3 trong số các trường Đại học, Học viện đáng học nhất Việt Nam và nằm trong top 30 ngôi trường đứng đầu Đông Nam Á. Đây là trường trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được thành lập vào năm 1956 và hiện đang dẫn đầu trong công tác đào tạo về nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp tại nước ta.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông được thành lập từ năm 1997 và hoạt động dưới sự quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đây là đơn vị chuyên đào tạo và nghiên cứu trọng điểm, chủ lực của Ngành thông tin và Truyền thông Việt Nam.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Với nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn chuyển giao công nghệ, đây chắc chắn sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho những bạn học sinh có niềm đam mê bất tận với lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông và mong muốn đóng góp vào sự phát triển của nước nhà.

Học viện Kỹ thuật Quân sự

Học viện Kỹ thuật Quân sự là một viện đại học kỹ thuật trọng điểm hàng đầu Việt Nam, trực thuộc Bộ Quốc phòng. Đây là nơi chuyên đào tạo, nghiên cứu chuyên sâu các chuyên ngành khoa học kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng,… nhằm phục vụ cho sự nghiệp “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa” để phát triển quân sự lẫn kinh tế của nước nhà.

Học viện Kỹ thuật Quân sự

Học viện Ngân hàng

Học viện Ngân hàng có tên quốc tế là Banking Academy, được thành lập từ 1961 và trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Đây là học viện chuyên đào tạo và nghiên cứu chuyên sâu trong các lĩnh vực thuộc phạm trù kinh tế tri thức, áp dụng chuyển giao công nghệ và đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số nhằm tạo sự phát triển bền vững cho nền kinh tế nước nhà.

Học viện Ngân hàng

Học viện Tài chính

Học viện Tài chính sẽ là một điểm đến tuyệt vời dành cho những bạn học sinh, sinh viên yêu thích học tập và nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực Kinh tế, Tài chính, Kế toán… Hướng đến giá trị cốt lõi là Chất lượng – Uy tín – Hiệu quả – Chuyên nghiệp và Hiện đại, đây hứa hẹn sẽ là môi trường học tập chất lượng để học viên có thể phát triển bản thân theo đúng con đường mà mình đam mê.

Học viện Tài chính

Học viện Ngoại giao Việt Nam

Học viện Ngoại giao Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại giao, là môi trường học tập lý tưởng cho những ai yêu thích nghiên cứu về quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại quốc gia.

Học viện Ngoại giao Việt Nam

Hiện nay, Học viện Ngoại giao Việt Nam đang nằm trong top 40 cơ quan học thuật hàng đầu được bảo trợ bởi chính phủ tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đặc biệt, ngôi trường này đã xây dựng mối quan hệ hợp tác với hơn 80 cơ sở học thuật trên quốc tế, mở ra cơ hội lớn được cháy với đam mê cho các thế hệ học viên tại đây.

Học viện Hành chính Quốc gia

Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị đào tạo chuyên sâu trực thuộc Bộ Nội vụ. Tại đây chuyên bồi dưỡng, phát triển năng lực, kiến thức và kỹ năng về lĩnh vực hành chính, lãnh đạo, quản lý cho các cán bộ, công nhân viên chức. Đồng thời, đây là nguồn nhân lực chất lượng phục vụ cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học hành chính và hỗ trợ tư vấn Bộ Nội vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nước nhà.

Học viện Hành chính Quốc gia

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Học viện Báo chí và Tuyên truyền được thành lập từ năm 1962, hiện đang trực thuộc Học viện Chính trị Quốc gia HCM và có tên tiếng Anh là AJC [Academy of Journalism and Communication]. Nếu bạn yêu thích học tập và làm việc trong lĩnh vực báo chí, truyền thông, thì đây sẽ là gợi ý hàng đầu dành cho bạn.

Học viện là gì? Điểm khác biệt giữa Học viện và Đại học 42

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam

Từ lâu, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã trở thành điểm đến đáng mơ ước của hàng ngàn bạn trẻ có niềm đam mê đặc biệt với âm nhạc. Học viện này được thành lập từ 1956, chuyên tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học và biểu diễn âm nhạc, là cái nôi âm nhạc lớn hàng đầu của nước ta.

Học viện là gì? Điểm khác biệt giữa Học viện và Đại học 43

Đây cũng là nơi đào tạo ra nhiều cái tên nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn đối với nền âm nhạc Việt Nam như ca sĩ Mỹ Linh, ca nhạc sĩ Nguyễn Trần Trung Quân, ca sĩ Tùng Dương, Khắc Việt…

Học viện Cảnh sát nhân dân

Học viện Cảnh sát Nhân dân là đơn vị đào tạo trọng điểm, đầu ngành của Lực lượng công an nhân dân. Tại đây chuyên đào tạo sĩ quan cảnh sát trình độ đại học và sau đại học, từ đó cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

Học viện Cảnh sát nhân dân

Nếu bạn mong muốn được đứng trong hàng ngũ cảnh sát nhân dân và được cống hiến vì sự bình yêu của nhân dân, thì đây sẽ là gợi ý tuyệt vời dành cho bạn đấy!

Học viện Hàng không Việt Nam

Không ít bạn trẻ ấp ủ trong mình ước mơ được chinh phục những cung đường trên mây, nhưng lại không biết đâu mới là nơi chắp cánh cho ước mơ của mình. Và Học viện Hàng không Việt Nam chắc chắn sẽ là cái tên mà bạn không thể bỏ qua để hiện thực hóa đam mê của mình.

Học viện Hàng không Việt Nam

Học viện Hàng không Việt Nam là ngôi trường trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam, chuyên đào tạo các chuyên ngành thuộc lĩnh vực hàng không dân dụng. Hiện nay, đây đang là cái tên dẫn đầu danh sách những đơn vị đào tạo chất lượng hàng đầu Việt Nam.

Câu hỏi thường gặp

Sự khác biệt của Học viện với trường học là gì?

Học viện sẽ có cho mình nhiều quyền kiểm soát hơn đối với cách họ thực hiện trong cách làm việc, ví dụ như họ sẽ không cần phải tuân thủ theo trương chình giảng dạy của quốc gia và có thể tự đặt thời gian của học kỳ theo riêng mình.

Có bao nhiêu loại học viện

Có 6 loại học viên: 1. Học viện văn học – triết học. 2. Học viện nghệ thuật. 3. Học viện ngôn ngữ học. 4. Học viện khoa học 5. Xã hội học thuật. 6. Học viện quân sự.

Lời kết

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc bao gồm: Học viện là gì? Học viện và Đại học có gì khác nhau? Nên chọn loại hình nào để theo học và một số Học viện hàng đầu Việt Nam. Nhìn chung, Học viện hay Đại học đều có những ưu điểm riêng của nó. Vì thế, hãy xác định ngôi trường mà bạn muốn theo học và nỗ lực hết mình để thành công trong lĩnh vực mà mình đã chọn.

Đại học khác học viện thế nào?

Điểm khác biệt của Đại học và học việnĐại học là đơn vị đào tạo và nghiên cứu. Thế nhưng, đại học lại dành nhiều thời gian trong việc truyền tải kiến thức, giảng dạy. Trong khi đó, học viện lại là nơi sinh viên có nhiều thời gian để nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực mà mình đang học.

Học viện An ninh và đại học An ninh có gì khác nhau?

Phân hiệu Học viện An ninh nhân dân được đổi tên từ Phân hiệu Đại học An ninh nhân dân, theo Quyết định số 968/2001/QĐ-BCA [X13], ngày 02/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an. - Tháng 02/1993, Trường chuyển về cơ sở mới tại Km18, Xa lộ Hà Nội, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP. HCM.

Trường cao đẳng và đại học khác nhau như thế nào?

Cao đẳng là hình thức đào tạo thấp hơn đại học. Về cơ bản, cao đẳng cũng đào tạo các kiến thức về chuyên ngành, nghiệp vụ nhưng không chuyên sâu bằng đại học. Đầu vào của các trường cao đẳng cũng được đánh giá là đơn giản hơn nhiều so với đại học. Có những trường chỉ cần xét tuyển theo học bạ.

Học viện đại học là gì?

Học viện sẽ bao gồm cả phần dạy và phần nghiên cứu nhưng sẽ chuyên về nghiên cứu. Trong khi đó Đại học sẽ chuyên về giảng dạy. Thời gian đào tạo của Học viện và Đại học cũng khác nhau. Trung bình thời gian tại Đại học là 4 năm hoặc có chuyên ngành là từ 4-6 năm.

Chủ Đề