So sánh gdp của mỹ và trung quốc

Trung Quốc thu hẹp khoảng cách GDP với Mỹ

Thương Nguyệt[Theo Global Times]
Đánh giá tác giả:
19:17 thứ sáu ngày 29/01/2021
Tăng kích thước font chữ Giảm kích thước font chữ In bài viết Gửi bài viết
Trung Quốc và New Zealand ký thỏa thuận nâng cấp FTA

[HNMO] - Sản lượng kinh tế của Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, đã tiến gần hơn một bước tới quy mô tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của Mỹ khi đã vượt qua mốc 70% vào năm 2020, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới đang chịu tác động nặng nề bởi đại dịch toàn cầu Covid-19.

GDP của Trung Quốc gần bắt kịp Mỹ.Ảnh: Global Times

Dữ liệu từ Cục Phân tích kinh tế Mỹ [BEA] cho thấy, GDP của Mỹ trong năm 2020 đã giảm 3,5% và là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1946. Năm 2020 cũng là năm đầu tiên GDP của xứ Cờ hoa suy giảm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009.

Gần như mọi lĩnh vực của Mỹ đều giảm trong năm 2020. Đại dịch cũng buộc người tiêu dùng Mỹ phải thắt chặt chi tiêu. Cụ thể, tiêu dùng cá nhân vốn chiếm hơn 2/3 nền kinh tế Mỹ đã giảm 3,9%, mức cao nhất kể từ năm 1932.

Dữ liệu chính thức cho thấy, GDP của Mỹ tính theo USD hiện tại đã giảm 2,3%, tương đương 500,6 tỷ USD, xuống mức 20,93 nghìn tỷ USD trong năm 2020. Năm 2019, GDP danh nghĩa của Mỹ đạt mức 21,43 nghìn tỷ USD. Trong khi đó, GDP danh nghĩa của Trung Quốc năm 2020 bằng 70,4% của Mỹ, tăng từ mức 67% vào năm 2019.

Là quốc gia đầu tiên phục hồi sau tác động của dịch bệnh, GDP của Trung Quốc đã vượt ngưỡng 100 nghìn tỷ nhân dân tệ [tương đương 15,42 nghìn tỷ USD] vào năm 2020, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2019, lên mức 101.598,6 tỷ nhân dân tệ.

Với triển vọng lớn về khả năng phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021, Trung Quốc có thể ghi nhận mức tăng sản lượng kinh tế cao hơn. Theo đánh giá của các chuyên gia, khoảng cách GDP của Trung Quốc so với Mỹ sẽ tiếp tục được thu hẹp và tỷ trọng GDP giữa hai quốc gia sẽ duy trì trên mức 70%.

Nền kinh tế Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng trưởng 8,2% vào năm 2021, trong khi Quỹ Tiền tệ quốc tế [IMF] cũng đưa ra mức dự báo tăng trưởng 8,1%. Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh Anh [CEBR], Trung Quốc sẽ vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2028, sớm hơn 5 năm so với dự báo trước đó.

Ước tính vào năm 2021, tổng sản lượng kinh tế của Trung Quốc sẽ tăng hơn 9 nghìn tỷ nhân dân tệ, vượt qua mức kỷ lục 8,3 nghìn tỷ nhân dân tệ hồi năm 2017.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc, năm 2020, xuất khẩu của quốc gia nàysang Mỹ tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước đó, lên mức 451,81 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Mỹ tăng 9,8%, chạm mốc 134,91 tỷ USD.

Trước những diễn biến phức tạp của dịch bệnh, các nhà kinh tế dự báo GDP của Mỹ sẽ tăng trưởng chậm dưới mức 2% ở quý đầu năm 2021. Trong cả năm 2021, GDP của Mỹ dự kiến​​ sẽ tăng 5,1%.

Trung Quốc thu hẹp khoảng cách GDP với Mỹ Đóng Tự trình chiếu Dừng trình chiếu
Tin liên quan Trung Quốc và New Zealand ký thỏa thuận nâng cấp FTA

[HNMO] - Ngày 26-1, Trung Quốc và New Zealand đã ký một thỏa thuận nâng cấp Hiệp định thương mại tự do [FTA] song phương hiện hành, qua đó …

Chia sẻ Facebook Chia sẻ Google Plus Chia sẻ Twitter Chia sẻ Zalo Tới khu vực bình luận In bài viết Gửi bài viết
Từ khóa: Trung Quốc GDP của Mỹ Mỹ - Trung Quốc

Khoảng cách giữa Trung Quốc và Mỹ hiện nay

29/07/2021 14:00 -

Kế hoạch của Trung Quốc là trở thành quốc gia công nghiệp hàng đầu vào dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tức là Trung Quốc sẽ chiếm vị trí siêu cường số 1 của Mỹ. Thực tế Trung Quốc còn cách mục tiêu cường quốc số một thế giới bao xa?


Năm 2021 là một trong những năm quan trọng nhất trong thế kỷ này đối với Trung Quốc. Những ngày này đánh dấu 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc [ĐCSTQ]. Và nhân dịp kỷ niệm này, Trung Quốc đã đặt ra một “mục tiêu của thế kỷ”. Tổng sản phẩm quốc nội [GDP] bình quân đầu người tăng gấp đôi so với năm 2010. Mục tiêu thứ hai là khi kỷ niệm ngày Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa tròn trăm tuổi, họ sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa hiện đại và là quốc gia công nghiệp dẫn đầu.

Tờ WELT điểm lại thực lực của Trung Quốc so với Mỹ, ở các hạng mục kinh tế, quân sự, nghiên cứu vũ trụ, khoa học và công nghệ cũng như quyền lực mềm.

Kinh tế

Mỹ có tổng sản phẩm quốc nội [GDP] khoảng 20,9 nghìn tỷ USD vào năm 2020. Trong khi đó Trung Quốc có GDP khoảng 14,7 nghìn tỷ USD - khoảng 70% giá trị của Mỹ. Năm 2018, trước đại dịch corona, Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 67% giá trị của Mỹ.

Đại dịch đã thúc đẩy nhanh hơn những gì đang diễn ra: các trọng lực kinh tế đang thay đổi. Trung Quốc đã khỏi bệnh nhanh hơn hầu hết các nước khác. Trung Quốc là nền kinh tế lớn duy nhất ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế trong năm đại dịch 2020. Corona như một chất xúc tác.

Có thể thấy trước Trung Quốc sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Các dự đoán đã thay đổi kể từ đại dịch. Hiện có một số các nhà kinh tế cho rằng Trung Quốc sẽ vượt Mỹ về GDP vào cuối thập kỷ này. Trước đây, hầu hết các nhà kinh tế đều cho rằng điều này sẽ xảy ra sớm nhất trong thập kỷ tới. Tuy nhiên, cần phải nhớ dân số Trung Quốc [1,4 tỷ người] gấp hơn 4 lần dân số Mỹ [330 triệu người]. Trong bối cảnh đó, sự trỗi dậy trở thành nền kinh tế lớn nhất của Trung Quốc có phần khó khăn hơn.

Do đó, nhiều nhà kinh tế thích nhìn vào GDP bình quân đầu người, một thước đo về sự thịnh vượng vật chất đối với một quốc gia. Giá trị này cho thấy Trung Quốc có GDP bình quân đầu người gấp gần bốn mươi lần so với năm 1980. Nhưng vào năm 2020, ở mức 10.582 đô la, vẫn nhỏ hơn sáu lần so với của Mỹ [63.000 đô la]. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, tương quan này sẽ không thay đổi trong 50 năm tới.

Một con số khác cho thấy Mỹ giàu hơn Trung Quốc ở số lượng tỷ phú. Theo thống kê của tạp chí Forbes của Mỹ, năm ngoái Mỹ có 614 tỷ phú. Ở Trung Quốc - bao gồm cả Hồng Kông - có 455.

Về quân sự

Theo bảng xếp hạng hiện nay của trang web "Global Firepower", Mỹ là cường quốc quân sự mạnh nhất trên thế giới. Trung Quốc đứng thứ ba sau Nga.

Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Stockholm Sipri, Mỹ có ngân sách quân sự lớn nhất thế giới. Washington đã chi 778 tỷ đô la cho quân đội vào năm 2020 - tăng 4,4% so với năm trước nhưng giảm 10% so với năm 2011.

Trung Quốc là quốc gia có ngân sách quân sự lớn thứ hai - nhưng khó ước tính chính xác quy mô ngân sách này. Năm 2019, Bắc Kinh cho biết đã chi khoảng 183 tỷ USD cho quốc phòng. Tuy nhiên, Sipri ước tính ngân sách quốc phòng thực sự cao hơn khoảng 40% vì còn có nhiều các khoản khác. Sipri ước tính ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 240 tỷ USD năm 2019 và 252 tỷ USD năm 2020.

Tháng năm vừa qua Trung Quốc lần đầu tiên thành công trong việc đưa tầu vũ trụ hạ cánh trên sao Hỏa. Nhất thời, có lúc Trung Quốc nổi lên như một cường quốc không gian hàng đầu. Tuy nhiên, một tàu thám hiểm của NASA đã hạ cánh xuống hành tinh Đỏ hồi tháng hai. Và cuối cùng việc các tỷ phú Mỹ Richard Branson, Jeff Bezos và Elon Musk chạy đua lên không gian đã làm cho cả thế giới ngỡ ngàng.

Trung Quốc dự định đến cuối năm tới sẽ kết thúc giai đoạn xây dựng trạm vũ trụ CSS. Nếu theo kế hoạch cho đến nay, hoạt động của "Trạm vũ trụ quốc tế" [ISS], chấm dứt vào năm 2024, thì Trung Quốc có thể là quốc gia duy nhất có mặt lâu dài trong không gian. Tuy nhiên đây mới chỉ là một giả thuyết.
Ngân sách của NASA trong năm 2020 lên tới khoảng 22,6 tỷ đô la, gần gấp đôi so với ngân sách của Trung Quốc [khoảng 11 tỷ đô la]. Ngoài ra, còn có một doanh nghiệp ở Mỹ tên là SpaceX đã thực hiện các chuyến bay không gian có người lái lên ISS cho NASA. Bắt đầu từ năm nay, doanh nghiệp này có ý định đưa người lên không gian. Tóm lại: SpaceX hiện là một trong những tổ chức nghiên cứu không gian tốt nhất trên thế giới.

Khoa học và công nghệ

Bằng sáng chế là một động lực quan trọng thúc đẩy khoa học và công nghệ. Trung Quốc đã có tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực bảo vệ quyền sở hữu bằng sáng chế phát minh, thậm chí Trung Quốc đã vượt Mỹ trong lĩnh vực này. Năm 2020 Trung Quốc đã đăng ký tổng cộng trên 68.000 bằng sáng chế trong khi đó Mỹ chỉ có trên 59.000.

Xu hướng đảo ngược bắt đầu từ năm 2019, đó là năm Trung Quốc lần đầu tiên vượt qua Mỹ để trở thành cường quốc sáng chế hàng đầu trong bảng xếp hạng của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới [WIPO]. Trước đó, Mỹ đã đứng đầu liên tục danh sách này kể từ năm 1978. Từ 1999 đến 2019, số đơn đăng ký bằng sáng chế phát minh của Trung Quốc đã tăng gấp 20 lần.

Tuy nhiên, số lượng không nhất thiết phải được đánh đồng với chất lượng. Một nghiên cứu của Quỹ Bertelsmann từ năm 2020 đã có kết luận Mỹ vẫn là “siêu cường về bằng sáng chế”. Vì Mỹ có nhiều bằng sáng chế nhất trong 50 trong tổng số 58 công nghệ tiên tiến nhất.

Trong Chỉ số Đổi mới Toàn cầu của WIPO năm 2020, Trung Quốc chỉ đứng thứ 14 mặc dù có rất nhiều bằng sáng chế - sau Israel. Còn Mỹ đứng ở vị trí thứ ba sau Thụy Sĩ và Thụy Điển.

Một chỉ số khác về tình trạng khoa học và công nghệ, nhìn về quá khứ chứ không phải tương lai, là số giải Nobel mà một quốc gia đã nhận được. Ở đây có một sự khác biệt về đẳng cấp. Mỹ đã nhận được 375 giải Nobel, trong khi đó Trung Quốc chỉ có tám.

Tuy nhiên, xét cho cùng, không chỉ sức mạnh kinh tế và quân sự của một quốc gia mới mang lại cho quốc gia đó sức mạnh để khẳng định mình. Quyền lực mềm, tức là sức hấp dẫn về văn hóa, cũng có thể được dùng như một phương tiện thực thi quyền lực. Nhà khoa học chính trị người Mỹ Joseph Nye được coi là người khởi xướng thuật ngữ này. Năm 1990, ông phân biệt quyền lực mềm và quyền lực cứng.

Tất cả những gì khiến một quốc gia trở nên hấp dẫn trong con mắt các quốc gia khác đều có thể phụ thuộc vào quyền lực mềm: môi trường báo chí và văn hóa tự do, nền điện ảnh rực rỡ, các ngôi sao quốc tế... Theo bảng đánh giá quyền lực mềm 30- so sánh quyền lực mềm của 30 quốc gia khác nhau, thì Mỹ xếp hàng thứ ba toàn cầu về quyền lực mềm vào năm 2019. Trung Quốc đứng gần áp chót, thứ 27. Trong bảng xếp hạng của năm 2021 Mỹ tụt xuống vị trí thứ sáu trong khi Trung Quốc lại vượt lên vị trí thứ 8.

Xuân Hoài dịch
Theo WEL

Chia sẻ
Tags: Trung Quốc Mỹ sáng chế khoa học

So sánh GDP và GNP ở các nền kinh tế lớn Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ

Thanh Hà Thứ ba, ngày 21/09/2021 - 06:30
VietTimes – Khoảng cách giữa GNP và GDP ở các nền kinh tế lớn trên thế giới là rất nhỏ, không có hiện tượng GDP cao gấp rưỡi gấp đôiGNP như ở những nền kinh tế quy mô khiêm tốn, lệ thuộc FDI và có độ mởlớn.

Chênh lệch giữa GNP và GDP của các nước lớn trên thế giới là khá nhỏ, không đáng kể. Ảnh: Getty Images

Ôn lại định nghĩa GDP và GNP

GDP [Gross Domestic Product] hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội là chỉ số cơ bản nhất được sử dụng để đo lường quy mô nền kinh tếtốc độ tăng trưởng của một quốc gia. GDP tính đến tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia trong một thời kỳ nhất định [thường là một năm]. GDP là một con số quan trọng vì nó cho ta biết liệu nền kinh tế đang tăng trưởng hay đang suy thoái.

Bởi vì GDP chịu áp lực từ lạm phát, GDP có thể được chia thành hai loại – thực tế và danh nghĩa. GDP thực của một quốc gia là giá trị sản lượng kinh tế sau khi trừ đi lạm phát, trong khi GDP danh nghĩa là giá trị sản lượng kinh tế chưa khấu trừ lạm phát. GDP danh nghĩa thường cao hơn GDP thực vì lạm phát thường là một số dương.

GNP [Gross National Product] hay tổng sản phẩm quốc dân là một chỉ số khác được sử dụng để đo lường giá trị sản lượng kinh tế của một quốc gia nhưng thể hiện rõ hơn quy mô thu nhậpmức sống của cư dân một nước.

Nếu GDP là giá trị của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất trong biên giới của một quốc gia, GNP là giá trị thị trường của hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi tất cả công dân của một quốc gia - cả trong nước và nước ngoài.

GDP và GNP khác nhau như thế nào? Ảnh: Public Health Notes

Trong khi GDP là một chỉ số của nền kinh tế địa phương/quốc gia, GNP thể hiện mức độ đóng góp của công dân quốc gia đang xét vào nền kinh tế đất nước. Do đó, tổng sản phẩm quốc dân [GNP] sẽ bằng tổng sản phẩm quốc nội [GDP] cộng thêm khoản thu nhập mà dân cư trong nước tạo ra ở nước ngoài và trừ đi các khoản thu nhập mà người nước ngoài tạo ra trong nước.

Theo cách tính trên, giá trị của GNP tương đương với giá trị của GNI [Gross National Income], tức tổng thu nhập quốc gia hay tổng thu nhập quốc dân.

GDP của Trung Quốc năm 2020

Theo Cục Thống kê Quốc gia, nền kinh tế Trung Quốc năm 2020 đạt mức tăng trưởng 2,3% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là một thành tựu đáng nể trong bối cảnh dịch bệnh hoành hành khắp thế giới. GDP danh nghĩa năm 2020 của Trung Quốc đạt 14,73 nghìn tỉ USD [ tính theo tỷ giá hối đoái trung bình hàng năm 6,9 NDT = 1 USD].

Trong cùng thời kỳ, nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ co lại 3,5%, kết quả tệ nhất kể từ năm 1946, và GDP danh nghĩa đạt 20.93 nghìn tỉ USD. GDP danh nghĩa của Trung Quốc năm 2020 bằng 70,4% của Mỹ. Dự kiến ​​đến năm 2021, khoảng cách kinh tế giữa hai nước có thể thu hẹp hơn nữa.

GDP bình quân đầu người Trung Quốc rơi vào khoảng 10.500 USD, tăng khoảng 2,0% so với cùng kỳ năm 2019. Đây là năm thứ hai liên tiếp GDP bình quân đầu người của Trung Quốc vượt quá 10.000 USD và được xếp hạng cao trong số các quốc gia đang phát triển lớn trên thế giới.

Theo định nghĩa của GDP đề cập ở phần trên, vào năm 2020, tất cả cư dân tại Trung Quốc [không chỉ cư dân có quốc tịch Trung Quốc, mà còn cả công dân nước ngoài sống Trung Quốc] cùng tạo ra GDP lên tới 14,73 nghìn tỉ USD, bình quân đầu người đạt 10.500 USD.

Câu hỏi đặt ra, là nếu chúng ta loại trừ công dân nước ngoài đang sống ở Trung Quốc nhưng đồng thời lại cộng vào cả công dân Trung Quốc phân bố ở các nước và khu vực khác trên thế giới, thì tổng sản phẩm quốc dân của Trung Quốc [GNP] sẽ là bao nhiêu? Khoảng cách so với GDP sẽ lớn đến mức nào?

GNP của Trung Quốc năm 2020 là bao nhiêu?

Theo Cục Thống kê Quốc gia, tổng sản phẩm quốc dân [GNP] của Trung Quốc năm 2020 là 14,63 nghìn tỉ USD, tăng 1,9% so với năm 2019, thấp hơn một chút so với tốc độ tăng trưởng GDP. Nguyên nhân chính là do môi trường kinh tế đi xuống ở nước ngoài do ảnh hưởng bởi dịch bệnh đã khiến cho hoạt động kinh tế của công dân Trung Quốc ở nước ngoài đi xuống.

Có thể thấy, vào năm 2020, GDP của Trung Quốc là 14,73 nghìn tỉ USD và GNP là 14,63 nghìn tỉ USD. Chênh lệch giữa hai chỉ số này chỉ là 0,68%, gần như bằng nhau. Do đó, GNP bình quân đầu người của Trung Quốc gần bằng với GDP bình quân đầu người, tương ứng là 10.400 USD và 10.500 USD.

Năm 2019, GDP và GNP của Trung Quốc còn gần nhau hơn nữa: cụ thể, GDP đạt xấp xỉ 14,343 nghìn tỉ USD và GNP xấp xỉ 14,308 nghìn tỉ USD. Như vậy GNP bằng khoảng 99,8% GDP [chênh lệch chỉ 0,2%].

Tại sao không có chênh lệch lớn giữa GDP và GNP ở kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ?

Tại sao khoảng cách giữa GNP và GDP của Trung Quốc lại nhỏ như vậy? Nhiều người chỉ thấy Trung Quốc đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, nhưng lại bỏ quên lượng đầu tư ra nước ngoài rất lớn của quốc gia này.

Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, năm 2020 nước này đã thu hút được tổng cộng 145 tỉ USD nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.

Tuy nhiên, trong cùng kỳ, Trung Quốc cũng đầu tư 132 tỉ USD ra nước ngoài, và khoảng cách giữa hai khoản trên không quá lớn. Trên thực tế, trong 20 năm qua, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đôi khi lớn hơn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Kết quả là GDP và GNP của nước này không chênh nhau bao nhiêu, gần như bằng nhau.

Các công ty đa quốc gia trải rộng khắp nơi trên thế giới và đầu tư vào nhau. Do đó, khoảng cách giữa GNP và GDP của các quốc gia lớn trên thế giới là tương đối nhỏ, và không có hiện tượng GNP của một quốc gia gấp vài lần GDP của quốc gia đó.

Theo Ngân hàng Thế giới, GDP của Mỹ năm 2019 là khoảng 21,43 nghìn tỉ USD, và GNP là khoảng 21,625 nghìn tỉ USD chỉ hơn 1% so với GDP; GNP của Nhật Bản năm 2019 là khoảng 5,264 nghìn tỉ USD, chỉ cao hơn 3,6% so với GDP 5,082 nghìn tỉ USD.

Trong thế kỷ 21, thời đại của nền kinh tế toàn cầu hóa và vốn toàn cầu hóa, khó có cường quốc nào đạt được đầu tư ra nước ngoài quy mô lớn mà hạn chế chấp nhận vốn nước ngoài. Dòng chảy của các yếu tố sản xuất như hàng hóa, công nghệ, thông tin, dịch vụ, tiền tệ, nhân sự, vốn và kinh nghiệm quản lý giữa các quốc gia và khu vực đang trở nên ngày càng sôi động và lưu lượng ngày càng lớn. Trong sự phát triển vũ bão của toàn cầu hóa ngày nay, có thể nói các nước lớn đều đã theo xu hướng "trong bạn có tôi, trong tôi có bạn".

Khoảng cách giữa GDP và GNP ở các nước lớn như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ và Đức không quá lớn là vì vậy.

Chúng tôi sẽ phân tích sự cách biệt GDP và GNP ở những nền kinh tế nhỏ, độ mở lớn và lệ thuộc FDI trong những bài tiếp theo.

Thanh Hà [Tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề