So sánh nhà nước phương Đông và phương Tây

Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông

Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời vào khoảng thế kỉ IV-III TCN, tồn tạ nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy trước đó, với trình độ sản xuất thấp kém, công cụ lao động thô sơ như đá, đồng… Tìm hiểu về các quốc gia cổ đại phương Đông thì đều thấy có chung một điểm đó là các quốc gia này đều hình thành bên các lưu vực sông lớn, ví dụ như:

– Ai Cập hình thành bên lưu vực sông Nin;

– Ấn Độ hình thành bên lưu vực sông Hằng, sông Ấn;

– Trung Quốc hình thành bên lưu vực sông Hoàng Hà, sông Trường Giang

Chính vì sự thuận lợi này mà hầu hết các quốc gia cổ đại phương Đồng đều tập trung phát triển nông nghiệp, chăn nuôi.

Về quá trình hình thành nhà nước được bắt đầu từ quá trình liên kết thị tộc, liên minh bộ lạc xuất phát từ nhu cầu của việc trị thủy, tuy nhiên vẫn bảo lưu dai dẳng những tàn dư của xã hội nguyên thủy. Do vậy mà các quốc gia cổ đại Phương Đông là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực đều được tập trung vào tay người đứng đầu đất nước là vui, là người sở hữu quyền lực tối cao, quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp và chỉ huy quân đội.

Xã hội của các quốc gia cổ đại Phương Đông được chia thành 3 tầng lớp chính đó là:

– Tầng lớp quý tộc, gồm có quý tộc tăng lữ và quý tộc quan lại

– Tầng lớp nông dân công xã chiếm trên 90% dân cư trong xã hội, đây được xác định là lực lượng sản xuất chính;

– Tầng lớp nô lệ, phục vụ trong các cung điện và quan lại giàu có, là tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội.

Trong quá trình phát triển kinh tế thì các quốc gia cổ đại phương Đông tập trung phát triển chính là nông nghiệp, như thủ công nghiệp, chăn nuôi theo hình thức tự cung tự cấp. Việc này cũng nhờ vào điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dong sông lớn đem lại phù sa màu mỡ.

So sánh nhà nước phương Đông và phương Tây

1. Khái quát về nhà nước phong kiến:

Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến (phong tước, kiến địa) là một từ gốc Hán-Việt: xuất phát từ hệ tư tưởng chính trị thời Tây Chu, Trung Quốc. Đặc điểm chung của chế độ phong kiến là giai cấp địa chủ phong kiến nắm quyền sở hữu phần lớn ruộng đất (gồm cả sở hữu tư nhân và sở hữu nhà nước) và tiến hành bóc lột địa tô (dưới nhiều hình thức như tô lao dịch, tô sản phẩm, tô tiền hay những hình thức kết hợp) đối với nông dân không có hay có ít ruộng đất (dưới những hình thức và mức độ lệ thuộc khác nhau). Xã hội phân hoá thành những giai cấp và đẳng cấp khác nhau. Hệ thống chính trị có thể là phân quyền cát cứ hay tập quyền theo chính thể quân chủ. Cơ sở kinh tế chủ yếu là nông nghiệp dựa trên sản xuất nhỏ của nông dân, những giai đoạn cuối, kinh tế hàng hoá phát triển mạnh dẫn đến sự ra đời của kết cấu kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa.

2. So sánh nhà nước phong kiến Phương Đông và phương Tây:

Để thấy rõ những điểm tương đồng và khác biệt cũng như có những đánh giá đúng đắn hơn về nhà nước phong kiến phương Đông và nhà nước phong kiến phương Tây, có thể so sánh dựa trên các tiêu chí: Thời điểm ra đời, hình thức nhà nước, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước, bản chất và chức năng nhà nước.

2.1. Sự giống nhau:

v Thời điểm ra đời (Quá trình hình thành, phát triển và suy vong): Sự hình thành chế độ phong kiến cũng như nhà nước phong kiến chính là quá trình phong kiến hóa, đó là cả một quá trình, diễn ra trong thời gian dài và có hai con đường: Một là, hình thành từ nền tảng là nhà nước chiếm hữu nô lệ. Hai là, có những nước từ chế độ công xã nguyên thủy đang tan rã, bỏ qua chế độ chiếm hữu nô lệ tiến thẳng lên chế độ phong kiến và thiết lập nhà nước phong kiến. Sự suy vong của hai nhà nước phong kiến phương Đông và phương Đông và phương Tây cũng đều cùng xuất phát từ mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân với quý tộc phong kiến.

v Cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị, tư tưởng: Về cơ sở kinh tế: nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều có nền kinh tế nông nghiệp, bên cạnh là kinh tế thủ công nghiệp và buôn bán nhỏ, kinh tế mang tính chất tự cung, tự cấp. Quan hệ sản xuất chủ yếu dựa trên chế độ sở hữu của địa chủ phong kiến đối với tư liệu sản xuất (chủ yếu là ruộng đất) và sản phẩm lao động. Xã hội hình thành hai giai cấp cơ bản: nông dân (ở phương Tây gọi là nông nô) và địa chủ phong kiến (ở phương Tây thường gọi là lãnh chúa, hoặc chúa đất). Bóc lột địa tô là phương thức bóc lột đặc trưng và phổ biến; đặc điểm tiêu biểu của nhà nước phong kiến là phân chia đẳng cấp. Về chính trị,tư tưởng: chế độ phong kiến phân quyền được hình thành và đi từ phân quyền đến tập quyền. Cả hai nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều lấy tôn giáo làm cơ sở lí luận cho sự thống trị của mình (Trung Quốc là Khổng giáo hay Nho giáo, Ấn Độ là Hồi giáo, châu Âu là Thiên Chúa giáo).

v Về hình thức nhà nước: Hình thức chính thể phổ biến của nhà nước phong kiến là quân chủ, trải qua hai giai đoạn – phân quyền cát cứ và trung ương tập quyền. Từ góc độ hình thức cấu trúc nhà nước thì hầu hết các nhà nước phong kiến đều là những nhà nước đơn nhất. Về chế độ chính trị, các nhà nước phong kiến, kể cả phương Đông và phương Tây đều sử dụng các phương pháp cai trị độc đoán, chuyên quyền để thực thi quyền lực của giai cấp địa chủ phong kiến, bắt nông dân và những người lao động khác phải phục tùng tuyệt đối quyền lực đó.

v Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước: So với bộ máy nhà nước chủ nô, bộ máy nhà nước phong kiến phát triển hơn về cách thức tổ chức, phương thức hoạt động, phân định chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan nhà nước. Bộ máy nhà nước đứng đầu là vua, giúp vua là quan. Vua, quan là những giai cấp thống trị nhân dân.

v Về bản chất và chức năng nhà nước: Xét về mặt bản chất, nhà nước phong kiến là công cụ chuyên chính của giai cấp địa chủ phong kiến đối với nông dân và những người lao động khác nhằm duy trì, củng cố địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Về chức năng nhà nước, cả nhà nước phong kiến phương Đông và phương Tây đều thực hiện 2 chức năng chính là chức năng đối nội (bảo vệ, củng cố và phát triển chế độ sở hữu của giai cấp địa chủ phong kiến đối với tư liệu sản xuất, duy trì chế độ bóc lột, đàn áp nông dân và các tầng lớp khác) và chức năng đối ngoại (phòng thủ chống xâm lược từ bên ngoài, gây chiến tranh xâm lược các nước khác, hoạt động đối ngoại hữu hảo ở từng thời điểm với các quốc gia khác,…)

Xem thêm: Nhà nước tư sản và nhà nước phong kiến

2.2. Sự khác nhau:

v Thời điểm ra đời (các quá trình hình thành, phát triển, suy vong):

Ở phương Đông nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây, do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm; và hình thành sớm nhất ở Trung Quốc, từ thế kỷ III trước công nguyên. Tuy nhiên, quá trình phát triển lại rất chậm (Trung Quốc thế kỷ VII – XVI), các nước Đông Nam Á (thế kỷ X – XIV). Quá trình suy vong dài, bởi có sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân nên mâu thuẫn dân tộc, giai cấp đã làm chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. Nhân dân phương Đông phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống thực dân, lật đổ phong kiến. Ở phương Tây, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn (thế kỷ V – X), nó được hình thành sớm nhất đã là thế kỷ V sau công nguyên (ở Tây Âu). Nó phát triển rất nhanh (Thế kỷ XI – XIV) và thời gian suy vong ngắn (Thế kỷ XV – XVI). Ở phương Tây, nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình. Sự hình thành quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc LaMã là yếu tố cơ bản, quyết định, công cuộc chinh phục các bộ lạc của người Giécmanh là yếu tố thúc đẩy quá trình phong kiến hóa. Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.

v Về cơ sở kinh tế – chính trị – xã hội – tư tưởng:

Cơ sở kinh tế: Ở phương Tây (Tây Âu), chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời cổ đại. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài. Ở trung kì (thời kì phát triển), thủ công, thương nghiệp phát triển, dẫn tới sự xuất hiện thành thị trung đại. Khác với phương Tây, kinh tế phương Đông lại bó hẹp ở công xã nông thôn. Kinh tế địa chủ với quan hệ địa chủ – tá điền chiếm ưu thế, ruộng đất thuộc sở hữu của nhà nước, một phần ruộng đất được phân phong cho quý tộc, quan lại, một phần được cấp cho nông dân theo định kỳ để nhà nước thu thuế, như chế độ quân điền ở Trung Quốc, chế độ ban điền ở Nhật Bản,..(sở hữu tư nhân phát triển chậm). Về cơ sở xã hội: Giai cấp thống trị phương Đông là địa chủ, quý tộc, còn ở phương Tây thế lực thống trị gồm lãnh chúa, quý tộc, tăng lữ. Giai cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông. Về chính trị, tư tưởng: Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây. Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông (thời Tần Thủy Hoàng) và A-sô-ka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương Tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ (thế kỉ XIV) và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa. Sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương Tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn phương Đông.

v Về hình thức nhà nước:

Ở phương Tây, một đặc trưng, phổ biến và bao trùm của nhà nước là trạng thái phân quyền cát cứ. Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kì cuối – thời kì suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một số nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha,…Còn ở một số nước như Italia, Đức,…trạng thái phân quyền cát cứ tồn tại suốt cả chế độ phong kiến. Tính chuyên chế ở chính thể quân chủ chuyên chế không cao như ở phương Đông. Ngoài ra, còn có hình thức chính quyền tự trị thành phố là chính quyền cục bộ, tồn tại trong những khoảng thời gian không lâu. Bên cạnh đó còn có sự ra đời và tồn tại của các cơ quan đại diện đẳng cấp…Ở phương Đông, hình thức kết cấu của nhà nước phổ biến là trung ương tập quyền, phát triển thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, mang tính chuyên chế cực đoan. Trong chính thể này, vua có uy quyền tuyệt đối, là đấng chí cao vô thượng và được thần thánh hóa là “thiên tử”, “thiên hoàng”…Dạng chính thể này tồn tại trong suốt thời kì phong kiến.

v Về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước:

Bộ máy nhà nước phong kiến phương Đông thể hiện tính trung ương tập quyền cao độ, Vua hay Hoàng đế là người nắm hết mọi quyền lực, quan lại các cấp đều là tôi tớ của vua, dân chúng trong nước đều là thần dân của vua. Hệ thống quan lại được tổ chức 2 cấp, trung ương và địa phương với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ. Điển hình cho nhà nước phong kiến phương Đông là nhà nước phong kiến Trung Quốc. Ở phương Tây, mà điển hình là Tây Âu, trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ máy nhà nước ở trung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực. Bộ máy nhà nước ở các lãnh địa rất mạnh, gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quan cưỡng chế. Trên thực tế, các lãnh địa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật lệ riêng. Ở chính quyền tự trị thành phố, thành thị sau khi đã được tự trị, một mặt có đầy đủ quyền hành như một lãnh chúa, mặt khác, cộng hòa thành thị có địa vị và tính chất như một thần thuộc của lãnh chúa; do đó nó là cộng hòa phong kiến. Sang giai đoạn nhà nước trung ương tập quyền, thì nạn phân quyền cát cứ được khắc phục, quyền lực nhà nước đã tập trung vào cơ quan nhà nước ở trung ương, đứng đầu là vua (có quyền quyết định mọi công việc đối nội, đối ngoại, bổ nhiệm hoặc cách chức, ban bố hoặc hủy bỏ các đạo luật, trừng phạt, ân xá…)

v Về bản chất và chức năng nhà nước:

Cũng như thời kì chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến phương Đông vẫn có một chức năng đặc biệt, quan trọng là tổ chức công cuộc trị thủy và thủy lợi. Còn về bản chất của nhà nước phong kiến ở đâu cũng là một, tuy nhiên, ở phương Tây, tính chất giai cấp của nhà nước thể hiện rõ nét hơn ở phương Tây, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc hơn (lãnh chúa – nông nô), cuộc sống của nông dân, tá điền ở phương Đông) so với nông nô có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.

KẾT LUẬN

Như vậy, nhà nước phong kiến phương Đông và nhà nước phương Tây tuy có nhiều điểm khác nhau và những đặc trưng riêng, nhưng đều là những nhà nước phong kiến – kiểu nhà nước thứ hai trong lịch sử, nó củng cố bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến thống trị, góp phần quản lý đời sống xã hội. Nó là kiểu nhà nước điển hình cần được nghiên cứu, tìm hiểu, có những nhìn nhận, đánh giá chính xác và đầy đủ, sâu sắc hơn.

1.Thời gian ra đời

- Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời sớm TNK IV-III TCN , còn nhiều tàn dư của xã hội nguyên thủy.trình độ sản xuất thấp kém công cụ lao động thô sơ ( đá, đồng...). Địa điểm là bên lưu vực các dòng sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang ( Trung Quốc), sông Nin ( Ai Cập)... điều kiện tự nhiên thuận lợi đất đai màu mở thuận lợi phát triển nông nghiệp.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn thế kỉ I TCN, hình thành trên cơ sở trình độ sản xuất cao ( công cụ bằng Sắt). Địa điểm là vùng ven biển địa Trung Hải, điều kiện đất đai khô cằn và cứng khó canh tác, có nhiều bờ biển khúc khuỷu thuận lợi xây dựng hải càg phát triển thương nghiệp.

2. Quá trình hình thành nhà nước thể chế chính trị

- Quá trình hình thành nhà nước là quá trình liên kết thị tộc,liên minh bộ lạc xuất phát từ nhu cầu trị thủy, vẫn bảo lưu dai dẳng những tàn dư của xã hội nguyên thủy.
- Các quốc gia cổ đại phương Tây quá trình hình thành nhà nước là quá trình xóa bỏ hoàn toàn quan hệ thân tộc trông đó quan hệ địa vực và kinh tế được thay thế.

3. Về thể chế chính trị

- Các quốc gia cổ đại phương Đông là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực tập trung trong tay người đứng đầu nhà nước là vua ,là người có sở hữu tối cao,có quyền lập pháp ,hành pháp, tư pháp , chỉ huy quân đội tối cao.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây là nền dân chủ chủ nô ( Aten), Cộng hòa quý tộc (Rô ma thời cộng hòa), đế chế.

4. Cơ cấu xã hội

- Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm:

+ Quý tộc ( quý tộc quan lại và quý tộc tăng lữ)

+ Nông dân công xã chiếm trên 90% là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.

+ Nô tỳ ( nô lệ) phục vụ trong cung vua và các quan lại giàu có, không có vai trò trong việc thịnh suy của nhà nước.

=> quan hệ bóc lột dưới dạng tô thuế cống nạp.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây gồm :

+ Chủ nô ( chủ xưởng, chủ thuyền,thuyền buôn giàu có, quan lại, tăng lữ..)

+ Nô Lệ chiếm số đông trong xã hội là lực lượng lao động chính của xã hội. quyết định tới sự thịnh suy của nhà nước nhưng thân phận họ lệ thuộc vào chủ nô, tất cả những gì nô lệ làm ra đều của chủ nô, chủ có toàn quyền kể cả giết nô lệ.

=> Chế đô chiếm hữu nô lệ thuần phục và điển hình , là quan hệ cưỡng bức siêu kinh tế giữa chủ nô và nô lệ.

5. Về kinh tế

- Các quốc gia cổ đại phương Đông nền tảng kinh tế chính là nông nghiệp

+ thủ công nghiệp

+ chăn nuôi, tự nhiên tự cung tự cấp. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, mưa thuận gió hòa, lưu vực các dòng sông lớn giàu phù sa, màu mỡ, khí hậu ấm nóng.

- Các quốc gia cổ đại phương Tây thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển là nền tảng của kinh tế :

+ Có Địa Trung Hải là nơi giao thông, giao thương thuận lợi.

+ Phần lớn lãnh thổ là núi và cao nguyên.

+ Đất canh tác không màu mỡ.

+ Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát đạt.

=> văn hóa cổ đại phương tây phát triển hơn văn hóa cổ đại phương đông

  • Thời gian hình thành: ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông, do đó đã tiếp thu, kế thừa nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông.
  • Do điều kiện tự nhiên: cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp xúc với biển đã mở ra cho họ một chân trời mới, họ có điều kiện giao lưu tiếp xúc với nhiều nền văn hóa trên thế giới.
  • Sự phát triển cao hơn về mặt kinh tế, chính trị xã hội: cơ sở kỹ thuật, đồ sắt, kinh tế công thương nghiệp và hàng hải; vai trò của tầng lớp tri thức trong xã hội.
  • Thể chế dân chủ chủ nô tạo điều kiện cho con người tự do phát huy tài năng sáng tạo của mình.

So sánh cơ sở hình thành và phát triển của Nhà nước và Pháp luật phương Đông và phương Tây thời kỳ cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.17 KB, 7 trang )

MỤC LỤC
Trang
1

A. MỞ DẦU
B. NỘI DUNG
I. Sự giống nhau
II. Sự khác nhau
1. Thời điểm ra đời
2. Cơ sở kinh tế
2.1 Cơ cấu kinh tế
2.2 Chế độ sở hữu
3. Cơ sở xã hội
4. Cơ sở tư tưởng
5. các yếu tố khác
C. KẾT LUẬN

1
1
2
2
2
2
3
3
4
5
5

A. MỞ ĐẦU
Các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây là các quốc


gia ra đời sớm nhất trên thế giới. Nó đã mở ra thời đại văn minh cho con người, thời đại
xã hội có giai cấp và nhà nước. Các quốc gia cổ đại có nền văn hoá lớn đó là Trung
Quốc, Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ(4 quốc gia cổ đại phương đông) và Hi lạp, La Mã (2
quốc gia cổ đại phương tây). Giữa các quốc gia này có nhiều điểm giống và khác nhau
1


trong đó có cả cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật. Nhận thức được
vấn đề này em chọn đề tài: “So sánh cơ sở hình thành và phát triển của Nhà nước và
Pháp luật phương Đông và phương Tây thời kỳ cổ đại” để trình bày. Dù cố gắng nhiều
nhưng bài làm của em vẫn không tránh khỏi những thiếu xót kính mong các thầy cô
đóng góp ý kiến để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn!
B. NỘI DUNG
I. Sự giống nhau
Sự ra đời của Nhà nước cổ đại ở phương Đông và phương Tây đều tuân theo một
qui luật chung, đó là sự hình thành trên cơ sở những mâu thuẫn giai cấp đối kháng
không thể điều hòa được.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất với sự ra đời của công cụ sản xuất bằng kim
loại đã tạo ra những chuyển biến lớn về sự phát triển kinh tế - xã hội. Khoảng thiên niên
kỉ thứ IV – TCN, cư dân Lưỡng Hà, Ai Cập đã 2ang nhiều công cụ đồng trong sản xuất
và đời sống. Nghề luyện sắt và công cụ sắt đã xuất hiện vào khoảng nửa cuối thiên niên
kỉ thứ II-TCN ở Tây Nam Á và Ai Cập. Cùng với kinh nghiệm sản xuất của con người,
sự ra đời của công cụ sản xuất mới đã tạo nên bước nhảy vọt về trồng trọt và nghề thủ
công. Những điều đó đã dẫn tới các cuộc phân công lao động trong xã hội: nghề trồng
trọt và nghề chăn nuôi tách rời nhau; thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp; thương
nghiệp xuất hiện và phát triển mạnh. Nó đã dẫn tới hệ quả: xuất hiện tài sản tư hữu và
công xã nông thôn xuất hiện thay thế cho công xã thị tộc phụ hệ đang dần dần tan rã.
Quá trình phát triển của chế độ tư hữu diễn ra mạnh mẽ, tình trạng bất bình đẳng
về kinh tế, khả năng người này có thể chiếm đoạt lợi ích kinh tế của người khác đã làm
phát sinh những mâu thuẫn và đối kháng. Những thay đổi về kinh tế đã tác động làm

biến đổi quan hệ xã hội. Xã hội hình thành ba giai cấp chính: chủ nô, bình dân, nô lệ.
Mâu thuẫn đối kháng nảy sinh, dần dần phát triển tới mức độ không thể điều hòa được,
đấu tranh giai cấp diễn ra quyết liệt. Các hình thức tổ chức xã hội trong xã hội nguyên
thủy không thể giải quyết được thực trạng đó và nó không còn phù hợp để tồn tại. Giai
cấp chủ nô cần phải có một tổ chức mới để củng cố và tăng cường địa vị của mình. Đó
là bộ máy bạo lực, gồm các quan chức hành chính, tòa án, nhà tù, quân đội, cảnh sát để
đàn áp người lao động. Tổ chức đó gọi là Nhà nước. Như vậy khi nhà nước ra đời thì
quyền lực công cộng trước đây thuộc về toàn thể cộng đồng thành viên trong xã hội thì
nay trở thành quyền lực nhà nước được tổ chức chặt chẽ, có sức mạnh cưỡng chế và
được bảo đảm thực hiện bằng nhiều công cụ, phương tiện khác nhau.
II. Sự khác nhau
1. Thời điểm ra đời
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời vào khoảng thiên niên kỉ thứ IV – III
TCN điển hình là Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn Độ,…;Còn các quốc gia cổ đại
phương Tây ra đời vào khoảng thiên niên kỉ thứ II – I TCN điển hình là Hi Lạp, La Mã,
…Như vậy các quốc gia cổ đại ở phương Đông ra đời sớm hơn so với ở phương Tây:
2


do ở phương đông có điều kiện tự nhiên thuận lợi khí hậu phù hợp, đất phù sa màu
mỡ… rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nhưng cũng phải lo làm thuỷ lợi phòng lũ
lụt nên từ rất sớm các công xã nông thôn đã hợp nhất thành các 3ang minh bộ lạc lớn rồi
từ đó hình thành các quốc gia cổ đại vì thế ngay cả khi loài người còn đang ở thời kì đá
– đồng, khi mà công cụ bằng sắt chưa xuất hiện thì họ vẫn có thể thành lập các nhà nước
cổ đại. Trái lại, ở phương tây đất canh tác không màu mỡ bằng, khí hậu không phù hợp
để canh tác nông nghiệp vì thế chỉ khi công cụ bằng sắt ra đời từ khoảng giữa TNK I
TCN thì các quốc gia cổ đại phương tây mới hình thành. Ở đây ta lại có thắc mắc tại sao
các quốc gia phương tây phát triển công thương nghiệp lại cần sự phát triển nông nghiệp
ở thời đồ sắt lý do rất đơn giản vì nông nghiệp là cơ sở của mọi ngành kinh tế, là hình
thức kinh tế giúp con người tồn tại, không ở đâu là không cần nông nghiệp phát triển kể

cả các quốc gia phương tây vì nông nghiệp là cơ sở để duy trì sự tồn tại của xã hội .
2. Cơ sở về kinh tế
2.1 Cơ cấu kinh tế
Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời bên lưu vực các con 3ang lớn (như Ấn
độ bên 3ang Hằng, Ai cập bên 3ang Nin, Lưỡng Hà 3ang Tigris và 3ang Ơphrat, Trung
Quốc 3ang Hoàng Hà và Trường Giang…..), lưu vực các con 3ang lớn là những đồng
bằng phì nhiêu, đất đai màu mỡ, tơi xốp, lại được phù sa bồi đắp 3ang năm…Khí hậu
nhiệt đới mưa nhiều, nguồn nước phong phú. Với điều kiện tự nhiên như vậy nên thuận
lợi 3ang33 dân phương Đông phát triển nghề nông đặc biệt là trồng lúa nước. Cùng với
nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh, xã hội sớm xuất hiện giai cấp và
nhà nước. Đồng bằng ven 3ang bù đắp một lượng phù xa rất lớn phủ lên các chân ruộng
thấp làm cho đất mềm, dễ làm vì vậy, công cụ lao động của họ chủ yếu là gỗ, đá và đồng
đỏ họ có thể canh tác mà không cần công cụ bằng sắt. Ngoài nghề nông, cư dân phương
Đông cổ đại còn kết hợp với chăn nuôi, tiến hành trao đổi sản phẩm do mình làm ra giữa
vùng này với vùng khác. Tuy nhiên, tất cả những ngành kinh tế đó dù phát triển dến đâu
cũng chỉ hỗ trợ cho nghề nông và không làm giảm ý nghĩa “lấy nghề nông làm gốc” của
cư dân phương Đông. Như vậy ở phương Đông, nền kinh tế nông nghiệp đóng vai trò
chủ đạo. Nền kinh tế của họ mang tính tự cấp, tự túc là chủ yếu nên nền thương nghiệp
chưa phát triển, buôn bán trao đổi chủ yếu dưới hình thức vật đổi lấy vật, tiền tệ đã xuất
hiện nhưng chưa phổ biến. Điều đó cũng ảnh hưởng đến pháp luật ở phương Đông thời
kì này là pháp luật về dân sự và thương mại không phát triển.
Khác với các quốc gia phương Đông, các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời
muộn hơn, nằm ở ven bờ biển Địa Trung Hải, nên đất canh tác ít, lại khô cứng, chỉ thích
hợp với các loại cây lưu niên, nhưng bù lại, ở đây lại có đường bờ biển kéo dài có nhiều
vũng vịnh nên thuận lợi để phát triển 3ang hải, có các hải cảng thuận lợi cho việc buôn
bán 3ang hoá. Như vậy, phương Tây không có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển
nông nghiệp. Cụ thể, ở La Mã cổ đại có các đồng bằng khá lớn như đồng bằng Pô và
đồng bằng Tibrơ nhưng nền kinh tế nông nghiệp không dữ vai trò chủ đạo vì khí hậu ở
đây là khí hậu Địa Trung Hải tuy có nhiều nét giống với khí hậu nhiệt đới nhưng lượng
mưa 3ang năm ít hơn nhiều, còn ở một số vùng như ở Trung Phi và một số vùng núi cao

ở nước ta lượng mưa trong năm khá cao nhưng do địa hình gồ ghề không có các đồng
3


bằng châu thổ rộng lớn. Nhưng, Hi Lạp và La Mã đều là các quốc gia nằm trên các bán
đảo lớn ăn ra biển, có nhiều vũng, vịnh kín gió thuận lợi cho phát triển 4ang hải. Đất đai
và khí hậu ở đây tuy không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lúa nước nhưng bù lại
khí hậu và đất đai ở đây lại thuận lợi cho việc trồng một số cây công nghiệp lâu năm như
nho, ôliu. Ở đây, có cả ba thành phần kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp.
Ở các quốc gia cổ đại phương tây nền kinh tế nông nghiệp không phát triển như các
quốc gia cổ đaị phương đông. Nền nông nghiệp của họ chủ yếu gắn với thị trường và
phục vụ nhu cầu của thị trường. Nền thủ công nghiệp của họ cũng gắn liền với nhu cầu
của thị trường. Nhưng cái khác biệt lớn nhất của họ so với các quốc gia phương đông là
thủ công nghiệp của họ đã tách rời khỏi nông nghiệp để trở thành một nền sản xuất độc
lập. Nền thương nghiệp ở phương Tây đã có sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt là giao
thương bằng đường biển. Nền kinh tế các quốc gia cổ đại phương tây là nền kinh tế dựa
trên sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp, nông nghiệp chỉ là thứ yếu, là nguyên
liệu cho thủ công nghiệp và thương nghiệp. Vì vậy mà các chế định trong lĩnh vực dân
sự phát triển mạnh. Kĩ thuật lập pháp phát triển đưa ra nhiều khái niệm chuẩn xác và có
tính pháp lý cao.
2.2Chế độ sở hữu
Ở phương Đông, được hình thành bên cạnh các con 4ang lớn khiến cộng đồng dân
cư phải tiến hành công cuộc trị thủy và thủy lợi. Do tính cấp bách thường xuyên và yêu
cầu quy mô lớn của công cuộc trị thủy, thủy lợi nên công xã nông thôn với chế độ sở
hữu chung về ruộng đất được bảo tồn rất bền vững. Ruộng đất về hình thức là thuộc
quyền sở hữu của nhà nước nhưng trên thực tế lại thuộc về công xã nông thôn, các thành
viên của công xã chỉ có quyền chiếm hữu mà thôi. Sở hữu tư nhân đã xuất hiện nhưng
chỉ dừng lại ở việc sở hữu: công cụ lao động, đất ở, tư liệu tiêu 4ang. Như vậy tư hữu ở
các quốc gia cổ đại phương Đông phát triển rất chậm chạp.
Các quốc gia cổ đại ở phương Tây được hình thành muộn hơn trên cơ sở chế độ tư

hữu phát triển triệt để nên các chủ nô trực tiếp chiếm hữu những điền trang lớn, những
xưởng thủ công, những đoàn thương thuyền và đông đảo những người nô lệ. Sự ra đời
và phát triển triệt để của chế độ tư hữu đã phá vỡ nhanh chóng các công xã nông thôn,
thúc đẩy kinh tế công thương nghiệp phát triển. Như vậy có thể thấy, chế độ công hữu
chiếm ưu thế lớn ở phương Đông, còn ở phương Tây, chế độ tư hữu chiếm ưu thế lớn.
3. Cơ sở xã hội
Ở phương Đông, xã hội chưa phân hóa thành các giai cấp mà chỉ xuất hiện tầng
lớp: Quý tộc, nông dân công xã và nô lệ. Đứng đầu là tầng lớp quý tộc chủ nô có nhiều
xủa cải và quyền thế, giữa chức vụ tôn giáo hoặc quản lý bộ máy nhà nước… Trong đó
chủ yếu là chủ nô nông nghiệp, chủ nô nông nghiệp có số lượng ít, thế lực không mạnh.
Nông dân công xã là bộ phận đông đảo nhất đóng vai trò to lớn trong sản xuất. Họ là lực
lượng sản xuất chính. Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội. Họ là những tù binh chiến
tranh hay những nông dân nghèo không trả được nợ, bị biến thành nô lệ. Số lượng nô lệ
cũng khá đông đảo và phải làm đủ mọi việc, từ hầu hạ trong cung, đền miếu và gia đình
quý tộc…đến những việc nặng nhọc nhất ngoài xã hội như làm đường, xây cầu cống,
dinh thự. Trong xã hội các quốc gia cổ đại phương Đông mâu thuẫn giai cấp không phát
4


triển gay gắt. Quan hệ giữa chủ nô với nông dân công xã: chỉ bóc lột mang tính gián tiếp
thông qua công xã nông thôn với các hình thức thuế, lao dịch, cống nạp. Vì vậy nên mâu
thuẫn giữa hai tầng lớp này không phát triển gay gắt. Giữa chủ nô với nô lệ, ở phương
Đông nô lệ không phải là lực lượng sản xuất chính, nên giai cấp chủ nô cũng không
nhằm vào nô lệ để bóc lột làm giàu cho mình. Quan hệ chủ nô – nô lệ ở phương Đông
mang tính gia trưởng nhiều hơn, nô lệ chủ yếu dung để phục dịch trong gia đình chủ nô
là chủ yếu.
Ở phương Tây có sự phân hóa giai cấp mạnh mẽ, cụ thể có ba giai cấp: chủ nô,
bình dân, nô lệ. Chủ nô ở đây có hai tầng lớp: chủ nô nông nghiệp và chủ nô công
thương. Tầng lớp chủ nô nông nghiệp xuất 5ang từ các quan chức của xã hội nguyên
thủy nên còn được gọi là quí tộc thị tộc. Tầng lớp chủ nô công thương do sản xuất, buôn

bán mà giàu có nên được gọi là quí tộc mới. Số lượng nô lệ của các quốc gia cổ đại
phương tây cao gấp 5ang chục lần số lượng chủ nô và bình dân. Với nền kinh tế thủ
công nghiệp và thương nghiệp phát triển, lực lượng chính làm ra của cải vật chất ở đây
là những người nô lệ, một thứ “công cụ biết nói”. Do sự khác biệt trong lực lượng sản
xuất chính giữa xã hội cổ đại phương đông và xã hội cổ đại phương tây nên mâu thuẫn
xã hội giữa các quốc gia cổ đại phương Tây khác với ở phương Đông. Xuất hiện hai
mâu thuẫn trong xã hội là mâu thuẫn giữa chủ nô nông nghiệp và chủ nô công thương
nghiệp, và giữa chủ nô với nô lệ. Những biểu hiện của quyền sở hữu nô lệ và mâu thuẫn
giữa chủ nô và nô lệ hết sức rõ rệt. Nó là tài sản riêng của chủ nô, mối quan hệ bóc lột
diễn ra chủ yếu giữa chủ nô và nô lệ. Trong mỗi điền trang nông nghiệp, chủ nô đã sử
dụng hàng nghìn nô lệ lao động; trong các xưởng thủ công, trong các gia đình chủ nô,
quan lại, trong cung đình đều sử dụng nô lệ. Ngoài 2 giai cấp đối kháng là chủ nô và nô
lệ thì lại có 5ang một tầng lớp không bóc lột ai nhưng cũng không bị ai bóc lột, họ là
những người dân tự do nghèo, Mác đã gọi họ là tầng lớp “vô sản ăn bám” họ sống nhờ
vào phúc lợi xã hội mà không cần phải lao động gì. Như vậy có thể thấy, mâu thuẫn giai
cấp trong xã hội phương Tây cổ đại gay gắt hơn mâu thuẫn so với phương Đông.
4. Cơ sở về tư tưởng
Cơ sở tư tưởng hình thành nhà nước phương Đông cổ đại chính là tư tưởng thần
quyền, đề cao vai trò của các vị vua, tôn sùng một cách tuyệt đối. Ở Ai Cập, các vị
Pharaon (cái nhà lớn), luôn nhận mình là con của thần Mặt Trời nhằm đề cao vai trò và
quyền lực vô hạn của mình đối với dân chúng; ở Lưỡng Hà là Enxi (người đúng đầu).
Còn ở Trung Quốc đề cao thuyết thiên mệnh, vua được coi là Thiên tử (con trời), vua có
quyền lực tối cao. Ở Trung Quốc, “ dưới bầu trời rộng lớn không nơi nào không phải đất
của nhà vua; trong phạm vi lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà
vua”. Luật Hammurabi (Lưỡng Hà) còn nói rằng: thần thánh đã trao cho vua quyền tối
cao thiêng liêng để cai trị đất nước.
Ở phương Tây, cơ sở tư tưởng là những tư tưởn cải cách dân chủ, tư tưởng phân
chia quyền lực của Aristot cải cách về sự phân quyền nhà nước và cơ cấu tổ chức bộ
máy nhà nước. Vì vậy, các biện pháp và biểu hiện dân chủ (Demokratie) đã xuất hiện ở
nhà nước Phương Tây. Ví dụ: Hội nghị công dân – cơ quan quyền lực cao nhất trong

nhà nước Aten cổ đại. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận, về tính chất và mức độ của dân
5


chủ ở đây chỉ dừng lại ở dân chủ đa số và chứa đựng những hạn chế nhất định. Khái
niệm “dân” ở đây cũng chỉ được hiểu là những người dân tự do chứ không phải là một
bộ phận lớn trong xã hội lúc này là những người nô lệ.
5. Các yếu tố khác
Ngoài các điều kiện nêu trên, các quốc gia cổ đại phương Đông còn hình thành
dựa trên yếu tố trị thủy và thủy lợi. Trong nên kinh tế nông nghiệp, thì yêu cầu trị thủy
là một yêu cầu tối quan trọng, quyết định đến miếng cơm, manh áo của con người. Thêm
nữa, do phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên các tộc người luôn có xu hướng tranh giành
những vùng đất tốt, chiến tranh là điều thường xuyên và không thể tránh khỏi đối với
các nước phương Đông. Như cầu trị thủy và chống ngoại xâm đặt ra là vấn đề sống còn
đối với sự tồn tại của các tập đoàn người ở phương Đông. Đó chính là yếu tố thúc đẩy sự
ra đời sớm của các quốc gia cổ đại phương Đông. Điều đó đã quy định bản chất, chức
năng của nhà nước: các quốc gia cổ đại phương đông mang tính xã hội sâu sắc hơn. Đây
cũng là nguyên nhân để lý giải vì sao trong buổi đầu thành lập nhà nước, chính thể của
các nước ở phương Đông là Quân chủ tuyệt đối với quyền lực được tập trung vào tay
vua ngày càng cao độ.
Còn ở các quốc gia cổ đại phương Tây diều kiện tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi,
thương nghiệp phát triển, sự lưu thông hàng hóa và nên thương nghiệp đã thúc đẩy sự
phân chia gai cấp trong xã hội hình thành nên giai cấp chủ nô và nô lệ, dẫn tới sự mâu
thuẫn giai cấp không thể điều hòa và từ đó hình thành nhà nước.Chính vì vậy tính giai
cấp thể hiện rõ nét trong bản chất của các nhà nước phương Tây cổ đại. Và ở Phương
Tây, hình thức chính thể được biểu hiện rất đa dạng gồm dân chủ chủ nô, cộng hoà quý
tộc, quân chủ chuyên chế. Ví dụ nhà nước Xpác (nhà nước cộng hoà quý tộc chủ nô);
nhà nước Aten (nhà nước cộng hòa dân chủ chủ nô); nhà nước La mã (cộng hoà và quân
chủ chuyên chế).
C. KẾT LUẬN

Qua những phân tích ở trên, ta đã phần nào đã thấy rõ sự giống và khác nhau về
cơ sở hình thành nhà nước và pháp luật phương Đông và phương Tây thời kì cổ đại. Để
từ đó có thể thấy được điểm khác biệt cơ bản về nhà nước và pháp luật ở phương Đông
và phương Tây vào thời kì này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế
giới, Nxb. CAND, Hà Nội, 2008.
2. Khoa luật - Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật
thế giới, Nxb. ĐHQG, Hà Nội, 1997.
6


3. Lương Ninh (chủ biên), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006.
4. Các trang web
www.ebook.edu.vn
www.tailieu.vn

7