So sánh phong cách Vũ Trọng Phụng và Thạch Lam qua cách nhìn cách cảm nhân đề giọng điều nhân vật

Phong cách nghệ thuật của Thạch Lam

  • Phong cách nghệ thuật của Thạch Lam đầy đủ
  • Phong cách nghệ thuật của Thạch Lam ngắn gọn

Phong cách nghệ thuật của Thạch Lam đầy đủ

Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ và mỗi nhà văn lớn đều là những nghệ sĩ bậc thầy về tiếng nói. Khác với ngôn ngữ không có tính nghệ thuật, chỉ nhằm mục đích chủ yếu là thông tin, truyền đạt một điều gì đó chính xác, nội dung được giới hạn chặt chẽ. Ngôn ngữ nghệ thuật bao giờ cũng tìm cách truyền các quan điểm của nghệ sĩ vào đối tượng được miêu tả, truyền vào đấy một lối nhìn sự vật, cách nhận thức và cảm quan về thế giới của nhà văn, nói cách khác là ngôn ngữ mang dấu ấn của cá tính và phong cách nghệ sĩ.

Xuất hiện trên văn đàn cùng thời với rất nhiều nhà văn khác, Thạch Lam mang một dấu ấn rất riêng. Không trào lộng như Vũ Trọng Phụng, không hài hước như Nguyễn Công Hoan, không triết lý như Nam Cao. Thạch Lam nhẹ nhàng và tinh tế. Ngôn ngữ và giọng điệu trữ tình cũng vì thế là đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Thạch Lam. Mỗi truyện ngắn của ông như một bài thơ về những cuộc đời, những thân phận nhỏ bé, côi cút và bất hạnh, gợi sự thương cảm, xót xa sâu sắc của tình người. Giản dị mà sâu sắc, chứa chan tình nhân ái, Thạch Lam hướng người đọc tới sự thanh cao của cái đẹp, cái thiện. Ông luôn đi sâu vào khám phá đời sống tâm linh của nhân vật bằng một ngòi bút rất tinh tế, rất hiểu sự đời - đó là những vẻ đẹp lẩn khuất bên trong tâm hồn con người: tình thương, sự cảm thông, lòng vị tha giữa người với người, giữa người với vật. Thật cảm động trước tình thương mà bọn trẻ dành cho lũ chim non trong cơn giông tố, sự sám hối bởi một phút giận dữ đã gây bất hạnh cho một con người, sự cảm thông với số phận nghèo khổ của những tấm lòng cao cả, những tâm hồn trong sáng, hồn nhiên của những em bé nghèo nơi phố huyện… những con người nhỏ bé, bình thường ấy bỗng vút cao trong tác phẩm Thạch Lam, gợi sự ám ảnh về nhân cách và tình người cao cả. Ngôn ngữ truyện ngắn Thạch Lam là lối ngôn ngữ dư ba, có sức đọng lớn:

“…Tôi ngạc nhiên tự hỏi sao mình hãy còn là người lương thiện, không phải là kẻ ăn cắp, cái đó cũng không khiến tôi lấy làm ngạc nhiên hơn. Mà còn là người lương thiện, tôi tự thấy mình cũng chẳng có gì là đáng khen. Tôi nhớ rõ lúc đó không một ý nghĩ nào về danh dự, về điều phải, điều trái ngăn cản tôi, và khiến tôi đi vào con đường ngay, như người ta vẫn nói. Không, không có một chút gì như thế. Cái gì đã giữ tôi lại? Tôi không biết… có lẽ chỉ có lời nói không đâu, một cử chỉ nào đấy, về phía này hay phía kia, đã khiến tôi có ăn cắp hay không ăn cắp. Chỉ một sợi tóc nhỏ, một chút gì đó, chia địa giới hai bên…” (Sợi tóc)

“Bà Cả hình như không nghe thấy gì nữa. Mắt bà đờ ra như đang theo đuổi một ước vọng xa xôi, bà đang nghĩ rằng không bao giờ bà biết được những nỗi lo sợ ấy, bởi không bao giờ bà được bồng đứa con trên tay, nâng niu ấp ủ một cái mầm sống trong lòng. Không bao giờ… giá bà đánh đổi tất cả của cải để lấy đứa con…” (Đứa con).

“… Hình như có những cái lẽ tối tăm làm cho nàng sợ hãi, không dám nhận lời. Liên lờ mờ thấy rằng nàng không đủ can đảm làm một việc như thế, không đủ quả quyết với mình để chống lại những cái cay nghiệt gây nên xung quanh nàng. Không phải vì nàng quyến luyến đứa con lên sáu: nàng không yêu nó vì nó xấc láo như bố. Nhưng bỏ chồng bỏ con để lấy Tâm, để được sung sướng riêng lấy mình nàng, Liên cho như là một sự việc không bao giờ có thể làm được.” (Một đời người)

Thạch Lam không gân guốc, không đao to búa lớn mà luôn thâm trầm kín đáo. Và đằng sau những dòng chữ lặng lẽ ấy là bao nhiêu những dằn vặt của sự thức tỉnh nhân cách con người. Mỗi người ai rồi cũng sẽ có tình huống phải lựa chọn, những phút giây chống chếnh bên bờ vực của sự sa ngã nhân cách. Nếu không sáng suốt và bản lĩnh để chiến thắng người ta sẽ ngã, sẽ tự đánh mất mình. Truyện ngắn Thạch Lam với những lời văn nhẹ nhàng và kín đáo, như những khúc tâm tình giúp người ta sáng suốt để lựa chọn cho mình lối đi đẹp nhất cho cuộc đời. Thuở sinh thời, Thạch Lam luôn tâm niệm: “Văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên…, văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực làm cho lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn.”(Theo dòng)

Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, thủ thỉ nhưng có sức ám ảnh lớn. Là lối truyện tâm tình, không có cốt truyện, toàn truyện không hề có hành động phát triển xung đột mà chỉ toát lên một tâm trạng, một không khí nhưng lại rất thực, rất đời. Truyện ngắn Thạch Lam như một tấm gương sáng mà ai soi vào đó cũng thấy có mình, thấy ưu điểm, nhược điểm để hiểu mình hơn, hiểu người hơn, để cảm thông hơn và sống đẹp hơn.

“… Tôi rùng mình nghĩ đến số phận của anh xe khốn nạn. Ba đồng bạc phạt! Anh ta sẽ phải vay trả cái xe để nộp phạt; nhưng ba đồng bạc nợ ấy, bao giờ anh mới trả xong, sau những ngày nhịn đói, bị cai xe hành hạ đánh đập vì thù hằn?

Tôi càng nghĩ đến bao nhiêu càng khinh bỉ tôi bấy nhiêu. Qua ô Yên Phụ, nhìn thấy những thợ thuyền tấp nập làm việc dưới ánh đèn trong những căn nhà lá lụp xụp, tôi rảo bước đi mau, hình như trông thấy tôi họ sẽ biết cái hành vi khốn nạn và nhỏ nhen đáng khinh bỉ của tôi ban nãy… sự hối hận thấm thía vào lòng tôi…” (Một cơn giận).

Thạch Lam là vậy đó, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu, hiểu lòng mình để hiểu về người khác. Ông đã đặt mình vào vị trí nhân vật để nói lên cảm nghĩ về số phận những kiếp người nhỏ bé trong xã hội và để từ đó toát lên sự cảm thông sâu sắc với những cảnh đời nghiệt ngã, khổ đau. Thạch Lam đã từng nói: “Nhà văn cốt nhất phải đi sâu vào tâm hồn mình, tìm thấy những tính tình và cảm giác thành thực; tức tìm thấy tâm hồn của mọi người qua tâm hồn của chính mình, đi đến chỗ bất tử mà không tự biết và qua tâm hồn ta, chúng ta có thể đoán biết được tâm hồn mọi người. Và chỉ khi nào chúng ta hiểu biết được những trạng thái tâm lý người ngoài.” Cái hiện thực nhà văn quan tâm bậc nhất là hiện thực tâm trạng, là lối nghĩ, lối cảm ẩn khuất bên trong mỗi con người và nhà văn dùng nó để khám phá thế giới. Cảm xúc tâm trạng của nhà văn bao giờ cũng xuất phát từ thế giới hiện thực, nhưng được biểu hiện qua bút pháp lãng mạn, làm cho Thạch Lam vừa gần gũi với các nhà hiện thực, vừa mang vóc dáng lãng mạn, trữ tình.

Là một thành viên của Tự lực văn đoàn, phong cách Thạch Lam có ảnh hưởng của trường phái lãng mạn. Song trong cái lãng mạn của Thạch Lam có vẻ tươi sáng của ngày mai tốt đẹp hơn ngày hôm nay, nó thức tỉnh trong sâu thẳm con người một chút mơ mộng, một niềm vui sống. Giọng văn Thạch Lam có sức sôi cuốn kỳ diệu là vì vậy. Càng đọc càng say, càng đọc càng bị cuốn hút. Nó như kiểu “lạt mềm buộc chặt”, càng đi sâu vào người đọc càng không thể dứt ra. Chất giọng ấy đã diễn tả một cách tinh tế những cung bậc tình cảm của con người. Một nỗi buồn khe khẽ, vơ vẩn, mơ hồ của một cô bé trong cảnh chiều tàn nơi phố huyện.

“Chiều. Chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen: đôi mắt chị bóng tối ngập đầy dần vào cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị; Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của ngày tàn.” (Hai đứa trẻ)

Sự xúc động khi nhìn thấy người em gái xưa: “…Một sự bâng khuâng nhẹ nhàng dìu tâm hồn người đến những tình cảm man mác, tôi bỗng thấy cả người xúc động vì nhận ra trong bọn người lác đác ở bến một cái xe đỗ vội, và trên xe bước xuống một người con gái ngơ ngác nhìn về phía tôi.” (Tình xưa)

Tất cả đều thật kín đáo, dịu dàng và tinh tế biết bao. Cuộc sống phong phú và đa dạng sẽ phải có những khoảnh khắc buồn, những thoáng vui, những phút giây cảm động và tiếc nuối về một cái gì đó, về một ai đó. Những xúc cảm thầm kín, những khoảnh khắc đẹp ấy luôn lẩn khuất trong tâm hồn con người mà không phải ai cũng thấy, cũng cảm nhận được. Phải rất tinh tế và nhạy cảm Thạch Lam mới chộp được những phút giây rung động thẳm sâu trong đời sống tâm linh ấy của nhân vật, ghi lại được những thoáng chốc, những lát cắt tâm trạng nhân vật trong sự tương tranh giữa không gian, ngoại cảnh và lòng người. Ngôn ngữ văn xuôi Thạch Lam có sức lay động và ám ảnh là vì thế.

Là một nhân vật yêu cái đẹp, luôn đi tìm cái đẹp nhưng khác với những nhà văn lãng mạn đương thời tìm kiếm cái đẹp trong cõi mộng thần tiên, Thạch Lam tìm về những cái đẹp của đời thường, của những tâm hồn bình dị, mộc mạc mà tinh tế. Ông như một nghệ sĩ tâm huyết mải miết đi tìm những hạt ngọc đẹp đang lẩn khuất đâu đây giữa cõi đời thường. Đó là những hạt ngọc ẩn chứa trong tâm hồn con người. Lòng thương yêu đồng loại của những đứa trẻ hồn hậu trong Gió lạnh đầu mùa và cơ sở của tình nhân ái đó bắt nguồn từ một gia phong đẹp, lòng nhân hậu của người mẹ đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Lòng thương yêu loài vật, những tiếng kêu thảm thiết của lũ chim non trong cơn giông tố đã lay động tình thương trong lòng bọn trẻ, đã làm cho chúng phải lo lắng, phải thao thức trước những sinh linh nhỏ bé đang bị dập vùi. Là sự sám hối của con người trước tội lỗi, trong cõi đời này ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần có lỗi. Nhận ra lỗi lầm để rồi sám hối là rất khó, xin lỗi và sửa lỗi lại càng khó hơn nhiều. Nhưng Thanh của Thạch Lam đã làm được điều đó. “Những ngày hôm sau thực sự là những ngày khổ sở của tôi. Lòng hối hận không để tôi yên. Hình như có một cái gì nặng nề đè nén trên ngực làm cho tôi khó thở và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng hiện ra trước mắt.

Tôi nhất định đem tiền đến cho người xe kia để chuộc lỗi của mình….” Cho dù đã muộn nhưng thật đáng quý, đáng trân trọng. Một tâm hồn dũng cảm và đầy tình người.

Thạch Lam là người luôn chắt chiu cái đẹp, không chỉ là cái đẹp của hồn người mà còn là cái đẹp của truyền thống, của quá khứ đã qua. Cuộc sống như một dòng sông luôn chảy về phía trước. Và con người, dù rất yêu quá khứ cũng không thể giữ nó mãi bên mình. Nhưng nếu có một trái tim nhạy cảm và một tâm hồn tinh tế, ta có thể lưu giữ lại cho mình những ký ức đẹp của cuộc đời Dưới bóng hoàng lan là một sự trở về, trở về với quá khứ đẹp của tuổi thơ, của một mái đầu bạc hiền từ như trong cổ tích, của tiếng cười trong trẻo từ cô hàng xóm, của mặt đất dưới chân, của mùi hương quen thuộc từ một loài hoa… Để rồi lúc ra đi, chàng thanh niên kia đã mang cho mình những hành trang dịu ngọt, những dư vị quê hương rất cần cho mỗi người trong hành trình đi tới tương lai.

Bằng giọng văn nhẹ nhàng, thủ thỉ, Thạch Lam đã đánh thức miền ký ức của mỗi người, đánh thức những xúc cảm thầm kín nhất, sâu xa nhất về những kỷ niệm yêu dấu đã qua trong tâm hồn mỗi người. Có một điều khiến cho Thạch Lam khác với các nhà văn khác: Ông để cho nhân vật của mình thức tỉnh một cách rất hồn nhiên. Hầu như chẳng phải chịu một thứ luân lý cao siêu nào, cũng như không hề thông qua một cuộc đấu tranh tư tưởng nào.Truyện ngắn Thạch Lam giàu chất thơ vì vậy chỉ thủ thỉ nhẹ nhàng mà không gân guốc, triết lý xa xôi.

Như một khách lữ hành mải miết đi tìm cái đẹp giữa cuộc đời, cái đẹp lẩn khuất bên trong những phức tạp của cuộc sống, thế giới nghệ thuật của Thạch Lam luôn ở trong sự tương tranh của không gian, lòng người, sự giao tranh giữa tối và sáng, làng và phố, nông thôn và thành thị, trần tục và thanh cao… Cái tôi của phong cách Thạch Lam là từ sự giao tranh giữa những đối lập ấy, ông tìm thấy cái đẹp và luôn có xu hướng khẳng định chân giá trị của cái đẹp, cái đẹp luôn thắng thế và tồn tại vĩnh viễn.

Cái đẹp lớn nhất mà phong cách Thạch Lam đem đến cho mọi người là tình yêu vô hạn của những người phụ nữ hết lòng vì gia đình. Một người mẹ nghèo nàn kiếm từng hạt thóc còn sót lại trên cánh đồng. Tưởng chừng sự đói nghèo khổ sở như thế thì còn lấy đâu ra cái đẹp nhưng dưới cái nhìn của Thạch Lam, cái đẹp chẳng phải là cái gì cao vút mà là vẻ đẹp rất bình dị nhưng thanh cao, đáng quý. Sự vất vả của người mẹ đã được đền đáp bằng sự đầm ấm của gia đình. “Thật là sung sướng, nếu chúng mang về được một lượm, trong những ngày may mắn. Vội vàng, bác Lê đẩy con ra vơ lấy bó lúa, đem để xuống dưới chân vò nát, vét vội thóc, giã lấy gạo. Rồi là một bữa cơm nóng lúc buổi tối giá rét, mẹ con ngồi xúm quanh nồi cơm bốc hơi, trong khi bên ngoài gió lạnh rít qua mái tranh” (Nhà mẹ Lê). Một con người, người chị hết lòng lo cho gia đình, gánh hàng đi từ lúc sương mù còn giăng kín cả bầu trời, trở về nhà lúc mọi nhà đã lên đèn nhưng Cô hàng xén không một lời kêu ca. Lo cho cuộc sống gia đình cô phải hy sinh cả ước mơ của một cô gái mới lớn. Vất vả, nhọc nhằn nhưng nghĩ đến cảnh đầm ấm của gia đình bao nhiêu khó nhọc tiêu tan cả. Vẻ đẹp tâm hồn của Liên thể hiện qua sự dâng hiến, chu toàn của bản thân đối với gia đình.

Những người phụ nữ trong các truyện ngắn Thạch Lam là những người chịu nhiều khổ đau, bất hạnh nhưng họ vẫn hướng tới cái đẹp, vẫn giữ cho mình những nét đẹp trong tâm hồn. Cho dù nhìn bề ngoài những người ấy ta không cảm tình với họ, nhưng Thạch Lam hoàn toàn khác, ông đã mẫn cảm và tìm thấy ở đáy sâu tâm hồn họ những khoảng sáng thanh cao. Liên và Huệ trong Tối ba mươi là những người làm cái nghề dưới đáy cùng của xã hội. Những ngày Lễ – Tết hai cô vẫn nhớ tới quê hương làng xóm với một mái nhà yên ấm, nhớ tới ông bà tổ tiên cùng tuổi thơ trong sáng của mình. Cao hơn nữa là một niềm tiếc hận, khổ đau cho thân phận và cuộc sống của mình. Hai cô vẫn đau đáu ngày trở về trong sự hoàn lương: “… những giọt nước mắt chảy tràn mi, nàng không giữ được; Liên cảm thấy một nỗi tủi cực mênh mang tràn khắp người, một nỗi thương tiếc vô hạn; tất cả thân thể nàng lướt hiện qua trước mắt với những ước mong tuổi trẻ, những thất vọng chán chường” (Tối ba mươi).

Khi viết về những người dân nghèo – tầng lớp dưới đáy của xã hội ngòi bút Thạch Lam cũng ánh lên vẻ đẹp thanh cao của những tâm hồn bất hạnh và khổ đau. Ông đến với những người nghèo bằng cả tấm lòng của mình bằng tình thương đồng loại. Sự thương cảm ấy, nó khác xa kiểu ban ơn của những nhà tiểu thuyết lãng mạn ngả câu bít và vòng tay của mình cứu vớt những con người nhỏ bé. Mọi nguồn cảm hứng, mọi nỗi rung cảm của nhà văn muốn đóng góp cho đời đều bắt nguồn và nảy nở từ những chân cảm đối với người nghèo.

Thương người một cách kín đáo, lại có quan niệm tình thương hết sức tiến bộ Thạch Lam xây dựng các nhân vật khổ sở, nghèo hèn nhưng chưa bao giờ ông coi thường, xem nhẹ. Trái lại, ông luôn nâng niu với tình cảm yêu mến, trân trọng và luôn giúp họ vươn tới cái thiện, cái đẹp.

Lặng lẽ và sâu kín, phong cách Thạch Lam viết về những con người bình thường với niềm trắc ẩn mênh mông. Niềm trắc ẩn đó trở nên đặc biệt sâu sắc khi ông nhắc đến thân phận của những người mẹ, người vợ tần tảo, luôn hy sinh thầm lặng cho gia đình, gánh chịu mọi vất vả tủi phận để đem đến niềm vui cho mọi người trong gia đình. Đó là Cô hàng xén tận tuỵ buôn bán để nuôi cha mẹ và các em, đến khi lấy chồng phải lo lắng thêm gia đình chồng, một mẹ Lê cho đến lúc chết vẫn chưa hết lo cho những đứa con thơ dại, một mẹ Hiên dù thoảng qua cũng kịp để lộ ra phẩm chất tốt đẹp của người đàn bà nghèo khổ nhưng thật thà, tự trọng, một cô Sen rất chịu đựng vì thương mẹ… Thạch Lam lặng lẽ âm thầm phản ánh đời sống hết sức khốn khó của con người với cái nhìn đôn hậu và đầy thương cảm. Ông đã tạo ra những trang văn đẹp giản dị nhưng vô cùng nhân đạo. Những con người dù bị chà đạp vẫn cố gắng vươn tới vẻ đẹp thanh cao, những con người dù khốn khó vẫn tự đấu tranh để vươn tới cái đẹp trong cuộc sống. Mỗi người một hoàn cảnh, một cuộc sống riêng nhưng họ đều có chung tâm trạng dày vò, buồn rầu và lòng khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn, cao quý hơn.

Thạch Lam mẫn cảm và nhân hậu, ông đi sâu vào thế giới nội tâm con người, biết quan sát cái bên trong, biết đi sâu vào những bí ẩn tâm lý. Tác giả đã hướng cái nhìn của mình vào những vùng khuất tối nhất trong thế giới nội tâm con người: cái khoảng tối ẩn náu sự hèn hạ, yếu đuối, xấu xa đáng loại bỏ để tìm ra những khoảng sáng thanh cao. Bởi thiếu cái đẹp, cuộc sống trở nên tầm thường biết bao. Thạch Lam từng quan niệm:

“Cái đẹp man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật bình thường. Công việc của nhà văn là phải hiểu cái đẹp ở chính chỗ mà người ta không ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật cho người khác một bài học trông nhìn và thưởng thức.”

Thạch Lam, nhà văn của cái đẹp bình dị mà thanh cao. Văn chương của ông luôn có sự hài hoà giữa thiên nhiên và tâm trạng, giữa cảnh và tình. Bằng lối ngôn ngữ miêu tả giàu xúc cảm và hình tượng, Thạch Lam đưa người đọc trở về với những miền quê êm đềm, yên ả của nông thôn Việt Nam:

“Thanh lách cửa gỗ để khép, nhẹ nhàng bước vào. Chàng thấy mát hẳn cả người, trên con đường gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhảy múa theo chiều gió. Một mùi lá tươi non phảng phất trong không khí… Yên tĩnh quá, không một tiếng động nhỏ trong căn vườn… Thanh bước xuống giàn thiên lý. Có tiếng người đi, rồi bà chàng mái tóc bạc phơ, chống gậy trúc, ở ngoài vườn vào… Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng, lá cây rung động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây bút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng lẩm bẩm: cây hoàng lan!, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào. Thanh nhắm mắt ngửi mùi hương thơm và nhớ đến cái cây ấy chàng thường hay chơi dưới gốc nhặt hoa…” (Dưới bóng hoàng lan).

Một thế giới hoàn toàn yên bình, tĩnh lặng và đẹp như cổ tích. Con đường gạch, giàn cây, bóng mát và đặc biệt là hương hoa đã xoa dịu tâm hồn con người sau một quãng đường dài đầy bụi bặm. Trở về với quê hương chính là trở về với dân tộc, trở về với những nét đẹp truyền thống được lưu giữ từ thuở xa xưa. Trong khung cảnh ấy, tâm hồn con người trở nên trong sáng hơn, thuần khiết hơn, đẹp đẽ hơn. Lời văn mượt mà, giàu chất hoạ, chất nhạc đã diễn tả một cách hình tượng cảnh thiên nhiên cùng với những tinh tế của tâm hồn con người.

Con người luôn chan hoà với thiên nhiên, ngòi bút trữ tình tinh tế của Thạch Lam đã miêu tả một cách tinh vi, sắc sảo sự vận động của nội tâm nhân vật cùng với sự biến chuyển của thiên nhiên. Chính vì vậy, trong truyện ngắn của Thạch Lam dường như màu sắc âm thanh, hương vị tự nhiên của cuộc sống hoà trộn với nhau và kết hợp với tâm hồn con người tạo nên chất thơ chất nhạc trong văn Thạch Lam: mùi quen của đất màu, mùi bèo ở dưới ao, mùi rạ ẩm ướt, mùi phân trâu nồng ấm, rồi tiếng lá tre khô xao xác, tiếng gió thổi qua đồng trống những chiều đông lạnh giá, tiếng trống thu không của buổi chiều tà… Thạch Lam đã rất nhạy cảm và tinh tế khi diễn tả một cách chính xác và sinh động hương vị tự nhiên của cuộc sống thôn quê ấy.

Cái độc đáo trong thế giới nghệ thuật truyện ngắn Thạch Lam là tiếp cận và khám phá thế giới nội tâm con người. Nhân vật truyện ngắn Thạch Lam là con người tâm hồn với những tâm trạng, tâm tình, cảm xúc, cảm giác. Với lối văn nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình man mác, giàu xúc cảm, Thạch Lam diễn tả cảm giác của con người với những cung bậc khác nhau.

Đọc truyện Đói ta không chỉ xót thương cho cảnh đớn đau, cơ cực của Sinh mà còn cảm thấy rùng mình khi cơn gió đi qua trong cơn đói lả. Ta cũng cảm thấy mùi thơm ngậy và quyến rũ đến chết người của những thứ đồ ăn đó. Chính cái cảm giác đã tạo nên trong văn Thạch Lam một thứ mật ngon mà đã ăn thì không thể không nhớ. Giọng văn nửa như mơ hồ, nửa như không nhớ rõ thực hay mơ, ngôn ngữ dùng một cách bàng quan của cảm giác: hay là, thoáng qua, thoáng nghe, hình như, mang máng đã diễn tả rất tinh tế tâm trạng của nhân vật.

“Một cơn gió hắt hiu thổi đến làm cho chàng rùng mình. Bỗng nhiên tất cả người chàng chuyển động: chàng vừa thoáng ngửi thấy cái mùi thơm và béo của những miếng thịt ướp mà mỡ còn dính ở tay.

Cơn đói lại sôi nổi dậy như cào xé ruột gan, mãnh liệt, át hẳn cả nỗi buồn. Chàng muốn chống cự lại, muốn quên đi, nhưng không được, cái cảm giác đói đã lẩn khắp cả người như nước triều tràn lên bãi cát. Mỗi lần cơn gió, mỗi lần chàng ngửi thấy mùi béo ngậy của miếng thịt ướp, mùi thơm của chiếc bánh vàng. Mũi Sinh tự nhiên nở ra, hít mạnh vào, cái mùi thơm thấu tận ruột, gan, như thấm nhuần vào xương tủy” (Đói).

Đi vào thế giới truyện ngắn Thạch Lam nhiều lúc ta phải giật mình, ta nhận ra được nhiều điều mà từng trước đến giờ phải chăng vì nhỏ qua mà ta chưa khám phá ra? Trước cuộc sống đã có lần ta thắc mắc: “có những ngày mà tự nhiên không hiểu sao ta thấy khó chịu, hay gắt gỏng và không muốn làm gì” (Một cơn giận). Con người bực dọc, rồi không kiểm soát được mình và dẫn đến những sai lầm trong hành động để rồi lại hối hận, tiếc nuối, xót xa. Cái cảm giác hối hận cũng rất thật: “Ngày hôm sau thực là những ngày khổ sở cho tôi. Lòng hối hận không để tôi yên. Hình như có một cái gì nặng nề đè nén trên ngực làm cho tôi khó thở, và lúc nào hình ảnh anh phu xe cũng biểu hiện ra trước mặt” (Một cơn giận).

Nhân vật của Thạch Lam là như vậy, luôn hiện lên với đầy đủ cả cái thiện và cái ác, cả mặt tốt lẫn mặt xấu như những con người thực ngoài đời Một đời người khiến ta có biết bao suy nghĩ, trăn trở và lựa chọn. Con người Liên cũng có lúc nghĩ thế, cũng có lúc lại nghĩ khác đi. Liên đã phải khổ sở rất nhiều khi lựa chọn đi với Tâm để được hưởng hạnh phúc ngọt ngào của tình yêu hay ở lại với chồng con để chịu đày đoạ. Và rồi:

“Liên lờ mờ thấy rằng nàng không đủ can đảm làm một việc như thế không đủ quả quyết với mình để chống lại những cái cay nghiệt gây nên chung quanh nàng. không phải nàng quyến luyến đứa con lên sáu: nàng không yêu nó vì nó cũng xấc láo như bố nó. Nhưng bỏ chồng bỏ con để lấy Tâm, để được sung sướng riêng mình nàng. Liên coi như là một việc không bao giờ có thể làm được” (Một đời người).

Cảm giác dường như là chất liệu trọng yếu để Thạch Lam khám phá thế giới nội tâm con người. Trước hành động không đúng, nhân vật cảm giác mình có lỗi. Trước một nghịch cảnh, nhân vật cảm giác mình khó có thể vượt qua. Trước sự đấu tranh giành quyền hạnh phúc, nhân vật cảm giác mình không đủ can đảm… Cảm giác là cái ngưỡng không cho nhân vật vượt qua ranh giới mong manh của cái thiện để ngả mình sang cái ác, cái xấu xa tội lỗi. Thạch Lam cũng đã để cho nhân vật tự đấu tranh để chọn ra một lối đi thích hợp. Và bao giờ cái thiện, cái đẹp cũng chiến thắng. Con người lại trở về với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Nhân vật của Thạch Lam không tha hoá, không tội lỗi là vì vậy.

Thạch Lam là nhà văn của cảm giác. Trước những biến động của cuộc sống nhà văn đã dùng cảm giác để giữ nhân vật của mình ở lại với cái đẹp. Còn trước đổi thay của thời tiết thì sao? Nhà văn lại cũng đánh thức cảm giác của con người qua một đêm trời trở lạnh:

“Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ngoài cánh đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.

Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt” (Gió lạnh đầu mùa).

Rồi cảm giác về mùi hương cùng tình yêu ở buổi đầu hò hẹn: “… đi qua hai bên bờ lá đã ướt sương. Mùi hoàng lan thoang thoảng bay trong gió mát… có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đâu đây, khiến chàng vương phải” (Dưới bóng hoàng lan).

Ai rồi cũng trải qua mối tình đầu đầy ngọt ngào và thơ mộng. Ai rồi cũng có sự hồi hộp của buổi hò hẹn đầu tiên. Đọc Thạch Lam tất cả những cảm giác về tạo vật, cuộc sống và tình yêu bỗng bừng dậy. Nó thức tỉnh tâm hồn con người, giúp ta yêu hơn, trân trọng hơn những xúc cảm ngọt ngào, những phút giây hạnh phúc đã có và đang có trong cuộc đời.

Để diễn tả những xúc cảm mơ hồ ấy của nhân vật, Thạch Lam rất hay sử dụng từ cảm giác: “chàng thấy một cảm giác mát lạnh tràn lên hai vai” (Trở về); “nhớ lại cảm giác vui mừng khi thấy bông lúa se sắt vào da thịt” (Nhà mẹ Lê);“Dung thấy một cảm giác chán nản và lạnh lẽo” (Hai lần chết).

“Qua kẽ lá của cành bàng, hàng ngàn ngôi sao lấp lánh, một con đom đóm vào dưới mắt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy, rồi hoa rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng hạt. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ khó hiểu” (Hai đứa trẻ).

Và những từ chỉ cảm giác, diễn tả cảm giác như: thoáng trông thấy, lờ mờ, cảm thấy, hình như, hình như cảm thấy, tựa như…

“Thành tựa như thấy trong lòng mưa bụi, buồn rầu và chán nản, một nỗi buồn không sâu sắc, nhưng êm đềm làm tê liệt cả tâm hồn” (Cuốn sách bỏ quên).

“Chàng vừa thoáng ngửi thấy cái mùi thơm và béo của những miếng thịt ướp mà mỡ còn dính ở tay” (Đói).

“Chàng mơ màng yêu cô thôn nữ, và ước mong cùng nhau sống trong cảnh thanh bình dưới một túp lều tranh”(Trở về).

Đi sâu vào đời sống tâm linh nhân vật với những cảm xúc và cảm giác tinh tế, ngôn ngữ Thạch Lam nhẹ nhàng, đậm chất trữ tình man mác. Cái đẹp của ngôn ngữ Thạch Lam là cái đẹp của thứ ngôn ngữ vừa cho ta nhìn và cho ta cảm. Tâm hồn đa cảm và tinh tế đến độ có thể thu nhận được sự thay đổi về độ ánh trăng hay âm sắc các loại lá khô rụng va vào đất, đã đem đến cho bạn đọc những trang văn đạt đến sự trong sáng, thuần khiết của tiếng Việt, có khả năng diễn tả được một cách đầy đủ những cung bậc khác nhau của đời sống nội tâm con người ở độ tinh vi nhất. Trong mỗi con người dường như ai cũng có một đời sống nội tâm đầy bí mật. Và Thạch Lam, một nhà giải phẫu tâm lý tài ba, đã lách sâu ngòi bút của mình vào mọi ngóc ngách của tâm hồn để khám phá cái bí mật ấy:

“Tôi cảm thấy một cái thú khoái lạc kỳ dị, khe khẽ và thầm lặng rung động trong người, có lẽ là cái khoái lạc bị cám dỗ, mà cũng có lẽ cái khoái lạc đã đè nén được sự cám dỗ. Và một mối nuối tiếc ngấm ngầm, tôi không tự thú cho tôi biết và cũng cố ý không nghĩ đến, khiến cho cái cảm giác ấy của tâm hồn tôi thêm một vẻ rờn rợn và sâu sắc” (Sợi tóc), một cái gì dịu ngọt chăng tơ đâu đây, một sự rung động khẽ như cánh bướm non hay những cái bé nhỏ, hèn mọn hàng ngày đang phá hoại cuộc đời…

Trái tim mẫn cảm của Thạch Lam đã thấu hiểu được những xúc cảm sâu kín nhất bên trong tâm hồn con người và ông luôn trân trọng những tình cảm ấy. Tâm hồn đa cảm cũng đã đi vào những trang viết của ông, tạo cho ông một văn phong và cốt cách riêng biệt. Cái nhẹ nhàng lặng lẽ từ cuộc sống dường như nếu bước đi mạnh thì sợ đất đai đã chuyển thành giọng kể nhỏ nhẹ, dịu dàng mà sâu lắng trong văn ông. Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, nhưng cảm tình, cảm giác cỏn con nảy nở và biểu lộ ở đủ các hạng người mà ông tả một cách thật tinh vi…” Còn giáo sư Phong Lê thì nhận xét rằng: “Thạch Lam có một bút pháp tinh tế, trầm tĩnh, khách quan – nhưng không khách quan chủ nghĩa, luôn luôn ẩn thoáng một thái độ, một tâm sự kín đáo mà có sức thông báo và lan truyền.”

Thạch Lam trầm lặng, cái sự yêu của ông cũng trầm lặng, lắng sâu để rồi giọng văn đậm chất trữ tình. Một con người luôn yêu cái đẹp, chắt chiu từng mảnh đẹp bị vương vãi ở khắp thế gian này đã để lòng mình rung lên, hòa nhập, cảm thông, chia sẻ những đắng cay của cuộc đời cùng những con người bất hạnh. Trái tim Thạch Lam đã không biết bao lần phải thổn thức trước những thân phận nhỏ bé, khổ đau ở cõi đời này. Và chính vì thế, văn Thạch Lam vừa giản dị trong sáng, vừa gợi lên một nỗi buồn man mác, một nỗi buồn in đậm trong văn Thạch Lam khắc khoải ở chỗ này, bàng bạc ở chỗ khác, trở thành khí quyển tâm trạng bao phủ những cảnh đời mà nhà văn dẫn ta vào.

Nhân vật của Thạch Lam hầu hết đều có một số phận đáng buồn, một cảnh đời nghiệt ngã. Cuộc sống khốn cùng đã khiến cho nhiều thân phận đi đến ngõ cụt và phải tìm đến cái chết như mẹ Lê (Nhà mẹ Lê), Dung (Hai lần chết), Bào (Người bạn trẻ)… Cái chết của họ đã tạo cho âm điệu câu chuyện chùng xuống bởi quá thương tâm:

“… bác Lê lên cơn sốt. Những cái rùng mình lạnh lẽo nối nhau lướt trên da bác, manh chiếu rách không đủ đắp ấm thân. Trong lúc mê sảng, bác Lê tưởng nhớ lại cuộc đời mình, từ lúc còn bé đến bây giờ, chỉ toàn những ngày khổ sở, nhọc nhằn. Cái nghèo nàn không biết tự bao giờ đã vào nhà Bác, lúc sinh ra bác đã thấy nó rồi, và từ đấy, nó cứ theo liền bác mãi. Nhưng giá lại có người muốn làm thì cũng không đến nỗi bác nhớ lại những buổi khó khăn đi làm, những lúc vui vẻ được lĩnh gạo về cho con, những bữa cơm nóng mùa rét…

… Đấy còn là những ngày no đủ. Rồi đến những buổi chợ vắng, những ngày nhịn đói như hôm nay. Bác mơ màng thấy vàng son chói lọi trong nhà ông Bá, thấy nét mặt gian ác, tinh nghịch của cậu Phúc, con chó Tây nhe nanh chồm lên…” (Nhà mẹ Lê).

Cuộc đời của mẹ Lê dường như chỉ được gói gọn trong chữ nghèo hèn để rồi đã gây ra bất hạnh. Bất hạnh cho bác và bất hạnh cho những đứa trẻ mồ côi. Cuộc đời chúng rồi sẽ ra sao, chúng sẽ đi về đâu khi bên mình không có mẹ, lại tay trắng? Nỗi buồn đau dường như được nén lại rồi toả ra, nén lại trong lòng tác giả để rồi toả ra âm điệu buồn cho người đọc suốt cả câu chuyện.

Thế giới nghệ thuật của Thạch Lam là thế giới của những người nghèo khó cam chịu, thế giới của những người quanh năm phải vật lộn với miếng cơm manh áo, bị ngược đãi đến thậm tệ: Liên (Một đời người), Minh (Cái chân què), Sinh (Đói)… và cho dù chưa phải tìm đến cái chết nhưng những dằn vặt, những khổ đau đã làm cho họ điêu đứng, tàn tạ. Kết thúc câu chuyện Một đời người, giọng điệu buồn man mác lan toả trong lòng người đọc trước tương lai mù mịt của Liên:

“Ngày nọ nối tiếp này kia, Liên phải chịu cái đời khổ sở, đau đớn mọi ngày. Cái mộng cuộc đời sung sướng với Tâm, Liên buồn rầu coi như là những vật tốt đẹp mà nàng thấy bầy trong tủ kính các cửa hàng, những vật quý giá mà nàng tưởng không bao giờ có thể về nàng được” (Một đời người).

Một sự cam chịu đến cùng cực của những con người có độ dư phẩm chất làm người. Và chính vì vậy, khác với con người làm trò, con người đánh rơi phẩm chất làm người trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan, con người bị vật hoá, bán dần sự sống như trong sáng tác của Nam Cao, con người hành động cải tạo xã hội vì mục tiêu cá nhân với những ảo tưởng xa vời của Nhất Linh, Khái Hưng.. Tâm hồn Thạch Lam là đối tượng cho nhà văn khám phá miêu tả. Đó là một khối thủy tinh trong suốt, mong manh, dễ vỡ, không quen va chạm với những xung đột, mâu thuẫn khắc nghiệt của cuộc đời. Âm điệu buồn trong truyện ngắn Thạch Lam cũng vì thế rất riêng. Không bi thảm như Nam Cao, không dữ dội như Vũ Trọng Phụng, không tuyệt vọng như Nhất Linh, Khái Hưng… Thạch Lam buồn mà đẹp, buồn nhẹ nhàng nhưng day dứt, ám ảnh khôn nguôi về thân phận làm người.

Với ngòi bút hiện thực giàu tính nhân đạo, hình ảnh những người dân nghèo từ thành thị đến nông thôn, từ những người trí thức đến những cô gái bán thân đều được Thạch Lam miêu tả hết sức chân thật. Kết thúc câu chuyện là tương lai đen tối mờ mịt của những thân phận nghèo khó nhọc nhằn. Và giọng điệu buồn trầm gợi niềm xót xa thương cảm về số phận bấp bênh của con người dưới xã hội cũ là nét đặc trưng của phong cách truyện ngắn Thạch Lam. Một nỗi buồn man mác nhè nhẹ phủ lên và thấm vào đời sống của các nhân vật, nỗi buồn xa xôi, nỗi buồn mơ hồ. Một cô hàng xén, một cô Liên, một cô Dung.. sống buồn bã trong gia đình và cả ở xã hội. Một đứa trẻ cố thức đêm chỉ để nhìn ánh sáng đèn của chuyến tàu đêm với hy vọng được nhìn thấy cảnh náo nhiệt ở sân ga. Thạch Lam gieo vào lòng người đọc sự thương cảm cho những kiếp người nhọc nhằn. hình ảnh người bán bánh giầy giò trong đêm khuya vắng lặng, qua việc miêu tả tiếng rao buồn thảm, yếu ớt và uể oải như mang một nỗi thất vọng cùng lời kết thúc bùi ngùi: “cái đời tối tăm ấy, những đường phố xa, hẻo lánh như không còn mong mỏi chút gì” (Cô hàng xén). Nhà văn với giọng điệu này đã khái quát lên cả một bức tranh hiện thực xã hội đương thời. Tại đó những kiếp người luôn phải sống mỏi mòn, nhọc nhằn, vô vọng… Điều này cho thấy sự kết nối xuyên suốt trong cảm hứng sáng tạo của Thạch Lam. Trong bất cứ thể loại nào, ngòi bút của ông cũng nghiêng về phía những con người nhỏ bé bằng một giọng văn đầy lòng trắc ẩn, cho thấy được những cuộc sống tù đọng, bế tắc của cả đời người. Ngay cả những người lầm lỡ trong chốn bùn lầy của xã hội ông cũng miêu tả họ bằng giọng văn xót xa, buồn chứ không chì chiết, khinh rẻ. Ông còn tìm sâu trong tâm can học những nét đẹp còn tiềm ẩn trong bản chất của họ.

Thạch Lam đã từng quan niệm: “cái thực tài của nhà văn nguồn gốc chính là ở tâm hồn nhà văn, một nghệ sĩ phải có một tâm hồn phong phú, những tình cảm dồi dào. Nếu không, nghệ sĩ đó chỉ là thợ văn khéo thôi.” Ông đã lặng lẽ tự mổ xẻ mình để xây dựng nên những con người sống động giữa cuộc đời thường. Và từ đó, ngôn ngữ trong truyện ngắn Thạch Lam là thứ ngôn ngữ được hòa trộn giữa ngôn ngữ tác giả và ngôn ngữ nhân vật.

“Tâm thấy ngày nay cũng như mọi ngày, ngày kia cũng thế nữa, tất cả cuộc đời nàng lúc nào cũng chịu khó và hết sức như tấm vải thô dệt đều nhau. Có phải đâu chỉ mình cô; trong những luỹ tre xanh kia, bao nhiêu người cũng như cô, cũng phải chịu khó và nhọc nhằn để kiếm tiền nuôi chồng, nuôi con, nuôi các em.” (Cô hàng xén).

Thật khó có thể phân biệt đâu là ngôn ngữ tác giả đâu là ngôn ngữ nhân vật . Nhà văn đã thực sự đặt mình vào địa vị nhân vật để nói lên suy nghĩ về số phận và cuộc đời những cô hàng xén nghèo khó sớm tối phải tần tảo vất vả vì gia đình. Và Thế Lữ đã rất xúc động khi nhớ về Thạch Lam: “Sự thật tâm hồn Thạch Lam diễn trong văn chương phức tạp nhiều hình, nhiều vẻ, nhưng bao giờ cũng đằm thắm, thân mật, cung nhân hậu, cũng nghẹn ngào một chút lệ thầm kín của tình thương.” (Thạch Lam và văn chương)

Thạch Lam luôn yêu thương và trân trọng đối với con người, giọng văn của ông cũng vì thế mà mang một hơi thở ấm áp, có sự đồng cảm sâu sắc giữa người với người, giữa nhà văn với nhân vật. Thạch Lam xưng hô với nhân vật rất nhẹ nhàng và thân mật, bằng cách gọi tên: Liên, Tâm, Sinh… hoặc bằng cách gọi trìu mến Mẹ, mẹ Lê, chàng, nàng…. Thạch Lam đã rất đồng cảm với người lao động và dường như cao hơn còn là sự hoà nhập vào dòng người khốn khổ ấy. Nhân vật Thạch Lam luôn có một cái tên rất nhẹ, vần không hoặc vần bằng như chính con người và tình cảm trong suốt, dịu dàng, mỏng manh của họ vậy.

Cùng viết về nỗi khổ, cảnh ngộ của con người trong xã hội: sự bươn chải nhọc nhằn, sự nghèo túng hay những kẻ phải làm cái nghề bán thân mạt hạng nhất trong xã hội nhưng khác với cách kể của Nam Cao lạnh lùng khách quan, hay không trào phúng như Vũ Trọng Phụng… ngôn ngữ Thạch Lam sử dụng có tác dụng xoa dịu nỗi đau, không có ranh giới của đẳng cấp, tầng lớp xã hội.

Tác phẩm Thạch Lam càng đọc càng bị lôi cuốn, càng đọc càng say. Ông đã biết chọn cho mình một lối ngôn ngữ rất riêng, rất độc đáo. Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Nhưng không phải bất cứ ngôn ngữ nào cũng là ngôn ngữ của văn học. Chỉ trong ngôn ngữ đời sống được trau dồi, mài dũa kỹ mới chuyển tải được một cách nghệ thuật cuộc sống hàng ngày. Và mỗi nhà văn có phong cách đều để lại một dấu ấn riêng về ngôn ngữ trên văn đàn. Thạch Lam đã lựa chọn ngôn ngữ thể hiện mình bằng ngôn từ giản dị, trong sáng, mượt mà nhưng sâu lắng, đằm thắm và thấm đượm tình người. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng nhưng sức gợi mở lớn và có khả năng khơi sâu tìm vào cảm giác. Ông đã dùng thủ pháp so sánh để miêu tả tâm hồn nhân vật và thiên nhiên: “Tiếng mưa reo và gió thổi như một thứ âm nhạc vui vui, ru ngủ người ta dần dần” (Tiếng chim kêu);“Tâm hồn Thành trơ trọi như một cánh đồng thấp mà lúa đã gặt rồi” (Cuốn sách bị bỏ quên); “bà cụ già lê nhích lại gần, cúi xuống khe khẽ kéo lại như có một vết thương chưa khỏi” (Nhà mẹ Lê).

Sử dụng nhiều thủ pháp so sánh nhưng không nhàm chán, ngược lại, rất đắt, rất hay. Nó làm cho câu văn giàu hình tượng và sức biểu cảm. So sánh cùng với cảnh ngắt nhịp câu dài, ngắn nhịp nhàng uyển chuyển tạo cho tác phẩm giàu nhạc điệu:

“Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru…” (Hai đứa trẻ); “có cái gì dịu ngọt, chăng tơ đâu đây” (Dưới bóng hoàng lan); “những thứ hàng nho nhỏ, khác nhau và xinh xắn: cuộn chỉ, bao kim, hộp bút, cúc áo, giấy lơ một trăm thứ lặt vặt qua lại trên ngón tay nhỏ bé của thiếu nữ, vừa quý báu lại vừa ít ỏi” (Cô hàng xén)… tất cả đều tạo nên một âm thanh dịu nhẹ, trong trẻo, man mác khiến cho lòng người vừa thanh thản, bằng lặng để níu kéo, ám ảnh khôn nguôi.

Trong truyện ngắn Thạch Lam, nhân vật thường sống bằng thế giới cảm giác với những khoảng không gian, thời gian mang tính tâm trạng, khơi mạch tâm trạng và thường tìm vào thế giới nội tâm chìm khuất bên trong của những con người nhỏ bé, đời thường trong sự bủa vây của cuộc sống tàn úa, mòn mỏi để lột tả những biến thái tinh vi sâu sắc của cuộc đời mà vẫn giữ được vẻ đẹp thanh cao. Và vì vậy, giọng điệu ở đó thường là giọng điệu trữ tình êm ái với lối ngôn ngữ biểu cảm, giàu hình tượng.

Thạch Lam ra đi ở tuổi sung sức nhất của một người nghệ sĩ sáng tác. Mẫn cảm trước số phận ngắn ngủi của cuộc đời phải chăng đã giúp ông yêu hơn cuộc sống này. Là nhà văn luôn trân trọng và chắt chiu cái đẹp, Thạch Lam đã để lại một dấu ấn đẹp trên văn đàn: phong cách độc đáo của nhà truyện ngắn tâm tình.

Phong cách truyện ngắn vũ trọng phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.12 KB, 113 trang )

1

bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh
==== ====

Trần Thị Phơng Thảo

Phong cách truyện ngắn
vũ trọng phụng

luận văn thạc sĩ ngữ văn

Vinh - 2008


2


3

Lời cảm ơn
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã nhận đợc sự giúp đỡ của các thầy cô
giáo trong tổ Lý luận văn học, khoa Ngữ văn, khoa Sau Đại học - Trờng Đại
học Vinh, sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và ngời thân. Đặc biệt là sự hớng
dẫn tận tình của PGS. TS. Đinh Trí Dũng.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới PGS.TS. Đinh Trí
Dũng, các thầy giáo, cô giáo và các bạn đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Vì đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về phong cách truyện ngắn
Vũ Trọng Phụng nên chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất
mong nhận đợc những lời chỉ bảo, nhận xét của thầy cô giáo và các bạn.


Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 12 năm 2008
Tác giả

Trần Thị Phơng Thảo

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài


4

1.1. Vũ Trọng Phụng là một nhà văn lớn, một hiện tợng độc đáo nhng
cũng đầy phức tạp trong nền văn học Việt Nam. Với 27 năm của cuộc đời và
10 năm cầm bút, Vũ Trọng Phụng đã để lại trong kho tàng văn học Việt Nam
một số lợng tác phẩm đồ sộ với 8 cuốn tiểu thuyết, 1 truyện vừa, 7 phóng sự, 6
vở kịch, 29 truyện ngắn, 2 tác phẩm dịch và nhiều bài báo, trong đó nội dung
t tởng mang giá trị tố cáo xã hội mạnh mẽ và nghệ thuật sắc sảo tài hoa. Trong
đó có tác phẩm đợc gọi là ghê gớm có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học.
Nhà văn Vũ Trọng Phụng nổi tiếng với tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ
đê phóng sự Cạm bẫy ngời, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô nhng ngời
ta cha nói nhiều đến truyện ngắn, kịch ngắn của ông, rất ít ngời biết ông đứng
vào hàng ngũ những ngời viết văn và bắt đầu nổi tiếng từ truyện ngắn. Vì vậy,
nghiên cứu truyện ngắn Vũ Trọng Phụng góp phần khẳng định thêm t tởng,
quan niệm, tài năng nghệ thuật của nhà văn trong một cái nhìn hoàn chỉnh và
hệ thống.
1.2. Vũ Trọng Phụng đã chọn cho mình con đờng của chủ nghĩa hiện
thực ngay từ những ngày đầu cầm bút. Nếu nh trong truyện dài ông đề cập
nhiều đến những vấn đề rộng lớn mang tính thời sự sâu sắc thì trong phạm vi


truyện ngắn với dung lợng gọn nhẹ hơn nhà văn nghiêng về những khía cạnh
tình cảm, đạo đức, nhân sinh, nhân tình thế thái, cả những khát vọng trong
bối cảnh đen tối đảo điên của xã hội thực dân nữa phong kiến khi đề cập tới
những vấn đề trên, chất hiện thực trong truyện ngắn của ông vẫn nhức nhối ám
ảnh bạn đọc, đó là những câu chuyện chân thực, sống động bằng một lối văn
mới mẻ, sáng sủa, khác với một số ngời viết đơng thời đang còn say dùng lối
văn du dơng, trầm bổng, đầy sáo ngữ. Truyện ngắn của ông gần với những
truyện của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoanvì vậy, nghiên cứu truyện
ngắn Vũ Trọng Phụng chúng ta sẽ hiểu hơn về truyện ngắn hiện thực nói
riêng, truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 nói chung


5

1.3. Trong chơng trình học phổ thông, học sinh đợc tiếp cận Vũ Trọng
Phụng từ những tác phẩm tiểu thuyết nh Giông Tố, Số Đỏ. Tuy nhiên việc hiểu
biết thêm về truyện ngắn của ông là điều cần thiết để phục vụ tốt hơn cho việc
giảng dạy tác giả này.
2. Lịch sử vấn đề
Bài phê bình đầu tiên về tác giả Vũ Trọng Phụng là bài của Lê Tràng
Kiều (viết về vở kịch Không một tiếng vang, đăng trên Tân thiếu niên số
4/1934), đến nay, khi thống kê cha thật đầy đủ đã có ngót 300 bài nghiên cứu,
đó cha kể một số luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ bàn về cuộc đời và sáng tác
của Vũ Trọng Phụng. Đó là một khối lợng không ít nếu đem so với lịch sử
nghiên cứu về một số tác giả nổi tiếng đơng thời
Khi tìm hiểu các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, những nhà nghiên cứu
thấy rằng tài năng của ông không chỉ thể hiện qua tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ,
Vỡ đê hay phóng sự Cạm bẫy ngời, Kỹ nghệ lấy Tây mà còn thể hiện ở
thể loại truyện ngắn. Khi cái tên Vũ Trọng Phụng xuất hiện trên tờ Ngọ báo
với một số truyện ngắn Thủ Đoạn, Chống nạng lên đờng (1931) và sau đó


xuất bản tập kịch Không một tiếng vang lập tức đợc chú ý và dần dân trở nên
thân thuộc với độc giả.
Có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến truyện ngắn của ông nh Lê Thị
Đức Hạnh, Tôn Thảo Miên, Vũ Bằng, Nguyễn Hoành Khung những bài viết
của các tác giả, theo chúng tôi đã có những đóng góp nhất định trên hành trình
tìm hiểu thể loại truyện ngắn của nhà văn.
Nhà nghiên cứu Tôn Thảo Miên đã lột tả đợc phần nội dung chính trong
truyện ngắn Vũ Trọng Phụng: Vũ Trọng Phụng có niềm tâm sự chua xót với
đời, ông vạch trần mặt trái xấu xa giả dối, tàn nhẫn, vô lơng tâm của con
ngời, ngời ta lừa dối nhau, thủ đoạn với nhau để sống (Nhân quả, Thủ đoạn,
Con ngời điêu trá) ngời ta lạnh lùng thờ ơ với thân phận cô đơn, với cái chết bi


6

thơng của đồng loại (Tội ngời cô, Bà lão loà, Một cái chết). Các mối quan hệ
của nó đã đợc bộc lộ một cách sinh động, chân thật đến tàn nhẫn. Ông cũng
nhấn mạnh tới phần nghệ thuật của truyện ngắn: ấn tợng ông để lại trong
lòng độc giả hôm qua và hôm nay không chỉ vì ý nghĩa xã hội, vì giá trị nội
dung mà điều quan trọng là tài năng độc đáo trong nghệ thuật trào phúng của
ông (Lời giới thiệu Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng in trong Vũ Trọng Phụng
toàn tập - tập 5, Nxb Văn học, Hà Nội).
Theo nhà nghiên cứu Lê Thị Đức Hạnh, vấn đề nổi bật trong truyện ngắn
Vũ Trọng Phụng vẫn là đồng tiền, đồng thời nhà văn nghiêng về những khía
cạnh tình cảm, đạo đức, nhân sinh, nhân tình thế thái, tâm lý con ngời và cả
những khát vọng (Truyện ngắn và kịch ngắn Vũ Trọng Phụng - báo Ngời
Hà Nội, số 127 - 18/11/1989).
Bên cạnh việc phát hiên ra tính chất phê phán xã hội trong truyện ngắn
của Vũ Trọng Phụng, các nhà nghiên cứu trên còn thấy trong nhà văn tấm
lòng cao cả lấp lánh ẩn chứa sau những trang viết, sau lớp bi kịch đời thờng


Vũ Trọng Phụng vẫn giữ nguyên một nguyên tắc sáng tạo là lấy xã hội, con
ngời của thời đại làm đối tợng nghiên cứu với cái nhìn đầy căm phẫn, muốn
lật nhào những cái tiêu cực. Tính chất trào phúng, sự khái quát triết lý luôn nổi
bật trong các truyện ngắn. Đồng thời một điều mới mẻ là sự xuất hiện những
truyện ngắn tâm lý, khắc hoạ nhân vật với những điều bình dị, bình thờng
trong cuộc sống hàng ngày, những bon chen, những ghen tuông, sự lỡ dỡ tình
duyên
Các nhà nghiên cứu cũng quan tâm đặc biệt tới nghệ thuật truyện ngắn
của Vũ Trọng Phụng. Tác giả Nguyễn Thành (trong Truyện ngắn Vũ Trọng
Phụng- tạp chí văn học số 6/1995) có những nhận xét tinh tế: Truyện tâm
lý: Lòng tự ái, Cái ghen đàn ông, Đồng tiền, Một đồng bạc, Con ngời điêu
trá là đóng góp của Vũ Trọng Phụng vào xu hớng phân tích tâm lý của


7

truyện ngắn Việt Nam 1930 - 1945, ngôn ngữ sống động, khai thác trạng thái
tâm lý khác nhau trong cuộc sống thờng ngày, đề cập sự tha hoá đạo đức nh
một nghịch cảnh đáng phê phán, nhân vật có thật sự đồng cảm với số phận
đáng thơng của ngời nghèo khổ () Câu văn khúc triết, rõ ràng, giọng văn
hóm hỉnh, văn tả ngời tả cảnh tinh tế sắc sảo, linh hoạt hình thức kết cấu, bố
cục truyện ngắn mới mẻ, sống động.
Tiểu thuyết và Phóng sự của Vũ Trọng Phụng thể hiện phong cách riêng.
Nhng truyện ngắn Vũ Trọng Phụng cũng có phong cách đặc sắc riêng của nó.
Vì vậy, Lê Tràng Kiều viết: Tôi phải chú ý đến ông ngay vì bằng một lối văn
rất trôi chảy, gọn ghẽ, rõ ràng, ông kể chuyện có duyên tệ.
Khi ông đăng truyện Chống nạng lên đờng (1930) trên tờ Ngọ báo tác giả
Vũ Bằng có viết: Tôi thấy văn anh là trời , mà văn tôi là vực và có lúc tôi đã
tự nhủ: sao lại có ngời viết truyên ý nhị mà mê ly đến thế. Tôi bị Vũ Trọng
Phụng chinh phục ngay từ truyện đầu của anh (Dẫn theo Vũ Trọng Phụng về


tác gia và tác phẩm).
Gần đây nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân và Peter Zinoman đã phát hiên
một loạt truyên ngắn của Vũ Trọng Phụng cha in thành sách mà in trên các
báo Hà Nội trớc năm 1945 (Vẽ nhọ bôi hề - gồm những tác phẩm mới tìm thấy
năm 2000 - Peter Zinoman su tầm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội và cuốn Chống
nạng lên đờng - chùm sáng tác mới tìm thấy năm 2000 - Lại Nguyên Ân su
tầm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội).
Trớc đó, Nguyễn Đăng Mạnh đã tuyển chọn những truyện ngắn của Vũ
Trọng Phụng trong sách Tuyển tập Vũ Trọng Phụng của mình từ khoảng 1931
đến năm 1939. Nguyễn Hoành Khung (trong giáo trình Văn học Việt Nam
1900 - 1945 - Nxb Giáo dục, Hà Nội) cũng nghiên cứu truyện ngắn Vũ Trọng
Phụng theo từng thời kỳ sáng tác gắn liền với sự thay đổi phức tạp về t tởng
của tác giả. Ông nhận thấy có một số hạn chế mà Vũ Trọng Phụng vớng phải


8

đó là khi đề cập đến vấn đề đồng tiền, sự phê phán trở nên trừu tợng, siêu
hình, mất đi ý nghĩa xã hội vì nhằm vào tâm lý ngời đời chung chung, đề
cập về tính ích kỷ hèn hạ của con ngời nhng không thấy đợc điều kiện xã hội
nào đã làm nảy nỡ những thói xấu ấy.
Cho đến nay, vẫn có nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm Vũ Trọng
Phụng nói chung và truyện ngắn của ông nói riêng, vì những giá trị của những
tác phẩm mà ông để lại là rất lớn. Đã có luận văn tốt nghiệp Đại học của Đào
Thanh Nga nghiên cứu về Đặc điểm truyện ngắn Vũ Trọng Phụng nhng ở luận
văn đó chỉ khảo sát ở một phạm vi nhỏ. ở luận văn này chúng tôi mở rộng
khảo sát toàn bộ truyện ngắn Vũ Trọng Phụng để có một cái nhìn hệ thống
hơn nhằm tiếp tục khẳng định những cống hiến to lớn của một tài năng nh Vũ
Trọng Phụng.
3. Phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu


3.1. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tợng nghiên cứu: Những đặc điểm nổi bật trong phong cách truyện
ngắn Vũ Trọng Phụng
- Phạm vi t liệu khảo sát
Luận văn đi vào tìm hiểu truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng đợc in từ
khoảng 1930 về sau, đợc đăng trên Hạ thành Ngọ báo, Hà Nội báo, Đông Dơng tạp chíđợc tập hợp trong các tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng: Truyện
ngắn Vũ Trọng Phụng, (1996) Lê Thi Đức Hạnh - Xuân Tùng (su tầm và
tuyển chọn), Nxb Hội nhà văn, Vẽ nhọ bôi hề (những tác phẩm mới tìm thấy
năm 2000), Peter Zinoman su tầm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội, Chống nạng lên
đờng (sáng tác đầu tay mới tìm thấy cuối năm 2000 - Lại Nguyên Ân su tầm),
Nxb Hội nhà văn, Hà Nội
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


9

Luận văn xác định vai trò, vị trí của truyện ngắn Vũ Trọng Phụng trong
bức tranh chung của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 và trong sự
nghiệp của ông.
Tìm hiểu phong cách truyện ngắn Vũ Trọng Phụng trên nhiều phơng
diện: Lựa chọn đề tài, cảm hứng sáng tạo, tình huống, nhân vật, giọng điệu,
ngôn ngữ
4. Phơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn của chúng tôi sử dụng các phơng pháp
sau:
- Phơng pháp thống kê - phân loại
- Phơng pháp phân tích - tổng hợp
- Phơng pháp so sánh - đối chiếu
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về hiện thực cuộc sống và con


ngời, tìm hiểu về các mảng đề tài, chủ đề, cảm hứng sáng tạo của nhà văn Vũ
Trọng phụng cũng nh tìm hiểu những cách tân nghệ thuật qua tình huống
truyện, nghệ thuật xây dựng nhân vật, giọng điệu, ngôn ngữ nhân vật để nhận
diện phong cách truyện ngắn của nhà văn Vũ Trọng Phụng.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn đợc triển khai trên 3 chơng.
Chơng 1. Truyện ngắn Vũ Trọng Phụng trong bức tranh chung của
truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
Chơng 2. Phong cách truyện ngắn Vũ Trọng Phụng nhìn từ phơng diện
lựa chọn đề tài và cảm hứng sáng tạo.
Chơng 3. Phong cách truyện ngắn Vũ Trọng Phụng nhìn từ phơng diện
tình huống, nhân vật, giọng điệu và ngôn ngữ.


10

Chơng 1
truyện ngắn Vũ Trọng Phụng trong
bức tranh chung của truyện ngắn
việt nam giai đoạn 1930 - 1945
1.1. Khái niệm truyện ngắn và u thế của thể loại truyện ngắn
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn
Khi xác định nội hàm khái niệm truyện ngắn, không ít nhà nghiên cứu
dựa trên các tiêu chí của truyện vừa và tiểu thuyết. Trong Từ điển văn học ở
mục truyện ngắn viết: Hình thức tự sự loại nhỏ. Truyện ngắn khác với truyện
vừa ở dung lợng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảng của cuộc sống: một biến
cố hay một vài biến cố xẩy ra trong một giai đoạn nào đó của đời sống nhân
vật, biểu hiện một mặt nào đó của tính cách nhân vật, thể hiện một khía cạnh
nào đó của vấn đề xã hội.


Cốt truyện của truyện ngắn thơng diễn ra trong một không gian và thời
gian hạn chế. Kết cấu của truyện ngắn cũng không chia thành nhiều tuyến
phức tạp. Truyện ngắn đợc viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi
không nghỉ, nên đặc điểm nổi bật của truyện ngắn là tính ngắn gọn. Để thể
hiện nổi bật t tởng chủ đề, khắc hoạ sắc nét tính cách nhân vật, đòi hỏi nhà
văn viết truyện ngắn phải có trình độ điêu luyện, biết mạnh dạn gọt tỉa và dồn
nén. Do đó, trong khuôn khổ ngắn gọn, những truyện ngắn thành công có thể
biểu hiện đợc những vấn đề xã hội có tầm khái quát rộng lớn [457].
Theo Từ điển thuật ngữ văn học Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ.
Nội dung của thể loại truyện ngắn bao trùm hầu hết các phơng diện của đời


11

sống: đời t, thế sự, hay sử thi, nhng cái độc đáo của nó là ngắn. Truyện ngắn
đợc viết ra để tiếp thu liền một mạch, đọc một hơi không nghỉ [314].
Do khuôn khổ ngắn nhiều khi làm cho truyện ngắn có vẻ gần gũi với các
hình thức truyện kể dân gian nh truyện cổ, giai thoại, truyện cời, hoặc gần với
những bài ký ngắn, nhng thực ra nó gần với tiểu thuyết hơn cả là hình thức tự
sự tái hiện cuộc sống đơng thời. Truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay
một đoạn đời, một sự kiện hay một chốt lát trong cuộc sống nhân vật. Nhng
cái chính của truyện ngắn không phải ở hệ thống sự kiện mà ở cái nhìn tự sự
đối với cuộc đời.
Khác với tiểu thuyết là thể loại chiếm lĩnh đời sống trong toàn bộ sự đầy
đặn và toàn vẹn của nó, truyện ngắn thờng hớng tới sự khắc hoạ một hiện tợng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn
của con ngời. Vì thế, trong truyện ngắn thờng có ít nhân vật, ít sự kiện phức
tạp. Nếu mỗi nhân vật của tiểu thuyết là một thế giới, thì nhân vật của truyện
ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới ấy. Yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện
ngắn là những chi tiết có dung lợng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo
cho tác phẩm những chiều sâu cha nói hết.


Truyện ngắn với đặc điểm thể loại riêng biệt chỉ thực sự phát triển ở các
nền văn học hiện đại. Đó là kiểu t duy khá mới, vì vậy nói chung truyện ngắn
đích thực xuất hiện muộn trong lịch sử văn học. ở nhiều nớc trên thế giới,
truyện ngắn gắn liền với hoạt động báo chí vì khuôn khổ báo chí không cho
phép dài. Truyện ngắn nói chung không phải vì truyện của nó ngắn, mà vì
cách nắm bắt cuộc sống của thể loại. Tác giả truyện ngắn thờng hớng tới sự
khắc hoạ một hiện tợng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh
hay đời sống tâm hồn con ngời. Chính vì vậy trong truyện ngắn thờng ít nhân
vật, ít sự kiện phức tạp. Chỗ khác biệt quan trọng giữa tiểu thuyết và truyện


12

ngắn là ở nếu nhân vật chính của tiểu thuyết thờng là một thế giới thì nhân vật
truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới.
Cốt truyện của truyện ngắn thờng tự giới hạn về không gian, thời gian, nó
có chức năng nhận ra một điều gì sâu sắc về cuộc đời, về con ngời. Kết cấu
truyện ngắn thờng không nhiều tầng, nhiều tuyến mà thờng đợc dùng theo
kiểu tơng phản hoặc liên tởng. Chi tiết và lời văn là những yếu tố quan trọng
cho nghệ thuật viết truyện ngắn. Lối kể và cách kể chuyện là những điều đợc
ngời viết truyện ngắn đặc biệt chú ý khai thác và xử lý, nhằm đạt hiểu quả
mong muốn.
Tìm hiểu các truyện ngắn xuất sắc của L. Tônxtôi, Gorki, Sêkhốp,
Sôlôkhốp, Đôđê, Mêrimê, Môpatxăngcác truyện ngắn của Lỗ Tấn, hoặc
truyện ngắn của các tác giả Việt Nam trớc cách mạng tháng tám nh Nguyễn
Khải, Đỗ Chu, Nguyễn Thành Longđều thấy các đặc điểm đó. Cốt truyện
của nó nổi bật, hấp dẫn. Cái chính của truyện ngắn thờng là một sự tơng phản,
liên tởng. Bút pháp trần thuật thờng là chấm phá. Yếu tố có ý nghĩa bậc nhất
của truyện ngắn là chi tiết có dung lợng lớn và hành văn mang ẩn ý tạo ra cho
tác phẩm những chiều sâu cha nói hết. Ngoài ra, giọng điệu, cái nhìn cũng hết


sức quan trọng, làm nên cái hay của truyện ngắn. Truyện ngắn là một thể loại
dân chủ, gần gũi với đời sống hàng ngày, lại súc tích dễ đọc.
ở Việt Nam, khi bàn về truyện ngắn, nhà văn Nguyễn Công Hoan đã giải
thích về truyện ngắn: Trớc hết ta nên phân biệt thế nào là truyện ngắn, thế nào
là truyện dài, từ loại truyện viết theo nghệ thuật Âu Tây hay là loại mới có
trong văn học Việt Nam, từ ngày ta chịu ảnh hởng của văn học Pháp. Ngày xa,
ta chỉ có truyện kể bằng miệng hoặc viết bằng văn vần. Những truyện Hai ông
phật cãi nhau, Muỗi nhà, Muỗi đồng trong Thánh Tông di thảo là viết theo
nghệ thuật á đông. Hoàng Lê nhất thống chí là lịch sử ký sự, chứ không phải


13

là lịch sử tiểu thuyết. Cho nên loại truyện viết theo nghệ thuật Âu tây, ta theo
Trung Quốc mà gọi là tiểu thuyết, và cái nào viết trong vài trang gọi là tiểu
thuyết đoản thiên, cái nào viết hàng trăm trang gọi là trờng thiên - tiểu thuyết.
Năm 1932 báo Phong hoá dịch đoản thiên tiểu thuyết ra tiếng ta gọi là truyện
ngắn. Rồi từ đó trờng thiên tiểu thuyết gọi là truyện dài và trung thiên tiểu
thuyết gọi là truyện vừa.
Trong cuốn Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký khi bàn về truyện ngắn
giáo s văn học ngời Pháp D.Gôrônôki viết: Truyện ngắn là một thể loại muôn
hình muôn vẻ biến đổi không cùng. Nó là một vật biến hoá nh quả chanh của
lọ lem. Biến hoá về khuôn khổ: ba dòng hoặc ba mơi trang. Biến hoá về kiểu
loại tính chất, trào phúng, kỳ ảo, hớng về biến cố thật hay tởng tợng, hiện thực
hay trào phúng. Biến hoá về nội dung: thay đổi vô cùng vô tận. Muốn có chất
liệu để kể, cần có một cái gì đó xẩy ra, dù đó chỉ là một sự thay đổi chút xíu
về sự cân bằng, về các mối quan hệ. Trong thế giới của truyện ngắn, cái gì
cũng thành biến cố. Thậm chí sự thiếu vắng tình tiết diễn biến cũng gây hiệu
quả vì nó làm cho sự chờ đợi bị hẫng hụt [tr 79].
1.1.2. Ưu thế của thể loại truyện ngắn


Truyện ngắn tự nó đã hàm chứa cái thú vị của những điều sâu sắc trong
một hình thức nhỏ, gọn gẽ và truyền dẫn cực nhanh những thông tin mới mẻ.
Đây là thể loại văn học có nội khí một lời mà thiên cổ, một gợi mà trăm
suy.
Truyện ngắn là sự phá vỡ chiều hớng êm ả và sự cân bằng vốn đang trở
thành vô nghĩa. Nó đẹp nh một tiếng nổ của ánh sáng, nó giảm trừ tối đa sự
lòng thòng nhân quả hay nói nh R. Barthes, truyện ngắn tiềm tàng sự trục trặc,
lăn tăn trong quan hệ nhân quả. Lý do đa đẩy câu chuyện không phải là chuỗi
liên tục sự kiện mà là một ám ảnh tâm hồn trong quá trình chuyển biến lơng
tri, trong những thời khắc có ý nghĩa nhất của đời ngời. Với Chekhov, những


14

thời khắc đợc xem là có ý nghĩa nhất lại chẳng có chút gì quan trọng cả. Trái
lại có những thời khắc bất thờng đã đem lại t tởng lớn lao. Lấy thời khắc làm
động lực và kết nối câu chuyện đợc kể, truyện ngắn nói chung u tiên cho
quảng giữa, phần đầu hoặc phần cuối truyện thờng phải đợc cắt xén đi để
tránh sự kéo dài loãng nhạt. Mạch kể trong truyện ngắn không chỉ đợc sắp xếp
theo thời gian tuyến tính mà theo sơ đồ ma trận, gồm có nhiều chiều khác
nhau mà ngời đọc có thể đột kích thâm nhập cùng một lúc để thấy tất cả
những chiều kích ấy cũng có mặt. Truyện ngắn tạo ra chiều hớng tiếp nhận
đồng bộ và tiết kiệm thời gian. Có thể hình dung truyện ngắn là bức phù điêu
ảo ảnh, là một khối vờn điêu khắc đa sắc và hiện thực. Đồng thời, dung lợng
ngắn là một thế mạnh để truyện ngắn chinh phục độc giả đơng đại.
Truyện ngắn là thể loại văn học rất nhạy cảm với những biến đổi của đời
sống xã hội. Với hình thức gọn nhẹ, truyện ngắn luôn bắt kịp những vận động
của xã hội và tái hiện đợc mọi biến thái trớc đời sống vật chất cũng nh tinh
thần của con ngời. Ngày nay, trớc thực trạng muôn vẻ của cuộc sống đang lên,
các nhà văn đang ra sức sáng tạo, đa lại cho văn học nớc nhà ngày càng nhiều


các tác phẩm truyện ngắn có giá trị. Tên tuổi của các nhà văn hiện đại viết
truyện ngắn nh Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nguyễn Minh
Châu, Nguyễn Huy Thiệpluôn có vị trí trang trọng trong đời sống tinh thần
của ngời yêu văn học.
Truyện ngắn gắn chặt với báo chí. Đây là một thế mạnh, bởi hiện tại báo
chí đang bùng nổ với tốc độ chóng mặt. Ngời đọc dễ hình thành thói quen đọc
một câu chuyện trong vài chục phút, hoặc có thể đến vài giờ. Điều này tạo
điều kiên hết sức thuận lợi để các cây bút khẳng định tài năng. Với hình thức
gọn nhẹ, truyện ngắn luôn bắt kịp những vận động biến đổi của xã hội và tái
hiện đợc mọi biến thái trớc đời sống với muôn hình muôn vẻ. Tuy truyện ngắn
đợc xem là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ nhng nó lại là thể loại phát hiện nghệ thuật
đời sống theo chiều sâu. Nh nhà văn Nguyên Ngọc đã từng phát biểu trong


15

một cuộc trao đổi về truyện ngắn: Trong độ ba trang, mấy nghìn chữ mà rõ
mặt cả cuộc đời, một kiếp ngời, một thời đai. Các truyện ngắn bây giờ rất
nặng, dung lợng của nó là dung lợng của cả cuốn tiểu thuyết.
1.2. Phong cách nghệ thuật
1.2.1. Về khái niệm phong cách
Phong cách là một thuật ngữ đợc sử dụng trong nhiều ngành khoa học
khác nhau. Ngay trong giới nghiên cứu văn học, nhiều quan niệm, định nghĩa
khác nhau về phong cách cũng đang tồn tại. Trong công trình Cá tính sáng
tạo của nhà văn và sự phát triển văn học, viện sĩ Khrapchenkô đã đa ra nhiều
quan niệm khác nhau của các tác giả nghiên cứu xung quanh định nghĩa về
phong cách (V.Kovalev, L.Novicchenco, V.Turbin), theo ông các định
nghĩa này xoè ra nh cái quạt mà một phía thì thừa nhận phong cách là một
phạm trù lịch sử - thẩm mỹ rộng nhất, bao quát nhất, nhng phía khác lại coi
phong cách nh một đặc điểm của từng tác phẩm riêng lẻ. Phong cách là một


lĩnh vực cực kỳ phức tạp của lý luận văn học. Khrapchenkô coi phong cách là
thủ pháp biểu hiện cách khai thác hình tợng đối với đời sống, nh thủ pháp
thuyết phục và thu hút độc giả, cũng trong công trình này ông viết: Phong
cách là một tổng thể toàn vẹn những sự kiện biểu cảm khiến cho lời phát ngôn
có một sắc thái ý nghĩa đặc biệt, bất chấp cấu trúc ngữ nghĩa cơ bản của phát
ngôn ấy. Cần coi những sự kiện biểu cảm này là những sự kiện phong
cách sẽ đợc nghiên cứu không phải trong thi pháp học và từ chơng học mà là
trong một bộ môn ngữ văn đặc biệt. Phong cách học cần nắm bắt những sự
kiện này không phải một cách tách biệt mà bao giờ cũng phải nắm bắt trong
tính toàn bộ của chúng vốn đặc trng cho từng tác phẩm, từng tác giả (hoặc
từng giai đoạn phát triển sáng tác của tác giả ấy), từng trờng phái, từng nớc,
từng thời đại.
Theo Phan Ngọc phong cách là một cấu trúc hữu cơ tất cả các cách lựa
chọn tiêu biểu, hình thành một cách lịch sử và chứa đựng một giá trị lịch sử có


16

thể cho phép ta nhận diện một thời đại, một thể loại, một tác phẩm hay một
tác giảnó chứa đựng một cái nhìn đối với hiện thực [45, tr 22].
Trong cuốn Mấy vấn đề nguyên lý văn học, theo Nguyễn Lơng Ngọc:
phong cách không phải là một cái gì đó bất biến, nó đã từng thay đổi với quá
trình phát triển của sự nghiệp văn chơng. Phong cách đó là hình thức của chủ
thể. Phong cách là gơng mặt tinh thần. Buffon từng khẳng định: Phong cách là
bản thân con ngời - có thể nói, đây là lần đầu tiên có sự khẳng định bản chất
chủ thể của phong cách. Trong thực tiễn sáng tạo văn học nghệ thuật, rất nhiều
nghệ sĩ lớn, nhà văn lớn đã đóng dấu ấn phong cách của mình vào tác phẩm và
nhờ vậy khi tiếp nhân các tác phẩm, chúng ta nhận ra đó là tác phẩm của nghệ
sĩ nào, nhà văn nào nếu họ thực sự có phong cách riêng. Phong cách cá nhân
tạo nên sự đa dạng, phong phú của phong cách văn học. Bản chất phong cách


học đã là cái nhìn nghệ thuật thì cái nhìn ấy phải mang tính cá nhân của con
ngời văn hoá, lịch sử cụ thể.
Phong cách là những gì làm nên đặc sắc riêng của mỗi ngời. Tuy nhiên
cần phân biệt cái riêng làm nên đặc sắc, làm nên tinh tuý, song cũng có cái
riêng chỉ là sự khác ngời, khác đời một cách thuần tuý.
1.2.2. Về khái niệm phong cách nghệ thuật (phong cách nhà văn)
Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tơng
đối ổn định của hệ thống hình tợng của các phơng tiện biểu hiện nghệ thuật,
nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn phong cách l à quy
luật thống nhất các yếu tố chỉnh thể nghệ thuật, là biểu hiện của tính nghệ
thuật. Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn
có tài, có bản lĩnh mới có đợc phong cách độc đáo riêng. Cái nét riêng ấy thể
hiện ở các tác phẩm và đợc lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn
làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau giữa nhà văn này với nhà văn khác


17

[18, tr 212]. Nói đến phong cách là nói đến đặc trng độc đáo, có ý nghĩa thẩm
mỹ và mang tính quy luật, thể hiện qua hệ thống sáng tác của nhà văn.
Phong cách là sự độc đáo về t tởng cũng nh nghệ thuật, là phẩm chất
thẩm mỹ thể hiện trong sáng tác của những nhà văn u tú. Nó đòi hỏi trớc hết,
nhà văn phải đem lại một tiếng nói mới cho văn học. Nếu không có tiếng nói
ấy thì dù vấn đề lập trờng, vốn sống tự cho là đã giải quyết đến đâu chăng nữa
thì tác phẩm của nhà văn vẫn bị rơi vào quên lãng. Nghệ thuật tối kỵ sự chung
chung lặp lại. Lẽ đơng nhiên cái gọi là độc đáo, vẻ riêng, là phải ít thấy ở ngời
khác, nhng ở riêng nhà văn đó thì phải xuất hiện thờng xuyên có tính chất bền
vững, nhất quán. Bằng không sự độc đáo kia chỉ là ngẫu nhiên, nhất thời gặp
may.
Nguyễn Đăng Mạnh trong cuốn Nhà văn hiện đại - chân dung và phong


cách đã viết: Tôi hiểu phong cách nghệ thuật là một khái niệm thuộc phạm trù
thẩm mĩ. Có nghĩa là, nhà văn phải thật sự có tài năng, phải thật sự sáng tạo ra
đợc những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao mới đợc xem là nhà văn có
phong cách. Phong cách là một chỉnh thể nghệ thuật. Mỗi nhà văn có phong
cách tạo ra cho mình thế giới nghệ thuật riêng. Thế giới nghệ thuật ấy dù
phong phú đa dạng thế nào vẫn có tính thống nhất. Cơ sở của tính thống nhất
này là một nhỡn quan riêng về thế giới, và sâu xa hơn nữa là t tởng nghệ thuật
riêng của nhà văn. Chừng nào cha nhận ra tính thống nhất ấy thì chừng đó cha
thể xem là đã nắm đợc phong cách của một nhà văn. Phong cách bao gồm
những đặc điểm độc đáo của các tác phẩm của một nhà văn từ nội dung đến
hình thức. Nhng phong cách là một cái gì đó cụ thể, hữu hình, có thể và mô tả
đợc. Cho nên nói phong cách, dù có đề cập đến nội dung t tởng, cũng phải chỉ
ra đợc nội dung ấy đã đợc hình thức hoá nh thế nào. Trong quá trình sáng tác
của nhà văn, phong cách nghệ thuật của ông ta luôn luôn chuyển từ tác phẩm


18

này đến tác phẩm khác. Bởi vì viết văn là một hoạt động sáng tạo. Mà đã là
sáng tạo thì luôn luôn phải đổi mới, nhng dù đổi mới nh thế nào, phong cách
vẫn vận động trên cơ sở thống nhất, khiến cho các tác phẩm của nhà văn dù có
những nét rất khác nhau vẫn là tác phẩm của ông ta chứ không phải là của ai
khác. Phong cách một khi đã định hình thì thờng có tính bền vững. Vì tạo ra
phong cách, ngoài thế giới quan còn có rất nhiều nhân tố khác nh truyền thống
gia đình, hoàn cảnh sống, môi trờng thiên nhiên, môi trờng văn hoá, thói quen
suy nghĩ, cảm xúc, cái tạng riêng của nhà vănnhững tác phẩm ấy, những
thói quen ấy không dễ gì thay đổi. Tất cả đều có ảnh hởng lớn tới sự hình
thành phong cách của nhà văn tơng lai.
Suy cho cùng phong cách của một nhà văn là vấn đề cái nhìn, nhng cái
nhìn ấy toát lên từ tất cả các yếu tố hình thức và nội dung của tác phẩm, từ hệ


thống hợp nhất các giá trị về thực tế tiêu biểu đối với nhà văn và phơng pháp
nghệ thuật của nhà văn ấy. Nghĩa là cần đợc tiếp cận với tính cách một hệ
thống cụ thể về hình thức và nội dung, toát lên từ một cấu trúc hữu cơ tất cả
các kiểu lựa chọn [72, tr 15].
Từ điển văn học viết: phong cách là chỗ độc đáo mang phẩm chất thẩm
mĩ cao đợc kết tinh trong sự sáng tạo của nhà văn. Không phải bất cứ nhà văn
nào cũng tất yếu có phong cách, mặc dù nói cho cùng nhà văn nào cũng có
đặc điểm. Song đặc điểm mờ nhạt cha đủ, phải là chỗ thật độc đáo không thể
thay thế đợc mới làm nên phong cách. Chỉ cần lặp đi lặp lại đã gọi là đặc
điểm, nhng phong cách tuy cũng đòi hỏi sự bền vững, không chấp nhận sự
phai mờ, nhng phải sự lặp đi lặp lại một cách đổi mới [ tr 214].
Tuỳ theo nhà văn cụ thể mà phong cách có thể tập trung biểu hiện ở bất
kỳ một hay vài yếu tố trong tác phẩm. Có thể nói có bao nhiêu yếu tố trong tác
phẩm thì có bấy nhiêu chỗ để cho phong cách của từng nhà văn thể hiện.
Phong cách có thể biểu hiện ở việc chọn đề tài. Có nhà văn a chọn những đề


19

tài nên thơ, lại có nhà văn thích những đề tài rắc rối, phức tạp. Phong cách có
thể biểu hiện ở cảm hứng chủ đạo. Có nhà văn ca ngợi thì xúc động lòng ngời,
nhng phê phán thì hời hợt. Ngợc lại cũng có nhà văn phê phán đầy sức thuyết
phục, nhng ngợi ca thì nhạt nhẽo - dĩ nhiên đây là nói ca ngợi và phê phán một
cách đúng đắn, loại trừ những thứ tô hồng và bôi đen. Có nhà thơ thì thiên về
trí tuệ sắc lạnh, cũng có nhà thơ lại thiên về tình cảm ngọt ngào. Phong cách
cũng biểu hiện ở việc khắc hoạ nhân vật. Có nhà văn viết hay loại nhân vật
này nhng lại xây dựng thất bại loại nhân vật khác. Phong cách cũng biểu hiện
ở thể loại. Mỗi nhà văn chỉ viết đợc một thể loại, hoặc nều viết đợc nhiều thể
loại thì cũng chỉ thành công ở một hay vài thể loại nào đó thôi. Còn trong
ngôn ngữ, thì một số nhà văn độc đáo ở những hệ thống tu từ khác nhau cũng


có điều dễ thấy. Qua đây ta thấy phong cách có thể thiên về nội dung t tởng
hoặc thiên về hình thức nghệ thuật
Phong cách là phẩm chất tơng đối ổn định của sáng tác. Các đặc điểm
của nó đợc lặp đi lặp lại tơng đối thờng xuyên, ít thay đổi. Nhng đây là ổn
định trong sự phong phú, đa dạng, có biến đổi chứ không phải là sự lặp lại
giản đơn, nghèo nàn, đơn điệu. Tuy nhiên, sự ổn định là cơ bản, nhờ thế nó
mới trở thành một phong cách phân biệt với các phong cách khác. Chẳng hạn,
có thể nói tới phong cách trữ tình của thơ Tố Hữu bởi nét trữ tình này về cơ
bản là ổn định, đợc lặp lại tơng đối, thờng xuyên trong các sáng tác của ông.
Tuy nhiên, trữ tình trong Từ ấy không hoàn toàn giống trữ tình trong Việt Bắc,
cũng khác với trong Gió lộng, Ra trận và đặc biệt là khác với trữ tình trong
Một tiếng đờn.
Mỗi nhà văn trong quá trình sáng tạo đều cố gắng tìm cho mình một lối
đi riêng, một phong cách không trộn lẫn. Sẽ không có những khái niêm về
phong cách trở thành chuẩn mực chung cho tất cả. ở đây ngời viết không đa


20

ra quan niệm riêng nào trên cơ sở các quan niệm về phong cách và từ thực tế
nghiên cứu về khái niệm này cũng là để phù hợp với phạm vi của đề tài tác giả
luận văn chỉ chọn một quan niêm phù hợp để từ đó khảo sát, tìm hiểu phong
cách truyện ngắn Vũ Trọng Phụng nhằm khẳng định giá trị nghệ thuật đích
thực và vị trí của nhà văn trên lộ trình văn học.
Phong cách nghệ thuật, nét riêng của nhà văn không phải là cái gì nhất
thành bất biến mà nó luôn vận đông biến đổi. Vì viết văn là một hoạt động
sáng tạo, mà sáng tạo lại luôn đòi hỏi sự đổi mới. Điều này đợc giải thích bởi
nhiều nguyên nhân. Song dẫu đổi mới thế nào thì phong cách vẫn vận động
trên cơ sở thống nhất, khiến cho tác phẩm của nhà văn dù có những nét khác
nhau vẫn là của ông ta chứ không phải của ai.


1.3. Bức tranh chung của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
1.3.1. Nguyên nhân thúc đẩy sự ra đời và phát triển của thể loại
truyện ngắn
1.3.1.1. Truyện ngắn ra đời là kết quả của quá trình hiện đại hoá văn
học Việt Nam
Cả một thế kỷ XX biến đổi và vận động có cả yếu tố mới và cũ của đời
sống kinh tế, chính trị, văn hoá. Văn học là thể loại không nằm ngoài quy luật
vận động đó. Sự tiếp xúc Âu Tây là cuộc biến thiên cha từng có trong lịch sử
dân tộc, hiện thực sôi động, sự bỡ ngỡ, khát vọng tìm hiểu khám phá, nhu cầu
khẳng định luôn thôi thúc đội ngũ nhà văn, nhà thơ. Những thể loại mới ra đời
đã đáp ứng đợc yêu cầu đó và không ngừng mở rộng khả năng chiếm lĩnh.
Đến năm 1932 có ba thể loại đạt những thành công đầu tiên là truyện ngắn,
kịch và tiểu thuyết.
Truyện ngắn là một thể loại khá năng động, nó không đòi hỏi một nội
dung quá đồ sộ nh tiểu thuyết, nó có ảnh hởng kịp thời trong đời sống, nó là


21

nhát cắt thời gian mỏng trong cả quãng đời của số phân con ngời, nhng lại
chứa đựng một dung lợng nghệ thuật lớn. Trong quá khứ so với tiểu thuyết,
truyện ngắn hiện đại Việt Nam đã thành công sớm hơn. ở thời Trung đai,
chúng ta cha có khái niệm truyện ngắn với t cách thể loại nhng có những
truyện viết ngắn: Việt điện U Linh, Truyền kì Tân Phả, Truyền kỳ Mạn Lục.
Truyện ngắn Việt Nam hiện đại có sự kết hợp hài hoà giữa cái truyền thống và
cái mới.
Nhà văn Nguyễn Trọng Quản có thể coi là ngời đầu tiên viết truyện ngắn
của văn học mới với tác phẩm Truyện thầy Lazarô Phiền, với nghệ thuật mới
mẻ, ngời trần thuật ở ngôi thứ nhất, sự mô tả đan xen đối thoại, xây dựng tình
huống nhân vật sám hối vì gây tội sát nhân và sự kết thúc tác phẩm bằng cái


chếtlà những điều mới so với truyện nghĩa hiệp Trung Quốc, tiểu thuyết
Minh - Thanh. Truyện thơ nôm của Nguyễn Đình Chiểu mà nhân dân Nam Bộ
rất mến mộ ở nữa cuối thế kỷ XIX. Tác giả Nguyễn Bá Học thuộc lớp nhà văn
nổi tiếng đầu tiên ở Việt Nam viết truyện ngắn phản ánh xã hội thành thị lúc
đó đang t sản hoá, những tác phẩm của ông nh: Câu chuyện gia đình, Câu
chuyện một tối của ngời tân hônông vừa học tập cách mô tả khách quan,
đúng hơn là mô tả cho hết hiện thực cuộc sống, vừa không dứt bỏ đợc quan
điểm văn học cũ, vừa làm quen với kể chuyên, mô tả, đối thoại của văn học
phơng Tây, vừa sử dụng văn biền ngẫu và hình ảnh ớc lệ tợng trng của văn học
truyền thống.
Truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã đạt đợc trình độ nhất định trong việc
thể hiện đặc trng thể loại. ông rất chú ý phơi bày thực trạng xã hội thối nát,
bất công của xã hội thuộc địa nữa phong kiến. Ông đã viết những truyện ngắn
hay nh Nớc mắt lắm nỗi, Con ngời Sở Khanh, Sống chết mặc bay Phạm Duy
Tốn làm xúc động lòng ngời bằng nghệ thuật mô tả chân thực những hiện tợng


22

ông quan sát. Nh vậy, tính chất hiện thực của truyện ngắn ngày càng đợc phát
triển sâu sắc và nó có nhiều thành công vào những thời kỳ sau.
Đến năm 1932, truyện ngắn phát triển thành thể loại mũi nhọn đạt đợc
những thành tựu xuất sắc với những tác giả tiêu biểu nh Nam Cao, Nguyễn
Công Hoan, Thạch Lam
1.3.1.2. Truyện ngắn giai đoạn 1930 1945 đã đạt những thành tựu lớn
với những tác giả tiêu biểu
Truyện ngắn hiện thực và truyện ngắn lãng mạn ra đời bởi nhu cầu phản
ánh đời sống và thế giới quan tác giả. Dù theo khuynh hớng nào đi nữa nhng
giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm vô cùng lớn lao, nó luôn bám sát
dòng chảy của cuộc sống. Những khía cạnh của hiện thực đợc rút ra mang


những cái nhìn, những bài học thấm thía về cuộc đời và số phận con ngời.
ở mảng truyện ngắn hiện thực giai đoạn 1930 1945, với tác phẩm Kép
T Bền, Nguyễn Công Hoan là ngời mở màn, cắm ngọn cờ chiến thắng cho
khuynh hớng văn học hiện thực. Ông viết tới 300 truyện ngắn, một con số kỷ
lục trong văn học Việt Nam, trong đó có không ít truyện thật xuất sắc: Tập
Kép T Bền, Hai thằng khốn nạn, Đào kép mới Truyện ngắn của ông làm nổi
bật lên sự bất công có tính chất giai cấp của xã hội, sự xung đột của những kẻ
giàu - nghèo, sự đụng chạm của cái giàu và cái nghèo trên đờng đời [58],
nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan còn có rất nhiều ý nghĩa đối với
các thế hệ nhà văn sau ông.
Trong truyện ngắn Nam Cao, dấu ấn một thời kỳ đen tối để lại sâu đậm.
ông đã làm rõ đợc những bi kịch của kiếp ngời, đặc biệt là sự bần cùng hoá
của ngời nông dân và sự tha hoá của tầng lớp trí thức. Về mặt nghệ thuật
chúng ta thấy cha có một nhà văn nào đạt đến trình độ miêu tả tâm lý khắc
hoạ tâm trạng nh nhà văn Nam Cao.


23

Truyện ngắn của các tác giả Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng
Phụng cũng nh của Thạch Lam, Thanh Tịnh đều là những tác phẩm để đời.
1.3.2. Đôi nét về truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
1.3.2.1. Về nội dung của truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945
Mỗi tác phẩm văn học mang một phong cách khác nhau, gửi gắm những
quan điểm nghệ thuật riêng, nhng sợi dây chung nhất giữa các tác giả là đặt
trên bối cảnh xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX. Bất kỳ nhà văn nào cũng tìm
cho mình một nguồn cảm hứng sáng tác. Nguồn cảm hứng đó không gì bằng
là chính nơi mình đang sống, đó là nguồn tài nguyên không bao giờ cạn, là
nguồn nhựa sống nóng hổi luôn chảy không ngừng.
Nội dung truyện ngắn của các tác giả có đề tài vô cùng phong phú từ


nông thôn cũ tới đô thị mới, ở đâu cũng bề bộn phức tạp. Nông thôn cũ trong
truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao là nơi tiêu điều xơ xác vô cùng, ở đây
cuộc sống nông thôn bị thế quần ng tranh thực của bọn địa chủ phong kiến
xâu xé, bóp nặn. Rồi sự vô nghĩa của nông thôn trong truyện ngắn Thạch
Lam: từ mùi quen của đất màu, mùi bèo ở dới ao, mùi rạ ẩm ớt và mùi phân
trâu nồng ấm, đến tiếng lá tre khô rào rạc, tiếng gió thổi qua đồng trống những
buổi chiều đông rét mớt, tiếng trống thu không của huyện đờng bị nhoè đi vào
bóng tối của một vùng quê mênh mông. Tuy nhiên, do tính chất của xã hội
đan xen cũ mới, sự xuất hiện của cuộc sống thành thị lấn át nông thôn. Cuộc
sống chạy đua với phong trào Âu hoá từ đó xuất hiện những kiểu ngời, loại
ngời mới nh: ông Thông, ông Phán, chủ hảng ô tô, ông chủ, bà chủ, t sản, gái
mới, những tri thức, những khu phố với những gia đình công phú quan trọng.
Cho dù viết về đề tài nào thì trung tâm phản ánh vẫn là cuộc sống đau khổ của
ngời dân dới đáy, những mảnh đời bất hạnh, bất lực trong xã hội. Một xã hội
mà tiền là cao hơn hết thảy, có tiền mới có nghĩa vợ chồng, anh em bè bạn,
tiền đè nghẹt mọi sự vơn lên thoi thóp của con ngời.


24

Trớc xã hội ấy, bên cạnh thế lực đồng tiền là sự xuất hiện cái mới, đó là
sự lai căng của phong trào Âu hoá mà con ngời cha kịp định hình nắm bắt.
Bọn giàu có thì ngày càng giàu ra mãi, còn ngời cực khổ thì càng cực khổ hơn.
Trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan Răng con chó của nhà t sản, ông
chủ hãng ô tô phóng xe đuổi theo lão ăn mày đã dám đánh gãy răng con chó
Tây của ông khi nó cắn anh ta A, mày tát gãy răng chó của ông, ông chỉ kẹp
cho mày chết tơi, rồi ông đền mạng. Bất quá ba chục bạc là cùng! - câu nói
bộc lộ đầy đủ bản chất giai cấp lang sói, cho thấy giá trị thảm hại của ngời
nghèo trong xã hội đồng tiền lạnh lùng. Chính vì xã hội cũ đầy bất công mà
nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao không thể đòi đợc


quyền làm ngời trong khi anh rất khao khát đợc làm ngời, đợc sống một cuộc
sống bình dị nh bao nhiêu con ngời khác.
Cũng vậy, trong rất nhiều truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng, các nhân vật
đều là nạn nhân của xã hội ấy. Trong truyện Chống nạng lên đờng, nhân vật
thằng Hai Xuân cũng là một trong những nạn nhân đau khổ của xã hội ấy,
đến ngôi nhà nơi trú ngụ cuối cùng của nó cũng không dung chứa nỗi nó nữa.
Với đôi chân đã mất trong một lần kéo xe, ngời ta đền cho nó một đôi chân
gỗ, thế là từ đây trên nẻo đờng cơm áo, cuộc đời của nó trở thành mờ mịt
không mục đích.
Truyện ngắn 1930 1945 không đơn giản chỉ là phân tích, đi sâu khám
phá những nỗi đau mà còn mang một giá trị tố cáo đanh thép. Trong truyện
ngắn Chí Phèo, Nam Cao còn chỉ ra nguyên nhân của bi kịch cuộc đời Chí
Phèo. Con ngời nhân phẩm phải đoạn tuyệt hẳn với cái ác, vì nếu không đoạn
tuyệt đợc với cái ác thì không thể sống khi trong xã hội có những Bá Kiến,
Đồi Tảo, Lý Cờng.
Còn đối với Nguyễn Công Hoan, trong tác phẩm của mình ông đã vạch
mặt chỉ rõ bản chất của những kẻ giàu sang nh ông Huyện, ông Đốc, cử nhân,


25

bà Tham, bà Cử, rất lịch sự văn minh nhng lại ăn cắp ví tiền của nhau! ( Cái
ví ấy của ai). Nhà văn chua chát so sánh hai thằng ăn cắp: một hạng đói khát
phải ăn cắp dấm dúi để nuôi thân, một hạng giàu có, sang trọng ăn cắp đờng hoàng.
Truyện ngắn của Thạch Lam tuy d vị nhẹ nhàng nhng giá trị tố cáo cũng
rất sâu sắc. Những đứa trẻ trong Gió lạnh đầu mùa, Hai đứa trẻ, đáng lẽ phải
đợc vui chơi học hành thì xã hội đã vùi dập chúng bởi gánh nặng cơm áo, ứơc
mơ của chúng là những mảnh sáng lẻ loi để lại sau những chuyến tàu, đó là
những cảnh sống nghèo khổ khốn khó của mọi lớp ngời bình dân.
Nội dung truyện ngắn 1930 1945 phong phú, đa dạng về vấn đề xã hội


lúc bấy giờ. Tuy mỗi nhà văn nhìn từ một khía cạnh khác nhau, nhng họ đều
gặp nhau ở điểm chung là phê phán một xã hội bất công, coi trọng động tiền,
khinh rẻ con ngời. Coi thờng và luôn tìm cách bóp nghẹt những ngời dân khốn
khổ, đẩy họ đến bớc đờng cùng của cuộc đời. Bên cạnh đó các nhà văn trong
các tác phẩm của mình đã chỉ ra cái tàn bạo của xã hội thối nát lúc bấy giờ,

lên tiếng kêu cho những con ngời bần cùng dới đáy. Họ bênh vực và vạch
mặt xã hội đó qua ngòi bút của mình.
1.3.2.2. Về nghệ thuật truyện ngắn giai đoạn 1930 - 1945
Truyện ngắn là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ nhng nội dung không đơn giản.
Giai đoạn 1930 - 1945 là thời kỳ thịnh đạt cho truyện ngắn đích thực xuất
hiên, nó mang một t duy mới, một cách nhìn đời, cách nắm bắt cuộc sống
riêng.
Mỗi tác giả đề cập đến nội dung nào thì cũng cần có phơng diện thể
hiện. Sự đa dạng của các tác giả truyện ngắn 1930 1945 cũng đem lại
những thành tựu nghệ thuật khác nhau.


de cuong ngu van 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.3 KB, 6 trang )

(1)ĐỀ CƯƠNG ÔN THI HỌC KÌ I - NĂM HỌC 2011-2012 KHỐI 11 I/ TÁI HIỆN KIẾN THỨC, VĂN HỌC SỬ, KIẾN THỨC TÁC PHẨM (2đ) Câu 1: Nêu những đặc điểm cơ bản của nền văn học mới - văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? Câu 2: Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Câu 3: Nêu ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện? (Hai đứa trẻ – Thạch Lam) Câu 4: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam? Câu 5: Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, Nguyễn Tuân muốn nói lên điều gì? ( Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) Câu 6: Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân? Câu 7: Nhan đề “ Hạnh phúc của một tang gia” mang ý nghĩa gì? Câu 8: Nêu những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao? Câu 9: Viết về đề tà người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ, Nam Cao thường trăn trở, day dứt về điều gì? Kể tên ít nhất 3 tác phẩm tiêu biểu cho từng đề tài. Câu 10: Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao?. II. TIẾNG VIỆT ( 1đ ) Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu. III. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( 2đ ) Học sinh viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về một tư tưởng đạo lí ( tối thiểu 100 từ) có sự vận dụng kết hợp hai thao tác lập luận phân tích và so sánh.. IV. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ( 5đ ) Một số đề gợi ý tham khảo: Đề 1: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Đề 2: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Đề 3: Cảm nhận của anh ( chị) về Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Đề 4: Phân tích nghệ thuật trào phúng trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng). Đề 5: Cảm nhận của anh ( chị ) về số phận của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Đề 6: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo kể từ khi gặp thị Nở cho tới lúc bị thị từ chối tình yêu. (Chí Phèo - Nam Cao) Đề 7: Phân tích bi kịch tinh thần của Chí Phèo kể từ khi bị thị Nở từ chối tình yêu cho tới lúc kết thúc cuộc đời ( Chí Phèo - Nam Cao).

(2) GỢI Ý TRẢ LỜI I/ TÁI HIỆN KIẾN THỨC, VĂN HỌC SỬ, KIẾN THỨC TÁC phẩm (2đ) Câu 1: Nêu những đặc điểm cơ bản của nền văn học mới - văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 ? Gợi ý trả lời - Nền văn học được hiện đại hóa. - Nhịp độ phát triển mau lẹ. - Phân hóa phức tạp thành nhiều xu hướng văn học. Câu 2: Nêu những thành tựu chủ yếu của văn học Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Gợi ý trả lời  Về nội dung: - Tiếp tục phát huy truyền thống tư tưởng lớn của văn học dân tộc: chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo. - Đồng thời đem đến cho văn học một đóng góp mới của thời đại: tinh thần dân chủ  Về nghệ thuật: - Các thể loại văn xuôi phát triển mạnh, nhất là tiểu thuyết và truyện ngắn. - Các thể loại mới như phóng sự, bút kí, tùy bút, kịch nói đều đạt được những thành tựu đáng kể.. - Thơ ca thoát khỏi những quy tắc chặt chẽ của thơ ca trung đại. Câu 3: Nêu ngắn gọn ý nghĩa của hình ảnh chuyến tàu đêm đi qua phố huyện? (Hai đứa trẻ – Thạch Lam) Gợi ý trả lời - Đoàn tàu là biểu tượng của một thới giới giàu sang và rực rỡ ánh sáng. - Nó đối lập với cuộc sống mòn mỏi,nghèo nàn, tối tăm, và quẩn quanh của người dân phố huyện. - Đối với chị em Liên, chuyến tàu gợi nhớ về tuổi thơ đẹp ở Hà Nội. Câu 4: Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam? Gợi ý trả lời - Cốt truyện đơn giản, nổi bật là những dòng cảm xúc mong manh mơ hồ trong tâm hồn nhân vật. - Bút pháp tương phản, đối lập. - Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật và tâm trạng con người. - Ngôn ngữ hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. - Giọng điệu giàu chất thơ, chất trữ tình.. Câu 5: Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, Nguyễn Tuân muốn nói lên điều gì? ( Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) Gợi ý trả lời - Qua hình tượng Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn khẳng định cái đẹp là bất diệt, cái tài và cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Đồng thời thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc và bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của mình..

(3) -. Qua hình tượng viên quản ngục,nhà văn muốn nói: trong mỗi con người đều ẩn chứa tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài.. Câu 6: Nêu những nét đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân? Gợi ý trả lời - Tạo dựng tình huống truyện độc đáo. - Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản. - Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – con người hội tụ nhiều vẻ đẹp. - Ngôn ngữ có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại. Câu 7: Nhan đề “ Hạnh phúc của một tang gia” mang ý nghĩa gì? Gợi ý trả lời Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” ( niềm vui, niềm hạnh phúc của một gia đình có tang): - Chứa đựng mâu thuẫn trào phúng. - Hàm chứa tiếng cười chua chát của nhà văn. - Kích thích trí tò mò của người đọc. - Phản ánh một sự thật mỉa, hài hước và tàn nhẫn.. Câu 8: Nêu những nội dung chính trong quan điểm nghệ thuật của Nam Cao? Gợi ý trả lời - Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống. - Văn chương phải mang tinh thần nhân đạo. - Văn chương là lĩnh vực đòi hỏi phải khám phá, tìm tòi, sáng tạo. - Nhà văn phải có lương tâm. Câu 9: Viết về đề tà người trí thức nghèo và người nông dân cùng khổ, Nam Cao thường trăn trở, day dứt về điều gì? Kể tên ít nhất 3 tác phẩm tiêu biểu cho từng đề tài. Gợi ý trả lời  Đề tài về người trí thức nghèo: - Nhà văn viết về cảnh sống nghèo khổ, bế tắc, đặc biệt là bi kịch tinh thần của người trí thức trong xã hội thực dân nửa phong kiến. - Tác phẩm tiêu biểu: Giăng sáng, Đời thừa, Sống mòn, Những truyện không muốn viết, Cười, Quên điều độ, nước mắt,…  Đề tài về người nông dân nghèo: - Nói lên cuộc sống tối tăm, cơ cực và nhiều lúc dẫn đến tình trạng tha hóa của người nông dân do xã hội thực dân nửa phong kiến gây ra. Đồng thời phát hiện, khẳng định và ca ngợi phẩm chất lương thiện, tốt đẹp bên trong của người nông dân. - Tác phẩm tiêu biểu: Chí Phèo, lão Hạc, Một bữa no, Trẻ con không được ăn thịt chó, Lang Rận,… Câu 10: Nêu những nét chính về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nam Cao? Gợi ý trả lời Nam Cao là nhà văn có phong cách nghệ thuật độc đáo: - Luôn hướng tới thế giới nội tâm của con người. - Có biệt tài trong việc miêu tả và phân tích tâm lí nhân vật. - Viết về cái nhỏ nhặt hàng ngày mà đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, có tầm triết lí sâu sắc..

(4) -. Giọng văn tỉnh táo sắc lạnh mà nặng trĩu suy tư, buồn thương chua chát mà đằm thắm yêu thương, ngôn từ sống động tinh tế mà gần gũi, giản dị.. II. TIẾNG VIỆT ( 1đ ) Thực hành về lựa chọn trật tự các bộ phận trong câu 1/ Trật tự trong câu đơn Ví dụ: Lí giải trật tự sắp xếp trong phần in đậm sau: Bạn em nhỏ người nhưng rất thông minh. Thầy giáo đã chọn bạn ấy vào đội tuyển học sinh giỏi. - Việc sắp xếp theo trật tự: “ nhỏ người nhưng rất thông minh” có tác dụng xác định trọng tâm thông báo là “rất thông minh”. Phù hợp với ngữ cảnh trong trường hợp này vì có thông minh thầy giáo mới chọn vào đội tuyển học sinh giỏi. 2/ Trật tự trong câu ghép Ví dụ: Trong câu ghép ở đoạn trích sau, vì sao vế in đậm lại đặt ở vị trí sau so với vế còn lại? Đối với ông Nghị, con là chỗ đầy tớ, con sợ lắm. Con không dám nói sai lời, vì là chỗ con nhờ vả quanh năm. Nếu không, vợ con con chết đói. Trong câu ghép trên: - Vế chính (Con không dám nói sai lời) cần phải đặt trước để tiếp tục nói về thái độ ứng xử của nhân vật con ( con sợ lăm). - Vế in đậm (vì là chỗ con nhờ vả quanh năm) đặt sau để giải thích và bổ sung ý nghĩa cho thái độ không dám nói sai lời III. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI ( 2đ ) Học sinh viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của mình về một tư tưởng đạo lí ( tối thiểu 100 từ) có sự vận dụng kết hợp hai thao tác lập luận phân tích và so sánh. Một số đề tài gợi ý: - Về nhận thức: lí tưởng sống, mục đích sống,.. - Về tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái,vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, chăm chỉ, cần cù, khiêm tốn, thói ích kỉ,… - Về quan hệ gia đình: tình mẫu tử, anh em,.. - Về quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn,.. IV. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC ( 5đ ) Một số đề gợi ý tham khảo: Đề 1: Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch Lam. Gợi ý làm bài Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: - Giới thiệu vài nét cơ bản về tác giả Thạch Lam, tác phẩm “Hai đứa trẻ”, nhân vật Liên - Phố huyện lúc chiều tàn ( cảnh chiều tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn tạ) gợi trong Liên nỗi buồn man mác và niềm trắc ẩn, cảm thương cho những đứa trẻ lam lũ, tội nghiệp. - Khi phố huyện về đêm, khung cảnh thiên nhiên ngập tràn bóng tối, Liên cảm thấy buồn bã, yên lặng dõi theo và cảm nhận sâu sắc về cuộc sống tù đọng trong bóng tối của họ ( như mẹ con chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác xẩm, bà cụ Thi). - Chị em Liên hân hoan hạnh phúc khi tàu đến và nuối tiếc, bâng khuâng lúc tàu đi qua. Con tàu mang theo ước mơ về một thới giới khác sáng sủa hơn và đánh thức trong Liên những hồi ức lung linh về Hà Nội xa xăm. - Nét đặc sắc về nghệ thuật (cốt truyện đơn giản, nổi bật là dòng cảm xúc mong manh mơ hồ của nhân vật Liên, bút pháp tương phản đối lập,..) - Qua tâm trạng của nhân vật Liên, tác giả như muốn lay tỉnh những con người đang buồn chán, sống quẩn quanh, lam lũ và hướng họ đến một tương lai tốt đẹp hơn..

(5) Đề 2: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. Gợi ý làm bài Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau:  Giới thiệu vài nét cơ bản về tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Chữ người tử tù”nhân vật Huấn Cao.  Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa: - Có tài về nghệ thuật thư pháp. - Chữ Huấn Cao trở thành một tác phẩm nghệ thuật cao giá.  Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang: - Ông từng dám đứng lên chống lại triều đình. - Dù chí lớn không thành nhưng tư thế của Huấn Cao bao giờ cũng hiên ngang, bất khuất.  Huấn Cao là người có nhân cách cao đẹp, có “thiên lương” trong sáng: - Ý thức được giá trị tác phẩm của mình, không dùng nó để mua bán, đổi chác, mà chỉ để tặng tri âm, tri kỉ. - Ngạc nhiên và rất bận tâm về cách cư xử biệt đãi của viên quản ngục. - Khi hiểu rõ thiện căn và sở thích cao quý của quản ngục, ông trân trọng và sẵn sàng cho chữ. - Trước khi về kinh lĩnh án, ông không quên khuyên quản ngục những lời tâm huyết có giá trị cảm hóa một con người.  Vẻ đẹp tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng ở Huấn Cao kết tinh trong cảnh cho chữ – “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Ở đó, cái đẹp,cái thiện và nhân cách cao cả của con người đã chiến thắng, tỏa sáng.  Nghệ thuật miêu tả nhân vật Huấn Cao: sử dụng triệt để phép đối lập của bút pháp lãng mạn, ngôn ngữ miêu tả giàu chất tạo hình,… Đề 3: Cảm nhận của anh ( chị) về đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ) của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Gợi ý làm bài Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: - Ý nghĩa nhan đề đoạn trích - Phân tích những chân dung biếm họa trong đoạn trích ( tâm trạng, niềm vui của những thành viên trong và ngoài gia đình trước cái chết của cụ cố tổ). - Phân tích quang cảnh đám tang - Nét đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích ( bút pháp trào phúng, tương phản, phóng đại,..) Đề 4: Phân tích nghệ thuật trào phúng đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng). Gợi ý làm bài Giống để 1, tuy nhiên bài viết cần làm nổi bật bút pháp trào phúng trong đoạn trích. Đề 5: Cảm nhận của anh ( chị ) về số phận của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao. Gợi ý làm bài Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: - Giới thiệu vài nét cơ bản về nhà văn Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo. - Chí Phèo – người nông dân lương thiện. - Chí Phèo – thằng lưu manh, “con quỷ dữ”. - Chí Phèo – bi kịch của người sinh ra là người nhưng không được làm người..

(6) -. Nét đặc sắc về nghệ thuật (xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật linh hoạt,...). Đề 6: Phân tích diễn biến tâm trạng của Chí Phèo khi gặp thị Nở. (Chí Phèo - Nam Cao) Gợi ý làm bài Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: - Giới thiệu vài nét cơ bản về nhà văn Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo. - Trận ốm và thị Nở đã đánh thức phần người trong Chí, lương tri của Chí đã bắt đầu thức tỉnh sau bao nhiêu năm phải bán linh hồn cho quỷ dữ. - Tâm trạng của Chí Phèo diễn biến phức tạp: ( Từ tỉnh rượu , Chí Phèo tỉnh ngộ ( cảm nhận được âm thanh quen thuộc của cuộc sống, ý thức được tình trạng tha hóa của mình, nhìn lại cả cuộc đời mình, nghĩ đến cái hiện tại đáng buồn và lo sợ cho tương lai), rồi ngạc nhiên và xúc động (khi thị Nở mang bát cháo hành cho hắn), và hi vọng ( trở về với cuộc sống lương thiện, thị Nở sẽ là chiếc cầu nối để Chí trở về với cuộc sống con người) - Nam Cao đã phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của người nông dân dù xã hội thực dân nửa phong kiến cố tình hủy diệt. - Nét đặc sắc về nghệ thuật (xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật linh hoạt,...) Đề 7: Phân tích bi kịch tinh thần của Chí Phèo kể từ khi bị thị Nở từ chối tình yêu cho tới lúc kết thúc cuộc đời ( Chí Phèo - Nam Cao) Gợi ý làm bài Bài làm cần phân tích được những ý cơ bản sau: - Giới thiệu vài nét cơ bản về nhà văn Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo, nhân vật Chí Phèo. - Bị thị Nở cự tuyệt, Chí rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn tuyệt vọng: sinh ra là người nhưng không được làm người - Men rượu và cháo hành, lưu manh và lương thiện, các đối cực ấy đang giằng xé quyết liệt trong tâm hồn Chí. - Trở về với cuộc sống lương thiện thì không được. - Trở về với cuộc sống trước kia thì Chí không muốn. - Trong cơn phẫn uất và tuyệt vọng Chí Phèo đã giết bá Kiến và tự sát  ý nghĩa của hành động này. - Nét đặc sắc về nghệ thuật (xây dựng hình tượng nhân vật điển hình, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, nghệ thuật trần thuật linh hoạt,...).

(7)

Nét đặc sắc về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam qua truyện Hai đứa trẻ.

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Hai đứa trẻ - Thạch Lam - Ngắn gọn nhất
  • Soạn bài Hai đứa trẻ (chi tiết)
  • Hai đứa trẻ - Thạch Lam

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Dàn ý
  • Bài mẫu

  • Dàn ý
  • Bài mẫu
So sánh phong cách Vũ Trọng Phụng và Thạch Lam qua cách nhìn cách cảm nhân đề giọng điều nhân vật
Bài khác

Dàn ý

1. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả Thạch Lam

- Giới thiệu tác phẩm Hai đứa trẻ

- Dẫn dắt vấn đề cần nghị luận

2. Thân bài

- Khái quát lại nội dung truyện ngắn Hai đứa trẻ

- Nghệ thuật trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

+ Truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có thể nói đây là một truyện ngắn "phi cốt truyện". Đó là điểm đặc biệt đồng thời cũng là một trong những nét làm nên phong cách riêng trong nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam.

+ Ngôn ngữ xúc tích, giàu tính biểu cảm, giàu chất thơ.

+ Đan xen giữa yếu tố lãng mạn và hiện thực.

+ Miêu tả tâm lý đặc sắc, đi sâu vào thế giới tâm hồn nhân vật (đặc biệt là nhân vật Liên)

+ Nghệ thuật tương phản đối lập (giữa ánh sáng và bóng tối; sự im lặng tĩnh mịch với âm thanh tiếng ếch nhái, tiếng trống thu không ...)

+ Giọng điệu nhẹ nhàng, lôi cuốn người đọc.

3. Thân bài

- Khái quát và mở rộng vấn đề

Bài mẫu

Bài tham khảo số 1

Thạch Lam (1910-1942) là thành viên của "Tự lực văn đoàn". Ông thành công về truyện ngắn và bút kí qua các tác phẩm như: "Gió đầu mùa". "Nắng trong vườn", "Hà Nội 36 phố phường". Tác phẩm của Thạch Lam có "cốt cách và phẩm chất văn học", để lại "cái dư vị và cái nhã thú" cho người đọc. Đó là chữ nghĩa của Nguyễn Tuân trong Tuyển tập Thạch Lam.

Truyện ngắn "Hai đứa trẻ" in trong lập "Nắng trong vườn” (1938). Truyện ngắn này có những nét đặc sắc nghệ thuật tiêu biểu cho phong cách của Thạch Lam.

Trên sách Văn học Trung học Phổ thông, Thạch Lam có ba truyện ngắn: "Gió đầu mùa", "Hai đứa trẻ", và "Dưới bóng hoàng lan". Đó là những truyện ngắn không có cốt truyện, mỗi truyện là một bài thơ từ tình đượm buồn. “Gió lạnh đầu mùa" nói về chuyện cho áo và trả áo, cho vay tiền để mua áo ấm giữa 3 đứa trẻ và hai người mẹ. "Dưới bóng hoàng lan" có 4 nhân vật: hai bà cháu, cô thôn nữ Nga và cây hoàng lan. Mái nhà xưa và bóng bà "che mát" tâm hồn đứa cháu; hương thơm và bóng hoàng lan ướp hương và ủ ấp cho một mối tình êm đẹp "dịu ngọt chăng tơ...". Còn truyện "Hai đứa trẻ" nói về một phố huyện nghèo và tâm trạng thao thức của hai chị em Liên và An khắc khoải đợi chờ một chuyến tàu đêm đi qua. Hình ảnh đoàn tàu và tiếng còi tàu đã trở thành một thói quen của cảm xúc và ước vọng. Tuy không có cốt truyện, nhưng "Hai đứa trẻ" có một hương vị thật là man mác. Đó là chất thơ.

"Hai đứa trẻ" có bao chi tiết nghệ thuật giàu sức gợi sâu xa. Thạch Lam tả cảnh, tả người hay kể chuyện đều chọn lọc, tạo nên ấn tượng, nhiều xao xác và bâng khuâng. Cảnh phố huyện tối dần, ngoài đồng thì ếch nhái kêu ran; trong nhà thì tiếng muỗi vo ve. Liên ngồi yên lặng, đôi mắt bóng tối ngập đầy dần, tâm hồn ngây thơ thấm thía cái buồn của buổi chiều quê. Bà cụ Thi hơi điên, nghiện rượu, tiếng cười "khanh khách". Tiếng đàn bầu của bác xẩm thì "bần bật". Mẹ con chị Tí bán nước chè. Thằng cu "khiêng hai cái ghế trên lưng”, mẹ nó "đội cái chõng trên đầu"... Thật là vất vả, cực nhọc và nghèo khổ. Những chi tiết ấy rất sống, rất hiện thực. Tiểu thuyết Tự lực văn đoàn thuộc khuynh hướng lãng mạn. Nhưng truyện của Thạch Lam, đặc biệt truyện "Hai đứa trẻ" thì nội dung hiện thực - nhân đạo hòa quyện đầy ám ảnh và lay động.

Một nét đặc sắc nghệ thuật của Thạch Lam là tinh tế và sâu sắc trong phân tích thế giới nội tâm nhân vật, gợi xúc động những hình thái mơ hồ, mong manh trong lòng người. Những dòng viết về tâm trạng của nhân vật Liên với bao buồn vui lẫn lộn, nhiều xao xác bâng khuâng. Trời tối dần, Liên ngồi nhìn phố huyện, không hiểu sao là chị thấy lòng “buồn man mác". Ngồi đợi tàu trong màn đêm, dưới ngàn sao lấp lánh, và ánh sáng của những con đom đóm nhấp nháy, tâm hồn Liên "yên tĩnh hẳn”. Tàu đến, Liên vội đánh thức em dậy, hai chị em nhìn đoàn xe vút qua, nhìn theo cái chấm nhỏ đèn xanh, xa mãi dần khuất sau rặng tre. Liên cầm tay em, "lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm. Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo". Liên nhớ lại kí ức tuổi thơ và ước vọng. Rồi Liên chìm dần trong giấc ngủ yên tĩnh của phố huyện về khuya "tịch mịch và đầy bóng tối".

Truyện "Hai đứa trẻ" có một giọng điệu rất riêng, giọng điệu tâm tình thủ thỉ. Đó là liếng nói của một con người, như Nguyễn Tuân nhận xét là "tính tình nhẹ nhàng tinh tế", "vừa sống vừa lắng nghe chung quanh..." với bao chuyện buồn vui đang xảy ra. Cái dây xà tích bằng bạc của Liên, Thạch Lam đã phát hiện ra thứ vật dụng mà "chị quý mến và hãnh diện" vì nó tỏ ra chị là người con gái "lớn và đảm đang". Phở bác Siêu là một thứ quà "xa xỉ, nhiều tiền" mà hai chị em Liên không bao giờ mua được, vì thế hai chị em chỉ biết "ngửi thấy mùi phở thơm. Liên nhớ về Hà Nội là nhớ những kỉ niệm tuổi thơ, ngày hố còn đi làm, mẹ nhiều tiền, hai chị em được đi chơi bờ Hồ, được uống những cốc nước lạnh xanh đỏ. Phải chăng đó cũng là kí ức tuổi thơ êm đềm của Thạch Lam?

Thạch Lam sử dụng thành công thủ pháp nghệ thuật tương phản đối lập để làm nổi bật những cảnh đời lầm than nơi phố huyện. Phố huyện ngập đầy bóng tối. Chỉ có vài ngọn đèn le lói. Riêng ngọn đèn nơi chõng hàng chị Tí được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Càng về khuya, phố huyện càng im lìm, tịch mịch. Đêm nào cũng có một chuyến tàu chạy qua phố huyện. Dù chỉ trong khoảnh khắc, nhưng con tàu đã mang đến một thế giới đầy ánh sáng và náo động. Làn khỏi bừng sáng. Các toa đèn sáng trưng. Đồng và kền lấp lánh. Các cửa kính sáng Đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. Tiếng xe rít. Tiếng hành khách ồn ào, khe khẽ. Tiếng còi tàu rít lên. Đoàn tàu rầm rộ đi tới và vút qua... Ánh sáng và bóng tối, ồn ào náo động và tịch mịch, tương phản ấy, đối lập ấy đã làm nổi bật những cảnh ngộ nghịch trái, đồng thời đi sâu vào những tâm tình, tâm trạng, những cảm xúc, cảm giác đầy ám ảnh.

Một nét đặc sắc nữa về nghệ thuật của Thạch Lam là câu văn dưới ngòi bút của ông thanh nhẹ, trong sáng, giàu hình ảnh và gợi cảm. Ví dụ, cảnh phố huyện lúc chiều tàn: "Phía tây, đỏ rực như lửa cháy (...). Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran nơi đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào... Đây là cảnh đầu đêm nơi phố huyện: “Trời đã bắt đầu đêm một mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát . Đường phố và các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối...". Nói về câu văn Thạch Lam, Nguyễn Tuân, nhận xét: "Bằng sáng tác văn học. Thạch Lam đã làm cho tiếng nói Việt Nam gọn khẽ đi, co duỗi thêm, mềm mại ra, và tươi đậm hơn".

Sự đào thái và thanh lọc là vô cùng nghiêm khắc và nghiệt ngã đối với bất cứ ai, sự vật nào, nhất là đối với văn chương nghệ thuật. Nhiều cây bút trong "Tự lực văn đoàn" đã bị độc giả ngày nay hờ hững vì thế! Riêng tác phẩm của Thạch Lam, bảy mươi năm sau vẫn được chúng ta yêu thích.

Cái đẹp trong văn chương Thạch Lam, trước hết là cái đẹp của tình người, cái đẹp của một trái tim nhân hậu. Là cái đẹp của chất thơ đậm hương đời và vị đời, là cái đẹp của một ngòi bút giàu bản sắc. Là tinh thần nhân đạo sáng bừng trang văn,... Con người và văn chương của Thạch Lam đáng để ta trân trọng và mến mộ.

Xem các bài tham khảo khác tại đây:

Bài tham khảo số 2

Bài tham khảo số 3

Bài tham khảo số 4

Loigiaihay.com

  • Hai đứa trẻ là truyện ngắn giàu chất thơ. Phân tích ý kiến trên

  • Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Ngữ Văn 12

  • Đọc hiểu văn bản Hai đứa trẻ

  • Đọc truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam - Ngữ Văn 12

  • Trong Hai đứa trẻ, Thạch Lam quan tâm đến loại ánh sáng nào nhất? Vì sao?

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Ngữ Văn 11 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Đặc sắc về nghệ thuật của các truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam), Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Chí Phèo (Nam Cao)