So sánh phòng công chứng với văn phòng công chứng

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mụctư vấn luật Hành chính của Công ty luật Minh Khuê

>>Luật sư tư vấn pháp luật Hành chính, gọi: 1900.6162

Phân biệt giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chứng?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật MinhKhuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật công chứng 2014

Luật doanh nghiệp 2014

2. Luật sư tư vấn:

Luật Công chứng 2006 là văn bản quy phạm pháp pháp luật chính thức đầu tiên ở nước ta công nhận việc xã hội hóa công chứng. Luật Công chứng 2014 đã tiếp tục kế thừa và đẩy mạnh hơn nữa chủ trương xã hội hóa công chứng. Từng bước chuyển giao hoạt động công chứng cho các cá nhân, tổ chức ngoài nhà nước thực hiện, nhằm nâng cao hiệu quả công chứng và đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường, tiến tới hội nhập quốc tế. Điều này được thể hiện bằng việc cho phép thành lập Văn phòng công chứng bên cạnh sự hoạt động của Phòng công chứng như trước đây.

Sự khác nhau giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chứng:

Tiêu chí

Phòng công chứng

Văn phòng công chứng

Pháp luật điều chỉnh

Luật Công chứng 2014

Luật công chứng 2014

Luật doanh nghiệp 2014

Khái niệm

Phòng công chứnglà đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư Pháp, có trụ sở, con dấu, tài khoản riêng hành nghề công chứng theo pháp luật công chứng.

Văn phòng công chứnglà tổ chức dịch vụ công thay mặt nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch; có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng các nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

Tên gọi

Tên gọi bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng thành lập.

Tên gọi bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác của Văn phòng công chứng do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề công chứng khác, không được vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Người đại diện theo pháp luật

Trưởng phòng.

Trưởng phòng công chứng là công chứng viên, do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm.

Trưởng Văn phòng.

Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên.

Người thực hiện công chứng

Công chứng viên.

Công chứng viên thuộc Phòng công chứng là công chức, viên chức nhà nước được hưởng lương từ ngân sách.

Công chứng viên và người không phải là công chứng viên.

Công chứng viên của văn phòng công chứng không phải là công chức, viên chức nhà nước, được hưởng lương từ các khoản thu nhập từ nguồn phí công chứng, thù lao công chứng và nguồn thu hợp pháp khác của hợp đồng công chứng.

Nguồn tài chính

- Kinh phí nhà nước cấp

- Thù lao công chứng

- Kinh phí được trích từ hoạt động công chứng

- Phí công chứng

- Thù lao công chứng

- Kinh phí đóng góp của công chứng viên

- Các nguồn thu khác

Thành lập

Căn cứ vào nhu cầu tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ để xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Các công chứng viên nộp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứnggửi UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định.

Hợp nhất, giải thể

Phòng công chứng chỉ được chuyển đổi, giải thể, chứ không được phép thực hiện các hoạt động sáp nhập, hợp nhất.

Văn phòng công chứng được thực hiện hoạt động sáp nhập, hợp nhất hai hoặc một số Văn phòng công chứng và chuyển nhượng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗtrợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phậntư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoạisố:1900.6162để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính - Công ty luật Minh Khuê

Cơ sở pháp lý:

- Luật Công chứng 2014.

Tiêu chí Phòng Công chứng Văn phòng Công chứng
Nguyên tắc thành lập Chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng Được thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ
Cơ quan thành lập UBND cấp tỉnh quyết định thành lập UBND cấp tỉnh xem xét và quyết định cho phép thành lập trên cơ sở yêu cầu của công chứng viên
Căn cứ thành lập Nhu cầu công chứng của địa phương
Hồ sơ, đề nghị thành lập của các công chứng viên
Bản chất Là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp

Là tổ chức dịch vụ công hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác

Người đại diện Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng Văn phòng công chứng phải là công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng và đã hành nghề công chứng từ 02 năm trở lên
Người công chứng Có thể là công chứng viên hoặc không
Phải là công chứng viên
Tên gọi Bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập Bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một công chứng viên hợp danh khác
Chấm dứt hoạt động Khi không cần thiết duy trì Phòng công chứng sẽ bị chuyển đổi hoặc giải thể

- Tự chấm dứt hoạt động

- Bị thu hồi quyết định cho phép thành lập

- Bị hợp nhất, bị sáp nhập

Xem thêm:


Điều kiện để được thành lập Văn phòng công chứng
 

Vanbanluat.com

Lê Hà Vy

Bài viết đã giải quyết được vấn đề của bạn chưa?

Phân biệt Phòng công chứng và Văn phòng công chứng Phòng công chứng và Văn phòng công chứng khác nhau ở những điểm sau: khái niệm, tên gọi, thành lập,

Kiến thức luật công chứng:

Phân biệt Phòng công chứng và Văn phòng công chứng

Câu trả lời:

1. Căn cứ pháp lý

-Luật công chứng 2014

2. Nội dung kiến thức

Khoản 5 Điều 2 Luật công chứng 2014 quy định:

5. Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này với nhau. Sau đây, Luật Toàn quốc xin đưa ra những điểm khác biệt giữa Phòng công chứng và Văn phòng công chứng:

Phòng công chứng

Văn phòng công chứng

Khái niệm

Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư Pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng hành nghề công chứng theo pháp luật công chứng

Văn phòng công chứng [VPCC] là tổ chức dịch vụ công thay mặt nhà nước chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng, giao dịch có con dấu và tài khoản riêng hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác

Người đại diện

Trưởng phòng

Trưởng phòng công chứng là công chứng viên, do Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm

Trưởng Văn phòng

Trưởng Văn phòng là công chứng viên hợp danh của VPCC, đã hành nghề công chứng từ 2 năm trở lên

Quy chế thành lập

– Căn cứ vào nhu cầu công chứng tại địa phương, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Nội vụ xây dựng đề án thành lập Phòng công chứng trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định..

– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định thành lập Phòng công chứng, Sở Tư pháp phải đăng báo trung ương hoặc báo địa phương nơi có trụ sở của Phòng công chứng trong ba số liên tiếp về các nội dung sau đây:

a] Tên gọi, địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng;

b] Số, ngày, tháng, năm ra quyết định thành lập và ngày bắt đầu hoạt động của Phòng công chứng.

– Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thay đổi tên gọi hoặc địa chỉ trụ sở của Phòng công chứng thì Sở Tư pháp phải đăng báo những nội dung thay đổi đó theo quy định tại khoản 2 Điều này.

– Các công chứng viên nộp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi UBND cấp tỉnh.

– Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;

– Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định cho phép thành lập, VPCC đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định cho phép thành lập

– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho VPCC; trong trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Tên gọi

Bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng thành lập

Bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo tên họ Trưởng văn phòng hoặc họ tên 1 công chứng viên hợp danh của VPCC do các công chứng viên hợp danh thỏa thuận, không trùng tên với các tổ chức hành nghề công chứng khác…

Cơ cấu, tổ chức

-Các công chức, viên chức hưởng chế độ lương theo đơn vị sự nghiệp công lập

-Trưởng phòng Phòng công chứng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

VPCC là công ty hợp danh gồm các thành viên hợp danh, k có thành viên góp vốn.

-Trường phòng Văn phòng công chứng do các thành viên hợp danh tự bầu, tự thỏa thuận theo quy định của pháp luật liên quan về loại hình công ty hợp danh.

        Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn trên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật công chứng miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ.

       Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.

Liên kết tham khảo

Video liên quan

Chủ Đề