So sánh shin nihongo và mina năm 2024

Giáo trình tiếng nhật

GTTN cung cấp các đầu sách và giáo trình tiếng Nhật, tài liệu tiếng Nhật bổ ích cho các bạn học viên và giáo viên có niềm đam mê học hỏi, nghiên cứu, giảng dạy tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản.

Địa chỉ trụ sở: Tòa nhà Viettel, Số 285, Đường Cách Mạng Tháng 8, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0309532909 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp lần đầu vào ngày 06/01/2010.

Học tiếng Nhật là một xu hướng rất phát triển hiện nay, học tiếng Nhật không chỉ để đi du học hay nghiên cứu mà còn để nâng cao cơ hội có việc làm. Nhưng có một thực trạng là số người học tiếng Nhật vẫn bị hạn chế vì một số lí do

Dù bộ giáo trình Minna no nihongo phổ biến nhất hiện nay nhưng đối tượng học vẫn bị giới hạn. Giaotrinhtiengnhat.com xin gửi đến các bạn học viên bộ giáo trình cũng hay được sử dụng hiện nay đó là bộ Giáo trình Shin Nihongo no Kiso để mở rộng đối tượng học tiếng Nhật, đặc biệt là trong ngành kỹ thuật.

Giáo trình này rất tiện cho việc thực hành giao tiếp theo các tình huống trực tiếp trong công ty, việc làm. Vì vậy học theo giáo trình này sẽ đáp ứng được 4 kỹ năng: Nghe, Nói, Đọc, Viết và nhanh chóng đạt được kết quả tốt. Các cơ sở đào tạo tiếng Nhật tại Việt Nam có thể sử dụng bộ giáo trình này là bộ giáo trình chính khi giảng dạy và cũng có thể kết hợp với các giáo trình phụ trợ khác, ngược lại sử dụng bộ giáo trình này hỗ trợ cho giáo trình khác để nâng cao chất lượng đào tạo.

Cuốn sách Giáo trình Shin Nihongo no Kiso II – nguyên bản, dành riêng cho các trường chuyên ngoại ngữ và Trung tâm tiếng Nhật, là cuốn sách thứ hai trong bộ giáo trình, dành cho trình đô Trung cấp – trình độ có tính chất học thuật cao hơn Sơ cấp

Cấu trúc Bộ giáo trình học tiếng Nhật ngữ sơ cấp Shin Nihongo no Kiso II được in đẹp, rõ ràng, tiện lợi cho việc dạy và học tiếng nhật. Bộ giáo trình được 3A Corporation [Nhật Bản] ủy quyền phát hành độc quyền tại thị trường Việt Nam cho công ty cổ phần sách MCBooks – chuyên sách ngoại ngữ – nên chất lượng và nội dung chắc chắn không phải bàn cãi.

Tham gia: 7/11/2015 Bài viết: 51 Đã được thích: 22 Điểm thành tích: 8

Như mọi người luôn nói, tiếng Nhật là 1 thứ ngôn ngữ khá khó để học và bạn sẽ cần có sự chuẩn bị cũng như chiến lược rõ ràng, đặc biệt là nếu bạn quyết định tự học. Vì vậy ở đây chúng ta sẽ điểm lại những lời khuyênđể có những sự chuẩn bị tốt nhất cho việc tự học tiếng Nhật.
  1. Học theo chiều rộng:

Đa phần các bạn học ngoại ngữ đều thường cố gắng đạt đến sự hoàn hảo ngay từ khi bắt đầu, học thuộc 100% từ mới, phát âm chuẩn 100%, nhớ 100% ngữ pháp…

Theo quan điểm riêng thì không cần thiết phải học như vậy khi mới bắt đầu. Học chính xác 100% sẽ tốn rất nhiều thời gian.

Thay vì dành 10h thời gian học thuộc 1 bài 100% thì dành 10h để học 2 bài mỗi bài thuộc 80% sẽ tốt hơn.

II. Học tổng hợp tất cả các loại giáo trình:

Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi nhiều và nản khi nghĩ đến việc mình phải học cùng 1 lúc tới 3-4 quyển sách. Nhưng thực tế đó lại là cách thức học tập hiệu quả, vì:

– Mặc dù có nhiều sách khác nhau, nhưng tất cả thuộc cùng 1 hệ thống và chung một khối lượng kiến thức. Từ vựng, ngữ pháp… của các sách là gần như giống nhau. Ví dụ bạn học từ mới và ngữ pháp của bài 1, thì bạn có thể đọc được và làm được bài tập bài 1 của tất cả các sách.

– Vì cùng chung một khối lượng kiến thức [từ vựng, ngữ pháp], nên việc làm nhiều loại bài tập khác nhau sẽ giúp chúng ta nhớ kiến thức lâu hơn. Bạn chỉ cần học qua từ vựng và ngữ pháp, sau đó làm hết các bài tập thực hành là sẽ thấy mình nhớ rất kỹ.

– Việc học tổng hợp giúp các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết được vận dụng tốt hơn và được bổ trợ lẫn nhau. Chúng ta phải hiểu rằng, Ngoại ngữ là một sự tổng hợp của nhiều kỹ năng, học ngoại ngữ mà chỉ đọc được từ mới nhưng không thể nghe, không thể nói… thì chẳng khác nào người câm điếc.

III. Cách học Từ mới & Ngữ pháp

1. Với từ mới:

Nguyên tắc: Nghe, nhắc lại & viết.

– Mở file đọc từ mới lên và nghe, song song với việc xem chú giải của sách Giải thích từ mới.

– Thường thường phần từ vựng của mỗi quyển sách được chia thành 2 cột. Sau khi nghe file xong, bạn gấp đôi quyển sách lại, sau đó nhìn phần Tiếng Việt nói nghĩa tiếng Nhật và là ngược lại.

– Sau khi nhớ được cách đọc và ý nghĩa, bạn gấp sách lại, nhớ lại những từ đã học, viết ra vở hoặc giấy nháp. Đánh dấu những từ chưa nhớ lại và học lại.

– Tuyệt đối không học theo cách thủ công là viết đi viết lại, vừa mất thời gian vừa không hiệu quả. Nếu cứ viết đi viết lại thì chỉ nhớ được mặt chữ, khi nghe sẽ không hiểu và khi giao tiếp sẽ không sử dụng được.

– Học chỉ bằng cách viết cũng không kích thích não bộ trong việc sử dụng nhiều vùng trí não để ghi nhớ.

2. Với ngữ pháp

Cách học thuộc mẫu câu.

Học như thế nào để thuộc mẫu câu?

– Đọc mẫu câu, phân tích các thành phần của các bộ phận trong câu : Chủ ngữ, trợ từ, bổ ngữ, vị ngữ.

– Áp dụng các từ đã học và các từ mới vừa học, ghép vào mẫu câu để thành câu có nghĩa.

– Viết một đoạn văn bằng tiếng Việt có nội dung gần gũi, từ ngữ thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày, liên quan đến các mẫu câu đã học và có thể sử dụng được nhiều mẫu câu mới đang học. Dịch đoạn văn đó sang tiếng Nhật.

Chú ý: Nên sử dụng một số từ mới cho việc viết – dịch đoạn văn để mở rộng vốn từ mới và dễ nhớ hơn.

– Cuối cùng là đọc lại đoạn văn vừa viết. Sau đó gấp hết sách vở, tập nói đoạn văn vừa viết một cách trơn tru.

Với trình độ Sơ cấp thì chưa cần thuộc nhiều các công thức câu, chủ yếu chỉ cần học thuộc mẫu câu để có thể sử dụng luôn. Chúc mọi người có nhiều niềm vui trong khi học tiếng Nhật! Nguồn:Akira Education

Chào buổi sáng bằng tiếng Nhật Bí quyết học Kanji Học tiếng Nhật online

Xem thêm các chủ đề tạo bởi Kitanookami

Các chủ đề tương tự:

  • - Phương Pháp Học Từ Vựng Tiếng Nhật Nhanh Và Dễ Nhớ Nhất

  • ### - Phương Pháp Học Tốt Tiếng Nhật
  • ### - Phương Pháp Học Tiếng Anh Ngoài Bằng Cách Viết Nhật Ký
  • ### - Những Phương Pháp Học Từ Vựng Tiếng Nhật Hiệu Quả
  • ### - Chia Sẻ Phương Pháp Học Tiếng Nhật Hiệu Quả - P2
  • > ngoai 2 quyen mina kia, co ban nao biet de on thi n4 minh can hoc quyen gi khong?
  • Kitanookami Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia: 7/11/2015 Bài viết: 51 Đã được thích: 22 Điểm thành tích: 8
    Nhiều lắm bạn ạ, có 1 số bộ sách vd như là: Genki, Shin Nihongo no Kiso, Nihongo Charenji, Gokaku Dekiru N5-N4, .v.v.

    Nếu bạn đang trong giai đoạn luyện N4 thì dùng 2 bộ là Nihongo Charenji và Gokaku Dekiru N5-N4 là hợp lý nhất.

    Kitanookami Thành viên đạt chuẩn

    Tham gia: 7/11/2015 Bài viết: 51 Đã được thích: 22 Điểm thành tích: 8 Xu hướng gần đây có rất nhiều người muốn học tiếng Nhật, và với nhiều người mới bắt đầu học tiếng Nhật [đặc biệt là tự học], 1 trong những vấn đề đầu tiên đó là tìm những cuốn sách hợp lý để có thể học tiếng Nhật 1 cách hiệu quả. Ở đây mình xin giới thiệu 1 số cuốn sách thường được sử dụng.

Minna no Nihongo

Đây có lẽ là bộ sách được sử dụng nhiều nhất để học tiếng Nhật, không chỉ trong Việt Nam mà còn ở rất nhiều nước khác trên thế giới. Bộ sách bao gồm nhiều cuốn sách khác nhau [sách học chính, sách giải thích ngữ pháp, sách bài tập, .v.v.]. Bộ sách bao gồm 50 bài được thiết kế khá logic và dễ nắm bắt. Ở những bài đầu tiên người học sẽ được dạy về 2 bộ chữ Hiragana và Katakana cơ bản, ở các bài sau sẽ dạy về những bộ ngữ pháp căn bản và các chữ Kanji đầu tiên. Người học hết 50 bài trong bộ sách này có thể nói là đã hoàn thành được trình độ N4 của tiếng Nhật.

Basic Kanji Book

Mặc dù đúng là bộ sách Minna no Nihongo có bao gồm cả sách dạy Kanji, tuy nhiên nó không thực sự hữu ích lắm trong việc học chữ Kanji. Vì vậy có 1 lựa chọn hợp lý hơn là bộ sách Basic Kanji Book bao gồm 2 tập, bộ sách tổng hợp 750 chữ kanji thông dụng và cơ bản nhất [250 itrong cuốn I và 500 và 500 trong cuốn II].

Shin Nihongo no Kiso

Ngoài bộ sách Minna no Nihongo, Shin Nihongo no Kiso cũng là 1 bộ sách dạy tiếng Nhật cơ bản từ cấp độ N5 đến N4. Shin Nihongo no Kiso cũng bao gồm 50 bài tập. Nhìn chung cả 2 bộ sách này có cấu trúc bài học khá giống nhau và khá dễ nắm bắt nên chúng rất thích hợp cho người mới bắt đầu học tiếng Nhật.

Trên đây là 1 số bộ sách học tiếng Nhật khá thông dụng, chúc mọi người sẽ có nhiều niềm vui trong khi học tiếng Nhật!

Nguồn: Akira Education Chào buổi sáng bằng tiếng Nhật Bí quyết học Kanji Học tiếng Nhật online

janny_2711 Thành viên rất tích cực

Tham gia: 28/10/2014 Bài viết: 1,204 Đã được thích: 85 Điểm thành tích: 48 có link download ko chủ top ơi, mình cũng đang theo học tiếng nhật đây ạ.

Kitanookami Thành viên đạt chuẩn

Tham gia: 7/11/2015 Bài viết: 51 Đã được thích: 22 Điểm thành tích: 8 Mấy bộ sách này bạn đi tìm ở ngoài có nhiều lắm

Kitanookami Thành viên đạt chuẩn

Tham gia: 7/11/2015 Bài viết: 51 Đã được thích: 22 Điểm thành tích: 8 Ở phần trước chúng ta đã xem qua 3 đầu sách thường dùng cho việc bắt đầu học tiếng Nhật đó là Minna no Nihongo, Basic Kanji Book, và Shin Nihongo no Kiso. Lần này chúng ta sẽ xem thêm 3 bộ sách khác cũng thường được ưa chuộng bởi những người mới bắt đầu học tiếng Nhật.

Bộ sách Genki

Bộ sách "Genki: An intergrated course in Elementary Japanese" có thể nói là bộ sách được ưa chuộng nhất bời nhiều người nước ngoài trong việc học tiếng Nhật [Ngoài bộ Minna no Nihongo]. Bộ sách bao gồm 2 phần: Genki I gồm từ bài 1 đến bài 12 và nó sẽ dạy về những kiến thức cơ bản nhất của tiếng Nhật; và Genki II tiếp tục từ bài 13 đến bài 23. 1 khi bạn hoàn thành Genki I và Genki II, điều đó có nghĩa bạn đã hoàn thành chương trình tiếng Nhật N4 và có thể bắt đầu luyện tập cho kì thi được rồi. Bộ sách này bao gồm 4 cuốn cho mỗi phần Genki I và II: Textbook; Workbook; Answer Key; và Picture Cards.

Cuốn Textbook là giáo trình chính bao gồm 2 mảng: phần Dialogue và Grammar, trong đó có hội thoại [phần lớn là về cuộc sống thường nhật tại Nhật Bản], từ mới, ngữ pháp, và luyện tập; phần Reading and Writing có Kanji [khoảng 15 từ mỗi bài] và luyện tập [cho kĩ năng đọc và viết]. Tất cả các bài học đều được phân bố 1 cách hợp lý nên nó rất thích hợp cho người mới học. Ngoài ra trong bộ sách còn đi kèm thêm đĩa CD bài nghe [trong phần hội thoại và bài tập] giúp người học có thể luyện kĩ năng nghe và nắm được cách nói năng trong tiếng Nhật [với tốc độ chậm].

Cuốn Workbook bao gồm các bài tập ứng với những kiến thức đã học từ cuốn Textbook. Mỗi bài ở phần Workbook được chia ra làm 3 phần nhỏ: Dialogue and Grammar bao gồm các bài tập ngữ pháp; Listening Comprehension; và Reading and Writing bao gồm nhiều loại bài tập khác nhau để luyện tập.

Ngoài cuốn Textbook và Workbook, bộ sách còn có bộ Answer Key có chứa các đáp án của những bài tập trong sách Textbook và Workbook. Cuối cùng là cuốn Teacher Manual dành cho giáo viên, tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào việc tự học thì cuốn này không cần thiết cho lắm.

Bộ sách Nihongo Charenji

Nihongo Charenji [hay Nihongo Challenge] là 1 bộ sách chuyên về luyện thi tiếng Nhật N4. Bộ sách gồm có: Nihongo Charenji Kanji [luyện Kanji], Nihongo Charenji Kotoba [luyện từ vựng], và Nihongo Bunpou to Yomu [luyện viết và đọc].

Nihongo Charenji Kanji tổng hợp khoảng 300 từ kanji cơ bản từ N5 đến N4. Mỗi chữ kanji đều được lý giải cụ thể, giải thích nguồn gốc của mỗi chữ thông qua hình ảnh vẽ tay giúp người học hiểu hơn tại sao nó lại được tạo ra và ý nghĩa của nó. Cuốn sách cũng có phần luyện viết, hiển thị cách đọc của chữ thông qua Hiragana và Katakana, và các từ liên kết với chữ kanji đó.

Mỗi bài trong sách sẽ dạy 10 chữ kanji, sau mỗi bài học đều có phần luyện tập và cứ mỗi 3 bài học thì sẽ có 1 bài tập nhỏ phỏng theo kì thi JLPT liên quan tới chữ Kanji.

Nihongo Charenji Kotoba cung cấp khoảng 600 từ vựng N4 cơ bản [15- 20 từ mỗi bài]. Mỗi bài học sẽ có 1 chủ đề và các từ vựng mới đều liên quan tới chủ đề đó. Thêm vào đó, mỗi bài học đều có ví dụ và các đoạn hội thoại ngắn liên quan tới các từ vựng mới. Sau mỗi bài học đều có bài tập cho người học luyện các từ mà mình đã lĩnh hội.

Nihongo Charenji Bunpou to Yomu tập trung vào luyện tập ngữ pháp và kĩ năng đọc. Sách được chia ra làm 2 phần: ngữ pháp và kĩ năng đọc. Ở phần ngữ pháp có tổng cộng 32 bài và cứ sau 4 bài thì lại có các bài ôn tập, và cứ sau 1 giai đoạn thì sẽ có các bài luyện tập tổng hợp. Cuốn sách còn có bao gồm khoảng 150 cấu trúc câu được sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Điều thú vị nằm ở chỗ cuốn sách có rất nhiều các ví dụ, hội thoại được lấy từ các tình huống đời thực, đồng thời có rất nhiều tranh minh họa giúp người học có thể nắm bắt dễ dàng hơn.

Gokaku Dekiru N4-N5

Với những người đã hoàn thành chương trình học tiếng Nhật N5 - N4 và đang có nhu cầu luyện thi JLPT. Gokaku Dekiru N4-N5 sẽ 1 sự lựa chọn hợp lý. Gokaku Dekiru chia ra 2 phần lớn cho tiếng Nhật N4 và N5, mỗi phần bao gồm các phần nhỏ hơn và các bài tập để cho người học nắm được cấu trúc đề thi JLPT N4 và N5. Ngoài ra người học sẽ tự nhận ra những cái mình cần phải luyện tập để có thể tham gia được vào kỳ thi JLPT. Ngoài ra, cuốn sách còn có các đề thi thử JLPT dựa trên các đề thi thật JLPT xuyên suốt các năm.

Đó là các cuốn sách học tiếng Nhật thông dụng dành cho những người mới bắt đầu. Chúc các bạn thành công và có nhiều niềm vui khi học tiếng Nhật!

Nguồn: Akira Education Học tiếng nhật online Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật Bí quyết học Kanji Học tiếng Nhật có khó không

duthu94 Thành viên tập sự

Tham gia: 12/3/2015 Bài viết: 11 Đã được thích: 1 Điểm thành tích: 3 nhiều sách hay quá sẽ đọc dần dần các mẹ ạ

Kitanookami Thành viên đạt chuẩn

Tham gia: 7/11/2015 Bài viết: 51 Đã được thích: 22 Điểm thành tích: 8 Với bất kì người học tiếng nhật nào, Hiragana luôn là bảng chữ cái cơ bản nhất mà ai cũng phải nắm được. Thông thường khi học chúng ta chỉ đơn thuần học thuộc nó, tuy nhiên nếu đi sâu 1 chút chúng ta sẽ thấy đằng sau nó là những điều vô cùng thú vị. Và ở đây chúng ta sẽ chia sẻ 1 chút kiến thức về bảng chữ cái Hiragana này.

Nếu mà dựa theo Wikipedia thì Hiragana được cho là có nguồn gốc từ các chữ Hán vào thế kỉ thứ 5. Ban đầu, rất ít người ủng hộ bộ chữ này, trong khoảng thời gian đó Hiragana hầu hết được sử dụng bởi phụ nữ, vì vậy Hiragana còn được gọi là Onnade [nôm na là "bàn tay phụ nữ"]. Riêng về cánh đàn ông thì họ hay dùng chữ Kanji và Katakana. Tuy nhiên thì chữ Hiragana dần trở nên thông dụng hơn từ thế kỉ thứ 10.

Ban đầu 1 âm tiết trong Hiragana có thể thể hiện nhiều chữ khác nhau. Sau này Hiragana dần được tinh giản hóa và giờ nó trở thành hệ thống được sử dụng rộng rãi: 1 âm tiết gắn với duy nhất 1 chữ và ngược lại.

Chữ Hiragana dựa trên Hán tự [nguồn: omniglot.com]:

Hệ thống chữ Hiragana hiện nay có 46 chữ. Về cơ bản thì nếu bạn nắm được Hiragana và Katakana thì bạn đã có thể viết bất cữ từ tiếng Nhật học câu tiếng Nhật nào. Tuy nhiên vì hầu hết các từ được viết bằng Kanji nên Hiragana thường được dùng như là yếu tố ngữ pháp ví dụ như trợ từ. Ở Nhật, trẻ em bắt buộc phải dùng được chữ Hiragana trước khi chúng được học khoảng 2000 chữ Kanji thông dụng.

Trong Hiragana, ngoài các chữ cơ bản trên thì còn có các âm tiết bổ sung, những âm tiết này được đánh dấu bằng dakuten ["] [phẩy kép] and handakuten [o] [vòng tròn nhỏ]. Khi mỗi chữ cái Hiragana có 1 trong 2 dấu này, cách đọc của nó sẽ thay đổi, ví dụ: ki "き" với dakuten sẽ trở thành gi "ぎ", hoặc ha "は" với handakuten sẽ thành pa "ぱ".

Thêm vào đó, Hiragana còn có thêm các chữ cái bổ sung được gọi là yōon. Các chữ cái này được hợp thành bằng cách ghép các âm tiết や [ya], ゆ [yu] and よ [yo] nhỏ với các chữ cái khác, ví dụ: や [ya] với き[ki] sẽ ra きゃ [kya]. Tương tự với ゆ [yu] với よ [yo], ví dụ ゆ [yu] với し[shi] sẽ ra しゅ [shu]; hoặc よ [yo] với り [ri] sẽ thànhりょ [ryo].

Như đã nói ở trên, Hiragana hầu hết được dùng như các yếu tố ngữ pháp ví dụ như trợ tự hay từ dùng để kết thúc câu [hay được gọi là okurigana]. Tuy nhiên ngoài ra vẫn có 1 số ngoại lệ, ví dụ như các sách dạy học cho trẻ em Nhật đều được viết bằng Hiragana. Hiragana còn được dùng thường xuyên hơn trong các vở ghi chép, hoạt hình hoặc truyện tranh. Dù rằng là hầu hết các từ tiếng Nhật đều được viết bằng Kanji, tuy nhiên vẫn có trường hợp 1 số từ Kanji được viết bằng Hiragana thay thế vì chúng quá khó để viết.

Như vậy là chúng ta đã hiểu hơn về bảng chữ Hiragana, và đối với những người mới bắt đầu học tiếng Nhật thì việc nhớ được bảng chữ này có vẻ hơi... ác mộng. Vì vậy tiếp theo đây chúng ta sẽ điểm qua 1 số phương pháp học bảng chữ Hiragana thông dụng:

I - Viết, viết, và viết

Phương thức này được dùng bởi rất nhiều người với hi vọng là bằng cách viết đi viết lại thì họ có thể nhớ toàn bộ Hiragana trong thời gian ngắn. Để dùng phương pháp này, tốt nhất là nên có sẵn giấy kẻ ô ly. Cách thức thông thường đó là bỏ ra 30 đến 45 phút mỗi ngày để viết 2 trang giấy. Đồng thời phát âm chữ Hiragana mỗi khi viết chúng xuống giấy. Bằng cách này bạn có thể nhớ cách viết và cách phát âm của mỗi chữ cái. Tuy nhiên vấn đề lại nằm ở chỗ cách thức này mất quá nhiều thời gian và dễ gây nhàm chán, và đương nhiên là kết quả sẽ không như mong đợi.

II - Học thông qua Flashcard

Nói 1 cách đơn giản đó là học qua các tấm thẻ. Phương pháp khá đơn giản, đầu tiên bạn cần 1 lượng tấm thẻ trống. Sau đó viết chữ Hiragana lên 1 mặt và viết cách phát âm của nó lên mặt còn lại. Sau đó tráo tất cả các thẻ với nhau và rút từng lá, học từng chữ trên mỗi thẻ đó. Với các chữ nào mà bạn thấy khó nhớ, hãy để nó sang 1 chỗ. Cố gắng luyện tập liên tục cho đến khi nào chỗ bài bạn thấy khó học là không có. Đó là lúc bạn đã học hết bảng chữ Hiragana.

III - Học qua mạng

Ngày nay có rất nhiều các trang web dạy tiếng Nhật trên mạng và đương nhiên có bao gồm cả dạy về chữ Hiragana. Việc học qua mạng khá là hiệu quả khi mà hầu hết các trang web cung cấp đầy đủ các tài nguyên học tập và kèm theo những hình ảnh minh họa khiến việc học bảng chữ này trở nên dễ dàng hơn.

IV - Học với bạn

Nhìn chung thì việc học với bạn bè luôn có hiệu quả hơn so với việc học một mình, đặc biệt là khi học 1 thứ tiếng khó như tiếng Nhật. Bạn luôn có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với bạn bè mình, và đồng thời có sự cạnh tranh lành mạnh trong việc học luôn giúp bạn có động lực hơn.

Chúc mọi người có nhiều niềm vui trong khi học tiếng Nhật! Nguồn: Akira Education Học tiếng nhật online Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật Bí quyết học Kanji Học tiếng Nhật có khó không

Kitanookami Thành viên đạt chuẩn

Tham gia: 7/11/2015 Bài viết: 51 Đã được thích: 22 Điểm thành tích: 8 Trong bài viết trước, chúng ta đã được biết đến bảng chữ Hiragana - bộ chữ có nguồn gốc từ Hán tự và được dùng làm yếu tố ngữ pháp, thì lần này chúng ta sẽ đến với bảng chữ cái cơ bản còn lại trong tiếng Nhật đó là Katakana được biết đến là dùng để viết các từ phiên âm nước ngoài.

Doc them: Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật Cách học tiếng Nhật hiệu quả Chúc mừng sinh nhật bằng tiếng Nhật

Vào thế kỉ thứ 9, khi các nhà sư Phật giáo sử dụng các Hán tự được biến đổi để khớp với các phát âm trong các văn kiện chữ Hán, và đây là thời điểm mà Katakana được tạo ra từ các Hán tự được biến đổi đó. Giống như Hiragana, ban đầu có rất nhiều cách viết để thể hiện 1 âm tiết trong ngôn ngữ nói, về sau, chúng ta chỉ còn 1 âm tiết ứng với 1 chữ trong văn nói tiếng Nhật. Sau đầy là 1 vài ví dụ về các âm tiết Katakana tạo ra từ Hán tự [nguồn: omniglot.com]:

Bảng chữ Katakana ngày nay bao gồm 48 chữ cái. Trong quá khứ, Katakana và Kanji được dùng phần lớn bởi đàn ông và chữ Katakana được cho là "chữ của đàn ông", trong khi Hiragana được dùng nhiều bởi phụ nữ và được gọi là onnade ["bàn tay phụ nữ"]. Tuy nhiên từ thế kỉ 20 cho đến ngày nay, bạn sẽ thấy rằng Katakana được dùng để viết các từ mượn từ ngôn ngữ nước ngoài, tên nước ngoài, vân vân... 1 trong những điều thú vị nằm ở chỗ, trước thế kỉ 20 từ mượn được viết bằng Kanji chứ không phải bằng Katakana.

Ngoài ra, bảng chữ Katakana được biến đổi theo thời gian để phù hợp với ngôn ngữ Nhật, tuy nhiên chính vì những sự thay đổi này, nhiều người nói tiếng Anh cảm thấy lúng túng khi họ thấy cách phát âm quá khác biệt giữa từ mượn và từ tiếng Anh gốc. Ví dụ như từ "tấm thẻ" [card] khi chuyển sang Katakana sẽ là "カード" [ka-do], hoàn toàn khác với từ tiếng Anh gốc. Vì thế có 1 lời khuyên khi học tiếng Nhật đó là đừng đánh đồng từ mượn tiếng Nhật với từ tiếng Anh vì rất có khả năng bạn sẽ lẫn lộn cách phát âm.

Nếu bạn đã từng học Hiragana thì bạn cũng sẽ biết là trong Hiragana có các âm tiết bổ sung được đánh dấu bởi các dấu dakuten ["] [dấu phẩy kép] and handakuten [o] [dấu tròn nhỏ]. Và trong Katakana chúng ta cũng có cơ chế tương tự, ví dụ: カ [ka] với dakuten ["] sẽ ra ガ [ga], ホ [ho] với handakuten [o] sẽ thành ポ [po].

Và cũng giống như Hiragana, Katakana cũng có các âm tiết bổ sung được gọi là yōon. Cũng với cơ chế tương tự khi ghép các chữ ヤ [ya], ユ [yu], ヨ[yo] nhỏ với các chữ khác, ví dụ: ヤ [ya] với シ [shi] sẽ ra シャ[sha], ユ [yu] với ピ [pi] sẽ ra ピュ[pyu], và ヨ[yo] với ニ [ni] sẽ ra ニョ[nyo].

Như vậy là bạn đã nắm được sơ qua về bảng chữ Katakana. Và cũng giống như HIragana, việc học bảng chữ cái này cũng khá là gây nản chí. Tuy nhiên nếu bạn đã học thuộc bảng chữ Hiragana thì tin vui là cách thức học bảng chữ Katakana cũng tương tự. Sau đây là liệt kê lại các phương pháp học đó:

I - Viết, viết, và viết

Phương thức này được dùng bởi rất nhiều người với hi vọng là bằng cách viết đi viết lại thì họ có thể nhớ toàn bộ Katakana trong thời gian ngắn. Để dùng phương pháp này, tốt nhất là nên có sẵn giấy kẻ ô ly. Cách thức thông thường đó là bỏ ra 30 đến 45 phút mỗi ngày để viết 2 trang giấy. Đồng thời phát âm chữ Hiragana mỗi khi viết chúng xuống giấy. Bằng cách này bạn có thể nhớ cách viết và cách phát âm của mỗi chữ cái. Tuy nhiên vấn đề lại nằm ở chỗ cách thức này mất quá nhiều thời gian và dễ gây nhàm chán, và đương nhiên là kết quả sẽ không như mong đợi.

II - Học thông qua Flashcard

Nói 1 cách đơn giản đó là học qua các tấm thẻ. Phương pháp khá đơn giản, đầu tiên bạn cần 1 lượng tấm thẻ trống. Sau đó viết chữ Katakana lên 1 mặt và viết cách phát âm của nó lên mặt còn lại. Sau đó tráo tất cả các thẻ với nhau và rút từng lá, học từng chữ trên mỗi thẻ đó. Với các chữ nào mà bạn thấy khó nhớ, hãy để nó sang 1 chỗ. Cố gắng luyện tập liên tục cho đến khi nào chỗ bài bạn thấy khó học là không có. Đó là lúc bạn đã học hết bảng chữ Katakana.

III - Học qua mạng

Ngày nay có rất nhiều các trang web dạy tiếng Nhật trên mạng và đương nhiên có bao gồm cả dạy về chữ Katakana. Việc học qua mạng khá là hiệu quả khi mà hầu hết các trang web cung cấp đầy đủ các tài nguyên học tập và kèm theo những hình ảnh minh họa khiến việc học bảng chữ này trở nên dễ dàng hơn.

IV - Học với bạn

Nhìn chung thì việc học với bạn bè luôn có hiệu quả hơn so với việc học một mình, đặc biệt là khi học 1 thứ tiếng khó như tiếng Nhật. Bạn luôn có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với bạn bè mình, và đồng thời có sự cạnh tranh lành mạnh trong việc học luôn giúp bạn có động lực hơn.

Chúc mọi người có nhiều niềm vui trong khi học tiếng Nhật!

Nguồn:Akira

Kitanookami Thành viên đạt chuẩn

Tham gia: 7/11/2015 Bài viết: 51 Đã được thích: 22 Điểm thành tích: 8 Việc học 1 ngôn ngữ khó như tiếng Nhật là 1 việc khá là khó khăn khi bạn phải học 1 thứ tiếng với những bảng chữ cái tượng hình hoàn toàn khác với những những ngôn ngữ sử dụng chữ Romaji ví dụ như tiếng Anh hay phần lớn các ngôn ngữ Châu Âu khác. Vì vậy lần này chúng ta sẽ tổng hợp các lời khuyên giúp bạn có thể học tiếng Nhật tốt hơn.

Đọc thêm: Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật Cách học tiếng Nhật hiệu quả Chúc mừng sinh nhật bằng tiếng Nhật

1. Học tiếng nhật như một đứa trẻ Hãy nhớ lại lúc bạn còn nhỏ, hoặc quan sát những em bé xung quanh đang tập nói. Khi đó bố mẹ bạn có ngồi giải thích cấu trúc ngữ pháp chính xác của một câu nói, hay bảo rằng “con mèo” là danh từ và cung cấp cho bạn một danh sách từ mới và bắt bạn học thuộc lòng? Không! Đây không phải là cách tự nhiên khi chúng ta học một ngôn ngữ.

Ngôn ngữ có thể nói là một thói quen. Trẻ con học ngôn ngữ bằng cách lặp lại, ghi nhớ và ứng dụng những câu nói trong các trường hợp tương tự. Bạn không cần quan tâm đến ngữ pháp, tất cả những gì bạn cần làm là “bắt chước”, nói theo như một đứa trẻ.

Trên thực tế, trẻ con 2 tuổi đã có thể nói và hiểu được rất nhiều thứ. Là một người lớn học theo phương pháp của trẻ con đồng thời ứng dụng thêm cách “nhồi nhét” thông thường có lẽ hiệu quả sẽ ngoài mong đợi. Điểm mấu chốt của tip này là: nghe và nói theo cách tự nhiên nhất những mẫu câu mà người Nhật thường sử dụng trong đời sống, những câu quá sách vở chưa chắc ứng dụng được nhiều. Người ta vẫn thường khuyên hãy quên đi ngữ pháp cứng nhắc nếu bạn muốn giao tiếp tốt.

2. Cố gắng nói dù có tệ đến đâu Bạn có bao giờ thấy cảnh một đứa bé nói không ngừng về tất cả những gì nó thấy. Kiểu như “chiếc xe kia màu xanh” hay “người phụ nữ ngồi đối diện có cái đầu thật lớn”,… Trẻ cứ bi bô mà hầu như bố mẹ không thèm để ý. Đó là cách trẻ con luyện tập ngôn ngữ của mình. Chúng vận dụng toàn bộ thời gian và từ ngữ chúng biết để mô tả cuộc sống xung quanh. Là điều rất bình thường khi trẻ nói một câu ngô nghê như kiểu những người mới học nói sai ngữ pháp. Đừng ngại nói lảm nhảm vì càng nói nhiều sẽ càng nhớ lâu.

3. Nếu có cơ hội, ở trọ tại nhà người bản xứ Homestay là phương thức tuyệt vời không chỉ với việc học ngôn ngữ và còn là cơ hội tốt để tìm hiểu về văn hóa, cách cư xử và khám phá ra những điểm khác biệt giữa những gì bạn đã “đọc” về Nhật Bản với những việc bạn “thấy” ở Nhật Bản.

4. Đọc tất cả những gì trong tầm mắt “Nói” hay tích cực sử dụng tiếng Nhật là điều cần thiết, nhưng “đọc” cũng là một kỹ năng quan trọng không kém mà bạn cần phải lưu tâm. Phần đáng sợ nhất với người học tiếng Nhật có lẽ là “Hán tự”. Đối với Hán tự thì không có một phương pháp nào khác ngoài việc chăm chỉ học từng từ từng từ một. Và để nhớ lâu, không bị quên trước quên sau, bạn cần tận dụng cơ hội đọc tất cả những câu chữ trong tầm mắt. Có thể là những câu hướng dẫn sử dụng trên các sản phẩm made in Japan, dòng tiếng Nhật trên các bao bì sản phẩm, bảng hiệu của các nhà hàng Nhật, slogan gì đấy tình cờ thấy trên mạng…

5. Viết đi viết lại nhiều lần “Đọc” chủ yếu giúp bạn không quên từ cũ, chứ không mấy hữu dụng trong việc nhớ từ mới. Vì vậy, bạn nên viết xuống vài lần những từ vựng muốn học. Bản thân một chữ Hán tự rất khó nhớ, vì vậy bạn nên học kèm với từ vựng để dễ hình dung hơn.

Chúc mọi người có nhiều niềm vui trong khi học tiếng Nhật!

Nguồn: Akira

dochoicaocap Thành viên rất tích cực

Tham gia: 3/8/2015 Bài viết: 1,211 Đã được thích: 251 Điểm thành tích: 153 Nên học cơ bản tiếng Trung, sau học tiếng Nhật dễ lắm. Nghe lỏm thông tin mách các bạn thôi nhé

trieugiatai Mạnh Tài

Tham gia: 8/7/2015 Bài viết: 282 Đã được thích: 40 Điểm thành tích: 28 Học tiếng Nhật khó hơn các ngôn ngữ bình thường khác. Cái này học phải có bài bản và kiên trì

mydang1228 Thành viên đạt chuẩn

Tham gia: 26/11/2015 Bài viết: 66 Đã được thích: 17 Điểm thành tích: 8 cũng mún học cơ mà chả biết cơ sở nào ở HCM tốt nhỉ

Kitanookami Thành viên đạt chuẩn

Tham gia: 7/11/2015 Bài viết: 51 Đã được thích: 22 Điểm thành tích: 8 Tính ra có rất nhiều bạn hay đặt ra câu hỏi rằng “học tiếng Nhật có khó không?”, “Học tiếng Nhật có mất nhiều thời gian không?”, và những câu hỏi tương tự. Nhằm trả lời cho câu hỏi này, chúng ta hãy thử điểm qua những yếu tố được cho là tạo nên sự khó khăn trong việc học tiếng Nhật.

Đọc thêm: Học tiếng Nhật online Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật Cách học tiếng Nhật hiệu quả Chúc mừng sinh nhật bằng tiếng Nhật

1. Bộ chữ tiếng Nhật:

Với những người từng học tiếng Nhật sẽ đều biết rằng trong tiếng Nhật có tới 3 bộ chữ: Hiragana, Katakana, và Kanji. Bộ chữ Hiragana là bộ chữ mềm được cho là bộ chữ cơ bản nhất của tiếng Nhật mà hầu hết bất cứ ai học tiếng Nhật đều phải nắm vững. Bộ chữ Katakana là bộ chữ cứng phần lớn được dùng để viết những từ mượn từ nước ngoài. Và cuối cùng là bộ chữ Kanji bắt nguồn từ chữ Hán. Chính vì trong tiếng Nhật có đến 3 bộ chữ như vậy nên rất nhiều người khi mới bắt đầu học tiếng Nhật vô cùng dễ nản, đặc biệt là khi tất cả là dạng chữ tượng hình – khác hẳn với bộ chữ cái Romaji mà chúng ta vẫn hay dùng trong tiếng Anh hay tiếng Việt.

Tuy nhiên nếu nhìn nhận kĩ thì 2 bộ chữ Hiragana và Katakana không khó nhằn như bạn nghĩ. Nếu bạn thực sự chăm chỉ học 2 bộ chữ này hàng ngày thì cùng lắm chỉ mất 2 tuần là bạn đã có thể nắm được hết cả 2 rồi. Vấn đề chỉ thực sự nan giải khi bạn bắt đầu học tới chữ Kanji. Tính đến hiện nay thì Kanji có tổng cộng khoảng 3000 chữ, trong đó có tầm 1500 – 1900 chữ thông dụng. Mỗi chữ gần như được viết theo 1 cách khác nhau vì vậy việc nhớ được 1 lượng lớn chữ Kanji khá là khó khăn. Chính vì vậy Kanji có thể được coi là 1 trong những yếu tố tạo nên “độ khó” của tiếng Nhật.

2. Phát âm trong tiếng Nhật:

Mặc dù bộ chữ của tiếng Nhật, đặc biệt là Kanji, khá nhiều và cũng khá khó nhớ, cách phát âm các từ và các chữ tiếng Nhật thật ra lại rất đơn giản. Trong tiếng Nhật luôn chỉ có 5 nguyên âm: a – i – u – e – o, lần lượt đọc là a – i – ư – ê – ô. Các phụ âm còn lại được phát âm bằng cách ghép thêm các phụ âm như k – n – m – s - .v.v. vào trước các nguyên âm và đọc tương tự [ví dụ như ka – ki – kư – kê – kô/ sa – shi – sư – sê – sô]. Khi đọc 1 từ, giả dụ từ sekai [thế giới], từ này được ghép từ 3 chữ se – ka – i và chúng ta chỉ cần đọc ghép các chữ lại và ta có [se – kai]. Chính vì vậy, việc phát âm từ tiếng Nhật khá dễ dàng, điều còn lại chỉ là nhớ mặt chữ và ý nghĩa của nó thôi. Như vậy nếu nói rằng phát âm tiếng Nhật khó thì hoàn toàn sai lầm, nếu nói đến vấn đề nói tiếng Nhật thì vấn đề lại nằm ở cách nói của người Nhật thường khá là nhanh và nhiều khi chúng ta không bắt được những gì họ nói.

3. Ngữ pháp tiếng Nhật

Khi bắt đầu đi vào học ngữ pháp tiếng Nhật, chúng ta sẽ thấy có 1 điểm khác biệt rất lớn so với ngữ pháp tiếng Anh. Nếu như trong ngữ pháp tiếng Anh họ theo quy tắc Chủ ngữ - Động từ - Vị ngữ [Subject – Verb – Object], thì trong ngữ pháp tiếng Nhật họ lại theo 1 quy tắc khác: Chủ ngữ - Vị ngữ - Động từ [Subject – Object – Verb]. Như vậy lấy ví dụ 1 câu tiếng Anh “I eat rice” thì sang tiếng Nhật chúng ta sẽ có “I rice eat” và chuyển sang tiếng Nhật sẽ là “watashiwa gohan wo tabemasu” [わたしはごはんをたべます, chuyển sang kanji sẽ là 私はご飯を食べます]. Điều này về thực chất không hề gây khó khăn cho người mới học tiếng Nhật, có chăng cũng chỉ là do chúng ta quen theo ngữ pháp tiếng Việt hay tiếng Anh nên khi chuyển sang cấu trúc ngữ pháp tiếng Nhật sẽ có hơi bỡ ngỡ. Tuy nhiên đó là mẫu ngữ pháp cơ bản, ngoài ra trong tiếng Nhật có rất nhiều các loại mẫu ngữ pháp khác nhau và nếu người học không thường xuyên ôn lại hay sử dụng chúng thì khả năng cao là sẽ quên hoặc nhầm lẫn giữa các mấu ngữ pháp.

4. Môi trường học tiếng Nhật

Người ta vẫn thường quan niệm rằng để học 1 thứ ngôn ngữ mới, 1 trong những điều quan trọng đó là bạn cần phải luyện tập nó thường xuyên thì bạn mới có thể giỏi hơn được. Tuy nhiên để có thể luyện tập thường xuyên thì bạn cần phải có môi trường luyện tập, điều này cũng đúng với tiếng Nhật. Ở Việt Nam, hầu hết chúng ta tiếp cận nhiều với tiếng Anh là chính và khả năng bạn có thể bắt gặp với người Nhật là khá thấp. Xét trên phương diện môi trường học tập, hầu hết bạn chỉ có môi trường học tiếng Nhật ở các trường đại học, hoặc là các trung tâm dạy tiếng Nhật hiện nay. Tuy nhiên việc học ở trường hay trung tâm dường như là không đủ, thời lượng chúng ta học trên trường và trung tâm chỉ có giới hạn và khi về đến nhà chúng ta vẫn dùng tiếng Việt là chính [trừ phi trong gia đình có người học tiếng Nhật].

Trên đây là 1 số yếu tố tạo nên sự khó khăn trong học tiếng Nhật. Nhìn chung phải công nhận rằng học tiếng Nhật khá là khó, tuy nhiên nó không khó đến mức mà không thể học nổi hay chỉ có những người giỏi mới học được. Nó đơn thuần là 1 ngôn ngữ của sự kiên trì và chăm chỉ, chỉ cần có sự kiên trì và chăm chỉ thì chắc chắn bạn sẽ thành công trên con đường học tiếng Nhật của mình.

Chúc mọi người có nhiều niềm vui và gặp được nhiều điều thú vị khi học tiếng Nhật! Nguồn:Akira

thienduongcanho Thành viên đạt chuẩn

Tham gia: 23/10/2015 Bài viết: 52 Đã được thích: 9 Điểm thành tích: 8 Cám ơn bạn đã chia sẻ. Cũng có nhiều người rủ mình học tiếng Nhật nhưng mình thấy tiếng Nhật hiện tại cũng không phổ biến lắm. Học ngôn ngữ khó, làm việc với người nhất cũng không dễ, được cái là các sản phẩm của Nhật cũng thú vị nhưng mà xui thay ở Việt Nam cũng ít nữa...

Kitanookami Thành viên đạt chuẩn

Tham gia: 7/11/2015 Bài viết: 51 Đã được thích: 22 Điểm thành tích: 8 1 trong những điều mà nhiều người học tiếng Nhật quan tâm đó là có thể tham gia kì thi nào để có thể nhận chứng chỉ tiếng Nhật cho công việc sắp tới. Sau đây xin mình xin giới thiệu kì thi JLPT được coi là kì thi tiếng Nhật phổ biến nhất.

Đọc thêm:

Kì thi JLPT

Thi lấy bằng tiếng Nhật là cách để bạn đánh giá khả năng tiếng Nhật của bản thân tốt nhất. Việc luyện thi cũng giúp bạn nâng cao sự hiểu biết về tiếng Nhật và ngôn ngữ nói chung. Kì thi được cộng đồng người học tiếng Nhật biết đến nhiều và tham gia dự thi nhiều nhất là kì thi năng lực tiếng Nhật JLPT. Hiện tại, kỳ thi Khả năng Tiếng Nhật [Năng lực Nhật ngữ, hay Japanese Language Proficiency Test] được tổ chức với 5 cấp bậc từ N1 [khó nhất] tới N5 [dễ nhất.]

Các cấp độ

Trước đây, kỳ thi khả năng tiếng Nhật [JLPT] được chỉ được chia thành 4 cấp độ chứ không phải 5 cấp độ [N5~N1] như hiện nay: Cấp độ 1 [1-kyuu], cấp độ 2 [2-kyuu], cấp độ 3 [3-kyuu], cấp độ 4 [4-kyuu]. Mối quan hệ giữa các cấp độ mới [N=New, Nihongo] và các cấp độ cũ như sau:

N1: Giống cấp độ 1-kyuu cũ nhưng cao hơn một chút. Điểm đậu hầu như giống nhau.

N2: Hầu như giống cấp độ 2-kyuu cũ.

N3: Là cấp độ trung gian giữa 2-kyu và 3-kyuu cũ. [CẤP ĐỘ MỚI ĐƯỢC MỞ THÊM]

N4: Hầu như giống cấp độ 3-kyuu cũ.

N5: Hầu như giống cấp độ 4-kyuu cũ.

Nếu bạn nào đã có 1-kyuu hay 2-kyuu thì bạn cũng sẽ đang có trình độ N1 hoặc N2. Còn nếu bạn đang có 3-kyuu thì bạn có trình độ N4, nếu bạn có 4-kyuu thì bạn có trình độ N5.

Đánh giá định lượng [ước lượng] các cấp độ Nguồn: Tài liệu của JEES [Hiệp hội Hỗ trợ Giáo dục Quốc Tế Nhật Bản]

Tổng kết nội dung kỳ thi JLPT mới Số liệu ước lượng từ tài liệu của JEES.

Một số nét mới Kỳ thi JLPT mới sẽ dùng điểm được chuẩn hóa [得点等化], là phương pháp để đánh giá công bằng điểm số trong các kỳ thi với nhau. Ví dụ kỳ thi thời điểm A bạn thi được 130 điểm do đề dễ, nhưng kỳ thi thời điểm B bạn chỉ được 120 điểm do đề khó. Chuẩn hóa điểm số là phương pháp so sánh [bằng thống kê] 2 kỳ thi với nhau để chuẩn hóa điểm về một thang chung. Do đó bạn thi kỳ thi nào cũng hầu như cho số điểm [đã được chuẩn hóa] ngang nhau.

Ngoài ra, bạn sẽ được gửi kết quả là một danh sách những khả năng của bạn [ví du: Viết: Có thể miêu tả cảm xúc…] trong tiếng Nhật.

Các môn thi và thời gian thi Bạn có thể xem bảng dưới đây, trong đó có 3 phần:

言語知識(文字・語彙・文法): Kiến thức ngôn ngữ [Chữ, Từ vựng, Ngữ pháp]

読解: Đọc hiểu

聴解: Nghe hiểu

[分: Phút]

Cấp N1 và N2 thi kiến thức ngôn ngữ [chữ, từ vựng, ngữ pháp] và đọc hiểu là chung. Còn N3, N4, N5 thì chia làm hai phần: Phần 1 là kiến thức ngôn ngữ gồm chữ, từ vựng; Phần 2 là kiến thức ngôn ngữ về ngữ pháp và đọc hiểu.

Các cấp từ N5~N1 đều có thi nghe hiểu riêng.

Điểm số các phần thi Điểm các phần thi JLPT như trong bảng sau:

Các phần thi đều có tổng điểm trong phạm vi 0 ~ 180, trong đó:

Cấp N1, N2, N3:

Kiến thức ngôn ngữ [Chữ, từ vựng, ngữ pháp]: 0 ~ 60

Đọc hiểu: 0 ~ 60

Nghe hiểu: 0 ~ 60

Cấp N4, N5:

Kiến thức ngôn ngữ [Chữ, từ vựng, ngữ pháp] – Đọc hiểu: 0 ~ 120

Nghe hiểu: 0 ~ 60

Thế nào là thi đậu kỳ thi JLPT? N1:

Điểm tổng: Trên 100 điểm [Tối đa: 180]

Điểm kiến thức ngôn ngữ [Chữ, từ vựng, ngữ pháp]: Trên 19 điểm [Tối đa: 60]

Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm [Tối đa: 60]

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm [Tối đa: 60]

N2:

Điểm tổng: Trên 90 điểm [Tối đa: 180]

Điểm kiến thức ngôn ngữ [Chữ, từ vựng, ngữ pháp]: Trên 19 điểm [Tối đa: 60]

Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm [Tối đa: 60]

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm [Tối đa: 60]

N3:

Điểm tổng: Trên 95 điểm [Tối đa: 180]

Điểm kiến thức ngôn ngữ [Chữ, từ vựng, ngữ pháp]: Trên 19 điểm [Tối đa: 60]

Điểm đọc hiểu: Trên 19 điểm [Tối đa: 60]

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm [Tối đa: 60]

N4:

Điểm tổng: Trên 90 điểm [Tối đa: 180]

Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm [Tối đa: 120]

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm [Tối đa: 60]

N5:

Điểm tổng: Trên 80 điểm [Tối đa: 180]

Điểm kiến thức ngôn ngữ & Đọc hiểu: Trên 38 điểm [Tối đa: 120]

Điểm nghe hiểu: Trên 19 điểm [Tối đa: 60]

Chú ý là khác với kỳ thi JLPT trước đây [chỉ cần điểm tổng lớn hơn điểm đậu], kỳ thi JLPT mới ngoài yêu cầu điểm tổng phải lớn hơn mức đậu còn yêu cầu điểm thành phần phải lớn hơn mức chuẩn [ví dụ điểm chuẩn của Đọc hiểu là 19 điểm, điểm chuẩn của Nghe hiểu là 19 điểm.]

[Điểm đậu kỳ thi JLPT cũ:

1-kyuu: Trên 70%, tức là trên 280 điểm. Điểm tối đa: 400 điểm.

2-kyuu, 3-kyuu, 4-kyuu: Trên 60%, tức là trên 240 điểm. Tối đa: 400 điểm.]

Kỳ thi JLPT được tổ chức khi nào? Xem ngày thi và thời hạn đăng ký ở đâu? Bạn có thể vào trang web chính thức: //www.jlpt.jp [Tiếng Anh, Tiếng Nhật] để xem thông tin.

Kỳ thi được tổ chức 2 lần trong 1 năm, vào ngày chủ nhật đầu tiên của tháng 7 và tháng 12.

Chú ý: Có một số thành phố ngoài Nhật Bản chỉ tổ chức kỳ thi vào tháng 12 mà không tổ chức thi tháng 7.

Ở Việt Nam

Kỳ thi JLPT được tổ chức ở Hà Nội, Sài Gòn, Đà Nẵng trong đó:

HN: Cả tháng 7 và tháng 12.

SG và ĐN: Chỉ tháng 12 [Tính ở thời điểm năm 2011.]

Nơi xin hồ sơ:

HN:

1. Khoa Đông Dương – Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà nội. Kỳ thi: Tháng 7, tháng 12.

2. Đại học Hà nội: Chỉ kỳ thi tháng 12.

SG:

Đại học khoa học xã hội và nhân văn. Kỳ thi: Tháng 12.

ĐN:

Đại học Ngoại ngữ Đà Nẵng. Kỳ thi: Tháng 12.

Nguồn: //www.jlpt.jp/application/overseas_list.html [Tiếng Anh, tiếng Nhật]

Làm thế nào để đăng ký thi Năng lực tiếng Nhật JLPT? Khi nào có kết quả? 1. Mua giấy đăng ký thi và hồ sơ hướng dẫn tại những nơi tổ chức thi.

2. Đăng ký thi, trả tiền lệ phí thi.

Thời gian đăng ký: Kỳ thi tháng 7 đăng ký vào tháng 3 ~ tháng 4.

Kỳ thi tháng 12 đăng ký vào tháng 8 ~ tháng 9.

TRẢ KẾT QUẢ: Kỳ thi tháng 7: Khoảng tháng 9; Kỳ thi tháng 12: Khoảng tháng 3.

Nguồn: Akira

meyeuem0612 Thành viên tập sự

Tham gia: 16/12/2015 Bài viết: 7 Đã được thích: 0 Điểm thành tích: 1 meyeuem0612@gmail.com Cca ban co the lien he voi minh neu muon hoc tieng Nhat can ban vung chac ngay tu dau

Kitanookami Thành viên đạt chuẩn

Tham gia: 7/11/2015 Bài viết: 51 Đã được thích: 22 Điểm thành tích: 8 Kinh nghiệm luyện thi N4

Đọc thêm: Học tiếng Nhật online Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật Cách học tiếng Nhật hiệu quả Chúc mừng sinh nhật bằng tiếng Nhật

Akira xin chia sẻ một số bí quyết để luyện thi JLPT cấp độ N4 hiệu quả:

Học hết 50 bài Minna sơ cấp JLPT N4 là kì thi

kết thúc trình độ sơ cấp tiếng Nhật, có nghĩa là nếu đạt trình độ N4 bạn đã sẵn sàng để học lên cao hơn là trung cấp và cao cấp. Do vậy, bạn cần hoàn thành bộ giáo trình Minna no Nihongo Shokyuu. Giáo trình Minna no Nihongo Shokyuu là giáo trình học tiếng Nhật sơ cấp cho những người muốn học tiếng Nhật mà không phải người bản địa, đây cũng là cuốn sách dễ học nhất dành cho người mới bắt đầu.

Toàn bộ giáo trình trung cấp của Minna bao gồm 50 bài học. Mỗi bài học đều được chia phần rõ ràng là từ vựng, ngữ pháp và bài luyện tập [renshuu], nghe hiểu [Sách choukai] và đọc hiểu [sách topiku 25 dokkai mondai]. Vì vậy, nếu như bạn học đầy đủ từ vựng và ngữ pháp của giáo trình Minna sơ cấp, cộng với chăm chỉ làm bài tập nghe hiểu và đọc hiểu là hoàn toàn có thể thi được N4.

Một điểm nữa về phần chữ Hán, giáo trình chữ Hán hợp với trình độ N4 nhất là giáo trình Basic Kanji [2 quyển – 45 bài]. Học hết 2 quyển này là bạn đã nắm được 500 chữ Hán cơ bản nhất, thừa sức thi N4.

Có chiến lược hiệu quả Trong mỗi kì ôn thi,

có được một chiến lược thi cử và kế hoạch rõ ràng, cụ thể là bạn đã nắm chắc 90% thành công rồi. Akira xin đưa ra một số lời khuyên giúp các bạn có thể tự vạch ra cho mình một chiến lược đúng đắn theo nguyên tắc SMART.

Specific [rõ ràng]: Các bạn hãy vạch ra một mục tiêu cụ thể. Thi N4 cần học hết 50 bài Minna và cuốn Basic Kanji 1 -2. Rất cụ thể phải không.

Measureable [đo lường được]: Ở đây là đơn vị bài học. Giả sử bạn quyết tâm mỗi 2 ngày sẽ học hết một bài Minna và 1 bài Kanji. Như vậy là khối lượng công việc bạn cần làm mỗi ngày là rất rõ ràng và có thể đo lường được.

Achievable [có thể đạt được]: Nếu đặt ra mục tiêu quá xa vời, bạn vừa rất khó thực hiện vừa dễ chán nản khi thất bại. Do đó tốt nhất là bạn nên đặt ra mục tiêu vừa sức, phù hợp với tiềm lực và khả năng của mình. Ví dụ, bạn rất quyết tâm học ôn N4 và dành ra mỗi ngày để học hết 1 bài Minna và 1 bài Kanji, mỗi ngày 1 bài, 7 ngày 1 tuần. Đó là điều bạn chắc chắn không thể đạt được. Hãy đề ra mục tiêu hợp sức bản thân hơn như học 2 ngày hết 1 bài Minna sau đó dành ra 1 ngày nữa để học Kanji, rồi xoay vòng lại.

Realistic [thực tế]: Hãy chắc chắn rằng việc học và thi N4 sẽ có ích cho tương lai sau này của bạn. Giả sử như bạn muốn apply học bổng và thấy họ yêu cầu tối thiểu N4, đó là một động lực mạnh mẽ để thôi thúc bạn học hành. Hoặc là bạn cần N3 để đi học bổng/ đi làm cho công ty Nhật, thì N4 cũng có thể là một bước đệm để bạn tiến lên N3… Vì nếu mục tiêu đó không giúp ích gì cho bạn thì việc học ôn thi rất có thể sẽ chỉ làm tốn thời gian, công sức và tiền bạc của bạn. Hãy nghĩ ra một động lực để duy trì ngọn lửa học tập luôn bùng cháy. Một yêu cầu nữa là khả năng thực hiện được của kế hoạch. Giả sử bạ muốn thi N4 trong kì tháng 12 nhưng bây giờ đã là tháng 11 rồi, mà bạn mới hoàn thành một nửa giáo trình Minna thì làm sao mà học ôn kịp.

Time [thời gian]: Thời gian thực hiện rất quan trọng. Tùy thời gian gấp hay không mà bạn sẽ lên kế hoạch và điều chỉnh mục tiêu, khối lượng công việc cho hợp lí. Ví dụ bây giờ đang là tháng 8, bạn muốn đạt N4 vào tháng 12, có nghĩa là bạn có khoảng 4 tháng, tương đương 16 tuần. Bạn đã hoàn thành hết 20 bài Minna và 15 bài sách Basic Kanji 1 rồi. Nếu như mỗi tuần bạn học 2 bài Minna và 2 bài Basic Kanji, thì bạn sẽ dành ra thứ hai, thứ ba học Minna, thứ tư học 1 bài Kanji. Sau đó thứ năm, thứ sáu học Minna, thứ bảy học 1 bài Kanji, chủ nhật nghỉ. Đó là thư thả, còn nếu đang là giữa tháng 9 thì sẽ gấp hơn, mỗi ngày 1 bài Minna rồi 1 bài Basic Kanji. Tùy vào thời gian và sức lực của các bạn.

Nguồn:Akira

Kitanookami Thành viên đạt chuẩn

Tham gia: 7/11/2015 Bài viết: 51 Đã được thích: 22 Điểm thành tích: 8 Có rất nhiều người cho rằng tiếng Nhật là 1 thứ ngôn ngữ rất khó học và nó còn khó hơn cả việc học tiếng Anh hay các thứ tiếng Latin khác. Mặc dù chúng ta sẽ phải công nhận rằng tiếng Nhật là 1 ngôn ngữ khó, tuy nhiên nếu mà để so sánh giữa tiếng Anh [1 thứ ngôn ngữ phổ thông trên thế giới hiện nay] và tiếng Nhật xem ngôn ngữ nào khó hơn thì khá là khó.Lần này, chúng ta sẽ cùng thử điểm qua những sự khác biết giữa tiếng Anh và tiếng Nhật để mọi người có cái nhìn tổng quan hơn về chúng. Đọc thêm: Học tiếng Nhật online Giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật Cách học tiếng Nhật hiệu quả Chúc mừng sinh nhật bằng tiếng Nhật 1. Khác biệt về bảng chữ cái

Đây có thể nói là điều dễ nhận thấy nhất. Nếu như trong tiếng Anh chúng ta có bảng chữ cái Latin bắt đầu từ a,b,c rồi đến z,y,z thì trong tiếng Nhật họ sử dụng chữ tượng hình. Thông thường đối với người Việt thì mọi người luôn có cảm giác rằng học tiếng Anh dễ hơn vì chúng ta dùng chung 1 loại bảng chữ cái Latin [chỉ có khác là tiếng Anh có thêm 1 số chữ w, j, z]. Còn đối với tiếng Nhật thì thực sự nó là 1 sự "kinh hoàng" với rất nhiều người khi mà trong tiếng Nhật có đến 3 bảng chữ cái: Hiragana, Katakana, và Kanji. Hiragana và Katakana có thể nói là 2 bảng chữ cái cơ bản nhất mà bất cứ ai bắt đầu học tiếng Nhật đều phải nắm bắt trước khi muốn học sâu hơn về ngữ pháp. Nếu như việc học Hiragana và Katakana đã là 1 việc khó khăn thì sau này học đến Kanji mọi người sẽ còn thấy kinh hoàng hơn nữa [với khoảng 3000 chữ và gần như mỗi chữ lại được viết theo 1 cách khác nhau]. Nói là vậy song nếu để ý, mọi người sẽ thấy chữ Hiragana và Katakana khá dễ nhớ [ít nhất về ngữ âm]. Trong tiếng Nhật chỉ có 5 nguyên âm a - i - u - e - o [đọc lần lượt a - i - ư - ê - ô] và cách đọc các phụ âm của nó cũng khá đơn giản [chỉ là thêm phụ âm vào đằng trước các nguyên âm, ví dụ ka - ki - ku - ke - ko, khi đọc sẽ thành ka - ki - kư- kê - kô]. Với những người mới bắt đầu, chỉ cần nhớ được 2 bảng chữ cái Hiragana và Katakana thì sau này sẽ thấy việc học tiếng Nhật nó sẽ dễ dàng hơn khá nhiều. 2. Khác biệt về từ:
Có lẽ điều này sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên, song có 1 vấn đề đó là từ ngữ tiếng Anh nhiều khi khó hơn tiếng Nhật rất nhiều. Trước mắt là xét về số lượng từ, nếu như mọi người cho rằng 3000 chữ Kanji là kinh hoàng thì số lượng từ tiếng Anh cũng nhiều hơn gấp bội. Xét theoOxford English Dictionary thì tiếng Anh có khoảng 171.476 từ [như vậy là nhiều hơn khoảng 57 lần]! Xét theo Merriam Webster của Mỹ thì sẽ có chừng 470.000 từ, và nếu tính tất cả các biến thể, từ kỹ thuật, tiếng lóng, phương ngữ... thì chúng ta sẽ có thể có khoảng 1000000 từ tiếng Anh! 1 con số khổng lồ! Có thể sẽ có 1 số người cho rằng mặc dù là có rất nhiều từ tiếng Anh song số lượng từ được sử dụng thường xuyên sẽ ít hơn. Kể cả vậy, theo như nghiên cứu từ Hunter Diack, tác giả cuốn Standard Literacy Test [nguồn: ttvnol.com.vn] thì một trẻ em 9 tuổi hiểu được 6.000 từ, thanh niên 18 tuổi hiểu chừng 18.000 từ. Sinh viên có vốn từ nhận biết chừng 24.000 và một chuyên gia trung niên - 30.000. Như vậy đó là 1 số lượng từ rất lớn. Trong khi đó số lượng từ Kanji thông dụng lại chỉ rơi vào khoảng 1000 - 2000 từ. Nếu mà phải nói khó khăn khi học Kanji thì có lẽ nó chỉ có duy nhất vấn đề đó là phải nhớ mặt chữ. Xét về mặt phát âm, ban đầu mọi người sẽ nghĩ nó đơn giản nhưng thực chất nhiều từ tiếng Anh rất khó để phát âm đúng. Lấy ví dụ từ "apple" [quả táo], nhiều người mới học hay đọc nó theo kiểu "ép pồ" song thực chất cách đọc đúng của nó là ˈapəl [tưởng tượng nó hơi giống "áp-pồ", để rõ hơn có thể vào trang www.oxforddictionaries.com]. Sang tiếng Nhật mọi thứ nó rất đơn giản, bạn chỉ cần nhớ các 5 nguyên âm chính [a - i - u -e - o] và các phụ âm ghép với nó, khi đọc 1 từ bạn chỉ cần đọc đúng những chữ cái ghép ra nó [ví dụ "shizuka" sẽ đọc là shi - zu - ka] 3. Khác biệt về ngữ pháp:
Nói về ngữ pháp tiếng Anh, đây là cũng là 1 cái khiến người học vô cùng đau đầu vì trong tiếng Anh có đến 12 thì khác nhau và chia đều sang 3 dạng quá khứ - hiện tại - tương lai. Lấy ví dụ trong thì quá khứ, tiếng Anh sẽ chia ra "quá khứ đơn", "quá khứ tiếp diễn", "quá khứ hoàn thành", "quá khứ hoàn thành tiếp diễn". Nói gì thì nói, để nhớ được 12 thì này và cách thức sử dụng chúng không hề đơn giản.Về phía tiếng Nhật, ngữ pháp tiếng Nhật tỏ ra khó khăn không kém khi trong tiếng Nhật có rất nhiều các mẫu ngữ pháp khác nhau và mọi người gần nhữ chỉ có cách là phải dùng thường xuyên và nhớ. Nhiều mẫu ngữ pháp cũng khá "dài hơi" ví dụ như mẫu câu "phải làm gì đó", giả sử như "tôi phải ngủ" thì trong tiếng Nhật sẽ là "わたしわねなければなりません" [watashiwa nenakerebanarimasen]. Ngoài ra với những người đã từng học tiếng Anh rồi thì hẳn sẽ nhận ra sự khác biệt về cấu trúc ngữ pháp. Trong tiếng Anh 1 mẫu câu đơn giản sẽ bao gồm Chủ ngữ - Động từ - Tân ngữ [Subject - Verb - Object] thì trong tiếng Nhật lại là Chủ ngữ - Tân ngữ - Động từ [Subject - Object - Verb]. Chính vì vậy, những người từng học tiếng Anh khi chuyển sang tiếng Nhật sẽ thấy khá khó khăn khi họ đã quen với văn phong tiếng Anh. Tuy nhiên nếu nhìn 1 cách khách quan thì đây thực sự không phải là 1 vấn đề lớn khi học tiếng Nhật, 1 khi bạn đã quen với văn phong tiếng Nhật thì mọi thứ thực ra sẽ rất đơn giản và dễ hiểu. Đó là 1 số các sự khác biệt giữa tiếng Anh và tiếng Nhật, nếu mà để nói xem ngôn ngữ nào khó hơn thì thực sự rất khó vì điều này tùy vào cảm nhận mỗi người. Và nếu để so sánh và xem nên học ngôn ngữ nào hơn thì tốt hơn hết, bạn hãy thử xem bạn yêu thích đất nước, ngôn ngữ nào hơn và 1 khi bạn đã yêu thích và học hết mình vì nó thì những rào cản khó khăn sẽ chẳng phải là vấn đề.

Minna no Nihongo có bao nhiêu bài?

Giáo trình Minna no nihongo được biên soạn theo khung kiến thức chuẩn Nhật và hiện đang là bộ giáo trình tiêu chuẩn được sử dụng rất nhiều. Cấp bậc học tiếng Nhật N5 sơ cấp bạn cần học đủ kiến thức của 25 bài Minna no nihongo.

Minna no Nihongo 1 có bao nhiêu từ vựng?

Giáo trình Minna no Nihonga I: Bao gồm 25 bài với khoảng 700 từ vựng và 150 từ Kanji [tương đương với trình độ N5].

Minanonihongo nghĩa là gì?

Minna no Nihongo là bộ giáo trình học tiếng Nhật sơ cấp uy tín được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Giáo trình gồm tất cả 6 quyển với nội dung phần học áp dụng cho từng trình độ từ cơ bản đến nâng cao.

Minna no Nihongo có bao nhiêu quyền?

Bộ giáo trình gồm Minna no Nihongo 1 tương đương trình độ N5 và Minna no Nihongo 2 tương đương trình độ N4 mỗi phần đều bao gồm gồm 7 quyển là sách giáo khoa, sách giải thích ngữ pháp và luyện nghe Choukai Tasuku, kanji sách giáo khoa, kanji bài tập, đọc hiểu, bài tập bổ trợ.

Chủ Đề