So sánh tiêu hóa kín và tiêu hóa hở

Trong chương trình Sinh học 11, học sinh được học về hệ tuần hoàn. Đây là kiến thức quan trong bởi nó liên quan trực tiếp đến cơ thể người và động vật. Có một số kiến thức cơ bản về cấu tạo của hệ tuần hoàn, hệ tuần hoàn kín, hở, … các bạn nên ghi nhớ như sau:

Hệ tuần hoàn có ở động vật đa bào. Còn động vật đơn bào sẽ không có hệ tuần hoàn mà sẽ trao đổi chất qua bề mặt cơ thể. Một hệ tuần hoàn hoàn chỉnh bao gồm:

  • Dịch tuần hoàn: áu, dịch mô
  • Tim
  • Hệ thống mạch máu: động mạch, mao mạch, tĩnh mạch

Hệ tuần hoàn có 3 chức năng chính với cơ thể:

  • Đưa chất dinh dưỡng, oxi tới tế bào
  • Đưa chất thải đến thận, phổi, da để thải ra ngoài

Những điều cần biết về tuần hoàn ở động vật

Hệ tuần hoàn được chia làm hai loại chính: tuần hoàn kín và tuần hoàn hở. Trong tuần hoàn kín sẽ gồm 2 loại nhỏ hơn: tuần hoàn đơn và tuần hoàn kép.

Hai loại đơn, kép này sẽ khác nhau về những đặc điểm như động vật, cấu tạo của tim, số vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể, tốc độ máu trong động mạch. Các bạn có thể biết rõ hơn trong tài liệu dưới đây của chúng tôi.

Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín với hệ tuần hoàn hở là tốc độ máu chảy nhanh hơn, máu đi được xa hơn. Nhờ vậy, nhu cầu về trao đổi không khí ở hệ tuần hoàn khí sẽ được đáp ứng tốt hơn. Bên cạnh đó, chúng tôi có bài viết về hô hấp của thực vật, các bạn có thể tham khảo!

Dựa vào hình dưới đây, so sánh sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn kín và mở. Mô tả đường đi của máu trong mỗi hệ tuần hoàn [bắt đầu từ tim]. Cho biết ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Sự khác nhau giữ 2 hệ tuần hoàn dựa vào các tiêu chí: có sự tiếp xúc trực tiếp với tế bào của máu. áp lực máu trong động mạch, vận tốc máu chảy, khả năng điều hòa phân phối máu...

Quảng cáo

Lời giải chi tiết

  1. Sự khác nhau giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín

Hệ tuần hoàn hở

Hệ tuần hoàn kín

-Máu tiếp xúc trực tiếp với các tế bào.

-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.

-Khả năng điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan chậm.

-Có ở đa số động vật thân mềm [ốc sên, trai...] và chân khớp [côn trùng, tôm...].

-Máu có chứa sắc tố hô hấp [ví dụ : hêmôxianin].

-Máu tiếp xúc gián tiếp với các tế bào.

-Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

-Điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh.

-Có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.

-Máu có chứa sắc tố hô hấp [ví dụ: hêmôglôbin].

  1. Mô tả đường đi của máu trong mỗi hệ tuần hoàn [bất đầu từ tim]

- Hệ tuần hoàn hở: Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang máu. Ở đây, máu trộn lẫn với dịch mô để tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô [gọi chung là máu]. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào của cơ thể, sau đó trở về tim và lại được tim bơm đi.

- Hệ tuần hoàn kín: Máu từ tim bơm đi lưu thông liên tục trong mạch kín, từ động mạch qua mao mạch, tĩnh mạch và sau đó về tim. Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch.

  1. Ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở

Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa, điều hoà và phân phối máu đến các cơ quan nhanh, do vậy đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.

Chủ Đề