So sánh tràng giang với từ ấy

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng mang tâm hồn tràn đầy lí tưởng đấu tranh bảo vệ cho dân tộc, cho đất nước. Những vần thơ của ông luôn đồng hành với từng chặng đường phát triển của cách mạng dân tộc. Do đó, cái tôi trong hồn thơ Tố Hữu cũng luôn song hành với lí tưởng cộng sản. Song, cái tôi ấy lại có xuất phát điểm từ cái tôi chung của phong trào Thơ Mới giai đoạn 1932-1945. Chính vì vậy, cái tôi trong thơ Tố Hữu mang màu sắc của nhiều sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố của cái tôi cá nhân và cái ta cộng đồng, giữa sự ảnh hưởng trữ tình từ phong trào Thơ Mới và sự tiếp cận chính trị với lí tưởng cách mạng…Qua đó, tập thơ đầu lòng “Từ ấy” của Tố Hữu thể hiện sự kết tinh tinh hoa vừa sóng sánh chất chung của phong trào Thơ Mới và cũng vừa đậm đặc chất riêng của hồn thơ Tố Hữu.

Tố Hữu [1920 – 2002] tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê Thừa Thiên Huế.

Thời thơ ấu: Tố Hữu xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, ở Huế - mảnh đất thơ mộng, trữ tình và còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa dân gian.

Thời thanh niên: Năm 13 tuổi Tố Hữu vào học tại trường Quốc học Huế, tại đây ông được tiếp xúc với lí tưởng Cộng Sản qua các sách báo tiến bộ của Mác và Anghen; kết hợp với sự vận động giác ngộ của các Đảng viên ưu tú lúc bấy giờ như đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Phan Đăng Lưu, người thanh niên Nguyễn Kim Thành đã sớm nhận ra lí tưởng đúng đắn.Tố Hữu sớm giác ngộ Cách Mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân.

Năm 1938: ông được kết nạp vào Đảng.

Năm 1939: bị Pháp giam tại nhà lao Thừa Thiên, rồi lần lượt bị giam giữ trong nhà tù khác ở miền Trung và Tây Nguyên.

Năm 1942: Vượt ngục Đắc Lay [Kon Tum], tiếp tục hoạt động Cách Mạng.

Từ năm 1945 đến năm 1975: Tham gia kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đảm nhiệm những cương vị trọng yếu trên mặt trận văn hóa văn nghệ.

Từ năm 1976 đến năm 1986: giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước.

Những chặng đường thơ của Tố Hữu luôn gắn bó với chặng đường Cách mạng của bản thân nhà thơ, với những giai đoạn phát triển của cách mạng Việt Nam. Con đường thơ của ông thể hiện qua những tập thơ chính: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.

· Quê hương xứ Huế đẹp và thơ mộng, có truyền thống văn hóa lâu đời.

Quê hương – nơi chôn nhau cắt rốn bao giờ cũng là nơi có ảnh hưởng lớn đến cuộc đời của mỗi con người. Với nhà thơ Tố Hữu điều đó cũng không phải là ngoại lệ, Xứ Huế đẹp, thơ mộng, có truyền thống văn hóa lâu đời đã có tác động không nhỏ đến sự nghiệp sáng tác của ông. Xứ Huế mộng mơ, hữu tình, nên thơ dường như cũng đi vào lòng người, vào trái tim, đem đến cho người nghệ sĩ sự rung động với cuộc đời từ rất sớm. Đây là một vùng đất có thiên nhiên nhiên nên thơ, cũng là một vùng đất nhiều truyền thống văn hóa, kể cả văn hóa dân gian và văn hóa cung đình. Trong các sáng tác của Tố Hữu ta không ít lần bắt gặp những câu thơ như:

“Huế ơi, quê mẹ của ta ơi!

Nhớ từ ngày xưa, tuổi chín mươi

Mây núi hiu hiu, chiều lặng lặng

Mưa nguồn gió biển, nắng xa khơi…”

Huế là quê hương, là cội nguồn dân tộc, là nơi chất chứa bao kỉ niệm và cũng là nơi vun đắp tình yêu cho những người con với Trái tim đôn hậu một tình cảm nồng nhiệt với đất nước, quê hương.

· Gia đình có truyền thống văn hóa và sinh hoạt tinh thần phong phú.

Tố Hữu sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo. Thân sinh ông là một nhà Nho nghèo nhưng yêu thơ, hay sưu tầm ca dao, tục ngữ. Mẹ ông là con gái trong một gia đình nhà Nho, cũng yêu ca dao, dân ca xứ Huế và giàu lòng thương con. Yếu tố truyền thống văn hóa gia đình đã sớm định hình trong ông tình yêu với văn học và ngôn ngữ dân tộc. Ta bắt gặp điều nay trong những tác phẩm của ông, khi ông thường xuyên sử dụng lồng ghép các thể thức văn học dân gian trong sáng tác của mình. Những bài thơ lục bát mang cả sắc thái lục bát ca dao và lục bát cổ điển, dạt dào những âm hưởng nghĩa tình của hồn thơ dân tộc. Chẳng hạn như trong “Việt Bắc” được Tố Hữu sử dụng thể thơ lục bát cùng kết cấu đối đáp dân gian quen thuộc:

“Mình về mình có nhớ ta

Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.

Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?”

Như vậy, ta thấy rằng yếu tố truyền thống văn hóa gia đình và sinh hoạt tinh thần phong phú đã góp phần định hướng và ảnh hướng lớn đến thơ Tố Hữu.

· Ảnh hưởng của của phong trào Thơ Mới đương thời về hình thức thơ ca.

Trong sự nghiệp sáng tác của mình Tố Hữu có tiếp thu những tinh hoa của phong trào Thơ mới như những tiến bộ về mặt thể thơ, về đề tài. Những bài thơ theo thể thất ngôn trang trọng nhưng không khuôn sáo, trái lại, hơi thơ rất liền mạch, tự nhiên, diễn tả được hiện thực đa dạng và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau. Điểm nổi bật của Tố Hữu so với các nhà thơ đương thời là ông chịu tiếp cận cái mới, biến cái mới sao cho phù hợp với nền tảng và nét đẹp văn hóa dân tộc. Chính yếu tố này đã tạo nên sự thành công của nhà thơ trong sự nghiệp văn chương.

· Ảnh hưởng của sách báo tiến bộ, của phong trào cách mạng, của Đảng.

Năm 13 tuổi Tố Hữu vào học tại trường QH Huế, tại đây ông được tiếp xúc với lí tưởng Cộng Sản qua các sách báo tiến bộ của Mác và Awngghen; kết hợp với sự vận động giác giác ngộ của các Đảng viên ưu tú lúc bấy giờ như đồng chí Lê Duẩn, đồng chí Phan Đăng Lưu, người thanh niên Nguyễn Kim Thành đã sớm nhận ra lí tưởng đúng đắn.Tố Hữu sớm giác ngộ Cách Mạng và hăng say hoạt động, kiên cường đấu tranh trong các nhà tù thực dân. Thơ ca Tố Hữu gắn liền và phản ánh phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Mỗi bước biến chuyển trong thơ ca ông đều gắn liền sự nghiệp cách mạng của đất nước. Quãng thời gian học tập tại trường Quốc học Huế, được tiếp cận với sách báo tiến bộ của Mác và Ănghen đã ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp sáng tác của nhà thơ trong việc định hướng nội dung, tư tưởng cho các tác phẩm.

“Từ ấy” là tập thơ đầu của nhà thơ Tố Hữu, được sáng tác trong khoảng 10 năm kéo dài từ năm 1937 đến năm 1946. Phần lớn các bài thơ trong tập được đăng trên báo chí của Đảng thời kì Mặt trận dân chủ và lưu hành bí mật trong các chiến sĩ cùng quần chúng cách mạng từ những năm 1938, được tập hợp lại và xuất bản lần đầu năm 1946 với nhan đề “Thơ Tố Hữu”, và năm 1959 tập thơ tái bản có sửa chữa, bổ sung dưới tên gọi "Từ ấy". Cụm từ “từ ấy” bắt nguồn từ chủ đề của câu thơ trứ danh: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ, mặt trời chân lý chói qua tim”.

Nhiều thành viên của Đảng Cộng Sản Đông Dương như Lê Duẩn, Phan Đăng Lưu, Hải Triều đã giác ngộ Tố Hữu đi theo con đường cộng sản, từ đó trong thơ của Tố Hữu xuất hiện tư tưởng giác ngộ và đi theo con đường cách mạng. Tiêu biểu cho tư tưởng đó là tập thơ “Từ ấy”.

Tập thơ gồm 71 bài, được chia làm ba phần tương ứng theo ba giai đoạn lịch sử. Ba phần của tập thơ bao gồm: Máu lửa [27 bài thơ], Xiềng xích [30 bài thơ] và Giải phóng [14 bài thơ]. Tập thơ đã ghi lại một thời kì lịch sử của cách mạng Việt Nam, qua 10 năm tham gia hoạt động cách mạng của nhà thơ.

Tập thơ Máu lửa gồm 27 bài thơ, sáng tác từ 10/1937 đến 4/1939 thể hiện những vấn đề của Mặt trận Dân chủ, tập trung vào những hiện tượng chính của thời đại như chống phát xít, phong kiến; đòi hoà bình, cơm áo; vấn đề quyền sống con người và cách mạng giải phóng dân tộc. Với Tố Hữu, đây là giai đoạn ông bước sang lứa tuổi thanh niên, được gặp gỡ, giác ngộ và tiếp thu lý tưởng cộng sản, trở thành người lãnh đạo phong trào thanh niên dân chủ ở Huế. “Máu lửa” thể hiện nội dung chủ đạo là sự đồng cảm với những than phận bị áp bức, lao khổ, đọa đày của nhân dân lao động nghèo khổ ở thành thị. Đây chính là tinh thần nhân đạo chủ nghĩa tích cực. Không chỉ vậy, tập thơ còn thể hiện tình cảm gắn bó của tác giả với giai cấp cần lao, với những người chiến sĩ cách mạng và sự tin tưởng của Tố Hữu vào con đường và lí tưởng cách mạng. Niềm thương cảm xót xa của tác giả dành cho người dân lao khổ đã thể hiện được sự đồng cảm của ông, đồng thời cũng là tiếng nói của tác giả dành cho họ, mang đến cho họ ý thức phản kháng, để xây dựng cuộc đời mới tốt đẹp hơn. Cũng chính lòng thương cảm ấy đã khiến cho nhà thơ trỗi dậy ý thức bước đến với cách mạng một cách mạnh mẽ và nhiệt huyết hơn. Tố Hữu không dừng lại ở tình cảm dành cho nhân dân trong nước mà ông còn thể hiện sự quan tâm đối với cách mạng thế giới qua những lời thơ chống chiến tranh phát xít. Những bài thơ tiêu biểu cho phần Máu lửa có thể kể đến như “Hai đứa trẻ, Vú em, Tiếng hát sông Hương” và đặc biệt là bài thơ “Từ ấy” đã thể hiện rất rõ lý tưởng trẻ giác ngộ được con đường cách mạng của ông.

Phần thứ hai của tập thơ Từ ấy mang tên Xiềng xích. Xiềng xích gồm 30 bài sáng tác trong khoảng từ 4/1939 đến 3/1942 khi nhà thơ bị chính quyền thực dân bắt ở tù. Phần này thể hiện tâm trạng trong tù, không được tự do hoạt động cách mạng của nhà thơ. Dù ở trong tù nhưng người chiến sĩ trẻ vẫn giữ vững lòng quyết không khuất phục trước súng đạn và sự tra tấn của kẻ thù. Đây chính là tiếng nói dặn lòng luôn luôn trung thành với lý tưởng cách mạng của tác giả. Đó là những cuộc tuyệt thực trong nhà lao, những cuộc chiến đấu gay go với bản thân để vượt qua những cám dỗ thấp hèn, là những lời trăng trối của bạn tù gửi lại khi ra pháp trường, là xúc cảm xao động trước tiếng vọng của cuộc đời bên ngoài qua song cửa nhà tù, là ý chí hướng về những tấm gương hy sinh của đồng bào và chiến sĩ, là tiếng nói đấu tranh góp phần với phong trào đấu tranh bên ngoài và những tiếng thơ kêu gọi tâm huyết. Một số bài thơ tiểu biểu cho phần này như “Bà má Hậu Giang”, “Nhớ Đồng”, “Nhớ người”,…

Phần cuối cùng của tập thơ là phần Giải phóng. Phần này gồm 14 bài sáng tác từ khoảng 1942 đến 1946 [trong đó có 6 bài làm sau Cách mạng tháng Tám: “Hồ Chí Minh, Huế tháng Tám”, “Thưa các ông nghị”, “Giết giặc”, “Xuân nhân loại”, “Vui bất tuyệt”]. Phần thơ được tác giả sáng tác từ lúc vượt ngục ở Tây Nguyên về Thanh Hóa hoạt động bí mật đến một năm sau ngày độc lập. Thời gian này, nhà thơ nhận được sự quan tâm, cưu mang và đùm bọc của nhân dân trong quá trình ông hoạt động cách mạng, Chính nhờ vậy đã giúp ông giác ngộ ra được nhiều điều về quần chúng. Đồng thời ông cũng sáng tác những bài thơ để giác ngộ lý tưởng cho nhân dân, giúp nhân dân tin vào cách mạng hơn và đi theo con đường cách mạng. Niềm vui khi được thoát ngục, trở về hoạt động cách mạng, tinh thần lạc quan cách mạng và niềm vui giải phóng khi cách mạng thành công là nội dung chính mà tác giả thể hiện trong phần thơ này. “Tiếng hát trên đê”, “Đói! Đói! Đói!”, “Huế tháng Tám”, “Vui bất tuyệt” là những tác phẩm thơ ca ngợi quần chúng, ca ngợi cách mạng tiêu biểu cho tập thơ này.

ð Với tất cả những chủ đề có trong thi tập, theo Đặng Thai Mai, “Từ ấy” là tiếng nói cáo trạng nhân danh phẩm giá của con người lao khổ; nhân danh chủ nghĩa nhân đạo để chống với một chế độ tàn bạo; nhân danh cái đẹp của thiên nhiên và của nghệ thuật, của chân lý và của công lý để phản kháng với cái xấu, cái giả dối; nhân danh cái mới để chống lại cái lạc hậu. Đó cũng là bản quyết tâm thư của một chiến sĩ cách mạng không do dự trước nhiệm vụ, khó khăn, lao tù, súng gươm và sự tra tấn của kẻ thù, không tuyệt vọng trên những bước đường thử thách đau đớn nhất.

ð Ba phần thơ “Máu lửa”, “Xiềng xích” và “Giải phóng” trong tập thơ “Từ ấy” là ba chặng đường của một hồn thơ cộng sản, phản ánh quá trình giác ngộ, trưởng thành của Tố Hữu gắn với quá trình cách mạng Việt Nam từ 1937 đến 1946.

ð Ở phương diện nghệ thuật, “Từ ấy” trở thành một trong những thành tựu của văn học cách mạng Việt Nam. Tố Hữu đã kết hợp được giữa nghệ thuật và cách mạng, giữa người chiến sĩ và thi sĩ, góp phần vào tiến trình đổi mới thi ca hiện đại Việt Nam.

Thứ nhất, đặc sắc chủ yếu của thơ Tố Hữu thời kỳ “Từ ấy” không phải là những khám phá phong phú về thế giới mà là sự biểu hiện một cách chân thật cái tôi hết sức trong sáng, hồn nhiên của một thanh niên khát khao, say mê lý tưởng cách mạng. Đó là niềm vui lớn khi bắt gặp lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và được chiến đấu hy sinh cho lý tưởng ấy.

Ánh sáng mới đã đến với anh không phải một cách nhẹ nhàng, đều đặn. Từ trong sách báo, từ trong cuộc đời, ánh sáng đã dội vào người anh, tràn ngập tâm hồn anh. Có một chút gì choáng váng như trong một mối tình đột ngột, thứ tình yêu mà tiếng Pháp gọi bằng sét đánh và ca dao ta cũng có ghi lại:

“Thấy anh như thấy mặt trời

Chói chang khó ngó, trao lời khó trao”

Tố Hữu cũng đã ghi lại mối tình cách mạng với những lời, những hình ảnh tình cờ rất giống ca dao:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”

[Từ ấy]

Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của một thanh niên 17 tuổi đang bế tắc chưa tìm được đường đi cho mình thì bắt gặp lý tưởng cách mạng. Chàng thanh niên đó đã giác ngộ được lý tưởng cách mạng và đi theo con đường mà mình đã tìm ra. Đó là con đường đấu tranh vì độc lập vì tự do của dân tộc.

Anh đã nói rất rõ sức mạnh của chủ nghĩa cộng sản khi nó bắt rễ được vào đất nước này, vào những lớp người lao khổ, vào những tâm hồn khao khát tự do, hạnh phúc, khao khát lý tưởng. Không có sức mạnh dị thường ấy làm sao những con người tay không, yếu đuối có thể đương đầu được với một kẻ thù hung ác nó đang nắm mọi thứ trong tay.

Tố Hữu đã thể hiện một cái tôi cá nhân cảm tính, ở phương diện tích cực, mạnh mẽ mà thơ mới lãng mạn chưa hề biết đến. Lần đầu tiên, trong thơ Tố Hữu xuất hiện một lời tuyên bố dõng dạc:

“Hãy đứng dậy! Ta có quyền vui sống

Cứ tan xương, cứ chảy tuỷ, cứ rơi đầu !

Mỗi thây rơi sẽ là một nhịp cầu

Cho ta bước đến cõi đời cao rộng.”

[Hãy đứng dậy]

Thứ hai, niềm vui sống của cái tôi Tố Hữu rất cứng cỏi, kiên cường, dám hy sinh, ý chí dám tôi luyện trong đấu tranh thử thách. Niềm vui sống ấy không phải là hưởng lạc, mà là chiến đấu, hy vọng , sống với ý thức đầy đủ về nhân cách. Nếu thơ ca cách mạng thời trước đánh vào tự ái dân tộc, nòi giống vốn có trong mỗi con người thì thơ Tố Hữu tác động vào tự ái của nhân cách cá nhân mỗi người.

Tố Hữu đã rất sớm có một lòng tin vào chiến thắng. Lòng tin ấy cùng với sự gắn bó với đồng chí, với đồng bào, cùng với một sự nỗ lực không ngừng, không nghỉ đã khiến anh vượt qua mọi thử thách. Người thanh niên ấy mười lăm, mười sáu tuổi đầu đã dấn thân vào cách mạng, lúc bị bắt đã cắn răng chịu đựng các nhục hình:

“Lấy xương máu mà chọi cùng sắt lửa”

Ngay ở trong tù đã không ngớt đấu tranh, không ngớt kêu gọi đấu tranh, đã mấy lần cùng anh em tuyệt thực cho đến lúc phút chết đã kề bên, cuối cùng đã vượt ngục và trong đời sống gian nguy của một người tù vượt ngục, đã nối lại liên lạc với Đảng, đã xây dựng cơ sở, phát động phong trào và mới hai mươi mấy tuổi đã giành được trách nhiệm rất lớn, đã lãnh đạo khởi nghĩa thành công ở ngay giữa kinh đô của triều đình phong kiến! “Từ ấy” là tiếng ca hát của anh vọng lên từ trong cảnh vật lộn với phong ba bão táp. Nó là tiếng hát phấn đấu và cũng là tiếng hát chiến thắng, thắng mình, thắng địch.

Thể hiện tính cá thể cái tôi Tố Hữu trong “Từ ấy” có những nét riêng rất đáng yêu. Đó là dáng điệu vừa hiên ngang vừa non nớt của cậu học sinh trường Quốc học Huế mới giác ngộ cách mạng:

“Ta nện gót trên đường phố Huế

Dửng dưng không một cảm tình chi !

Không gian sặc sụa mùi ô uế

Mà nước dòng Hương mãi cuốn đi…”

[Dửng dưng]

Thứ ba, lần đầu tiên trong thơ chính trị Việt Nam xuất hiện một cái tôi chân thành cởi mở, niềm vui phấn khởi được tự do hoạt động cách mạng cùng niềm vui chan hòa trong chiến thắng. Đây là niềm say mê chiến đấu chung của một cá nhân có xương thịt, có ý thức rất rõ cái phần riêng tư của mình, hiểu được cách mạng chính là con đường giải phóng cá tính chân chính:

Tôi đã sống những ngày điên phẫn uất

Nhưng chưa hề một bữa như hôm nay

Tôi đã nghe da nóng máu hăng say

“Rung cơ thể khắp đầu tay ngọn tóc

Nhưng chưa biết có bao giờ mọc lại

Ở trong tôi mét núi lửa hơi đầy

Thét vang trời, ghê ghớm như hôm nay…”

[Tranh đấu]

Cái tôi cá nhân cá thể Tố Hữu trong “Từ ấy” còn là cái tôi chấp nhận hy sinh, là nhiệt huyết khát khao được cống hiến đến cùng cho lý tưởng cách mạng.

Trước sự lựa chọn giữa sống – chết để cống hiến cho lý tưởng Tố Hữu sẵn sàng chấp nhận sự hy sinh, chấp nhận chết để bảo tồn lý tưởng:

“Dẫu phải chết một phần ta cứ chết

Không kêu ca, không hối tiếc, than phiền

Quyết không để cả đoàn tan nát hết

Bạn thuyền ơi ! Nỗ lực bơi chèo lên!”

[Giờ quyết định]

Bước chân vào con đường cách mạng, biết trước là con đường cách mạng đầy chông gai, đầy khó khăn vất vả nhưng ông vẫn sẵn sàng chấp nhận, chấp nhận cảnh tù đầy, cảnh tra tấn giã man của kẻ thù. Tố Hữu không chịu khuất phục trước uy lực và sự tàn bạo của chúng.

“Đời cách mạng từ khi tôi đã hiểu

Dấn thân vô là phải chịu tù đầy

Là gươm kề tận cổ súng kề tai

Là thân sống coi như còn một nửa.”

[Trăng trối]

Và đây, sự hy sinh cao cả của những con người bất khuất kiên trung được đền đáp bằng cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, niềm vui ngập tràn trên từng khuôn mặt. Đó là niềm vui phấn khởi khi được tự do tự do hoạt động cách mạng, niềm vui chiến thắng. Tố Hữu vui niềm vui say cuồng nhiệt, niềm vui chiến thắng ngày khởi nghĩa:

“Chừ đây Huế ! Huế ơi ! Xiềng gông xưa đã gãy

Hãy bay lên ! sông núi của ta rồi!

Nước mắt ta trào, búp mí tràn môi

Cổ ta ré trăm trận cười trận khóc !

Ta ôm nhau, hôn nhau từng mái tóc.

Hả hê chưa, ai bịt được hồn ta ?

Ta hét huyên thuyêt, ta chạy khắp nhà

Ai dám cầm tay ta, say thần thánh?”

[Huế tháng tám]

Một năm sau ngày khởi nghĩa, cái dư âm của những ngày hạnh phúc vẫn còn nguyên vẹn Tố Hữu hát mãi khúc ca vui giải phóng. Tâm hồn người chiến sĩ cộng sản Tố Hữu hoà quyện vào không khi vui tươi của đất trời. Cái tôi ở đây là cái tôi vui bất tận trước đất trời, cây cỏ, niềm vui của chiến thắng:

“Ta hát suốt đêm nay vui bất tuyệt

Trống dung tim ta đập nhịp bồn chồn

Đầu ta qua lớp lớp khải hoàn môn

Hồn ta chạy sáng ngời trên ngọn đuốc

Lòng ta múa lồng lên theo đám rước

Ta xông lên trời với pháo thăng thiên

Bay bay lên, hỡi đôi cánh thần tiên

Đôi cánh mở của đất trời giải phóng.”

[Vui bất tuyệt]

Tập thơ “Từ ấy” đã thể hiện một cái tôi hân hoan trong niềm vui giác ngộ lí tưởng cách mạng và say mê đấu tranh cho lí tưởng cộng sản của nhà thơ Tố Hữu. Tập thơ chứa đựng một cá tính mạnh mẽ, một khí chất say xưa theo đuổi lí tưởng sống, niềm vui hoạt động cách mạng và niềm vui chiến thắng hân hoan trong từng lời thơ, và một ý chí chiến đấu vững vàng, một quan niệm cá nhân cởi mở giữa những người đồng chí đã làm cho cái tôi nhà thơ được bộc lộ tự do tạo nên những vần thơ cao đẹp vô cùng.

Thứ nhất, yếu tố “trữ tình” với yếu tố “chính trị” trong thơ trữ tình chính trị có sự kết hợp hài hòa với nhau. “Trữ tình” là bộc lộ trực tiếp ý thức, tình cảm, cảm xúc, nghĩa là con người cảm thấy qua những ấn tượng, ý nghĩa, cảm xúc chủ quan đối với thế giới và nhân sinh. Miêu tả ngoại cảnh để phục vụ tình cảm trữ tình. Mặt khác, cái tôi trữ tình luôn cảm xúc trước thực sự tại trên tư cách phổ, động chạm tới những vấn đề chung của tồn tại con người [cái chết, tình yêu, nỗi buồn, lẽ sống,…]. Cho nên, “trữ tình” trở thành tiếng lòng thầm kín của mọi người. Còn “chính trị” là những khái niệm khô khan được thể hiện dưới hình thức những câu khẩu hiệu mang tính chất cổ vũ, kêu gọi như: “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Tất cả cho tiền tuyền”, “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”,… Vấn đề của chính trị là vấn đề của lí tưởng, là gắn với những nhiệm vụ của sản xuất, chiến đấu,…các khái niệm đó tưởng không có gì là thơ cả.

Thơ chính trị đạt đến độ trữ tình trước hết xuất phát từ quan niệm về thơ của Tố Hữu. Tố Hữu quan niệm: “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí. Nói đến thơ là nói đến sự đồng điệu của tâm hồn”. Chính xuất phát từ quan niệm đó mà nhân vật trữ tình trong thơ Tố Hữu có mối quan hệ gần như máu thịt với đất nước, nhân dân, cộng đồng. Tố Hữu thường cất lên những tiếng gọi đầy tình thương mến: “bạn đời ơi!”, “anh chị em ơi!”, “Ơi Bác Hồ ơi!”, “Miền Nam ơi!”,…

Đồng thời, cái tôi cá nhân cá thể và cái tôi nhân danh cộng đồng dân tộc cũng có sự hòa quyện bền chặt trong thơ Tố Hữu. Do đó, cảm hứng chủ đạo của thơ Tố Hữu là cảm hứng lịch sử, dân tộc chứ không phải cảm hứng thế sự, đời tư. Nổi bật trong thơ Tố Hữu là vấn đề vận mệnh dân tộc chứ không phải vận mệnh cá nhân hay nói đúng hơn là cá nhân hòa vào dân tộc. Chính vì thế, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu trước hết là cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng, dân tộc. Cái tôi ấy đã hóa thân vào những nhân vật trữ tình mang những phẩm chất tiêu biểu của dân tộc qua những thơi kì lịch sử khác nhau: Bà má Hậu Giang, Lượm, Tiếng hát trên đê,…[Từ ấy]. Ở thời đại cách mạng vô sản, đặc biệt là trong hai cuộc kháng chiến khốc liệt của dân tộc, tiếng thơ ấy đầy sức thuyết phục. Nó tác động tới số phận cộng đồng, số phận dân tộc. quan tâm đến phương diện chính trị của đời sống ngòi bút Tố Hữu thật sung sức, thật khoáng đạt khi bắt vào những chủ đề lớn: Đảng, Bác, dân tộc, lịch sử, thời đại,…

Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước. Từ cuộc đời hoạt động cách mạng và tình cảm chính trị của bản thân, qua các tập thơ của mình, Tố Hữu đã khám phá đời sống ở phương diện chính trị trong mối quan hệ với đấu tranh cách mạng. Thơ Tố Hữu tập trung vào những chủ đề lớn, lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của người cách mạng, của Đảng, của dân tộc. Sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tập thơ Tố Hữu là con người cộng sản, lí tưởng cách mạng. Trước cách mạng, lẽ sống đó là con đường từ một thanh niên trí thức trở thành một chiến sĩ cộng sản:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là mộ vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim.”

Với Tố Hữu trữ tình chính trị không có nghĩa là không nói đến đời tư, cá nhân Tố Hữu đã đưa không ít những chi tiết đời tư cá nhân vào thơ. Có điều chúng luôn luôn được gắn với nội dung chính trị. Hình ảnh người mẹ sinh ra nhà thơ đã hòa cùng hình ảnh của Huế- hình ảnh Tổ Quốc:

“Mẹ không còn nữa còn đây Huế Mẹ ơi dưới đất còn chua xót Những tiếng giày đinh đạp núi đồi.”

Tình yêu, một tình cảm rất riêng tư cũng được chính trị hóa nên dù rất say trong mối tình đầu Tố Hữu vẫn rất tỉnh táo trong thơ:

“Anh nắm tay em sôi nổi, vụng về Mà nói vậy trái tim anh đó Rất chân thật chia ba phần tươi đỏ Anh giành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ và phần để em yêu.”

Những năm tháng miền Nam trong lửa đạn, mỗi bữa ăn, giấc ngủ cũng không nguôi nhớ về miền Nam, tình cảm cứ dâng lên xúc động nghẹn ngào:

“Vì sao miếng cơm ăn bỗng nghẹn Một nửa còn cay đắng- miền Nam!”

Thứ hai, “Từ Ấy” được xem như là tiếng hát phong phú về cung bậc tình cảm - tiếng hát của yêu thương, tiếng hát của căm thù, tiếng hát của sự phấn đấu và tin tưởng, tiếng hát dám đấu tranh và tiếng hát cho mùa chiến thắng.

Trong tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu ta thấy nội dung chủ đạo là tiếng lòng đồng cảm với những thân phận bị đọa đày, hắt hủi của những người lao động nghèo khổ ở thành thị. Đó là em bé mồ côi là tiếng lòng đồng cảm với những thân phận bị đọa đày, quần chúng lao khổ, những kiếp sống mòn mỏi đáng thương, những mái đầu trẻ thơ tội nghiệp không nơi nương tựa. Người đời phải rơi nước mắt khi đọc bài “Hai đứa trẻ.” Tố Hữu đặt hai đứa trẻ trong hoàn cảnh đối lập đứng cạnh nhau, một con nhà chủ giàu sang, một con của người đi ở:

“Đứa ngây ngất trong phòng xanh mát rượi

Đây ngựa nga, đây lính thổi kèn Tây

Đứa kia thèm, giương mắt đứng nhìn ngây

Không dám tới, e đòn roi, tiếng chưởi!”

Nhà thơ còn cảm thương cho người phụ nữ trước cảnh phận nghèo phải bỏ con thơ lạnh lẽo chốn quê để đi bế con người:

“Nàng gửi con về nương xóm cũ

Nghẹn ngào trở lại đẩy xe nôi

Rồi từ ấy, ôm con chủ

Trong cánh tay êm, luống ngậm ngùi.”

Chị vú em phải bỏ con ở quê nhà đói lạnh để ôm con của chủ [bài Vú em], ông lão đầy tớ, cô gái giang hồ trên dòng Hương Giang [bài Tiếng hát sông Hương'] v.v… Niềm cảm thông, xót xa, đồng cảm với những thân phận nghèo hèn trong xã hội thực dân nửa phong kiến luôn đi đôi với tiếng nói khơi gợi trong họ ý thức phản kháng, đem đến cho họ niềm tin vào một cuộc đổi đời. Bên cạnh đó, những tình cảm trắc ẩn và niềm cảm thông đó đã tiếp sức cho nhà thơ trên bước đường đến với cách mạng, là ý chí hướng về những tấm gương hy sinh của đồng bào và chiến sĩ trong Khởi nghĩa Nam Kỳ [bài Bà má Hậu Giang]; là tiếng nói đấu tranh góp phần với phong trào đấu tranh bên ngoài và những tiếng thơ kêu gọi tâm huyết [bài Dậy mà đi, Dậy lên thanh niên] v.v. Đặc biệt, thơ Tố Hữu tràn ngập tiếng hát về niềm tin chiến đấu và sống cho khát vọng lớn. Đồng thời, tiếng thơ còn là tiếng ca vang mừng chiến thắng – chiến thắng quân thù và cũng là chiến thắng bản thân để đạt đến lí tưởng cao đẹp, có sức mạnh cho ý chí bất diệt để chiến đấu dũng cảm không ngại hy sinh.

Thứ ba, “Từ ấy” còn là tiếng nói tiêu biểu cho giai cấp, cho dân tộc thể hiện nhân sinh quan mới- nhân quan sinh cộng sản, thế giới quan mới-thế giới quan Mác-Lênin. Trào lưu văn chương cách mạng - một bộ phận của nghệ thuật cách mạng đã được hình thành và phát triển cùng với quá trình vận động cách mạng và chiến tranh cách mạng ở nước ta. Lá cờ đầu đồng thời là đại diện xuất sắc của trào lưu ấy thuộc về nhà thơ lớn Tố Hữu. Vinh dự của Tố Hữu trong lịch sử văn chương dân tộc là ở chỗ, với thơ ông, lần đầu tiên chủ nghĩa nhân văn cộng sản đã được biểu hiện bằng một hình thức nghệ thuật nhuần nhị, đậm đà sắc thái truyền thống và thật sự say cuốn lòng người. Có thể thấy rõ điều đó qua bài “Tiếng hát sông Hương”, tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn buổi đầu khi tâm hồn nhà thơ được soi chiếu bởi lý tưởng cộng sản.

Bài thơ được khởi nguồn từ tâm trạng và số phận người kỹ nữ trên sông Hương. Có một câu ca dao truyền tụng từ bao đời :

“ Sông Hương nước chảy lờ đờ

Dưới sông là đĩ trên bờ là vua ».

Đây là một đề tài quen thuộc đối với văn chương công khai đương thời. Và chính ở đây đã làm nổi bật sự khác biệt, hơn thế sự đối lập, trong thái độ và quan điểm của Tố Hữu với các nhà văn, nhà thơ thuộc các trào lưu nghệ thuật khác.

Viết về người kỹ nữ không thể không nói tới thời khắc hiện tại của đời họ. Nhà thơ đã không tránh né nỗi ô nhục đêm ngày giày vò cô gái :

« Trăng lên trăng đứng trăng tàn

Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng ”

Hoàn toàn không giống những trường hợp tương tự, từ “ôm” ở đây thể hiện một sự ràng buộc đến mức nghiệt ngã. Người kỹ nữ trong bài thơ không coi cuộc đời làm đĩ là một nguồn vui sống, một thứ thuốc trường sinh như nhân vật Tuyết trong “Đời mưa gió” của Tự lựcVăn đoàn. Phải dấn thân vào cuộc sống nhơ nhớp là chuyện cực chẳng đã. Tất thảy là vì sinh kế, nào có hay hớm gì! Bi kịch là ở chỗ đó: Cô gái buộc phải sống cuộc sống mà mình luôn cảm thấy xấu xa. Dằn vặt, đau khổ là khó tránh khỏi. Tố Hữu đã thật sự vươn tới cái nhìn hiện thực tiến bộ tạo cơ cở cho việc bộc lộ sự trân trọng, cảm thông của mình đối với người kỹ nữ.

Điều người kỹ nữ ghê sợ nhất là sự ghẻ lạnh, khinh khi của người đời. Có nhiều tên gọi người kỹ nữ: gái điếm, gái giang hồ, gái đĩ... Tên gọi có thể khác nhau mà sự xem thường, khinh rẻ chỉ là một. Thấu hiểu điều đó, Tố Hữu duy nhất chỉ gọi người kỹ nữ một lần là “cô gái trên sông”. Tấm lòng nhân đạo của nhà thơ không cho phép Tố Hữu dùng cách gọi khác. Đặc biệt Tố Hữu đã sử dụng biện pháp tượng trưng chứ không phải bút pháp tả thực khi thể hiện cuộc sống hiện thời của cô gái :

« Thuyền em rách nát

Mà em chưa chồng

Em đi với chiếc thuyền không

Khi mô vô bến rời dòng dâm ô! »

Tượng trưng thường được các nhà nhân văn chủ nghĩa sử dụng trong những trường hợp tương tự nhằm tránh rơi vào chủ nghĩa tự nhiên và tránh động vào vết thương lòng của những người mà thân xác không còn trong sạch. Nguyễn Du viết về Kiều khi “con ong đã tỏ đường đi lối về” là: “Thân lươn bao quản lấm đầu”. Ở đây, Tố Hữu nói sự “rách nát”, sự trôi nổi vô định của con thuyền trên “dòng dâm ô” chính là để nói về con người và cuộc đời của người kỹ nữ. Liệu có hình ảnh nào đích đáng hơn thế!

Chủ nghĩa nhân văn cộng sản đặc biệt bộc lộ qua những vần thơ hướng về tương lai. Kết thúc tiếng hát thê lương của cô gái là một câu hỏi nhức nhối:

« Thuyền em rách nát còn lành được không ? ”

Đã rõ là càng hát, càng giãi bày lòng mình, cô gái càng cảm thấy khổ não, tuyệt vọng mà câu hỏi trên là đỉnh điểm. Có cảm tưởng cô gái hoàn toàn bất lực, gục xuống nức nở. Rất kịp thời, nhà thơ cộng sản đã nâng cô dậy, không phải vỗ về bằng những lời khuyên nhủ có lẽ đã quá thừa đối với cô mà bằng việc khẳng định tương lai tươi sáng, sẽ đến, chắc chắn sẽ đến với cô và những thân phận như cô:

“Răng không, cô gái trên sông Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài Thơm như hương nhụy hoa lài Trong như nước suối ban mai giữa rừng. Ngày mai gió mới ngàn phương Sẽ đưa cô tới một vườn đầy xuân Ngày mai trong nắng trắng ngần Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ.”

Điệp khúc “Ngày mai”, “Ngày mai” dồn dập như niềm tin không gì suy suyển. Đó là bởi nó được xây dựng trên một nền tảng vững vàng. Lý tưởng cộng sản đã cho phép nhà thơ nhìn rõ thực tại và phóng tầm mắt về tương lai. Cuộc đổi đời triệt để đến ngỡ ngàng, trên cả những ước mơ :

« Ngày mai cô sẽ từ trong tới ngoài... »

Ấy là bởi sự đổi đời của từng số phận gắn với sự đổi đời của hàng triệu, hàng triệu số phận cùng khổ khác :

« Ngày mai bao lớp đời dơ

Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay. »

Lay động và thuyết phục nhất là sự đổi đời sẽ diễn ra ngay tại đây, ngay trên dòng sông tưởng như định mệnh này :

« Trên dòng Hương Giang... »

Ý thơ để ngỏ, lời thơ mở ra. Viễn ảnh lúc này có thể còn pha chút lãng mạn nhưng thực tế đã le lói những tia hy vọng rạng ngời. Để bẩy năm sau, vào những ngày tháng Tám lịch sử :

« Chừ đây, Huế, Huế ơi, xiềng gông xưa đã gẫy

Hãy bay lên ! Sông núi của ta rồi !

Nước mắt ta trào, húp mí, tràn môi

Cổ ta ré trăm trận cười, trận khóc ! »

[Huế tháng tám]

Trong tiếng khóc, tiếng cười hồ hởi kia có tiếng khóc tiếng cười của cô gái năm nào.

Càng đọc càng yêu thơ Tố Hữu, càng thấm thía lời của nhà phê bình Hoài Thanh : « Sức hấp dẫn chủ yếu của thơ Tố Hữu là sức hấp dẫn của lý tưởng cộng sản. Tệ mại dâm có lẽ là vấn đề sẽ còn tồn tại lâu dài trong đời sống xã hội, việc giải quyết nó không hề giản đơn nhất là không thể chỉ bằng lòng mong mỏi, tin cậy. Nhưng, nếu đặt vào hoàn cảnh đương thời, lại biết đây là tiếng nói nghệ thuật, thì cái nhìn của Tố Hữu thật qúy giá biết bao ! ».

Thứ nhất, cái tôi mang cảm hứng lãng mạn yêu đời đến từ tình yêu cuộc sống, con người, yêu quê hương, đất nước và dân tộc.

“Từ âý” ghi lại một thời kỳ lịch sử của phong trào đấu tranh cách mạng Việt Nam, thông qua sự nhận thức, hoạt động và chứng nghiệm của nhà thơ. Vì vậy, một cái tôi rất chân thành và nồng nhiệt. Một tâm hồn luôn mở rộng, thiết tha khi “mặt trời chân lý chói qua tim”. Tố Hữu đã để tình mình “trang trải khắp trăm nơi” với bao số phận hẩm hiu, trôi nổi như em bé mồ côi, vú em, lão đầy tớ... và kêu gọi mọi người cùng đồng cảm:

“Tôi không muốn mời anh đi xa lạ

Tìm đau thương trong xã hội điêu tàn

Kể làm sao cho hết cảnh lầm than

Lúc trái ngược đã tràn đầy tất cả”.

Vì vậy mà tác giả nguyện “Tôi buộc hồn tôi với mọi người” để đấu tranh, hy vọng.

Dù viết về Đảng, về cách mạng và cuộc chiến tranh nhưng thơ Tố Hữu không hề khô khan, cứng nhắc, ngược lại, thơ ông luôn tha thiết và thẫm đẫm tình người.

Nhà thơ lên án xã hội phong kiến bất công cùng với nạn giặc ngoại xâm đã đẩy cuộc sống của người dân lao động đến bần cùng, khổ sở. Tố Hữu không cần hô hoán những câu khẩu hiệu mà ngòi bút sắc sảo của ông đã đi sâu vào khai thác nỗi đau con người để viết lên bản án tố cáo.

Thơ ông là tiếng lòng đồng cảm với những thân phận bị đọa đày, quần chúng lao khổ, những kiếp sống mòn mỏi đáng thương, những mái đầu trẻ thơ tội nghiệp không nơi nương tựa.

Tiếng lòng đồng cảm với những thân phận bị đọa đày, hắt hủi của những người lao động nghèo khổ ở thành thị. Đó là em bé mồ côi [bài “Hai đứa trẻ”], chị vú em phải bỏ con ở quê nhà đói lạnh để ôm con của chủ [bài “Vú em”], ông lão đầy tớ, cô gái giang hồ trên dòng Hương Giang [bài “Trên dòng Hương Giang”] v.v.

Người đời phải rơi nước mắt khi đọc bài “Hai đứa trẻ.” Tố Hữu đặt hai đứa trẻ trong hoàn cảnh đối lập đứng cạnh nhau, một con nhà chủ giàu sang, một con của người đi ở:

“Đứa ngây ngất trong phòng xanh mát rượi

Đây ngựa nga, đây lính thổi kèn Tây

Đứa kia thèm, giương mắt đứng nhìn ngây

Không dám tới, e đòn roi, tiếng chửi!”

Nhà thơ còn cảm thương cho người phụ nữ trước cảnh phận nghèo phải bỏ con thơ lạnh lẽo chốn quê để đi bế con người:

“Nàng gửi con về nương xóm cũ

Nghẹn ngàotrở lại đẩy xe nôi

Rồi từ ấy, ôm con chủ

Trong cánh tay êm, luống ngậm ngùi.”

Niềm cảm thông, xót xa, đồng cảm với những thân phận nghèo hèn trong xã hội thực dân nửa phong kiến luôn đi đôi với tiếng nói khơi gợi trong họ ý thức phản kháng, đem đến cho họ niềm tin vaò một cuộc đổi đời. Bên cạnh đó, những tình cảm trắc ẩn và niềm cảm thông đó đã những đã tiếp sức cho nhà thơ trên bước đường đến với cách mạng.

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”.

Bên cạnh tình yêu cuộc sống và con người, Tố Hữu còn có tình yêu sâu sắc với quê hương, đất nước và dân tộc. Trong bài thơ “Tiếng sáo Ly Quê” đã thể hiện rõ tình cảm của nhà thơ với đất Ly Quê:

“Ly Quê trên súng thần công Xinh xinh như một tiên đồng Bồng lai Trăng khuya len xuống rừng dài Đường non thăm thẳm, đá gài lô nhô Hồng quân mê mải sông hồ Đêm nay tạm nghỉ bên bờ suối reo”

Hoặc trong bài thơ “Nhớ đồng”, Tố Hữu cũng đã thể hiện một tình yêu tha thiết đối với quê hương đất nước :

“Gì sâu bằng những trưa thương nhớ Hiu quạnh bên trong một tiếng hò! Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi Đâu ruồng che mát thở yên vui Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi? Đâu những đường con bước vạn đời Xóm nhà tranh thấp ngủ im hơi Giữa dòng ngày tháng âm u đó Không đổi, nhưng mà trôi cứ trôi... Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi!”

Ngoài ra, tiếng nói yêu đời ấy còn cất lên trong những hoàn cảnh khó khăn gian khổ nhất, dù người lính ấy bị đi đày vẫn cất lên những lời thơ tiếng ca đầy thi vị như trong bài thơ “Tiếng hát đi đày”:

“Đường lên đỉnh núi Đắc Lay Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim Gà đâu gáy động im lìm Mơ mơ mấy xóm tranh chìm trong mây Đồn xa héo hắt cờ bay Hiu hiu phất lại buồn vây vây lòng Có ai hiểu nổi hờn ghê gớm Trên mắt người trông với núi sương Núi hỡi! Từ đây băng xuống đó Chừng bao nhiêu dặm, mấy đêm đường?”

Hoặc trong bài thơ “Đêm giao thừa” cũng mang tâm thế đầy lạc quan yêu cuộc sống dù trong hoàn cảnh gian truân băng rừng vượt suối:

“Đêm nay pháo nổ giao thừa Mà người chiến sĩ không nhà còn đi Truông dài, bãi rộng, đồng khuya Người đi như chẳng nhớ gì tết xuân Người đi quên hết gian truân Say mê như một dân quân trên đường Xóm làng phảng phất quê hương Nước non man mác tình thương mặn nồng Song trong mưa gió lạnh lùng Tái tê chân cũng ngại ngù bước gieo Nép lưng vào miếu tranh nghèo Nao nao lòng lại mơ theo cờ hồng.”

Không chỉ có tình cảm với người lao động trong nước, lý tưởng cộng sản quốc tế phản ánh trong phần “Máu lửa” thông qua cả những tiếng nói chống chiến tranh phát xít, có ý nghĩa ở tầm nhân loại.

Thứ hai, cái tôi mang niềm tin lạc quan vào sự tất thắng của dân tộc, của lý tưởng lớn, lẽ sống lớn.

Với riêng nhà thơ, “Máu lưả” biểu hiện tiếng reo ca náo nức của một tâm hồn trẻ khát khao lẽ sống đã gặp lý tưởng cách mạng, mà bài thơ “Từ ấy” là một điển hình. Phần “Xiềng xích” gồm 30 bài sáng tác trong thời gian tác giả bị giam tại nhà tù đế quốc từ tháng 4 năm 1939 đến tháng ba năm 1942. Phần này như một bản quyết tâm thư của người chiến sĩ trẻ tuổi tự nhủ với lòng mình không khuất phục trước súng đạn và sự tra tấn tàn bạo của kẻ thù, không nản chí trước mọi khó khăn trở ngại. Đó là những cuộc tuyệt thực trong nhà lao, những cuộc chiến đấu gay go với bản thân để vượt qua những cám dỗ thấp hèn [bài “Con cá chột nưa”], là những lời trăng trối của bạn tù gửi lại khi ra pháp trường [bài “Trăng trối”]; là xúc cảm xao động trước tiếng vọng của cuộc đời bên ngoài qua song cửa nhà tù [bài “Một tiếng rao đêm”, “Nhớ người”, “Nhớ đồng”]; là ý chí hướng về những tấm gương hy sinh của đồng bào và chiến sĩ trong Khởi nghĩa Nam Kỳ [bài “Bà má Hậu Giang”]; là tiếng nói đấu tranh góp phần với phongtrào đấu tranh bên ngoài và những tiếng thơ kêu gọi tâm huyết [bài “Dậy mà đi”, “Dậy lên thanh niên”]. Bài thơ “Xuân nhân loại” thể hiện lòng tin yêu và khát khao chiến thắng của dân tộc của Tố Hữu:

“Lâu rồi, khao khát lắm, xuân ơi Nhân loại vươn lên ánh mặt trời Nhân loại trườn lên trên biển máu Đang nghe xuân tới mở môi cười”

Hay trong bài thơ “Xuân đến” của Tố Hữu cũng tràn đầy một niềm tin tất thắng bất diệt:

“Hỡi người bạn! Vui lên đi! Ất dậu Sẽ là năm khởi nghĩa, năm thành công! Trời bôm nay dầu xám ngắt màu đômg Ai cản được mùa xuân xanh tươi sáng Ai cản được những đoàn chim quyết thắng Sắp về đây tắm nắng xuân hồng ?”

Sau bao “máu lửa” và “xiềng xích”, Tố Hữu đã reo vui trong ngày hội Huế và Việt Nam giải phóng năm 1945. “Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi! Nước mắt ta trào, húp mí, tràn môi[...] Ai dám cấm ta say, say thần thánh. Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnhThổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời”.

Đây là những năm tháng khi nhà thơ vượt ngục và sống trong không khí sục sôi cách mạng, chuẩn bị tổng khơỉ nghĩa . Thơ Tố Hữu trong giai đoạn này là tiếng thét căm thù đối với sự áp bức của hai đế quốc Pháp-Nhật [bài “Tiếng hát trên đê”, “Đói! Đói! Đói!”]; là sự dự cảm tin lành chiến thắng [bài “Xuân đến”]; là niềm say sưa ca niềm vui bất tuyệt của độc lập, tự do [bài thơ “Huế tháng Tám”, “Vui bất tuyệt”]

Khuynh hướng chung của thời kỳ Thơ mới những năm 1930-1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến.

Trong văn học thời kỳ này, thơ cũng như văn xuôi, cá nhân tự khẳng định, tự biểu hiện ra niềm vui, mơ ước, khát vọng. Cảm hứng sáng tác gắn liền với ý thức cá nhân; thơ mới là thơ của cái "tôi", một “cái tôi trữ tình" chưa bao giờ được biết đến trong thơ cổ điển. Cái "tôi" bấy giờ không làm việc "tải đạo" nữa mà vượt lên những công thức ước lệ, khuôn khổ quy định. Trong thơ mới có nhiều rạo rực, âu lo, có nhiều khát vọng một cách vội vã, căng thẳng.

Cái tôi trữ tình trong phong trào thơ mới chính là nhu cầu khẳng định cái tôi, nhu cầu giải phóng tình cảm, cá tính của cái tôi. Thơ mới ra đời trong hoàn cảnh thoái trào cách mạng, tầng lớp tiểu tư sản hoang mang dao động mất phương hướng, mất lẽ sống vì vậy họ quay lưng lại cuộc chiến tranh chính trị, chuyển dần đấu tranh rên lĩnh vực văn hóa. Thơ ca trở thành nơi lựa chọn để chạy trốn, thoát li cuộc đời, vừa như để nguôi quên thực tại vừa như để giải phóng phát triển cá nhân. Trong khi chạy trốn như thế họ vẫn thấy mình có đóng góp cho dân tộc nên trong thơ mới nhu cầu khẳng định và nhu cầu thoát li gần như tồn tại song song.

Thời kỳ này cũng đã diễn ra một cuộc cách mạng thơ ca để chuyển từ thơ trung đại sang thơ hiện đại, và cái ta phi ngã đã dần nhường chỗ cho cái tôi cá nhân trong thơ mới.

Nói đến “Từ ấy” của Tố Hữu là nói đến tập thơ tìm đường và nhận đường. Cái tôi trữ tình trong thơ là sự bày tỏ cảm xúc riêng của nhà thơ trước các vấn đề của xã hội, trước sự phát triển của lịch sử dân tộc. Sẽ không có được thơ trữ tình chính trị Tố Hữu nếu thiếu đi cái tôi cá nhân, nếu không có con người nhiệt huyết trong thơ ca cách mạng cận hiện đại.

Tinh thần thơ Tố Hữu thời kỳ “Từ ấy” không phải là những khám phá phong phú về thế giới mà là sự biểu hiện một cách chân thật cái tôi hết sức trong sáng, hồn nhiên của một thanh niên khát khao lý tưởng, tù ca hát niềm vui lớn của mình khi bắt gặp lý tưởng cộng sản chủ nghĩa và được chiến đấu hy sinh cho lý tưởng ấy.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lý chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

[Từ ấy]

Cái tôi trong “Từ ấy” cũng là cái tôi muốn khẳng định mình, thể hiện tiếng nói cá nhân cá thể đặc trưng trong phong trào Thơ Mới và khác hẳn với sự thể hiện khép kín của cái ta phi ngã trong giai đoạn văn học trước đây. Cái tôi trong “Từ ấy” cũng hòa với đặc điểm chung của cái tôi trong phong trào Thơ Mới ở chỗ thể hiện, bày tỏ cảm xúc suy tư tình cảm trực tiếp của cá nhân cá thể tác giả trên thơ ca.

Ngoài ra, tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu đã tiếp thu và chịu ảnh hưởng của Phong trào Thơ Mới 1932 -1945 về phương diện hình thức biểu hiện là chủ yếu. “Từ ấy” mới và hiện đại cả về nội dung và hình thức. Đó là “làn gió mới” mà phong trào Thơ Mới đã mang đến thể hiện trong sự cách tân đổi mới trong tư tưởng và thể tài của các nhà văn đương thời. Tố Hữu cũng đã chịu ảnh hưởng nhiều từ “làn gió mới” của phong trào Thơ Mới ấy. Ông sáng tác với những thi phẩm tiếp thu những tinh hoa của phong trào Thơ Mới như những tiến bộ về đề tài và thể thơ. Tập thơ “Từ ấy” là tinh hoa quan trọng trong con đường sáng tác của ông cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi phong trào Thơ Mới về cả đề tài và thể thơ. Những bài thơ theo thể thất ngôn trang trọng nhưng không khuôn sáo, trái lại, hơi thơ rất liền mạch, tự nhiên, diễn tả được hiện thực đa dạng và nhiều trạng thái cảm xúc khác nhau.Điểm nổi bật của Tố Hữu so với các nhà thơ đương thời là ông chịu tiếp cận cái mới, biến cái mới sao cho phù hợp với nền tảng và nét đẹp văn hóa dân tộc. Chính yếu tố này đã tạo nên sự thành công của nhà thơ trong sự nghiệp văn chương.

Tập thơ “Từ ấy” có đóng góp quan trọng trong công cuộc hiện đại hóa thi ca dân tộc. Từ ấy là bông hoa tiêu biểu của văn học cách mạng Việt Nam 1930 – 1945 được sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa.

“Từ ấy” là tập thơ đầu tay của Tố Hữu – có vị trí đặc biệt trên con đường thơ của ông. Tập thơ chứa đựng một cá tính mạnh mẽ, một khí chất say xưa, một quan niện cá nhân cởi mở giữa những người đồng chí đã làm cho cái tôi nhà thơ được bộc lộ tự do, không hề bị trói buộc bởi bất kỳ công thức, chuẩn mực nào đó tạo nên những vần thơ đẹp, xúc động, đầy men say, bay bổng bậc nhất trang thơ ca cách mạng Việt Nam. Tạo nên một tập thơ thấm đẫm “cái tôi trữ tình” trào lộng và đậm tinh thần thơ mới mà sự biểu hiện chính là sự gặp gỡ những nét tương đồng giữa tinh thần thơ mới và những vần thơ nhà thơ thể hiện.

Cái tôi là một điểm mới và đặc trưng cho phong trào Thơ Mới. Nhà phê bình Hoài Thanh từng nói: “ Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa bao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên … và tha thiết, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu”. Nói như vậy để ta thấy, phong trào Thơ Mới xuất hiện chưa tới 10 năm [1932 – 1941] nhưng đã để lại nhiều dấu ấn sâu đậm và văn học Việt Nam phải mất bao nhiêu lâu nữa mới có thể bắt gặp hàng loạt các ngôi sáng như thế này. Phong trào Thơ Mới được xem là một cuộc cách mạng khi chuyển đổi từ cái ta [ cổ điển trung đại] cho đến cái tôi cá nhân cá thể. Ta thử lấy ví dụ trong bài thơ “ Vội vàng” của Xuân Diệu, bài thơ chia làm 4 đoạn với 4 nội dung rõ rang: sự khao khát đoạt quyền tạo hóa “ Tôi muốn tắt nắng đi…Tôi muốn buộc gió lại”; vẻ đẹp của mùa xuân với “yến anh” với” bướm ong” với “cỏ non” tất cả đều thể hiện sự tuyệt mĩ của mùa xuân và dường như bản thân chính tác giả cũng say đắm ngất ngây trong men tình mùa xuân ấy; thứ ba đó chính là cảm nhận thời gian rất mới của Xuân Diệu. Đây chính là bước đột phá của Xuân Diệu, nếu như trước đây trong văn học trung đại, Nguyễn Du viết:

“ Bất tri tam bách dư niên hậu

Thiên hạ hà như khốc Tố Như”

Hay Nguyễn Khuyến cũng từng viết:

“ Thu đông an trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao”

Ta thấy rằng thời gian trong văn học trung đại là thời gian tuần hoàn, mỗi năm thời gian đều trở lại, hay nó cũng chỉ là 365 ngày nhưng quan điểm thời gian của Xuân Diệu không phải thời gian tuần hoàn mà là thời gian tuyến tính, thời gian không ngừng chạy, không ngừng trôi và không bao giờ trở lại chính vì vậy mà thả tự do “cái tôi” của mình để cho nó yêu trần gian, yêu chính cuộc sống ngay bây giờ, không ngập ngừng, không chờ đợi. Đem chính cái tôi cá nhân đoạt quyền tạo hóa và dang rộng vòng tay “ muốn ôm” lấy mọi vật trong niềm khao khát yêu thương.

Ta còn bắt gặp một hồn thơ với sự giao hòa của vẻ đẹp cổ điển và hiện đại thể hiện trong “Tràng Giang”. Huy Cận đã thể hiện một cái tôi trữ tình trực tiếp

“Lòng quê dợn dợn vời con nước

Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”

Ta chú ý ở câu thơ cuối cùng, Huy Cận đã từng nói: “ Khi viết câu thơ ấy, tôi buồn hơn Thôi Hiệu đời Đường”. Tuy nhiên ở đây, ta không nói rằng ai buồn hơn ai mà là thể hiện nỗi buồn của thế hệ khi đứng trước tình cảnh quê nhà và sự bộc lộ trực tiếp “cái tôi” của Huy Cận, không cần trên sông có khói sóng nỗi buồn này vẫn thường trực, vẫn cuồn cuộn dâng lên như một con sóng ngầm của tràng giang ngày đêm vỗ vào tâm thức của tác giả.

Như vậy, với “cái tôi” Thơ Mới các nhà thơ của phong trào này đã để lại những dấu ấn riêng không hề nhầm lẫn trong tâm hồn đọc giả. Các nhà thơ trong phong trào này đều nỗi bật với cái tôi của riêng mình nhưng ở họ cũng mang một tâm tình với cuộc đời, một sự khát khao da diết muốn hòa nhập với người và với đời, cũng như tình yêu tiếng Việt tha thiết mới có thể sáng tạo ra những ngôn từ biến ảo, rất riêng cho chính phong cách của mình.

Nếu như ở cái tôi của phong trào Thơ Mới đa phần thể hiện ở cái tôi đậm tính chất khẳng định cá nhân “Ta là một, là riêng, là thứ nhất” như trong thơ Xuân Diệu, thì cái tôi của Tố Hữu lại là cái tôi mang chất cộng đồng, là cái tôi cá nhân cá thể hòa hợp với cái ta chung nhân danh cộng đồng và hướng về giai cấp cần lao. Cái tôi của Tố Hữu là cái tôi biểu hiện của một thanh niên giác ngộ cách mạng, say mê lí tưởng và tinh thần đấu tranh kiên cường cho lý tưởng cộng sản. Cái tôi mang lí tưởng của cái ta chung của cộng đồng thay mặt giai cấp vô sản nói lên tiếng nói chung mang âm hưởng rất riêng. Và nếu như “cái tôi” Thơ Mới yêu vẻ đẹp cuộc sống trần gian thì ở Tố Hữu cái tôi cũng thể hiện ở tình yêu cuộc sống và con người

Tình yêu cuộc sống, con người nhưng Tố Hữu lại chú trọng đến cuộc sống của những kiếp lầm than, trân quý những con người bần nông, những con người vô sản mà tác giả đã từng nói trong bài thơ “ Hai đứa trẻ”:

“Tôi không dám mời anh đi xa lạ Tìm đau thương trong xã hội điêu tàn Kể làm sao cho hết cảnh lầm than Lúc trái ngược đã tràn đầy tất cả!”

Tố Hữu mở đầu bài thơ như một lời giới thiệu sự trái ngang, điêu tàn của một xã hội u tối. Khi hai đứa trẻ cùng sinh ra trong một thời điểm, một bối cảnh lịch sử, “Cùng ngây thơ, khờ dại, như chim con” và tâm hồn chúng cũng “trong sáng như tờ giấy trắng” nhưng sao cuộc sống lại trái ngược như thế khi một đứa ôm lấy “ly sữa trắng” bảo rằng: “Nhạt quá” và một đứa đứng dựa cửa chờ mẹ mang củ sắn về. Cuộc sống ngang trái là thế, xã hội bất công là thế để cuối cùng tác giả kết thúc bằng đoạn thơ cuối:

“Vẫn chưa hết những cảnh đời đau khổ Nhưng kể làm chi nữa, bạn lòng ơi! Hai đứa kia như sống dưới hai trời Chỉ khác bởi không cùng chung một tổ:

Đứa vui sướng là đứa con nhà chủ Và đứa buồn, con mụ ở làm thuê.”

Dường như tình cảm này cũng thấp thoáng xuất hiện trong bài thơ Từ ấy:

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.

Tôi đã là con của vạn nhà Là em của vạn kiếp phôi pha Là anh của vạn đầu em nhỏ Không áo cơm, cù bất cù bơ…”

Nếu như cái tôi trong phong trào Thơ Mới đậm chất lãng mạn trữ tình như cái tôi trong thơ Nguyễn Bính hay thơ Chế Lan Viên, thì cái tôi trong tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu vừa thấm chất trữ tình vừa đượm màu chính trị. Nếu cái tôi của phong trào Thơ Mới man mác nỗi lòng nội cảm trữ tình rất riêng của thi nhân như Lưu Trọng Lư hay Huy Cận, thì cái tôi của Tố Hữu trong “Từ ấy” lại sóng sánh một nỗi lòng trữ tình chính trị rất cởi mở…Bài thơ “Từ ấy” cũng là một đại diên tiêu biểu cho niềm say mê lý tưởng cách mạng của Tố Hữu

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lý chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim…”

Qua đó, “Cái tôi” riêng biệt của Tố Hữu thể hiện ở ý chí tôi luyện trong đấu tranh, thử thách. Đặc điểm này thể hiện rất rõ trong bài thơ “ Khi con tu hú”

“Ta nghe hè dậy bên lòng, Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi. Ngột làm sao, chết uất thôi, Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu.”

Ý chí bất khuất, kiên cường được hun đúc, cháy mãi trong tim người nghệ sĩ xứ Huế, song sắt nhà tù sao có thể cầm chân được một tâm hồn tự do, bốn bề giam hãm sao có thể làm nhục chí cứu nước. Rồi đây, “căn phòng” đó cũng sẽ bị chính ta đạp tan để vươn tới cái ánh sáng cách mạng, cái khoảng trời tự do như chính con chim tu hú đang kêu gọi. Dù rằng bị bắt giam trong nhà tù giặc thì lòng nhiệt huyết của người chiến sĩ không bao giờ lụi tàn mà nó cứ âm ỉ cháy, đó là những khi tuyệt thực đấu tranh, những cuộc tranh đấu kiên quyết chống lại những cám dỗ thấp hèn của bọn giặc cướp nước “Đường tranh đấu không một giờ thoái bộ/ Sống đã vì cách mạng, anh em ta/ Chết cũng vì cách mạng, chẳng phiền hà!”[ Tranh đấu] hay “Danh dự của riêng thân/ Là của chung đồng chí/ Phải giữ gìn tỉ mỉ/ Như tròng mắt con ngươi” [Con cá chột nưa]. Hay ta cũng bắt gặp ý chí kiên cường này trong bài thơ “Dậy mà đi”

“Dậy mà đi! Dậy mà đi! Đừng tiếc nữa, can chi mà tiếc mãi ? Ai chiến thắng mà không hề chiến bại Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần ?

…………..

Dậy mà đi, hy vọng sẽ thành công Rút kinh nghiệm ở bao lần thất bại: Một lần ngã là một lần bớt dại Để thêm khôn một chút nữa trong người. Dậy mà đi, hỡi bạn dân nghèo ơi!”

Không chỉ thể hiện sự mạnh mẽ, sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc thì đó còn là tiếng nói đấu tranh góp phần với phong trào đấu tranh bên ngoài và những tiếng thơ kêu gọi tâm huyết.

Mặc khác, cái tôi trong phong trào Thơ Mới thể hiện là cái tôi mang nỗi u sầu nhân thế, nỗi đau riêng của đời người, của kiếp thi nhân mà được xem như người mặc khách chốn trần gian đang cảm thấy lạc lõng, bơ vơ giữa dòng đời và trong chính bản thân mình. Họ tìm đến cõi mộng, cõi hư vô, hoặc thảng thoát li lên cõi tiên, cõi hư không như lời bình của Hoài Thanh trong “Một thời đại trong thi ca”: “Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi. Mất bề rộng ta đi tìm bề sâu. Nhưng càng đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình của Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng với Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta say đắm cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận…”. Cái tôi trong phong trào Thơ Mới là cái tôi u sầu, bế tắc không tìm được hướng đi. Vì vậy, cái tôi ấy tìm đến cõi siêu hình hư ảo, tâm hồn thi sĩ quá nhạy cảm với những đau thương mất mát khi phải chứng kiến trước cuộc sống hằng ngày hằng giờ đã thoát li để đến với thế giới của mộng tưởng. Bài thơ “Những sợi tơ lòng” của Chế Lan Viên đã thể hiện sự thoát li triệt để vào cõi hư không của tâm hồn nhà thơ:

“Hãy cho tôi một tinh cầu giá lạnh

Một vì sao trơ trọi cuối trời xa

Để nơi ấy tháng ngày tôi lẩn tránh

Những ưu phiền, đau khổ với buồn lo”.

Cái tôi ấy dâng tràn cảm xúc bi quan lạc lõng... Cảm xúc thẩm mỹ lẫn đối tượng thẩm mỹ của thơ chính là nỗi đau khổ khôn cùng của thi nhân trên cõi trần gian:

“Trời hỡi trời hôm nay ta chán hết

Những sắc màu hình ảnh của trần gian.”

[Tạo lập]

Hoặc cái tôi trong “vườn thơ rộng rinh và ớn lạnh” của Hàn Mặc Tử cũng thoát li lên cõi hư vô với những vần thơ ám ảnh mang nỗi thống khổ của cái tôi cô đơn, đang “đau thương” rỉ máu từng ngày: “Một mai kia ở bên khe nước ngọc/ Với sao sương anh nằm chết như trăng/ Không có một nàng tiên mô đến khóc/ Đến hôn anh và rửa vết thương tâm”.

Nhìn chung, cái tôi trong phong trào Thơ Mới là cái tôi mang tâm hồn thi sĩ đầy nhạy cảm với những chuyển biến của cuộc đời, thấm đượm một nỗi bi quan ám ảnh và luôn hướng về một cõi mộng vĩnh hằng vượt lên trên những đau thương của trần thế. Cái tôi trong “Từ ấy” của Tố Hữu không như vậy. Cái tôi trong “Từ ấy” mang cảm xúc lạc quan, yêu đời, luôn tràn ngập một niềm tin bất diệt vào cuộc sống, vào con người, vào lí tưởng cách mạng và sự tất thắng của dân tộc. Từ đó ta thấy được một niềm vui chung ở Tố Hữu – một niềm vui được tự do hoạt động cách mạng và niềm vui của sự chiến thắng.

“Tiến lên hăng nữa, đừng tha Cầm dao, cầm súng xông ra phen này! Đánh cho giặc Nhật tan thây Vằm cho nát mặt cả bầy Việt gian Diệt trừ phát-xít dã man Việt Nam độc lập hoàn toàn tự do Đời dân ta mới ấm no!”

[Đói! Đói!]

Nếu như đoạn thơ đầu, Tố Hữu đã khắc họa cảnh dân ta chìm trong nạn đói 1945 đầy thê lương với “Rau dưa chết giá, ngô lang xạc xờ”, với hình ảnh người nông dân không có tiền cũng chẳng có gạo mà ăn “Không tiền mua cám mà nuôi mẹ già”, trẻ con thì “đeo chân bố khóc la đêm ngày” thì đoạn thơ cuối cùng, ta hoàn toàn không còn nhìn thấy hình ảnh thảm thương nạn đói đang quành hành nữa mà thay vào đó là hang loạt các động từ mạnh “ xông”,” đánh”, “vằm” thể hiện một khí thế sục sôi, một ý chí căm thù giặc ngút trời, là lời tố cáo, chỉ rõ kẻ thù của dân tộc và quan trọng hơn đó chính là lời kêu gọi, khích lệ tinh thần nhân dân cùng chung tay đứng lên chống lại quân cướp nước và bán nước

Tóm lại, cái tôi trong tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu dù chịu ảnh hưởng từ cái tôi chung trong phong trào Thơ Mới nhưng vẫn thể hiện những đặc điểm rất riêng, rất Tố Hữu:

Như vậy, ta thấy được ở Tố Hữu “cái tôi” riêng đã kết hợp với “cái ta”chung, hài hòa giữa yếu tố “trữ tình” và yếu tố “chính trị” để hướng về giai cấp cần lao, giai cấp vô sản. “ Từ ấy” được xem là tiếng hát phong phú về cung bậc, đó là tiếng hát yêu thương, tiếng hát căm thù, tiếng hát phấn đấu và tin tưởng và tiếng hát chiến đấu và chiến thắng. Có thể nói, “Từ ấy” là tiếng nói tiêu biểu cho giai cấp, cho dân tộc thể hiện một nhân sanh quan mới – nhân sinh quan cộng sản, một thế giới quan mới – thế giới quan Mac – Lenin.

“Từ ấy” của Tố Hữu có sự tiếp thu và chịu ảnh hưởng của Phong trào Thơ Mới về phương diện hình thức là biểu hiện chủ yếu với thể thơ linh hoạt, dài ngắn khác nhau không còn kìm chặt trong khuôn khổ. Từ ấy mới và hiện đại có giá trị đóng góp quan trọng cho công cuộc hiện đại hóa thi ca dân tộc. Tóm lại, có thể nói “Từ ấy” là bông hoa tiêu biểu của văn học cách mạng Việt Nam được sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu là tập thơ đầu lòng của hồn thơ mang lí tưởng cách mạng cộng sản. Tập thơ thể hiện ba chặng đường từ giác ngộ lí tưởng đến đi theo con đường cách mạng của hồn thơ Tố Hữu. Đồng thời, tập thơ cũng đồng hành theo những chặng đường phát triển của con đường cách mạng dân tộc. Cái tôi của Tố Hữu thể hiện trong tập thơ không những mang tiếng nói của cái tôi chung của phong trào Thơ Mới là cái tôi khẳng định cá nhân cá thể, mà còn mang âm hưởng của cái ta chung nhân danh cộng đồng. Cái tôi ấy dù sinh ra trong phong trào Thơ Mới, mang hình hài của cái tôi cá nhân; nhưng cái tôi trong “Từ ấy” còn cất tiếng nói chung dõng dạc hướng về giai cấp cần lao, bảo vệ giai cấp vô sản. Đồng thời, dù hồn thơ trong “Từ ấy” mang giọng điệu trữ tình chung của phong trào Thơ Mới, nhưng lại là giọng điệu trữ tình chính trị khác với cái tôi nội cảm trữ tình đặc trưng trong phong trào Thơ Mới. Bên cạnh đó, cái tôi trong “Từ ấy” là cái tôi lạc quan yêu đời, khác với cái tôi bi quan cô đơn trong Thơ Mới. Qua đó, cái tôi thể hiện qua tập thơ “Từ ấy” của Tố Hữu chịu ảnh hưởng của phong trào Thơ Mới từ chủ đề đến hình thức thể thơ nhưng vẫn mang những dấn ấn rất riêng, rất Tố Hữu không thể nhòa lẫn được.

Chủ Đề