Số sánh Tự tình 2 và Truyện Kiều

Hướng dẫn tìm hiểu So sánh Truyện Kiều và Kim vân Kiều truyện hay nhất. Cùng với những kiến thức về Tác phẩm Truyện Kiều là tài liệu hữu ích phục vụ cho các em học tập môn Ngữ văn, cùng tìm hiểu nhé!

Câu hỏi: So sánh Truyện Kiều và Kim vân Kiều truyện

Trả lời:

“Đoạn trường tân thanh” hay “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là tác phẩm thơ ca viết về vấn đề thời sự, về những nỗi đau tưởng như ai cầm dao cắt lòng mình thành từng khúc. Với ý nghĩa đó, khi đặt nhan đề “Đoạn trường tân thanh”, Nguyễn Du muốn khẳng định bản quyền văn bản của mình, của dân tộc Việt Nam, hướng người đọc vào chủ đề tác phẩm.

Khi sáng tác “Đoạn trường tân thanh” Nguyễn Du đã dựa vào văn bản “Kim Vân Kiều truyện” của tác giả Thanh Tâm Tài Nhân. “Kim Vân Kiều truyện” là tiểu thuyết viết theo thể chương hồi, gồm 20 hồi. Còn “Truyện Kiều” thuộc thể loại truyện thơ, viết bằng thể thơ của dân tộc, đó là thể lục bát. Về ngôn ngữ, ngôn ngữ của “Truyện Kiều” không phải do Nguyễn Du dịch từ tiếng Trung Hoa sang mà đó là ngôn ngữ của chính nhà thơ. Nguyễn Du đã kết hợp tài tình giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ tự sự.

Viết “Kim Vân Kiều truyện”, Thanh Tâm Tài Nhân muốn đề cập tới một phạm trù chi phối người phụ nữ Trung Hoa trước đây mà người ta gọi là “đại đoan” – đầu mối lớn. Toàn bộ 20 hồi “Kim Vân Kiều truyện” đều chủ yếu nhằm mục đích chứng minh rằng Vương Thúy Kiều tuy ” ở trong cảnh dâm mà biết giữ điều trinh” “là cô gái tốt… có hiệu có trung…”.

Nguyễn Du thì khác, tác phẩm của ông chuyển hẳn sang một chủ đề mới. Trước hết, Nguyễn Du chuyển thể loại tác phẩm từ tiểu thuyết chương hồi sang thơ. Đây không chỉ đơn thuần là việc chuyển hình thức diễn đạt, mà nhằm mục đích chuyển chủ đề của văn bản. Ông đưa tác phẩm từ loại hình tự sự sang loại hình tự sự – trữ tình, tức là chuyển tác giả từ người đứng ngoài câu chuyện thành người đứng trong cuộc. Làm như vậy, tác giả sẽ dẫn người đọc trôi theo dòng cảm xúc chung của toàn tác phẩm. Tiếp đó là, thay cho “lời tựa” và “lời bình” trong “Kim Vân Kiều truyện” Nguyễn Du nêu chủ đề tác phẩm ngay ở phần mở đầu:

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Ông tuân thủ nguyên tắc sáng tác của thể tân thanh: viết về thời sự – những điều trông thấy, viết về nỗi khổ của người dân – cuộc bể dâu, viết bằng trái tim đồng cảm của người trong cuộc, khiến đọc lên ai cũng phải đau đớn lòng.

Vì thế, tác phẩm của Nguyễn Du đã đi sang một ngả đường khác mà ông khái quát như một chân lí:

Đau đớn thay phận đàn bà,

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Đã là đàn bà, ai chẳng bạc mệnh. Trong “Truyện Kiều”, các nhân vật đàn bà về cơ bản đều bạc mệnh. Đạm Tiên, Kiều, Vân đều khổ cực, Hoạn Thư càng khổ đau. Tuy nhiên, Nguyễn Du không chứng minh “hồng nhan bạc mệnh”, mà chỉ đau xót thay cho số phận bạc mệnh của đàn bà. Đàn bà trong tác phẩm của ông cũng để chỉ những người có tài, có sắc. Chính vì thế, nhân vật Thúy Kiều trong tác phẩm của Nguyễn Du là cuộc đời với đầy rẫy những bi kịch. Kiều là người có lòng vị tha bị chà đạp, tấm lòng của Kiều trước sau như một, luôn hi sinh vì người khác. Thứ hai là điều mà Kiều tôn thờ thì bị hạ nhục, điều ghê tởm thì phải làm theo: Kiều coi trọng nhất là chữ “trinh”, nàng một lòng một dạ yêu Kim Trọng thắm thiết. Ấy vậy mà tai họa lại ập đến gia đình cô, Kiều phải bán mình chuộc cha, cuộc đời cô năm lần bảy lượt bị đẩy vào lầu xanh, làm kẻ mua vui cho những tên phong lưu ăn chơi. Kiều cũng là người chỉ vì tin người quá mà chết. Khi tên Sở khanh lừa cô, cô chỉ vì tin mà lại một lần nữa rơi vào lầu xanh,… Tóm lại, cuộc đời Kiều đã đi từ bi kịch này đến những bi kịch khác.

Kiến thức tham khảo về Tác phẩm Truyện Kiều

1. Tóm tắt tác phẩm Truyện Kiều

Vương Thuý Kiều là người con gái tài sắc vẹn toàn. Nàng xuất thân từ một gia đình trung lưu, dưới Kiều còn hai em là Thuý Vân và Vương Quan. Trong Tết Thanh minh, Kiều cùng hai em đi tảo mộ. Trong dịp này nàng gặp Kim Trọng - một chàng trai "Phong tư tài mạo tót vời / Vào trong phong nhã ra ngoài hào hoa". Hai người vừa gặp nhau "tình trong như đã mặt ngoài còn e". Cũng trong dịp này, Kiều gặp nấm mồ vô cùng hiu quạnh, nàng cảm cảnh mà khóc than cho số phận của người kĩ nữ ấy. Trở về nhà, nàng được linh hồn Đạm Tiên báo trước cho những giông bão đời mình.

Sau khi gặp Thuý Kiều ớ buổi Thanh minh, Kim Trọng dò la tin tức của nàng rồi dọn nhà đến gần nhà Kiều và tìm cách làm quen. Nhân buổi cha mẹ vắng nhà, Kiều sang nhà Kim Trọng tâm tình. Mối tình giữa hai người nảy nở tốt đẹp, họ vừa yêu vừa trọng nhau rất mực. Họ đã thề nguyền và trao vật đính ước với nhau.

Gia đình Kim Trọng có tang, chàng phải về quê chịu tang. Trong khi đó, cha Kiều bị thằng bán tơ vu oan. Gia đình Kiều tan nát, Vương ông và Vương Quan bị tra khảo. Kiều phải bán mình để chuộc cha. Trước khi theo Mã Giám Sinh, nàng đã nhờ Thuý Vân nối duyên với Kim Trọng đế không phụ tình chàng. Nhưng bi kịch chưa dừng lại ở đó. Hoá ra, Mã Giám Sinh với Tú Bà đều là những kẻ buôn thịt bán người. Ở lầu xanh, nàng đã toan tự sát nhưng không thành. Sau đó, Kiều tiếp tục bị Sở Khanh lừa tình, nàng cay đắng chấp nhận cuộc sống đầy tủi nhục. Tại đây, ít lâu sau, Kiều được Thúc Sinh cứu thoát. Nhưng Thúc Sinh đã có vợ là Hoạn Thư ở quê nhà. Biết chuyện của chồng, Hoạn Thư đã ngấm ngầm sai người đến bắt cóc Thuý Kiều về làm con ở rồi làm ra cảnh bắt Kiều hầu hạ hai vợ chồng mình trong tiệc rượu hàn huyên. Bị đánh ghen một cách tàn nhẫn, Kiều bỏ trốn đến nương nhờ cửa Phật. Chẳng may sư trụ trì vô tình gửi nàng cho Bạc Hạnh - một kẻ cùng nghề với Tú Bà, Kiều lại bị rơi vào lầu xanh một lần nữa. Tại đây, Kiều gặp Từ Hải - một đấng nam nhi đầu đội trời chân đạp đất. Từ Hải cứu Kiều khỏi lầu xanh rồi giúp nàng báo ân báo oán. Vì một chút sơ sẩy, Kiều bị Hồ Tôn Hiến, một mệnh quan triều đình lừa nên đã hại Từ Hải chết đứng giữa trận tiền. Nàng còn bị Hồ Tôn Hiến ép hầu rượu suốt đêm rồi đem gả cho một gã thổ quan. Trên đường ngồi kiệu hoa, nàng đã trầm mình xuống sông Tiền Đường. May sao, nàng được vãi Giác Duyên cứu vớt.

Tuy kết duyên với Thuý Vân, Kim Trọng vẫn nhớ thương Kiều, chàng đã cất công đi tìm nàng. May mắn thay, chàng gặp được vãi Giác Duyên. Gia đình Kiều được đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Thuý Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước "lấy tình cầm sắt đổi ra cầm kì".

2.Giá trị nhân đạo trong Truyện Kiều

+ “Truyện Kiều” là tiếng nói thương cảm, là tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người. Thúy Kiều là nhân vật mà Nguyễn Du yêu quý nhất. Khóc Thúy Kiều, Nguyễn Du khóc cho những nỗi đau lớn của con người : tình yêu tan vỡ, tình cốt nhục lìa tan, nhân phẩm bị chà đạp, thân xác bị đày đọa…

+ “Truyện Kiều” đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính.

- Hình tượng nhân vật Thúy Kiều tài sắc vẹn toàn, hiếu hạnh đủ đường là nhân vật lí tưởng, tập trung những vẻ đẹp của con người trong cuộc đời.

- “Truyện Kiều” là bài ca về tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy. Bước chân “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” của Kiều đến với Kim Trọng đã phá vỡ những quy tắc thánh hiền về sự cách biệt nam nữ.

- “Truyện Kiều” là giấc mơ về tự do và công lí. Qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm ước mơ anh hùng “đội trời đạp đất” làm chủ cuộc đời, trả ân báo oán, thực hiện công lí, khinh bỉ những “phường giá áo túi cơm”.

3. Giá trị hiện thực

+ “Truyện Kiều” là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công tàn bạo, là lời tố cáo xã hội phong kiến chà đạp quyền sống của con người, đặc biệt là những người tài hoa, người phụ nữ.

+ “Truyện Kiều” tố cáo các thế lực đen tối trong xã hội phong kiến, từ bọn sai nha, quan xử kiện, cho đến “họ Hoạn danh gia”, “quan Tổng đốc trọng thần”, rồi là bọn ma cô, chủ chứa,… đều ích kỉ, tham lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và phẩm giá con người.

+ “Truyện Kiều” còn cho thấy sức mạnh ma quái của đồng tiền đã làm tha hóa con người. Đồng tiền làm đảo điên (“Dẫu lòng đổi trắng thay đen khó gì”), đồng tiền giẫm lên lương tâm con người và xóa mờ công lí (“Có ba trăm lạng việc này mới xuôi”).

Tuy nhiên, sẽ chẳng có gì đáng nói nếu đây là một xã hội phong kiến bất công,khi mà quan niệm kia vẫn còn phổ biến rộng rãi. Đã sinh ra làm kiếp con người, ai mà không phải trải qua những thăng trầm, sóng gió, ai mà không nếm qua những cay đắng trong cuộc sống để rồi mới đạt được tới chân của hạnh phúc. Nhưng xưa kia, khi hạnh phúc đối với người đàn ông bao la rộng lớn bao nhiêu thì với người phụ nữ, người vợ - những người đã hết mình cống hiến cho gia đình, xã hội lại hạn hẹp và thu gọn bấy nhiêu. Những nỗi thống khổ ấy đã có rất nhiều thi sĩ thấu hiểu. Họ gửi lòng cảm thông, trân trọng, tiếc thương sâu sắc của mình qua nhiều tác phẩm và cũng đã rất khéo léo khi xây dựng lên một hình ảnh người phụ nữa Việt Nam đảm đang, không những đẹp về hình thức mà còn rất đẹp về tâm hồn, nhưng phải chịu cuộc đời long đong, lận đận, vất vả, thân phận trôi nổi, bèo bọt với bao oan khiên trước sự vùi dập của xã hội phong kiến. 

Một trong những tác phẩm ấy hẳn phải kể tới “Tự tình (II) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương và “Thương vợ” của nhà thơ trào phúng Trần Tế Xương. Trong xã hội phong kiến thối nát và hoang tàn, những người phụ nữ bé nhỏ không được coi trọng, cuộc đời thì long đong lận đận, duyên tình trái ngang, có tài mà không được coi trọng (Hồ Xuân Hương), hay cũng như việc làm của người vợ “bà Tú” ít được cảm thông dù cho quanh năm vất vả. Họ như những con thiêu thân, những con thoi mải miết dệt hoa cho đời không ngừng nghỉ để đổi lấy gì? Chả là gì cả? Họ chỉ đổi được nhiều thọt thòi , nhìu đau khổ bế tắc cho chính mình.Họ cống hiến hết cho cuộc đời mà khồn hề đòi hỏi quyền lợi ngoài tấm lòng cảm thông, chia sẻ và chút hạnh phúc riêng của mình: 

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn.

Trơ cái hồng nhan với nước non” 

Giữa đêm thanh vắng, tiếng trống canh vang lên, xa dần, xa dần, xa dần… để lại một người phụ nữ ngồi quạnh hiu, đơn lẻ, khung cảnh ấy mới chua xót làm sao!  Nửa đêm là thời gian sum họp vợ chồng, là thời điểm của hạnh phúc lứa đôi. Vậy mà lại có 1 người phụ nữ tỉnh dậy vào đúng thời khắc thiêng liêng ấy, hay vì cả đêm người phụ nữ ấy đã không ngủ được. Vì thiếu vắng 1 điều gì đó, vì tâm trạng đang mang nặng một nỗi niềm? Tiếng trống canh âm vang từ xa vọng lại như đang thúc giục thời gian qua mau, gọi đến 1 điều vô cùng đáng sợ đối với 1 người đàn bà vẫn còn thân đơn gối chiếc: Tuổi già - Tuổi già càng đến gần nghĩa là hi vọng càng tuột xa, mọi mong mỏi, khát khao càng trở nên vô vọng. Tiếng trống dồn dập cứ xoáy vào tâm can tác giả, nó âm vang, trong tâm tưởng, âm vang trong suy nghĩ, không tài nào dứt ra được. Dồn dập, hối hả, tiếng trống không chỉ bao trùm lên không gian mà còn lên cả thời gian nữa, và ta tự hỏi, đây có thật là tiếng trống hiện hữu trong đời sống thực tại hay phải chăng đó là tiếng trống cất lên từ tấm lòng thổn thức của tác giả, tiếng trống ám ảnh về 1 bi kịch đang ngày đến gần hơn với bà.

“Trơ cái hồng nhan với nước non”

Khi thời gian cứ lướt qua càng lúc càng dồn dập, thì cũng là lúc “cái hồng nhan" ngày một “trơ” ra với đời. “Hồng nhan” là một từ dùng để chỉ nhan sắc, chỉ gương mặt xinh đẹp của người phụ nữ. Đó là điều mà bất cứ người phụ nữ nào có được. cũng phải hết sức tự hào, hết sức coi trọng và nâng niu. Nhưng từ “cái” gắn liền với “hồng nhan” như một hòn đá kéo nặng cả câu thơ xuống, khi đập tan bao nhiêu niềm tự hào, bao nhiêu trân trọng mà biến “hồng nhan” trở thành một thứ đồ vật tầm thường không hơn không kém. Hồng nhan để làm gì khi nửa đêm phải tỉnh giấc, trong cái trống trải lạnh lẽo đến đắng cay? Tác giả ý thức được nhan sắc của mình nhưng cũng ý thức được những bất hạnh và chua xót mà mình đã, đang và sẽ phải nếm trải. Hồng nhan để làm gì khi nó đâu phải là vĩnh cửu mà sẽ nhanh chóng vỡ tan theo từng nhịp trống dồn. 

Và khi nỗi đau lên đến đỉnh điểm, người phụ nữ sẽ trở nên “trơ” ra với “nước non”, với cuộc đời. Từ “trơ” được đảo lên đầu câu nhằm nhấn mạnh sự vô cảm, lạnh lùng, thờ ơ trước những đớn đau đã trở nên quá quen thuộc. Còn gì đau xót hơn khi những bất hạnh lại trở thành một điều gì đó rất thường tình, cứ đeo đẳng, bám lấy con người ta và thậm chí khiến người ta trở nên nhàm chán, mất hết cảm xúc và trở nên trơ ra như gỗ đá? Chưa hết, từ “trơ” trong câu thơ còn mang một nghĩa khác, một hàm ý cay đắng và chua xót không kém: Trơ trọi. Tác giả nhận thấy mình không có gì cả, không có tình yêu, không có hạnh phúc, chỉ đơn độc, lẻ loi một mình trong cuộc đời này. 

Câu thơ như một lời đay nghiến, mỉa mai chính mình, có hồng nhan mà phải trơ ra như thế. Thật đáng thương cho số phận của nhà thơ, đáng thương cho một kiếp người tài hoa mà bất hạnh. Và cũng thật đáng thương cho những người phụ nữ đương thời bị đè nén, áp bức với những hủ tục phong kiến đến mức xơ xác, héo mòn cả một phận hồng nhan.

Nhưng, dù đáng thương, chua xót đến mức nào, chúng ta vẫn phải công nhận một “bản lĩnh Xuân Hương” rất đáng nể phục trong hai câu thơ, khi mà “trơ” không chỉ là một sự bẽ bàng hay vô cảm mà còn là thách thức. “Trơ” kết hợp với “nước non” và “hồng nhan” đựoc xếp ngang tầm thiên nhiên vũ trụ đã cho ta thấy sự can đảm, dám đương đầu với những gì lớn lao nhất, khó khăn nhất của bà. Đó quả thật là một ý chí đáng nể phục, một bản lĩnh đáng ngưỡng mộ của Hồ Xuân Hương. 

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh, 

Vầng trăng bóng xê khuyết chưa tròn” 

Hồ Xuân Hương uống rượu mà như uống bao giọt sầu giọt tủi, như nuốt từng giọt đắng giọt cay. Chén rượu là chén sầu mà người uống chẳng thể đổ đi đươc mà chỉ có thể lặng lẽ, âm thầm nuốt vào cổ họng, để đau khổ cũng chẳng mất đi đâu mà lại trở lại trong chính tâm trí mình. "Say lại tỉnh". Uống rượu có thể say, nhưng sau cơn say người ta sẽ lại tỉnh. Những lần say và những cơn day ấy cư lối tiếp nhau thành một vòng tuần hoàn nghiệt ngã của số phận. Cố say, cố quên, vậy mà lúc tỉnh dậy thì thấy bao nhiêu dối trá, hững hờ của người đời vẫn còn đó, và nỗi đau khổ, bẽ bàng của mình cũng vẫn còn nguyên. Và ta chợt nhớ một hình ảnh bẽ bàng. Tủi nhục của nàng kiều ngày nào:  

“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh 

Giật mình mình lại thương mình xót xa”

Trăng vốn là một biểu tượng của hạnh phúc, là hình ảnh đại diện cho cho những ước mơ và hy vọng. Thế nhưng, hạnh phúc của Hồ Xuân Hương cũng như bao người phụ nữ khác lại xót xa đến mức khuyết chưa tròn”, một hạnh phúc không hề trọn vẹn, một cuộc đời còn dang dở với những éo le, trắc trở trong tình duyên. Hạnh phúc của bà chỉ như vầng trăng khuyết mà bà không thể biết ngày mai trăng sẽ lại khuết tiếp hay sẽ tròn. Ánh trăng sáng mà lạnh lẽo vô cùng khi ẩn hiện trong nó một nỗi cô đơn, trống vắng. Tuổi xuân của Xuân Hương đang dần mất đi mà tình duyên vẫn không được trọn vẹn. Và sâu thẳm trong tâm trí bà, dù yếu ớt đến đâu vẫn luôn lóe lên một ánh lửa khát khao, hy vọng, không chịu khuất phục mà muốn vùng lên thay đổi cuộc sống của mình. Hai câu thơ tiếp theo đã nói lên điều ấy: 

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đám, 

Đâm toạc chân mây đá mấy hòn..”

Bà không buông xuôi, không đầu hàng mà luôn cố gắng tìm cách để thay đổi vận mệnh, cho dù những cố gắng đó mới chỉ dừng lại trong suy nghĩ. những uất hận ây bị đè nén, gò ép trong lòng bà đến không chịu nổi chỉ chực vỡ òa ra, bà khao khát muốn đạp tung tất cả, muốn lật đổ mọi thứ, muốn tự do biết nhường nào. Nhưng dù sao, bà vẫn chỉ là một người phụ nữ phong kiến, một thân phận nữ nhi cô độc, dù phá phách, dù nổi loạn đến đâu thì tất cả vẫn chỉ kết thúc trong giới hạn ngôn từ. Bà không thể làm gì hơn được nữa.... Thế nhưng , những vần thơ cuối bài lại là một mạch cảm xúc hoàn toàn mới, nêu lên một chân lí mới dù cho vẫn còn chứa đựng biết bao đau thương:

Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại, 

Mảnh tình san sẻ tí con con..” 

Những khát khao, vùng vẫy, nổi loạn cuối cùng cũng đã bị dập tắt trong sự chán chường, bất lực. Hồ Xuân Hương đã không thể vượt khỏi thân phận mình, vị thế nhỏ nhoi cô độc của mình trong xã hội. Kết thúc bài thơ là một sự cam chịu được. thốt lên trong một tiếng thở dài ngao ngán. Bà đã phát ngán, đã chán lắm rồi cái vòng xoáy luẩn quẩn của số phận. Càng cố bao nhiêu thì càng thất bại bấy nhiêu, hi vọng càng nhiều thì thất vọng càng lớn, càng chua xót. Bà chán ghét số phận hẩm hiu của mình, chán ghét vòng tình duyên ngang trái luôn đeo đẳng, chán ghét hạnh phúc ít ỏi đến nỗi gần như không tồn tại. 

“Mảnh tình”, một cụm từ mang nặng nỗi trớ trêu của số phận. Tình yêu vốn là một điều gì đó thật cao cả thiên nhiên, nhưng tình yêu của Hồ Xuân Hương lại như một mảnh vỡ nhỏ bé được sẻ ra từ hạnh phúc của người khác. Tình yêu của bà rẻ mạt như một sự bố thí, như một thứ đồ vật đã qua sử dụng người ta vứt lại cho bà. Đau xót biết mấy, khi “mảnh tình” lại là một thứ được chia năm sẻ bảy mà bà chỉ được nhận duy nhất một mảnh “tí con con”. Hạnh phúc ấy chẳng những không trọn vẹn mà còn nhỏ bé, ít ỏi đến mức tội nghiệp. Tình duyên như thế thì có để làm gì, chỉ càng thêm tủi nhục đắng cay.? Ấy thế mà, dù bị lãng quên, người phụ nữ không bao giờ tuyệt vọng, đặt một dấu chấm hết cho cuộc đời mình. Họ vẫn vẫn khao khát sống mạnh mẽ, ước ao hạnh phúc tròn đầy. Ý niệm ấy thật đáng trân trọng và cao đẹp làm sao! 

Trải qua tác phẩm Tự tình 2 thấm đượm nỗi chua xót, đắng cay trong cuộc đời người phụ nữ của Hồ Xuân Hương, có lẽ bài thơ : “Thương vợ” của Trần Tế Xương được coi là chân dung hoàn chỉnh nhất về hình ảnh người phụ nữ VN trong xã hội phong kiến, cam chịu số phận, vượt qua đắng cay để lo toan, gánh vác việc gia đình. Và phải nói rằng, tình thương vợ sâu nặng của Trần Tế Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả, gian lao, và phẩm chất cao đẹp của người vợ: 

"Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ 5 con với một chồng"

Ngày xưa, theo nho giáo, người phụ nữ có bổn phận thờ chồng, nuôi con. Nhưng thờ chồng với bà bao hàm cả việc nuôi chồng, mặc dù đúng ra, người đàn ông là người trụ cột trong gia đình về mọi mặt. Thương bà tú biết bao nhiêu khi bà xuất thân từ một gia đình gia giáo, khá giả, khi ở với cha mẹ, bà không phải chịu cảnh một nắng 2 sương, vất vả sớm hôm. Làm vợ ông Tú lận đận đường khoa thi cử, không nghề nghiệp nên bà đành chấp nhận cảnh sống long đong, cơ cực, nuôi chồng, nuôi con. 

“Quah năm” là suốt cả năm.không trừ ngày nào dù mưa hay nắng, quanh năm còn là năm này tiếp năm khác đến rã rời, mệt mỏi chứ đâu phải là 1 năm. Địa điểm bà tú buôn bán là mom sông, như bối cảnh hiện lên hình ảnh bà tú tần tảo, tất bật ngược xuôi , không kể tới gian nan, nguy hiểm đang rình rập để nuôi đủ năm con với một chồng”. Từ đó có thể thấy: cuộc sống vất vả, gian truân càng ngời lên phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ mà bà Tú là một ví dụ điển hình. Bà thực là người phụ nữ đảm đang, tháo vát khi nuôi đủ cả con, cả chồng, đảm bảo đến mức:

“Cơm hai nửa”: Cá kho, rau muống 

Quà một chiều: Khoai lang, lúc ngô”

Thế nhưng để đạt được những điều đó, bà tú đã phải cố gắng, phải lo rất nhiều, làm rất nhiều, nhẫn nhịn cũng rất nhiều:

“Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo sèo mặt nước buổi đò đông”

Thấm thía nỗi gian lao của vợ, Tú Xương mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú đầy tội nghiệp, không biết tự lúc nào đã hoá thành thân cò để lặn lội nơi sông nước, eo sèo nơi quãng vắng thưa người, gợi lên một nỗi đau thân phận không riêng của bà Tú mà là của biết bao người phụ nữ trong xã hội đương thời. 

Trong ca dao người mẹ từng dặn con: 

Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua”

“Buổi đò đông” không chỉ có lời phàn nàn, cáu gắt, những sự chen lấn xô đẩy mà còn chứa đựng đầy bất trắc hiểm nguy. Tất cả đó đã làm nổi bật lên hình ảnh bà Tú đã vất vả, đơn chiếc lại thêm sự bươn chải trong làm ăn. Vậy mà bà chẳng dám buông lấy một lời kể lể, thở than: 

“Một duyên hai nợ âu đành phận,

Năm nắng mười mưa dám quản công”

Như vậy có thể nói bà Tú đã chấp nhận, đã thuận theo lòng trời, hay nói đúng hơn, buộc phải chấp nhận, thuận theo lòng người, bởi lẽ bà là người phụ nữ đảm đang, nhưng cũng rất mực thuỷ chung. Bà châp nhận cuộc hôn nhân duyên nợ này, cũng như chấp nhận một ông đồ nho ngông:

“Tám khoa chưa khỏi phạm trường quy”

Và bà cũng đã chấp nhận nuôi chồng, nuôi con. Còn nhà thơ thì chỉ biết tự trách mình:

“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc

Có chồng hờ hững cũng như không”

Ở cái thời mà xã hội đã có luật không thành văn bản đối với người phụ nữ “xuất giá tòng phu” (lấy chồng theo chồng), đối với mối quan hệ vợ chồng thì “phụ xương, phụ tùy” (chồng nói vợ theo), thế mà có 1 nhà nho giám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự nhận mình là “quân ăn lương vợ”, “ăn ở bạc”. Không những đã biết nhận ra thiếu sót mà còn dám tự nhận khuyết điểm. Một con người như thế chẳng đẹp lắm hay sao?

Như vậy, nói rằng bà Tú là hình ảnh rõ ràng nhất cho người  phụ nữ trong xã hội VN đương thời quả không sai, bởi lẽ thân phận người phụ nữ giai đoạn này là sự éo le, trắc trở, khổ cực nhưng không có lấy một sự cảm thông, chia sẻ từ chồng, từ con. 

Ta thấy, 2 bài thơ trên thật là những vần thơ đáng quý của Văn Học VN trung đại. Qua những vần thơ ấy, hình ảnh người phụ nữ VN xưa kia hiện lên thật rõ nét, thật đẹp đẽ, cao quí nhưng chứa đựng đầy chua xót, đắng cay. Tất cả đều nói chung về thân phận bé nhỏ, số phận chìm nổi, bèo bọt, bị lệ thuộc vào XH của người phụ nữ xưa kia. Phải nói, Hồ Xuân Hương va Trần Tế Xương đã đóng góp không nhỏ vào tiếng nói, tiếng khóc chung để đòi quyền sống, quyền tự do, hạnh phúc cho 1 nửa nhân lọai, những con người gánh vác trọng trách duy sự sống loài người trên trái đất.

Từ đó, ta có thể khẳng định rằng: vai trò, vị thế của nguời phụ nữ XH ngày càng nâng cao và có đóng góp ngày 1 lớn cho sự phát triển chung trên mọi lĩnh vực. Song, không phải đến bây giờ, giá trị người phụ nữ mới được bộc lộ và tỏa sáng. Nếu nhìn xuyên suốt chiều dài lịch sử dân tộc, ngay cả trong những thời kì đen tối của chế độ phong kiến trọng nam khinh nữ, người phụ nữ cả 1 đời bị ràng buộc bởi biết bao lễ giáo và định kiến khắc nghiệt, họ vẫn là những viên ngọc sáng lấp lánh trong con mắt dân gian.