So sánh vòng đời của muỗi và bướm

- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua các câu hỏi. Phát triển cho trẻ tính nhanh nhẹn, khéo léo thông qua các trò chơi.

- Rèn kỹ năng quán sát, ghi nhớ chú ý và tư duy cho trẻ. Rèn kỹ năng phán đoán, suy luận, phân biệt.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ bảo vệ côn trùng có lợi, phòng tránh những côn trùng gây hại

II. Chuẩn bị

- Hình ảnh và đoạn video về côn trùng, hình ảnh vòng đời phát triển của con bướm trên máy tính.

- Đàn, đĩa nhạc bài hát “con chuồn chuồn”, và một số bài nhạc không lời trong chủ điểm động vật.

- 4 tranh mô phỏng môi trường sống của các con côn trùng

- Lô tô các loài côn trùng, bảng nhỏ cho trẻ.

- NDTH: ÂN, PTVĐ.

III. Tiến hành

Hoạt động 1: Gây hứng thú

- Cho trẻ hát và vận động bài hát “Con chuồn chuồn”

- Trò chuyện về nội dung bài hát:

+ Các con vừa hát bài hát gì?

+ Bài hát nói về con gì?

- Cô cho trẻ kể tên một số loại côn trùng mà trẻ biết.

- Trong thế giới động vật có rất nhiều các con cô trùng với những đặc điểm khác nhau. Hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một số loại côn trùng như: bướm, ong, ruồi, muỗi nhé!

Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số loại côn trùng

* Tìm hiểu về con ong

- Cô đọc câu đố:

“Con gì thích các loại hoa

Ở đâu hoa nở dù xa cũng tìm

Cùng nhau cần mẫn ngày đêm

Làm nên mật ngọt lặng im tặng người”

Đố là con gì?

- Cô cho trẻ xem hình ảnh con ong trên màn hình.

+ Con ong đang làm gì?

+ Con ong dùng cái gì để hút mật?

+ Còn đây là cái gì?

- Các con cùng đếm xem con ong có bao nhiêu cái chân?

- Ai còn có nhận xét gì về con ong?

+ Con ong sống ở đâu?

+ Ong sống đơn lẻ hay thành đàn?

- Ong là côn trùng có lợi hay có hại?

- À, con ong là côn trùng có lợi, thuộc nhóm côn trùng có cánh,. Ong sống thành đàn hút mật hoa để lấy thức ăn và kết mật ở tổ, ong đem đến cho con người một lượng mật rất lớn và bổ dưỡng. Lưng của con ong hơi cong và có thắt lưng, người ta thường hay ví vẻ đẹp của người phụ nữ là thắt đáy lưng ong để chỉ những người phụ nữ xinh đẹp, chăm chỉ, cần mẫn.

* Tìm hiểu về con bướm

- Cho nhóm tìm hiểu con bướm lên giới thiệu về con côn trùng của nhóm mình.

-Con bướm gồm có phần đầu, mình, bụng. Đặc biệt chúng có 2 cánh to và rộng với nhiều đốm màu sác khác nhau

- Các con có biết để trở thành các con bướm xinh đẹp như thế này thì nó phải trải qua quá trình phát triển như thế nào không? Cô và các con cùng khám phá nhé! [ cô cho trẻ nhìn hình trên máy tính]

- Ban đầu bướm mẹ đẻ trứng trên lá cây, trứng sẽ lớn lên và trở thành sâu con, chúng bò lên thân cây ăn lá cây, ngày qua ngày chúng lớn lên rồi kết thành kén và nằm trong đó đến khi tổ kén khô và nứt ra thì 1 con bướm con chui ra với đầy đủ chân, cánh giống hệt bướm mẹ, sau đó bướm con lớn lên và tiếp tục đẻ trứng và khép kín vòng đời của bướm.

- 1 bạn cho cô biết quá trình phát triển của bướm trải qua mấy giai đoạn?

- Cô chốt lại 4 giai đoạn phát triển của bướm trên máy chiếu.

* Tìm hiểu về con muỗi

- Cho trẻ xem đoạn video về con muỗi ? Đây là con gì?

- Ai biết gì về con muỗi?

- Con muỗi đang làm gì?

- Chúng thường sống ở đâu?

- Muỗi là côn trùng có lợi hay có hại?

Đúng rồi con muỗi là loài côn trùng có hại, có thân nhỏ và có cánh. Muỗi sống ở những nơi tối tăm, ẩm thấp, đẻ trứng ở những vũng nước đọng. Muỗi hút máu người để sống và truyền dịch bệnh cho con người, bởi vậy để muỗi không sinh sôi phát triển chúng ta phải vệ sinh nhà cửa thường xuyên, giữ nhà cửa thông thoáng sạch sẽ. Đi ngủ nhớ mắc màn để không bị muỗi đốt và truyền bệnh.

* So sánh

+ So sánh con ong, con bướm.

- Cho trẻ quan sát lại con ong và bướm trên màn hình

- Hỏi trẻ con ong và con bướm có điểm gì khác nhau?[2- 3 trẻ]

- Con ong và con bướm có điểm gỡ giống nhau?

Con ong và bướm đều thuộc loài côn trùng, cùng hút mật hoa, ong và bướm đều giúp thụ phấn cho cây và cùng là côn trùng có lợi. Nhưng bướm thỡ cú cỏnh rộng hơn, ong có cánh nhỏ hơn và ong còn giúp làm mật cho con người.

+So sánh con ruồi, con muỗi

- Cho trẻ quan sát lại con ruồi và con muỗi , tìm và nói điểm giống và khác nhau giữa 2 loài côn trùng này.

Con ruồi và con muỗi cùng là côn trùng có hại và đem đến mầm bệnh cho con người. Ruồi sống ở những nơi có nhiều rác thải, đậu vào rác thải rồi lại đậu vào thức ăn của con người, làm bẩn thức ăn. Muỗi sống ở những nơi tối tăm, ẩm thấp, muỗi hút máu của con người và truyền bệnh cho con người.

- Côn trùng được chia làm 2 nhóm, các côn trùng có lợi[ ong, bướm, …] và nhóm các con côn trùng có hại [ ruồi, muỗi, gián, …]

- Chúng ta cần bảo vệ con côn trùng có lợi và diệt trừ, phòng chống các côn trùng có hại để tránh chúng truyền bệnh và lây lan bệnh cho con người

* Mở rộng: Ngoài các con côn trùng mà lớp mình vừa tìm hiểu ra còn có những con côn trùng nào nữa?

- Cho trẻ xem clip hình ảnh 1 số con côn trùng khác.

Hoạt động 3: Trò chơi

* Trò chơi 1: Ghép tranh

- Cách chơi: Cô chia lớp thành 4 đội. Mỗi đội có 6 miếng hộp trong bức tranh 1 con côn trùng trong môi trường sống của nó. Nhiệm vụ của mỗi đội là phải gộp các miếng gộp lại để tạo thành 1 bức tranh hoàn chỉnh, sau đó 1 bạn nhóm trưởng lên giới thiệu bức tranh của đội mình.

- Luật chơi: Trẻ ngồi vòng tròn thành từng nhóm và cùng xếp các miếng gộp lại. thời gian cho trò chơi là 1 bản nhạc.

- Cho cho trẻ chơi, kết thúc giờ chơi cô cho trẻ lên giới thiệu bức tranh của nhóm mình. Cụ nhận xét và nêu kết quả.

* Trò chơi 2: Ai nhanh hơn

- Cách chơi: Cô chia lớp thành 4 đội, nhiệm vụ của các đội là phải vượt qua chướng ngại vật mà cho đó xếp sẵn, tìm trong rổ lô tô các con côn trùng [để lẫn trong lô tô con vật khác], sau đó gắn lên bảng .

- Luật chơi: Chơi theo luật tiếp sức,thời gian trong vũng 1 bản nhạc. Kết thúc phần chơi, đội nào gắn được nhiều lô tô lên bảng của đội mình hơn đội đó sẽ là đội chiến thắng, những lô tô sai luật sẽ không được tính điểm.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Kết thúc: Cho các đội nhận xét kết quả, tìm đồ dựng sai, đếm đồ dựng đúng.

- Cô nhận xét và kết thúc giờ chơi, khen ngợi động viên trẻ.

Hoạt động 4: Kết thúc

- Cho trẻ hát và vận động theo bài hát “Chị ong nâu và em bé”

  1. Chơi- Hoạt động ở các góc

- Góc phân vai: Chơi cửa hàng bán các con vật nuôi, bán thức ăn cho vật nuôi.Chơi bán các nguồn thức ăn từ hến, ốc, tôm, cá, thịt gà, thịt lợn, thịt vịt. Chơi chế biến các món ăn từ động vật khác nhau.

- Góc xây dựng và lắp ghép: Xây, xếp chuồng cho vật nuôi. Xây vườn bách thú, xây trại chăn nuôi.Xây ao, hồ nuôi tôm, cá, cua, ốc. Xếp hình các con vật khác nhau.

- Góc nghệ thuật: Tô màu, vẽ, nặn, xé, cắt dán các con vật khác nhau.

- Góc học tập và sách: Xem tranh ảnh kể chuyện theo tranh về các con vật.

- Góc khám phá khoa học: Đào đắp ao thả cá tôm.Chơi với cát nước

  1. Chơi ngoài trời

1. Hoạt động có mục đích: Quan sát nhà bếp chế biến thức ăn từ động vật.

-Chào các bác nhà bếp, hôm nay các bác chế biến món thức ăn gì vậy? [Cho trẻ quan sát cách chế biến]

- Những thức ăn chế biến từ động vật giàu chất gì?

- Hôm nay các bác nhà bếp chế biến cho các con ăn món thịt bò đấy.

\=\> Thịt bò rất giàu chất đạm. Vậy khi ăn các con phải ăn hết xuất.

- Ngoài thịt bò ra còn có thịt lợn, thịt gà, cá...

2. Trò chơi vận động: Mèo và chim sẻ

- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi và luật chơi:

+ Luật chơi:Khi nghe tiếng mèo kêu, các con chim sẻ bay nhanh về tổ. Mèo chỉ được bắt chim sẻ ở ngoài vòng tròn.

+ Cách chơi:Chọn một cháu làm mèo ngồi ở một góc lớp, cách tổ chim sẻ 3-4m. Các trẻ khác làm chim sẻ. Các chú chim sẻ vừa nhảy đi kiếm mồi vừa kêu "chích, chích, chích" [thỉnh thoảng lại ngồi gõ tay xuống đất giả như đang mổ thức ăn]. Khoảng 30 giây mèo xuất hiện. Khi mèo kêu"meo,meo, meo" thì các chú chim sẻ phải nhanh chóng bay về tổ của mình. Chú chim sẻ nào chậm chạp sẽ bị mèo bắt và phải ra ngoài một lần chơi.Trò chơi tiếp tục khoảng 3- 4 lần. Mỗi lần, chim sẻ đi kiếm mồi khoảng 30giây thì mèo lại xuất hiện.

Giải thích tại sao cần diệt muỗi ở giai đoạn ấu trùng?

Tại sao nên diệt muỗi khi chúng đang còn là ấu trùng? Vì lúc này chúng mới chỉ là ấu trùng yếu ớt sinh sống ở dưới nước - đây là khoảng thời gian chúng yếu nhất nên chưa thể gây hại cho con người. Vậy nên đây sẽ là thời điểm hoàn hảo để bạn tiêu diệt chúng và ngăn không cho chúng gây ra những mối nguy hại sau này.

Vòng đời của muỗi sống được bao lâu?

Trong điều kiện bình thường, muỗi cái sống khoảng 2 tháng và đẻ trung bình khoảng 6 đến 8 lần. Sau mỗi lần đi đẻ muỗi chết khoảng 50%. Trong phòng thí nghiệm, muỗi sống lâu hơn, có thể tới 3 tháng. Muỗi đực nuôi dưỡng bằng cách hút nhựa cây, sau khi giao phối chúng sống được một thời gian khoảng 10 đến 15 ngày.

Diệt muỗi ở giai đoạn nào là hiệu quả nhất tại sao?

Trả lời: - Tiêu diệt muỗi vào giai đoạn ấu trùng là hiệu quả nhất. Vì giai đoạn này là giai đoạn chúng sống phụ thuộc vào nước → dễ tác động nhất.

Còn gì sẽ hóa thành muỗi khi trưởng thành?

Muỗi sinh trưởng chủ yếu trong các đầm lầy, ao hồ hoặc các vũng nước đọng, các vùng ẩm ướt. Chúng đẻ trứng xuống nước, trứng nở thành ấu trùng gọi là bọ gậy hay lăng quăng. Bọ gậy sống trong nước một thời gian, sau phát triển thành nhộng, rồi biến thành muỗi trưởng thành, bay lên khỏi mặt nước.

Chủ Đề