So sánh y tá và điều dưỡng

Theo Ths Phạm Đức Mục - Chủ tịch Hội Điều dưỡng Việt Nam, việc không phân biệt rõ tên gọi y tá và điều dưỡng trong xưng hô giao tiếp, trong lĩnh vực khám chữa bệnh và cả phương diện truyền thông sẽ gây sự mơ hồ cho người bệnh, người hành nghề, người học nghề.

Việc nhầm lẫn giữa tên gọi y tá và điều dưỡng không chỉ nhầm lẫn về mặt danh xưng mà còn gây khó khăn về mặt “cơ hội” cho những người đang hành nghề, học tập để trở thành điều dưỡng.

Theo Hội Điều dưỡng Việt Nam, điều dưỡng viên và y tá tuy mang chung một khái niệm về cùng ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, nhưng vai trò và trách nhiệm của mỗi vị trí là khác nhau.

Chức năng nghề nghiệp chủ yếu của y tá là thực hiện y lệnh của bác sĩ. Hệ đào tạo y tá là sơ cấp, trung cấp.

Còn điều dưỡng có chức năng phối hợp chặt chẽ với các nghề khác trong hệ thống y tế nhằm nâng cao sức khỏe, phòng bệnh, chăm sóc phục hồi chức năng cho người ốm và người khuyết tật ở mọi lứa tuổi tại các cơ sở y tế. Điều dưỡng viên cũng có chức năng chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Điều dưỡng viên phải tốt nghiệp chương trình đào tạo điều dưỡng và có chứng chỉ hành nghề do cơ quan có thẩm quyền cấp. Ở Việt Nam, điều dưỡng viên được đào tạo và thực hành ở 4 cấp độ: trung cấp [2 năm], cao đẳng [3 năm], đại học [4 năm] và sau đại học [chuyên khoa I, thạc sĩ, tiến sĩ điều dưỡng]. Có những điều dưỡng của Việt Nam sau khi nghỉ hưu theo chế độ của Nhà nước đã tiếp tục học tập và được cấp bằng tiến sĩ điều dưỡng của các nước tiên tiến trong khu vực.

Điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh. [Ảnh sưu tầm]

Theo thống kê của Hội Điều dưỡng Việt Nam, năm 2008, tỷ lệ điều dưỡng viên, hộ sinh viên/bác sỹ ở Việt Nam là 1,6, xếp hàng thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2016, thống kê từ 1.304 bệnh viện trong toàn quốc, có 73.326 y bác sỹ làm công tác điều trị, 129.337 điều dưỡng, hộ sinh đang công tác tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh/bác sỹ là 1,8. Tỷ số điều dưỡng trên 1 giường bệnh kế hoạch là 0,395 và giường bệnh thực kê là 0,304. Năm 2017, số liệu nhân lực cán bộ y tế từ 1.414 bệnh viện cho thấy, toàn quốc có 118.030 điều dưỡng, 17.456 hộ sinh; tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh/bác sỹ đã nhích lên con số 1,82. Năm 2020, lực lượng điều dưỡng và hộ sinh chiếm 50% tổng số cán bộ, nhân viên ngành y tế. Cả nước hiện có gần 140.000 điều dưỡng và hộ sinh, trong đó điều dưỡng viên là 107.600 người. Tỷ lệ điều dưỡng/vạn dân hiện là 11,48 và tỷ lệ hộ sinh/vạn dân là 3,13. Tuy nhiên đây vẫn là con số thấp hơn rất nhiều so với quy định và các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.

Thực trạng chung của ngành điều dưỡng ở Việt Nam hiện nay tại các bệnh viện đang thiếu hụt nguồn nhân lực ngành điều dưỡng, mỗi điều dưỡng viên phải tham gia vào quá trình quản lý đến gần 3 giường bệnh. Bất cập xảy ra đó là các điều dưỡng viên chỉ thực hiện đầy đủ được những y lệnh điều trị và không có thời gian chăm sóc toàn diện cho từng bệnh nhân theo đúng quy trình. Một số trường hợp phải thuê những người ngoài không có chuyên môn để chăm bệnh nhân. Đáng chú ý hơn nữa, nguồn nhân lực điều dưỡng ở Việt Nam chỉ có trình độ từ trung cấp và sơ cấp, số lượng điều dưỡng viên có trình độ từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm khoảng 4%. Việc thiếu nhân lực ngành điều dưỡng và nguồn nhân lực kém chất lượng một trong những thiếu sót làm ảnh hưởng lớn đến quá trình chăm sóc bệnh nhân. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ rủi ro trong nghề nghiệp. Điều dưỡng có phải là y tá không? Cho đến hiện tại, nhiều người vẫn nghĩ hai chức danh này là giống nhau. Tuy nhiên, trên thực tế, y tá và điều dưỡng là hai vai trò khác nhau trong hệ thống y tế. Vậy điều dưỡng và y tá khác nhau như thế nào? Cùng Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam tìm hiểu về hai ngành nghề này.

Điều dưỡng có phải là y tá không? Là thắc mắc của khá nhiều người. Khi đi vào bệnh viện, việc nhầm lẫn giữa điều dưỡng và y tá không còn quá xa lạ. Trên thực tế, sự khác nhau không chỉ ở danh xưng mà còn ở vai trò và trách nhiệm của mỗi vị trí.

Y tá là gì?

Nhiệm vụ: Công việc của y tá bao gồm hỗ trợ bệnh nhân về các hoạt động hàng ngày, giúp đỡ trong việc cung cấp chăm sóc sức khỏe cơ bản, giám sát tình trạng bệnh của bệnh nhân và báo cáo lại cho bác sĩ và điều dưỡng.

Y tá thường đảm nhiệm các nhiệm vụ như đo huyết áp, đo nhiệt độ, tiêm thuốc, vệ sinh vết thương, giúp bệnh nhân tắm rửa, thay đổi giường bệnh và hướng dẫn bệnh nhân về các biện pháp phòng ngừa bệnh tật.

Thực hiện dưới y lệnh của Bác sĩ một cách thụ động.

Thời gian đào tạo: Trước đây, nghề y tá được đào tạo hệ sơ cấp, trung cấp thời gian từ 9 – 18 tháng.

Xem thêm: Học phí Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi Chức năng TPHCM tính thế nào?

Điều dưỡng là gì?

Trách nhiệm và quyền hạn điều dưỡng có phần lớn hơn y tá: Phối hợp và làm việc với các phòng khoa khác trong hệ thống y tế.

Điều dưỡng viên có chức năng chính là chăm sóc sức khỏe dựa trên chẩn đoán của Bác sĩ một cách chủ động hơn. Có thể thấy điều dưỡng thường làm những công việc như: lập kế hoạch chăm sóc, giám sát và đánh giá tình trạng của bệnh nhân.

Hiện nay, điều dưỡng được đào tạo chính quy hệ đại học [4 năm], cao đẳng [3 năm].

Am hiểu nhiều lĩnh vực khác nhau như tâm lý, xã hội, giao tiếp, y học, giáo dục,…

Hướng dẫn bệnh nhân, thân nhân người bệnh về các biện pháp chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình phục hồi sức khỏe.

Ngày nay, điều dưỡng không chỉ dừng lại ở tấm bằng cử nhân, có thể học lên các bậc Thạc sĩ, Tiến sĩ để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, thăng tiên trong công việc.

Hy vọng, những chia sẻ trên có thể đã giải đáp được vấn đề: Điều dưỡng có phải là y tá không? Giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 thuật ngữ này, tránh nhầm lẫn khi vào bệnh viện.

Xem thêm: Tìm hiểu ngành điều dưỡng? Học điều dưỡng ra trường làm gì?

Điều dưỡng và y tá khác nhau như thế nào?

Y tá và Điều dưỡng có nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên, ở bản chất, Điều dưỡng và Y tá sẽ có các vai trò và trách nhiệm hoàn toàn riêng biệt, và cả thời gian đào tạo cũng khác nhau.

Bảng so sánh sự khác nhau giữa nghề y tá và điều dưỡng:

Tiêu chí so sánh Y tá Điều dưỡng Thời gian đào tạo 9 – 18 tháng 3 – 4 năm Chức năng – nhiệm vụ Thực hiện y lệnh của bác sĩ

  • Thực hiện theo lệnh của bác sĩ
  • Lập kế hoạch chăm sóc, giám sát, hướng dẫn bệnh nhân.
  • Phối hợp và làm việc với các phòng khoa khác trong hệ thống y tế. Hệ đào tạo Sơ cấp / trung cấp
  • Trung cấp
  • Cao đẳng
  • Đại học
  • Sau đại học

Khác nhau về chức năng và nhiệm vụ:

Theo Hội Điều dưỡng Việt Nam, mặc dù Điều dưỡng viên và Y tá đều liên quan đến cùng một lĩnh vực nghề nghiệp y tế, nhưng họ có vai trò và trách nhiệm riêng biệt.

– Y tá: Y tá thường thực hiện công việc theo hướng dẫn và chỉ đạo của bác sĩ. Chức năng cụ thể của họ là chăm sóc bệnh nhân theo hướng dẫn của y tá và trước khi có sự xuất hiện của Điều dưỡng.

– Điều dưỡng: Điều dưỡng viên thường liên kết chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống Y tế. Họ không chỉ thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, mà còn phải có khả năng lắng nghe, thấu hiểu, và tương tác tốt với bệnh nhân để cung cấp dịch vụ chăm sóc toàn diện.

Ngoài ra, Điều dưỡng viên cần phải có kiến thức đa dạng trong các lĩnh vực như xã hội, tâm lý, giao tiếp, giáo dục y học, và nhiều khía cạnh khác. Điều dưỡng viên được đào tạo để hiểu và vận hành các thiết bị y tế hiện đại, máy móc và công nghệ y tế.

Khác nhau về về thời gian đào tạo:

– Y tá cần hoàn thành khóa đào tạo sơ cấp hoặc trung cấp để bắt đầu công việc. Thời gian đào tạo cho Y tá thường kéo dài từ 9-18 tháng. Điều quan trọng là họ có kiến thức cơ bản và kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ y tế.

– Trong khi đó, Điều dưỡng đòi hỏi một quá trình đào tạo và thực hành chi tiết, bao gồm bốn cấp độ khác nhau: Trung cấp [2 năm], Cao đẳng [3 năm], Đại học [4 năm], và Hệ sau đại học [bao gồm chuyên khoa I, thạc sĩ, tiến sĩ Điều dưỡng]. Việc đào tạo của họ kéo dài lâu hơn và đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực y tế.

Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y – Dược Việt Nam đào tạo ngành Điều dưỡng chất lượng

Hiện nay, đời sống xã hội phát triển, nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng được quan tâm. Chính vì thế, nguồn nhân lực trong ngành y tế đặc biệt là điều dưỡng vẫn đang còn thiếu hụt rất nhiều.

Trường Cao đẳng Công nghệ Y Dược Việt Nam là một trong những trường đào tạo điều dưỡng chất lượng tốt tại Việt Nam.

Trường sở hữu đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực điều dưỡng.

Giáo trình được cập nhật liên tục theo tiêu chuẩn quốc tế cùng phương pháp giảng dạy hiện đại giúp học viên nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết trong công việc điều dưỡng.

Cơ sở vật chất – thiết bị y tế hiện đại đáp ứng đầy đủ để sinh viên thể thực hành, nâng cao tay nghề.

Ngoài ra, trường cũng có chương trình đào tạo liên kết với các bệnh viện, phòng khám và các cơ sở y tế khác để học viên được trải nghiệm thực tế và có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tế công việc.

Xem thêm: Điều dưỡng có dễ xin việc không?

Hồ sơ xét tuyển ngành cao đẳng điều dưỡng gồm những gì?

Hồ sơ xét tuyển ngành Cao Đẳng điều dưỡng bao gồm:

  • 02 bản sao công chứng học bạ THPT hoặc tương đương.
  • 01 bản sao công chứng CCCD
  • 02 bản sao công chứng bằng tốt nghiệp tạm thời hoặc BTVH
  • 01 bản sao giấy khai sinh
  • 01 giấy khám sức khỏe
  • 04 ảnh cỡ 3×4, 02 ảnh 4×6 [ảnh có thời hạn không quá 6 tháng tính từ thời điểm nộp hồ sơ: Ghi rõ các thông tin: Họ tên, quê quán, ngày tháng năm sinh].
  • Các loại giấy tờ ưu tiên khác

Cách thức nộp hồ sơ

Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển theo 3 hình thức sau:

Cách 1: Gọi điện trực tiếp qua số Hotline: 0901342414

Cách 2: Đăng ký chỉ với 1 click tại:

Cách 3: Nộp hồ sơ trực tiếp đến văn phòng tuyển sinh đào tạo của Trường Cao Đẳng Công Nghệ Y Dược Việt Nam.

Gửi hồ sơ và đăng ký về địa chỉ của nhà trường:

Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam

Khoa Thẩm Mỹ và chăm sóc sắc đẹp

  • Đà Nẵng: Số 116 Nguyễn Huy Tưởng, P. Hoà Minh, Q. Liên Chiểu, TP Đà Nẵng [Trụ sở chính].
  • Hà Nội: CSĐTTH: Số 40 Trần Cung, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: Số 12 Trịnh Đình Thảo, Phường Hòa Thạnh, Quận Tân Phú, Tp HCM.
  • Hồ Chí Minh: Số 620 Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Bình, Quận 9, Tp HCM.
  • Đắk Lắk: Số 144 Phan Chu Trinh, Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk
  • Gia Lai: Tầng 3, toà nhà G2, Tổ 4, Phường Chi Lăng, Thành phố Pleiku, Tỉnh Gia Lai.

Trên đây là bài viết: “Điều dưỡng có phải là y tá không? Phân biệt sự khác nhau?“. Hy vọng bạn đã hiểu rõ điều dưỡng và y tá giống và khác nhau như thế nào. Nếu có mong muốn học cao đẳng điều dưỡng, bạn có thể liên hệ Trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam qua Hotline: 0901342414 để được tư vấn tuyển sinh.

Điều dưỡng viên và y tá khác nhau như thế nào?

Y tá chỉ cần trải qua khóa đào tạo sơ cấp hoặc trung cấp là có khả năng được cấp chứng chỉ hành nghề. Điều dưỡng viên là người thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ, theo dõi, kiểm tra, kê đơn thuốc, đồng thời phục vụ cho quá trình chăm sóc sức khoẻ cho người bệnh cho đến giai đoạn hồi phục.

Điều dưỡng đa khoa lấy bao nhiêu điểm?

2.3 Xét học bạ.

Cử nhân điều dưỡng học lên bác sĩ mất bao lâu?

Nếu bạn là sinh viên điều dưỡng học theo hệ chính quy thì sẽ cần học trong 3 năm sau đó học chuyển đổi sang y sĩ đa khoa trong khoảng 2 năm và học liên thông sang bác sĩ thêm 2 – 2,5 năm.

Y tá là gì điều dưỡng là gì?

Tuy nhiên, vai trò và trách nhiệm của mỗi vị trí là khác nhau. Y tá: Là người thụ động thực hiện theo y lệnh của bác sĩ. Cụ thể họ sẽ là người chịu trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân trước khi có sự xuất hiện của Điều dưỡng. Điều dưỡng: Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống Y tế.

Chủ Đề