Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học chi tiết

Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học [Chi tiết]

Phần I

Video hướng dẫn giải

TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. Đọc bài văn [tr. 146 SGK Ngữ văn 7 tập 1]

2. Trả lời câu hỏi

a. Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó.

b. Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

Trả lời:

a] Bài văn viết về bài ca daoĐêm qua ra đứng bờ ao:

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện chăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

b] Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó:

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu đầu gợi nên: “Đêm qua... sao mờ”.

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu sau gợi nên: “Buồn trông... mối ai”.

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu kế tiếp gợi nên: “Đêm đêm..., năm tròn”.

- Những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng do hai câu cuối gợi nên: “Đá mòn... trơ trơ”.

=> Tác giả liên tưởng và tưởng tượng ra cái mạng nhện và cảnh con nhện nghển trông, vờn đón, ngạc nhiên, thất vọng. Tác giả cũng lại hình dung đến dòng sông Ngân Hà [trong điển tích Ngưu Lang – Chức Nữ] – nơi có người quen và thân thương đang ngẩng lên ngắm nhìn và trông đợi. Từ con sông sao trên trời tới con sông Tào Khê, nhỏ hẹp nhưng cũng xiết lòng người, từ đó mà tác giả liên hệ đến lòng thuỷ chung không bao giờ vơi cạn.

Phần II

Video hướng dẫn giải

LUYỆN TẬP

Trả lời câu hỏi [trang 148 SGK Ngữ văn 7 tập 1]

1. Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ:Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

Trả lời:

Gợi ý bài Cảnh khuya

a. Mở bài:Giới thiệu bài thơ của Bác và hoàn cảnh tiếp xúc của người viết.

b. Thân bài:Cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên:

- Thời điểm tiếp xúc với thiên nhiên của người viết.

- Hình ảnh so sánh mang đầy chất thơ [tiếng suối như tiếng hát].

- Vẻ đẹp trữ tình của trăng

- Tấm lòng vì nước vì dân của người thi sĩ – người chiến sĩ cách mạng.

- Cảm nghĩ về đặc sắc nghệ thuật.

c. Kết bài:Phát biểu ấn tượng chung về tác phẩm.

2. Lập dàn ý phát biểu cảm nghĩ bài: Hồi hương ngẫu thư

Trả lời:

a. Mở bài:Giới thiệu đôi nét về Hạ Tri Chương và bài thơ.

b. Thân bài:Cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh và cảm xúc của tác phẩm.

- Hoàn cảnh viết bài thơ có nét gì độc đáo, đặc biệt.

- Sự đối lập các trạng thái trẻ – già, đi xa – trở về và sự thay đổi của tác giả [tóc mai đã rụng].

- Điểm không thay đổi sau bao năm xa cách: giọng quê [cũng chính là cái tình đối với quê hương].

- Cuộc gặp gỡ với lũ trẻ con trong làng.

- Sự xót xa của tác giả khi bị lũ trẻ coi là người khách lạ.

- Cảm nghĩ về đặc sắc nghệ thuật.

c. Kết bài:Cảm xúc chung về tác phẩm. Tình cảm của người viết đối với quê hương

BÀI THAM KHẢO

CẢM NGHĨ VỀ BÀI ”BÀI CA NHÀ TRANH BỊ GIÓ THU PHÁ ” CỦA ĐỖ PHỦ

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ, tự nhiên tôi thấy gần gũi, thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì ngày hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên xưa nay thật giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần đây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Đỗ Phủ kể đến chuyện trẻ con thôn Nam khinh ông già yếu, nỡ cướp tranh mái nhà của ông rồi chạy vào lũy tre! Có lẽ đó là chuyện thường thấy của nghìn năm trước ở nơi hẻo lánh, và cuộc sống lúc đó nghèo khổ lắm, một ấp tranh lợp nhà cũng tranh cướp của kẻ yếu. Ngày nay tổ chức cứu trợ, quyên góp giúp đỡ đồng bào bị bão lụt, lá lành đùm lá rách, chắc không ai nỡ tàn nhẫn như trẻ con thời Đỗ Phủ.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ!

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước: ước được nhà rộng muôn ngàn gian. Cho khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan!

Ông thương nhất là kẻ sĩ nghèo trong thiên hạ, bởi họ chẳng có gì ngoài chữ nghĩa và tấm lòng lương thiện! Tấm lòng nhà thơ càng đáng quý trọng gấp bội khi ông nói muốn có nhà ngay trước mắt để ấm lòng mọi kẻ sĩ:

Than ôi, bao giờ nhà ấy sừng sững dựng trước mát. Riêng lều ta nát, chịu chết rét cũng được.

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn, ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Ngữ văn 7 [Sách giáo khoa thí điểm]

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh. Câu 1. Trong đời sống, ta cần chứng minh khi mình muốn cho ai đó thấy rằng điều mình nói là đúng, không phải nói dối.

  • Soạn bài Thêm trạng ngữ cho câu - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Thêm trạng ngữ cho câu. Câu 1. Xác định trạng ngữ trong mỗi câu trên:

  • Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng. Câu 1: * Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: “Sự nhất quán giữa hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác”.

  • Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh [Chi tiết]

    Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh trang 48 SGK Ngữ văn 7 tập 2. Câu Đề văn: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Siêu ngắn

Quảng cáo

Xem thêm:

  • Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học [Chi tiết]
  • Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Ngắn gọn nhất

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

  • Phần I
  • Phần II
  • Câu 1
  • Câu 2

  • Phần I
  • Phần II
  • Câu 1
  • Câu 2
Bài khác

Phần I

Video hướng dẫn giải

TÌM HIỂU CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC

1. Đọc văn bản

2. Trả lời câu hỏi:

a] Bài văn viết về bài ca dao :

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai

Đêm đêm tưởng dải ngân hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

b]

- Yếu tố tưởng tượng: Có một bóng người đội khăn, mặc áo dài, …

- Yếu tố liên tưởng: Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen của tôi.

- Yếu tố hồi tưởng: ...tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng, ...

- Yếu tố suy ngẫm: A! Sông Ngân! ... Thì ra cái vùng sao như cát, như thuỷ tinh.. vô cùng.

Phần II

LUYỆN TẬP

Câu 1

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 1 [trang 148, SGK Ngữ văn 7, tập 1]

Cảm nghĩ về bài “Cảnh khuya”:

1. Mở bài: Giới thiệu bài thơ của Bác .

2. Thân bài:

- Thời điểm tiếp xúc với thiên nhiên của Bác

- Hình ảnh so sánh, quấn quýt, sinh động

- Từ sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người

- Từ tâm hồn cao cả của Bác: Bác vì dân, vì nước.

3. Kết bài: Cảm xúc chung về tác phẩm.

Câu 2

Video hướng dẫn giải

Trả lời câu 2 [trang 148, SGK Ngữ văn 7, tập 1]

Lập dàn ý “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”:

1. Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn bài thơ và hoàn cảnh sáng tác.

2. Thân bài:

- Nghĩ về lúc ra đi và lúc trở về của nhà thơ.

- Giữa những cái đổi và cái không đổi của nhà thơ.

- Khi nhà thơ bị coi là người khách xa lạ

- Sự cảm thương đối với nhà thơ.

3. Kết bài: Thông cảm với những người xa quê.

Loigiaihay.com

  • Soạn bài Viết bài tập làm văn số 3 - Văn biểu cảm [làm tại lớp] - Siêu ngắn

  • Soạn bài Thành ngữ - Siêu ngắn

  • Soạn bài Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh siêu ngắn

  • Soạn bài Điệp ngữ siêu ngắn

  • Soạn bài Luyện nói: Phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học siêu ngắn

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Soạn văn 7: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

  • Soạn Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Mẫu 1
    • I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
    • II. Luyện tập
  • Soạn Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Mẫu 2
    • I. Luyện tập
    • II. Bài tập ôn luyện

Soạn Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Mẫu 1

I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

1. Đọc bài văn

Học sinh đọc văn bản trong SGK

2. Trả lời câu hỏi

a. Bài văn viết về bài ca dao:

Đêm qua ra đứng bờ ao
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ
Buồn trông con nhện chăng tơ
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

b. Tác phẩm phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Các yếu tố đó trong bài văn là:

- Yếu tố tưởng tượng: Hình ảnh bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời sao lấp lánh.

- Yếu tố liên tưởng: Nghĩ rằng hình ảnh trên là người quen của mình.

- Yếu tố hồi tưởng: Nhớ về hình ảnh tiếng gió khuya vi vu và bóng người ffooij khăn.

- Suy ngẫm về các hình ảnh: hình ảnh ngưu lang chức nữ, con sông Tào Khê…

Tổng kết:

- Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học [bài thơ, bài văn] là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.

- Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng có ba phần:

  • Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
  • Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm khơi gợi.
  • Kết bài: Ấn tượng chung của người viết về tác phẩm.

II. Luyện tập

Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

Gợi ý

Bài 1: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

1. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về tác giả Lý Bạch và bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

2. Thân bài

* Khung cảnh đêm trăng được nhà thơ khắc họa chân thực:

- Các từ “minh”, “quang”, “sương”: Ánh trăng trong đêm rất sáng và mở ảo, chiếu xuống mà nhìn là dưới mặt đất đất đang phủ một làn sương mờ ảo.

- Từ “sàng” [giường]: Giúp người đọc nhận biết được vị trí ngắm trăng của nhà thơ. Ánh trăng xuyên qua khe cửa, chiếu xuống đầu giường chứng tỏ trăng đêm rất sáng và trời cũng đã khuya rồi. Nhưng lúc này, nhà thơ vẫn còn thức để ngắm trăng - chứng tỏ tâm trạng thao thức, băn khoăn của nhà thơ.

- Từ “nghi” và từ “sương” cùng xuất hiện bổ xung ý nghĩa cho nhau:

=> Ánh trăng chiếu xuống vạn vật trong đêm tối mờ ảo khiến cho nhà thơ không phân biệt được đâu là trăng đâu là màn sương đêm.

* Lý Bạch đã giúp cho người đọc cảm nhận thấm thía nỗi nhớ quê hương:

- Từ “vọng” được hiểu theo hai cách: Nhìn ra xa - hành động ngắm trăng của nhà thơ. Ngóng trông, nhìn về quê hương ở phía xa. Từ vọng đã diễn tả nỗi nhớ quê hương của nhà thơ.

- Hình ảnh đối lập: “cử đầu” - “đê đầu” [ngẩng đầu - cúi đầu] giúp cho câu thơ trở nên đăng đối.

- Tình cảm của nhân vật trữ tình được bộc lộ trực tiếp qua từ “tư” [nhớ]: nỗi nhớ quê hương sâu đậm.

=> Hai câu sau khắc họa tình cảm nhớ thương của nhân vật trữ tình dành cho quê hương

3. Kết bài

- Đánh giá về tác phẩm: một bài thơ hay, sâu sắc.

- Cảm nhận chung về bài thơ: yêu thích, hứng thú.

Bài 2: Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

1. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Hạ Tri Chương và bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

2. Thân bài

* Suy nghĩ về sự ra đi và trở về của nhà thơ:

- Câu thơ mở đầu nói về một nghịch cảnh: Lúc rời khỏi quê hương vẫn còn trẻ, nhưng khi trở về thì đã có tuổi - đã già rồi. Qua đó người đọc thấy được khoảng thời gian xa quê của nhân vật trữ tình là rất dài.

- Sự đối lập: “Giọng quê không thay đổi” nhưng “mái tóc đã điểm bạc”. Đó chính là tình cảm thủy chung son sắc của nhà thơ dành cho quê hương.

=> Hai câu đầu đã khái quát được quãng thời gian đằng đẵng xa quê của nhà thơ. Đồng thời bộc lộ nỗi niềm xót xa, nhớ mong của nhân vật trữ tình.

* Nỗi xót xa, đồng cảm với nhà thơ khi ông trở thành người xa lạ trên chính mảnh đất của mình:

- Câu hỏi hồn nhiên của đứa trẻ: “Khách tòng hà xứ lai? [Khách ở nơi nao đến?].

- Từ “khách” đã chỉ ra một thực tế xót xa: Một người con của quê hương, sau bao nhiêu năm mới trở về đã trở thành con người xa lạ.

=> Hai câu cuối đã xây dựng tình cảnh của nhân vật trữ tình đầy hóm hỉnh mà cũng thật xót xa.

3. Kết bài

- Đánh giá tác phẩm: một bài thơ sâu sắc, ý nghĩa.

- Cảm nhận chung về bài thơ: yêu thích, hứng thú tìm hiểu…

Bài 3: Cảnh khuya

1. Mở bài

Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Hồ Chí Minh và bài thơ Cảnh khuya.

2. Thân bài

* Cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên chiến khu Việt Bắc:

- Câu thơ 1: “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

  • Trong không gian núi rừng Việt Bắc tĩnh mịch, âm thanh nổi bật đó chính là tiếng suối chảy.
  • Tiếng suối được so sánh với “tiếng hát xa”: tiếng suối trở nên có âm điệu hơn và tình cảm hơn.

- Câu thơ 2: “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa” có hai cách hiểu:

  • Ánh trăng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây, chiếu xuống cả những bông hoa rừng. Không gian thiên nhiên ngập tràn ánh trăng.
  • Ánh trăng sáng chiếu xuống mặt đất xuyên qua từng tán cây cổ thụ, khi phản chiếu xuống mặt đất tạo ra hình thù như những bông hoa.

=> Hai câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc thơ mộng.

* Thấu hiểu được nỗi suy tư, lo âu của nhà thơ:

- Câu 3: “Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ” có hai cách hiểu

  • Hình ảnh “cảnh khuya như vẽ” gợi ra một bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ tựa như một bức tranh.
  • Bác ngồi đấy say mê ngắm nhìn khung cảnh đêm khuya, thiên nhiên và con người hòa quyện tạo nên một bức tranh.

- Câu 4: “Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà” cho thấy hai lý do mà Người chưa ngủ

  • Vì cảnh thiên nhiên quá đỗi đẹp đẽ làm cho tâm hồn người nghệ sĩ bâng khuâng say đắm.
  • Vì “lo nỗi nước nhà” lo cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, cho cuộc sống của nhân dân. Đây mới là lý do quan trọng nhất khiến Người mất ngủ.

=> Qua hai câu thơ trên, người đọc thấy được hình ảnh người thi sĩ đa sầu đa cảm và con người chiến sĩ kiên trung trong Bác Hồ.

3. Kết bài

- Đánh giá về bài thơ: một trong những bài thơ hay nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Cảm nhận chung về tác phẩm: yêu thích…

Bài 4: Rằm tháng giêng

1. Mở bài

Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Rằm tháng giêng

2. Thân bài

* Cảm nhận được hình ảnh đêm trăng rằm tràn ngập sắc xuân:

- Hình ảnh ánh trăng: “nguyệt chính viên” - trăng đúng lúc tròn nhất.

=> Không gian bao la, tràn ngập ánh trăng.

- Sức sống của mùa xuân: “xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”

=> Ba chữ “xuân” nối tiếp nhau thể hiện sức xuân và sắc xuân đang trỗi dậy. Khung cảnh tràn đầy sức sống.

=> Hai câu đầu đã khắc họa bức tranh thiên nhiên đêm rằm mùa xuân đẹp, bát ngát, rộng lớn và tràn đầy sức sống.

* Ngưỡng mộ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của người chiến sĩ cách mạng:

- Công việc: “đàm quân sự” - bàn việc quân nghĩa là bàn việc kháng chiến, bàn việc sinh tử của của dân tộc.

- Hình ảnh “trăng ngân đầy thuyền”: gợi sức lan tỏa của ánh trăng trong đêm rằm và qua đó thể hiện ý nguyện, mong muốn vươn tới thành công trong sự nghiệp cách mạng.

=> Hai câu thơ cuối cho thấy phong thái ung dung, lạc quan, luôn tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng và tâm hồn giao cảm, hòa hợp với thiên nhiên của Bác Hồ.

3. Kết bài

- Đánh giá tác phẩm: một bài thơ hay…

- Cảm nhận chung về bài thơ: yêu thích, khơi gợi sở thích tìm hiểu thơ ca Hồ Chí Minh…

Soạn văn 7 bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học trang 146

Soạn bài Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học ngắn nhất

❮ Bài trước Bài sau ❯

Bài soạn lớp 7: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Hướng dẫn soạn bài: Cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Trang 146 sgk ngữ văn 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trả lời rành mạch và dễ hiểu. Với cách soạn sau, các em học sinh sẽ nắm tốt nội dung bài học. Ngoài ra, nếu có câu hỏi nào, các em comment phía dưới để thầy cô giải đáp.

Câu trả lời:


Nội dung bài gồm:

  • I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học
  • [Luyện tập] Câu 1: Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: ...
  • [Luyện tập] Câu 2: Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ ...

Back to top

I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học

Ví dụ: Đọc bài băn:

CẢM NGHĨ VỀ MỘT BÀI CA DAO

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ...

Cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chấp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.

Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng. Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính chặt vào mạng tơ rung rung trước gió với một con nhện lơ lửng giữa khoảng không đang giơ giơ càng, vừa ra vẻ nghển trông, vừa ra vẻ vờn đón, ngạc nhiên và thất vọng. Tiếng gió khuya vu vu. Và chính bóng người chỉ huy đầu đội khăn, tay chắp sau lưng mà không thấy mặt kia, đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn...

Thì ra cái vùng sao như cát, như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà? A! Sông Ngân! Sông Ngân! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu, hằng năm cứ đến tháng bảy thì có một đôi vợ chồng tên là Ngưu Lang và Chức Nữ được quá giang gặp nhau, và chỉ có gặp nhau một ngày thôi ấy, lại chính là con sông có một người không có tên nhưng tôi lại thất quen quen và thân thương, đang ngước mắt lên trông ngắm mà nhớ thương, mà mong đợi. Mong đợi và nhớ thương không tả rõ là ai, là đâu, là gì mà sao vẫn thấy có một người, có một nơi, có một tình, có một cảnh, vừa man mác, vưa bâng khuâng, vừa da diết vô cùng:

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

Lại con sông Tào Khê này nữa! Hơn bôn mươi năm sau đấy, tôi đã được tới đứng trên bờ phù sa của nó mà trông trời mây sông nước rồi cả sao khuya. Sông Tào Khê vắt qua huyện Quế Võ, tỉnh Hà Bắc, thông ra sông Cầu, nhỏ hẹp thôi, nhưng cũng chảy xiết lòng nguowifm khiến những ai kia đã phải nghẹn ngào:

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn mà nói với sông:

- Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê lắm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

Vì nhớ mà buồn, một bài không phải học kĩ mà cũng thuộc lòng ngay, cả nhiều bạn tôi xưa cũng thấy như thế.

[Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn]

2. Trả lời câu hỏi

a. Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó

b. Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

Trả lời:

a. Bài văn viết về bài ca dao: Vì nhớ mà buồn

Đọc liền mạch bài ca:

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ.

Buồn trông con nhện chăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai ?

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn.

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

b. Tưởng tượng: Bóng một người đội khăn ,mặc áo dài, chắp tay sau lưng,quay mặt trông trời lấp lánh sao ,bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ

  • Liên tưởng: …một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt đang kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương.
  • Hồi tưởng: Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa ,các ý và so sánh hình tượng.Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ…đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.
  • Suy ngẫm:
    • Thì ra cái vùng sao như cát , như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà ?A! Sông Ngân! Sông Ngân! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu…Vừa bâng khuâng , vừa da diết vô cùng.
    • Lại con sông Tào Khê này nữa!Hơn bốn mươi năm sau đấy tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông …nhiều bạn tôi xưa cũng thấy thế.

Ghi nhớ:

  • Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó
  • Bố cục: 3 phần
    • Mở bài: giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.
    • Thân bài: những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.
    • Kết bài: ấn tượng chung về tác phẩm.

Back to top

[Luyện tập] Câu 1: Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: ...

Phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ:Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Cảnh khuya

Trả lời:

Cảm nghĩ về bài thơ cảnh khuya

  • Lập dàn ý:

a. Mở bài:

  • Giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh
  • Hoàn cảnh sáng tác : Những năm đầu trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • Ấn tượng chung: Cảnh đẹp trong đêm khuya ở rừng Việt Bắc và tâm trạng của Bác.

b. Thân bài

  • Câu 1+2: Cảnh đêm trăng rừng êm đềm thơ mộng.
    • Giữa không gian tĩnh lặng của đêm, nổi bật tiếng suối chảy róc rách. Câu thơ sử dụng nghệ thuật so sánh độc đáo.
    • ánh trăng chiếu sáng mặt đất với những mảng sáng tối đan xen hoà quện tạo khung cảnh lung linh huyền ảo.

=> Tạo nên bức tranh đêm trăng rừng tuyệt đẹp cuốn hút người đọc.

  • Câu 3+4 : Tâm trạng của Bác trong đêm khuya.
    • Trước khung cảnh lung linh huyền ảo của chốn rừng Việt Bắc, Bác say mê ngắm cảnh.
    • Bác chưa ngủ một phần vì cảnh đêm khuya quá đẹp làm say dắm tâm hồn nghệ sĩ, phần vì lo lắng cho đất nước.

=> Tình yêu thiên nhiên luôn gắn liền với tình yêu nước tha thiết trong con người Bác.

c. Kết bài.

  • Khẳng định lại tình cảm của người viết: Đây là bài thơ hay thể hiện tâm hồn tinh tế nhạy cảm, tinh thần yêu nước sâu nặng của Bác.

Bài mẫu:

Hồ Chí Minh không chỉ được biết đến với tư cách là một nhà chính trị tài ba, một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, mà Bác còn được biết đến với tư cách là một người nghệ sĩ với tâm hồn phóng khoáng, yêu đời và tự do. Bài thơ Cảnh khuya ra đời năm 1947, khi Bác đang sống và làm việc tại chiến khu Việt Bắc trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp gian khổ. Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt với ngôn ngữ giản dị, trong sáng nhưng vẫn hiện lên tâm hồn, tình yêu thiên nhiên và sự trăn trở, suy tư của Bác với non sông, đất nước:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Cảnh hiện lên là buổi đêm vô cùng tĩnh lặng của núi rừng Việt Bắc. Tôi hình dung về khoảng không rộng lớn của thiên nhiên, khi trăng lên lên cao vút, ánh sáng chiếu xuyên qua từng kẽ lá, tạo nên những vệt sáng lốm đốm dưới mặt đất như những đóa hoa. Tiếng suối chảy róc rách chảy trong đêm lại đặc biệt trong trẻo, tinh khôi như tiếng hát. Âm thanh ấy lại gợi cho tôi về tiếng suối trong những vần thơ của Nguyễn Trãi trước đây:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai

Cả hai câu thơ đều là âm thanh tiếng suối nhưng tiếng suối trong mỗi bài hiện lên với vẻ đẹp khác nhau. Nếu tiếng suối trong thơ Nguyễn Trãi là tiếng suối ở Côn Sơn, rì rầm như tiếng đàn cầm du dương, thanh thoát thì tiếng suối trong thơ Bác là tiếng suối ở Việt Bắc trong trẻo, cao vút như tiếng hát của người ca sĩ. Dù thế nào thì những âm thanh tưởng như vô thức ấy cũng hiện lên trong những câu chữ của cả hai người nghệ sĩ với những cung bậc, tình cảm, cảm xúc tuyệt vời.

Người ta cứ nghĩ, thiên nhiên là cái mà Hồ Chí Minh hướng tới, nhưng không, con người suy tư về vận mệnh của đất nước mới chính là tâm điểm của bức tranh:

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

Nước nhà vẫn đang bị giày xéo dưới gót giày của kẻ xâm lược, nhân dân vẫn đang lầm than, è cổ chịu sự áp bức thì người lãnh tụ làm sao có thể ngon giấc được? Thiên nhiên có đẹp đến mấy, thơ mộng đến mấy, âm thanh có trong trẻo, có du dương đến mấy mà con người phải sống trong cảnh nô lệ, tù đày thì cũng không còn ý nghĩa gì cả. Hình bóng của người chiến sĩ cách mạng bỗng trở nên kì vĩ, lớn lao hơn bao giờ hết. Không phải vì bóng dáng của Người trong đêm tối tĩnh mịch được ánh trăng cắt hình trên nền đất mà chính vì suy nghĩ, trăn trở lớn lao của Người với vận mệnh của non sông, đất nước.

Bài thơ khép lại bằng hình ảnh của người chiến sĩ cách mạng với suy tư về cuộc chiến nhưng lại mở ra trong lòng người đọc một tấm lòng của con người hết lòng vì dân, vì nước, đấu tranh vì quyền tự do, dân chủ cho con người.

Back to top

[Luyện tập] Câu 2: Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ ...

Lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơNgẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê.

Trả lời:

a. Mở bài: Giới thiệu đôi nét về Hạ Tri Chương và bài thơ.

b. Thân bài: Cảm xúc, suy nghĩ về các hình ảnh và cảm xúc của tác phẩm.

  • Hoàn cảnh viết bài thơ có nét gì độc đáo, đặc biệt.
  • Sự đối lập các trạng thái trẻ – già, đi xa – trở về và sự thay đổi của tác giả [tóc mai đã rụng].
  • Điểm không thay đổi sau bao năm xa cách: giọng quê [cũng chính là cái tình đối với quê hương].
  • Cuộc gặp gỡ với lũ trẻ con trong làng.
  • Sự xót xa của tác giả khi bị lũ trẻ coi là người khách lạ.

Chính sự trớ trêu này lại càng làm nổi rõ tình yêu quê hương của nhà thơ.

c. Kết bài:

  • Cảm xúc chung về tác phẩm.
  • Tình cảm của người viết đối với quê hương.

Back to top

Video liên quan

Chủ Đề