Sự khác nhau giữa ăn ở nhà và ăn ở nhà hàng

Nhà hàng, quán ăn – là những thuật ngữ quen thuộc chúng ta vẫn dùng để nói chuyện và trao đổi thông tin hàng ngày. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc, tại sao người ta lại dùng từ “đặt tiệc nhà hàng” mà không dùng từ “đặt tiệc quán ăn”? Hay cũng bao gồm việc phục vụ đồ ăn nhưng có nơi được gọi là nhà hàng, có nơi lại là bar là pub?...

Nhà hàng, quán ăn – là những thuật ngữ quen thuộc chúng ta vẫn dùng để nói chuyện và trao đổi thông tin hàng ngày. Nhưng có bao giờ bạn thắc mắc, tại sao người ta lại dùng từ “đặt tiệc nhà hàng” mà không dùng từ “đặt tiệc quán ăn”? Hay cũng bao gồm việc phục vụ đồ ăn nhưng có nơi được gọi là nhà hàng, có nơi lại là bar là pub?...

Nhà hàng là gì? Nhà hàng khác với quán ăn ở điểm nào?

1.Khái niệm nhà hàng

Nhà hàng (hay quán ăn) là một cơ sở chuyên kinh doanh về việc nấu nướng và phục vụ các món ăn và đồ uống cho khách hàng đến mua, chủ yếu dùng ngay ở đó. Ngoài ra, nhiều nhà hàng cũng có thêm dịch vụ đóng gói đồ ăn lại để khách tiện "mang đi" thay vì dùng bữa ngay tại quán. Ngày nay, cũng có nhiều nhà hàng phục cả hình thức ship (giao) đồ ăn tận nhà cho khách.

Tuỳ theo mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi cộng đồng khác nhau, cũng như những dịch vụ ăn uống, hình thức phục vụ, thực đơn, các món ăn, đồ uống khác nhau, mà người ta phân biệt thành các loại hình nhà hàng đa dạng khác nhau và có đặc thù riêng.

Bạn cần phân biệt: các loại hình nhà hàng và các mô hình kinh doanh nhà hàng – là hai khái niệm khác nhau. Ở trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn về các mô hình kinh doanh nhà hàng ăn uống phổ biến hiện nay.

>> Xem thêm: Khái niệm về các loại hình nhà hàng

Sự khác nhau giữa ăn ở nhà và ăn ở nhà hàng

Loại hình nhà hàng và Mô hình kinh doanh nhà hàng là hai khái niệm khác nhau

2.Đặc điểm chung của một nhà hàng

Cơ cấu nhân sự: Một nhà hàng thông thường có chủ nhà hàng, đầu bếp và nhân viên phục vụ (bồi bàn). Tuỳ theo quy mô lớn nhỏ của nhà hàng, mà mở rộng thêm số lượng nhân sự, hoặc thêm các bộ phận nhân sự khác như: lễ tân, bảo vệ, trông xe, bếp trưởng – bếp chính – bếp phụ,…

Thực đơn: Nhà hàng phải có thực đơn cụ thể để khách chọn món, bố trí bàn ghế để phục vụ, các món ăn, thực phẩm, thức uống... đồng thời phải có các thiết bị và nơi chế biến thức ăn (bếp).

3.Nhà hàng khác quán ăn ở điểm nào?

Trên thực tế, chúng ta cũng không quá quan tâm đến việc phải phân biệt rạch ròi nhà hàng khác gì với quán ăn. Đôi khi hai thuật ngữ này cũng được dùng chung cho nhau để chỉ cùng một cơ sở ăn uống. Vẫn không sao cả.

Tuy nhiên, hiểu đúng ra thì khái niệm nhà hàng được phân biệt với khái niệm quán ăn ở chỗ: Nhà hàng thường chỉ những cơ sở ăn uống có quy mô lớn hơn (về sức chứa, không gian, cơ sở vật chất, nội thất trang trí) và số lượng món ăn đa dạng, phong phú hơn.

Ngoài ra, không phải là mức chi tiêu tiền nhiều hay ít, nhưng thông thường thì “nhà hàng” là thuật ngữ được sử dụng khi nói đến các cơ sở ăn uống có tính chất trang trọng, lịch sự, dùng nhiều để nói đến các buổi tiệc, liên hoan. Còn “quán ăn” là thuật ngữ đời thường, thông dụng, thường được sử dụng để nói đến các địa điểm ăn uống có tính chất bình dân, xuồng xã hơn như nói về các quán nhậu, quán bar. Kiểu như, thay vì dùng “Hội liên hiệp đàn bà Việt Nam”, thì người ta dùng từ “Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam” vậy.

Sự khác nhau giữa ăn ở nhà và ăn ở nhà hàng

Trên thực tế, nhà hàng và quán ăn là các khái niệm không cần quá rạch ròi

Phân loại các mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến hiện nay

Để khởi nghiệp kinh doanh ăn uống, bạn cần xác định xem mình sẽ chọn làm loại hình nhà hàng nào, và chọn mô hình kinh doanh nhà hàng nào để triển khai. Từ đó, bạn mới xác định được chính xác tập khách hàng mục tiêu, thị trường mục tiêu để bắt đầu dấn thân vào.

>> Dưới đây là các cách phân loại các mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến hiện nay:

1.Phân loại nhà hàng theo nền ẩm thực, quốc gia

Dựa vào các món ăn đặc trưng trong nền ẩm thực của một quốc gia, vùng miền, châu lục mà người ta phân biệt thành các mô hình kinh doanh nhà hàng khác nhau như: Nhà hàng món Pháp, nhà hàng Việt, nhà hàng Ý, nhà hàng Âu, nhà hàng Á, nhà hàng Hàn Quốc, nhà hàng Nhật Bản,… Đây là cách phân loại dễ dàng bắt gặp và thường được sử dụng nhiều nhất.

2.Phân loại nhà hàng theo quy mô

Quy mô ở đây được hiểu là quy mô về sức chứa, không gian, nội thất, cơ sở vật chất.

Kiểu phân loại này thường chỉ mang tính tương đối, đôi khi rất khó xác định cơ sở ăn uống đó thuộc nhóm nào. Chúng thường được phân chia thành quán ăn nhỏ, quán ăn gia đình, nhà hàng bình dân, nhà hàng trung cấp, nhà hàng trung – cận cao cấp, nhà hàng cao cấp, nhà hàng sang trọng, nhà hàng siêu sang,…

3.Phân loại nhà hàng theo loại hình phục vụ

Loại hình phục vụ là cách phân loại đơn giản và cũng phổ biến nhất. Chúng ta có các mô hình kinh doanh sau: Nhà hàng buffet, nhà hàng gọi món (A la carte), nhà hàng thức ăn nhanh (nhà hàng fast food), nhà hàng tiệc cưới,…

4.Phân loại nhà hàng theo chủ đề món ăn

Đây là các nhà hàng thường phục vụ món ăn theo một hoặc hai, ba chủ đề chính nào nào đó. Phân loại mô hình nhà hàng theo cách này, chúng ta có: Nhà hàng hải sản, nhà hàng nướng, nhà hàng lẩu, nhà hàng chuyên lẩu dê/bò/gà/…, nhà hàng chay, nhà hàng tôm hùm, nhà hàng đồng quê,…

5.Phân loại nhà hàng theo địa điểm vị trí địa lý, khu vực

Dựa vào điểm đặc trưng nổi bật của nhà hàng, mà chúng ta phân loại ra các mô hình: Nhà hàng trong khách sạn, nhà hàng trong trung tâm thương mại, nhà hàng tầng cao, nhà hàng trên lầu thượng (rooftop), nhà hàng trong tầng hầm, nhà hàng bên sông, nhà hàng trên sông, nhà hàng nổi,…

6.Phân loại nhà hàng theo sự liên kết hợp tác

Tuỳ theo sự liên kết của nhà hàng với các đối tác khác để cung cấp 2, 3 dịch vụ khác cùng một địa điểm mà chúng ta có: Nhà hàng karaoke, nhà hàng – café, nhà hàng – bar – café, nhà hàng phòng trà,…

7.Phân loại nhà hàng theo hình thức sở hữu

Đây là hình thức phân loại ít gặp ở Việt Nam. Nó chủ yếu dành cho các nhà đầu tư, chuyên về kinh doanh nhà hàng. Chúng ta có các loại mô hình: nhà hàng tư nhân, nhà hàng nhà nước, nhà hàng liên doanh, nhà hàng cổ phần…

8.Kết hợp 2 hoặc nhiều mô hình ở trên

Chúng ta có phân loại các nhà hàng như: Nhà hàng món nướng Hàn Quốc, nhà hàng món nướng Nhật Bản, nhà hàng buffet hải sản, nhà hàng gọi món đồng quê,…

Sự khác nhau giữa ăn ở nhà và ăn ở nhà hàng

Có 8 kiểu phân loại mô hình kinh doanh nhà hàng phổ biến tại Việt Nam

Kinh doanh nhà hàng là một ngành dịch vụ đầy rủi ro, vì đây là ngành kinh doanh trên nhu cầu thiết yếu của con người, có quá nhiều biến động. Nó giúp bạn hái ra tiền, thăng hoa sự nghiệp, nhưng nó cũng có thể khiến túi tiền của bạn đội nón ra đi. Hi vọng sau bài viết này, bạn sẽ có thêm kiến thức để vững tin hơn với lựa chọn của mình.

Chúc các bạn kinh doanh nhà hàng thành công,

--

Nguồn tham khảo: wikipedia

Heli Pham – PasGo Team

16/09/2020

Tại sao nấu ăn tại nhà lại rẻ hơn nhiều so với đi ăn ở ngoài? Lời giải thích sẽ giúp bạn nhận ra giãn cách là cơ hội học cách kiểm soát chi phí thực phẩm khổng lồ bấy lâu nay

Việc nấu ăn tại nhà giúp chúng tôi tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn và những bữa ăn được ăn hết 100%, không có lượng thức ăn nào bị bỏ phí.

Sự khác nhau giữa ăn ở nhà và ăn ở nhà hàng

Theo một khảo sát về nhu cầu tiêu dùng của các hộ gia đình, nhu cầu về thực phẩm là khoản chi tiêu được xếp hạng thứ 3, chỉ đứng sau nhu cầu đi lại và nhu cầu nhà ở. Đó là một phần ngân sách không thể thiếu, vì tất cả chúng ta đều có nhu cầu ăn uống mỗi ngày. Tuy nhiên, số tiền chúng ta chi tiêu cho khoản này có thể rất khác nhau.

Tôi sẽ tiến hành tính toán chi phí thực phẩm thông qua một bữa ăn, của mỗi thành viên trong gia đình bạn. Điều này sẽ giúp bạn so sánh chi phí một cách đồng đều giữa các hình thức ăn uống, để xem lựa chọn nào sẽ có ý nghĩa kinh tế nhất.

Khi đề cập đến việc đi ăn ngoài, tôi tin rằng sẽ có ba cấp độ riêng biệt:

1. Thức ăn nhanh rẻ tiền

Loại thức ăn này đặc biệt không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn ăn một phần nhỏ, được chia ra từ một bữa pizza cùng bạn bè, bạn sẽ không gặp quá nhiều khó khăn để có được một bữa ăn chỉ với giá từ 3 đến 5 USD. Đây có thể là sự lựa chọn tốt nhất nếu bạn muốn đi ăn bên ngoài.

Tuy vậy, bạn không nên ăn những thực phẩm này quá thường xuyên. Thức ăn nhanh rẻ tiền rất dễ ngán và khả năng cao sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn.

2. Thức ăn nhanh bình dân

Ở cấp độ này, tôi sẽ đề cập đến những loại thức ăn nhanh được cải tiến hơn so với thức ăn nhanh rẻ tiền. Bạn có thể tìm mua cho mình một bữa ăn như vậy tại: Chipotle, hoặc Panera….Các nhà hàng này cam kết sẽ mang đến cho bạn những phần ăn được chế biến từ nguyên liệu hữu cơ, hay các loại thịt được lấy từ trang trại siêu sạch. Không những vậy, tỷ lệ chất xơ, rau quả trong mỗi khẩu phần ăn luôn được tính toán cân bằng kỹ lưỡng.

Hầu như hiện nay, xu hướng về việc cung cấp các loại thức ăn nhanh sẽ tập trung vào hình thức này. Nhưng bạn cũng nên cân nhắc khi đi ăn ở những nhà hàng như thế này. Nó có thể tiêu tốn hơn 10 USD của bạn cho mỗi bữa ăn.

3. Thức ăn tại các nhà hàng cao cấp

Tôi định nghĩa nhà hàng là nơi bạn được phục vụ tại bàn và có khả năng bạn sẽ phải chi thêm tiền tip cho nhân viên phục vụ.

8 USD sẽ là khoản chi phí khá rẻ cho một bữa ăn tại nhà hàng, chưa kèm đồ uống. Nhưng sau đó, khi cộng thêm thuế và tiền tip, số tiền bạn phải chi sẽ hơn 10 USD cho một bữa ăn. Vẫn có những trường hợp ngoại lệ khác như, bạn có phiếu giảm giá, hoặc sử dụng chương trình khuyến mãi: "Giảm 1/2 giá bánh mì Burger vào các ngày thứ Ba", hay những khuyến mãi tương tự khác. Nói chung, 10 USD là một mức giá khá hợp lý để ăn tại một nhà hàng.

Trên thực tế, chi phí của một bữa ăn dành cho 2 người có thể phát sinh thêm gấp 2 hoặc 3 lần số tiền đó, tùy thuộc vào đẳng cấp của nhà hàng và những món ăn mà bạn gọi.

Hãy so sánh chi phí giữa việc đi ăn bên ngoài với việc nấu ăn tại nhà

Đầu tiên, chúng ta nên tách biệt chi phí giữa hai hình thức ăn uống này. Bạn sẽ khó có thể đi ăn ở ngoài với khoản chi phí ít hơn 3 USD. Trong khi đó, khi nấu ăn tại nhà, chi phí bạn bỏ ra thường ít khi vượt quá con số đó.

Tôi đã theo dõi chi phí cho một bữa ăn bình thường khi nấu tại nhà, trong khoảng 1 năm rưỡi. Và để làm được điều này, tôi đã sử dụng một bảng tính để tổng hợp tất cả những dữ liệu có được từ thẻ tín dụng của mình. Tiếp theo, tôi sử dụng hàm số để xác định tổng số lần mà tôi đã đi ăn bên ngoài.

Tôi đã thực hiện một phép toán như sau: Mỗi ngày tôi sẽ có 3 bữa ăn. Tôi nhân con số này với tổng số ngày trong khoảng thời gian được giới hạn. Tiếp theo, tôi nhân kết quả mình có được với 0.8 để trừ hao những bữa ăn mà tôi đã bỏ qua. Như vậy, tôi có được tổng số bữa ăn mà tôi sẽ có trong khoảng thời gian 1.5 năm.

Sau đó, tôi lấy tổng số bữa ăn trừ đi số bữa ăn bên ngoài, và tôi sẽ có được tổng số bữa ăn tại nhà. Chi phí cho những bữa ăn được nấu tại gia đình sẽ được chia đều cho các hóa đơn thực phẩm, và tôi sẽ có được chi phí trung bình cho một bữa ăn. Kết quả tôi có được chính là, chi phí trung bình cho một bữa ăn tại nhà của mỗi thành viên trong gia đình thường dưới 3 USD. Thậm chí có vài lần còn dưới 2 USD. Thật sự rất bất ngờ!

Gia đình tôi không quá lạm dụng việc sử dụng các chương trình khuyến mãi. Chúng tôi cũng không chỉ ăn gạo và đậu cho mỗi bữa ăn. Điều quan trọng là, chúng tôi chỉ mua sắm những loại hàng hóa bình thường, thiết yếu và tạo ra những bữa ăn ngon, từ những nguyên liệu thực sự chất lượng.

Tác dụng của việc kiểm soát chi phí trung bình cho mỗi bữa ăn

Một người trung bình sẽ có gần 1000 bữa ăn trong một năm (365 x 3 = 1,095). Nếu bạn giảm được 1 USD trong mỗi bữa ăn của một thành viên trong gia đình, bạn sẽ tiết kiệm được 1.000 USD trong một năm. Vì vậy, nếu gia đình bạn có 4 người và bạn giảm chi tiêu từ 5 USD xuống còn 3 USD cho mỗi bữa ăn, bạn đã tiết kiệm được 8.000 USD/năm.

Cách dễ nhất để làm được điều này là bạn hãy hoán đổi bữa ăn bên ngoài thành những bữa ăn được chuẩn bị tại nhà. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bạn nên mang theo một chiếc túi đựng đồ ăn khi đi làm, thay vì ra ngoài ăn mỗi ngày.

Năm ngoái, gia đình tôi đã tiết kiệm được một khoản tiền lớn từ việc nấu ăn tại nhà. Chúng tôi nhận ra rằng, những buổi ăn trưa ở ngoài vào mỗi Chủ nhật thường có nhiều thức ăn thừa, và lượng thức ăn đó hầu như bị vứt bỏ. Việc nấu ăn tại nhà giúp chúng tôi tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn và những bữa ăn được ăn hết 100%, không có lượng thức ăn nào bị bỏ phí.

Sự thật là có khoảng 25% lượng thức ăn bị vứt bỏ một cách rất lãng phí. Chính vì vậy, hãy bắt đầu thói quen ăn uống ở nhà nhiều hơn, sử dụng thực phẩm bạn mua hiệu quả hơn, để không phải tốn thêm một khoảng chi phí không cần thiết nào cho việc ăn uống.

2 cách để bạn rèn luyện thói quen nấu ăn tại nhà

Nếu bạn bắt đầu muốn ăn nhiều bữa tại nhà hơn, đây là 2 phương pháp sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

1. Nắm vững 10 công thức nấu ăn ngon, đơn giản

Bạn không cần phải nhớ hàng ngàn công thức nấu ăn mới có thể nấu được những bữa ăn xuất sắc. Bạn sẽ nấu được một bữa ăn chỉnh chu chỉ với một vài công thức đơn giản. Đơn giản ở đây có nghĩa là, đơn giản trong khâu chuẩn bị và sử dụng các nguyên liệu đơn giản như thịt, rau, sữa, trái cây, các loại đậu, gạo, bột mì, thảo mộc và gia vị,...

2. Xây dựng thói quen thường xuyên nấu ăn tại nhà

Bạn hãy ăn bánh Taco vào các ngày thứ Ba hoặc thứ Hai không ăn thịt. Bạn có thể nấu bất cứ món nào bạn muốn, chỉ cần phát triển điều đó đều đặn mỗi ngày. Một trong những lý do khiến mọi người không thích nấu ăn là vì có quá nhiều sự lựa chọn về món ăn được đưa ra hoặc do những vấn đề khác như: mua sắm, nấu ăn, dọn dẹp,...

Việc xây dựng thói quen thường xuyên nấu ăn tại nhà sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề trên. Bạn sẽ không còn phải đắn đo khi quyết định mua thứ gì tại cửa hàng tạp hóa mà chỉ cần đẩy xe đi và mua những thứ mình cần. Càng thực hành nhiều, bạn sẽ càng thành thạo công việc này hơn. Bạn cũng sẽ dần nấu nướng ngon hơn và dọn dẹp sạch sẽ hơn, bởi vì bạn đã tích lũy đủ kinh nghiệm khi nấu đi nấu lại những món giống nhau.

Thêm vào đó, khi bạn đã dần quen với một thói quen trong bữa ăn, thì việc có sự thay đổi sẽ trở nên đặc biệt hơn. Ví dụ, nếu bạn thường xuyên ăn ở ngoài, thì lời mời: "Hãy đặt bánh pizza tối nay!" có thể sẽ không được bạn hưởng ứng quá nhiệt tình. Chính vì vậy, thỉnh thoảng, bạn hãy thay đổi thói quen dùng bữa tại nhà bằng một lời đề nghị đi ăn ở ngoài. Ý tưởng đó sẽ trở nên vô cùng hấp dẫn với mọi người!

Mai Lâm

Theo MD

Từ khóa: nấu ăn, ăn cơm ngoài

Cùng chuyên mục

Xem theo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 Tháng Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8 Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 Năm 2022 2021 2020 2019 2018 2017 2016 2015 2014 XEM