Sự khác nhau giữa kiểm tra và giám sát

Vai trò lãnh đạo của tổ chức đảng là điều chỉnh, định hướng toàn bộ các hoạt động của đời sống xã hội. Do đó để bảo đảm định hướng, điều chỉnh có phù hợp với thực tiễn hay không cần phải kiểm tra, giám sát để đánh giá được hay chưa được, rút ra ưu, khuyết điểm, bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, lãnh đạo. Đảng ta xác định kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo. Tuy nhiên, các cấp ủy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thời gian qua còn lúng túng không biết nên xác định nội dung nào thì kiểm tra, nội dung nào cần giám sát chuyên đề. Việc đáng lý phải kiểm tra, thì giám sát chuyên đề, việc cần giám sát chuyên đề lại kiểm tra. Việc chưa xác định đúng nội dung kiểm tra, giám sát trên vô hình trung làm giảm ý nghĩa, mục đích, vai trò của từng nhiệm vụ. Vì thế, phân biệt được nội dung nào cần kiểm tra, nội dung nào cần giám sát chuyên đề trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của cấp ủy hàng năm là rất cần thiết.

Trước hết, chúng ta cần hiểu rõ hai khái niệm kiểm tra và giám sát. Quyết định số 46-QĐ/TW ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng trong chương VII và chương VIII của Điều lệ Đảng khóa XI, định nghĩa:
Giám sát của Đảng là việc các tổ chức đảng theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động nhằm kịp thời tác động để cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên được giám sát chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng.

Kiểm tra của Đảng là việc các tổ chức đảng xem xét, đánh giá, kết luận về ưu điểm, khuyết điểm hoặc vi phạm của cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Có thể nêu ví dụ: người thợ một mình xây toàn bộ căn nhà thì anh ta không thể tự giám sát công việc đang làm, mà chỉ có thể tự kiểm tra kết quả công việc xem được hay chưa được để điều chỉnh cho ưng ý. Nhưng nếu là một nhóm thợ xây có thợ cả, thì anh thợ cả sẽ luôn đứng ngay tại công trình để giám sát việc xây dựng đó và kịp thời nhắc nhở, chỉ dẫn các thợ xây khác xây đúng quy cách, tiêu chuẩn, thiết kế, chỗ nào chưa đúng thì yêu cầu xây lại cho đúng. Sau khi xong từng công đoạn thì anh thợ cả sẽ thực hiện việc kiểm tra lần cuối để đánh giá, nhận xét có đúng như thiết kế không, chỗ nào không đúng thì cho sửa chữa.

Như vậy, giám sát và kiểm tra khác nhau cơ bản và được phân biệt ở hai đặc trưng cơ bản: Thứ nhất, về thời điểm trong giám sát, chủ thể phải có mặt thường xuyên, liên tục theo dõi bên cạnh đối tượng và công việc đang tiến hành, đang diễn ra để kịp thời đưa ra những nhắc nhở, khuyến cáo, đề nghị, hỗ trợ tạo điều kiện cho đối tượng chấp hành đúng với quy định. Nhưng sau khi sự việc đã kết thúc, hoặc việc đã, đang thực hiện nhưng có biểu hiện hạn chế, thiếu sót, khuyết điểm, sai phạm cần được kiểm tra làm rõ để kịp thời uốn nắn, sửa chữa, quy trách nhiệm, xử lý sai phạm.

Từ đó nhận thấy, chỉ có kiểm tra việc chấp hành các nghị quyết, chỉ thị, thông báo kết luận… đã, đang tổ chức thực hiện, không giám sát chuyên đề đối với những việc đã được thực hiện xong, hay nghị quyết, chỉ thị đó đã thực hiện và vẫn còn tổ chức thực hiện trên thực tế chưa được tổng kết thì vẫn không nên đưa vào giám sát chuyên đề mà phải tổ chức kiểm tra, có như vậy mới đánh giá đúng thực chất toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện và đưa ra những giải pháp lãnh đạo phù hợp hơn trong thời gian tới. Trường hợp này mà đưa vào tổ chức giám sát thì chỉ nắm hoạt động chấp hành từ thời điểm hiện tại mà không thể biết được kết quả thực hiện trước đó đúng, sai, những ưu khuyết điểm, trách nhiệm thuộc về ai… nên không thể đưa ra được phương hướng lãnh đạo.

Ngược lại, chỉ giám sát chuyên đề đối với những nghị quyết, chỉ thị, thông báo kết luận đang tổ chức thực hiện trên thực tế và cấp ủy phải có kế hoạch ngay từ đầu năm, thông báo cho đối tượng được giám sát biết ngay từ đầu và định ra mốc thời điểm giám sát tập trung theo dõi hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên, kịp thời phát hiện điều chỉnh ngay những biểu hiện chấp hành chưa đúng, chưa đầy đủ, hay có vấn đề thì tiến hành tổ chức kiểm tra để làm rõ.
Thứ hai, về mục đích, cách làm. Kiểm tra chỉ khi có vấn đề [chậm trễ, chưa đạt, khó khăn, vướng mắc…] hay dư luận trong tổ chức thực hiện để làm rõ, tìm cho ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân khách quan, chủ quan từ đó đề ra hướng xử lý, khắc phục, rút kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo. Kiểm tra phải thẩm tra, xác minh, đối chiếu, so sánh cho ra vấn đề, còn giám sát là hoạt động thường xuyên, liên tục chỉ để xem xét hoạt động chấp hành của tổ chức đảng, đảng viên với các quy định để kịp thời nhắc nhở, hướng dẫn thực hiện cho đúng, để sao cho kết quả thực hiện là tốt nhất, không cần phải thẩm tra xác minh gì cả, chỉ cần theo dõi, xem xét quá trình tổ chức thực hiện của tổ chức đảng và đảng viên cũng đủ để tác động điều chỉnh ngay.

Từ đặc trưng này, cấp ủy cần xác định được mục đích cụ thể của mình là gì nếu muốn kịp thời chỉ đạo để việc thực hiện chủ trương, nghị quyết nào đó trong năm được đúng đắn thì lập kế hoạch giám sát chuyên đề đối với nghị quyết, chỉ thị đó ngay trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm đúng yêu cầu lãnh đạo. Vì thế, giám sát chuyên đề cần có trọng tâm và phải xác định ngay từ đầu gửi cho đối tượng giám sát biết. Hay các cấp ủy muốn nắm bắt được một cách sâu sắc để lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết những vấn đề còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế thì đưa nội dung đó vào tiến hành kiểm tra. Thế nên, các cấp ủy chủ động xác định rõ mục đích, yêu cầu ngay từ đầu thì sẽ xác định trúng, đúng nội dung cần xây dựng kế hoạch kiểm tra hay giám sát chuyên đề.

Kiểm tra, giám sát có mục đích, nhiệm vụ, chức năng khác nhau, song có mối quan hệ tác động qua lại, hỗ trợ cho nhau. Các cấp ủy cần vận dụng linh hoạt hai công cụ lãnh đạo này để phục vụ cho hoạt động lãnh đạo của mình ngày hiệu quả hơn. Giám sát tốt việc chấp hành cấp ủy cấp dưới và đảng viên thì kết quả công việc tốt, việc kiểm tra giảm bớt và khi phát hiện vấn đề thì tổ chức kiểm tra cũng được thuận lợi. Đến lượt mình, kiểm tra tốt giúp cho việc giám sát khắc phục được thuận lợi, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên.

Các thuật ngữ kiểm tra và giám sát thường được sử dụng thay thế cho nhau trong nhiều ứng dụng. Tuy nhiên, có một sự khác biệt đáng chú ý giữa các điều khoản. Ngoài ra, có một sự khác biệt đáng kể giữa phạm vi công việc được thực hiện bởi các thanh tra viên và giám sát viên. Bài viết này mở ra những khác biệt này để xóa bỏ sự nhầm lẫn trong việc sử dụng có thể hoán đổi cho hai thuật ngữ này.

Kiểm tra là gì?

Kiểm tra là một nhiệm vụ hoặc đánh giá về tìm kiếm lỗi và tìm hiểu thực tế trong nhiều cài đặt công việc. Trong hệ thống giáo dục, ví dụ, một hệ thống thanh tra có thể được thực hiện để thực hiện vai trò và trách nhiệm thanh tra. Nhiệm vụ của hệ thống sẽ là liên tục đánh giá tiêu chuẩn và chất lượng giáo dục được cung cấp cho người học. Trong số những người khác, nó sẽ kiểm tra cách giáo viên cung cấp giáo dục, và các mục tiêu của bộ quốc gia đạt được như thế nào.

Thanh tra trong bất kỳ thiết lập công việc nào cũng có thể được giao nhiệm vụ đảm bảo rằng công việc được thực hiện hiệu quả và hoàn hảo. Việc kiểm tra có thể được lên lịch theo từng thời điểm trong khi việc giám sát, mặt khác, thường xuyên liên tục.

Có thể có các nhân viên thanh tra chính phủ kiểm tra các thực thể nhất định để đảm bảo rằng luật pháp, quy định và quy tắc đang được thực thi. Ví dụ, Sở Xây dựng Chicago có thể cử thanh tra để kiểm tra việc tuân thủ các quy tắc và tiêu chuẩn xây dựng. Các cuộc kiểm tra này có thể dựa trên lịch trình hoặc dựa trên người khiếu nại.

Thanh tra y tế, cũng có thể được giao nhiệm vụ kiểm tra các nhà hàng và các cửa hàng thực phẩm khác để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Điều này được thực hiện để phát hiện ra các lỗi và có thể thực thi việc tuân thủ hoặc gửi báo cáo kiểm tra cho các cơ quan có liên quan. Kiểm tra có thể được sử dụng để cải thiện chất lượng bằng cách đưa ra khuyến nghị cho các cơ quan hữu quan về những cạm bẫy trong một hệ thống cụ thể.

Giám sát là gì?

Giám sát, mặt khác, đưa ra một sự giám sát đối với cấp dưới trên cơ sở liên tục để đảm bảo rằng họ đang thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu. Khi một nhân viên chịu sự giám sát, anh ta hoặc cô ta không được phép thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào mà không có sự chấp thuận của người giám sát. Anh ta báo cáo cho người giám sát có thể là người quản lý.

Trong hệ thống giáo dục, trưởng bộ phận hoặc hiệu trưởng nhà trường có thể đóng vai trò là người giám sát của đội giảng dạy để đảm bảo rằng họ liên tục giảng dạy. Một đội thanh tra có thể thực hiện tìm kiếm lỗi và tìm hiểu thực tế về các giám sát viên để chứng minh nếu họ đang thực hiện đúng vai trò và trách nhiệm giám sát của mình. Một giám sát viên có thể ban hành một nhiệm vụ cho cấp dưới và sau đó kiểm tra xem liệu nhiệm vụ đã được hoàn thành. Điều này cho thấy một số chồng chéo, mặc dù nhỏ, giữa kiểm tra và giám sát. Nhưng, giám sát nói chung là liên tục và do đó, giám sát viên có mặt hàng ngày để đảm bảo rằng các nhiệm vụ được thực hiện theo hướng dẫn.

Sự giám sát có thể được phân cấp từ các giám sát viên trực tiếp đến quản lý cấp cao trong bất kỳ tổ chức nào. Vai trò và trách nhiệm của người giám sát chủ yếu giống nhau trên tất cả các tổ chức. Các tổ chức khác có thể kết hợp vai trò kiểm tra và trách nhiệm trong phạm vi giám sát công việc. Đây là những gì tạo ra một cách sử dụng có thể hoán đổi cho các thuật ngữ và do đó gây nhầm lẫn.

Sự khác biệt chính giữa giám sát và kiểm tra

Định nghĩa của giám sát Vs. Kiểm tra

Kiểm tra là một hành động đánh giá, trong số những người khác, công việc, đối tượng, hệ thống, con người và tòa nhà để xem các đơn đặt hàng, tiêu chuẩn chất lượng, quy định, luật và quy tắc có được tuân theo không.

Giám sát, mặt khác, là một hành động giám sát liên tục trong khi đưa ra mệnh lệnh và đảm bảo rằng chúng được thực hiện kịp thời, hiệu quả và cẩn thận.

Vai trò và trách nhiệm liên quan đến Giám sát Vs. Kiểm tra

Thanh tra là những chuyên gia thực hiện kiểm tra. Họ có thể sắp xếp khung thời gian để tiến hành kiểm tra. Thanh tra không nhất thiết là người cho đặt hàng. Họ có thể đóng vai trò trung gian giữa các cơ quan hữu quan và cấp dưới để đảm bảo rằng các quy tắc, tiêu chuẩn an toàn hoặc chất lượng đang được hoàn thành. Thanh tra có thể đưa ra các khuyến nghị để cải thiện hệ thống. Phạm vi công việc có thể rộng từ tổ chức hoặc chính phủ khác.

Vai trò của người giám sát là đảm bảo rằng cấp dưới của họ thực hiện các mệnh lệnh khi cần thiết. Giám sát viên ra lệnh và hướng dẫn. Có thể không cần bất kỳ người giám sát nào kiểm tra rằng các nhân viên đã thực hiện công việc vì họ thường có mặt. Họ giám sát thường xuyên và nhân viên không được phép thực hiện bất kỳ nhiệm vụ nào nếu không có sự giám sát.

Ứng dụng

Kiểm tra không được áp dụng trên cơ sở liên tục. Nó có thể được lên lịch theo các khoảng thời gian. Trong một số trường hợp, kiểm tra có thể bị ảnh hưởng bởi khiếu nại. Ví dụ, nếu người tiêu dùng được báo cáo bị bệnh do tiêu thụ thực phẩm, thanh tra viên có thể được nhắc kiểm tra các cửa hàng hoặc nhà sản xuất thực phẩm cụ thể.

Giám sát, mặt khác, được áp dụng trên cơ sở liên tục. Một giám sát viên có thể có mặt về mặt thể chất hoặc một cuộc gọi điện thoại từ cấp dưới.

Giám sát Vs. Kiểm tra: Biểu đồ so sánh

Tóm tắt về giám sát Vs. Kiểm tra

  • Kiểm tra tìm thấy lỗi hoặc sự thật. Nó đảm bảo rằng các tiêu chuẩn, quy tắc, luật hoặc quy định đang được tuân theo
  • Giám sát cung cấp giám sát cho cấp dưới để đảm bảo rằng họ thực hiện các nhiệm vụ được giao
  • Kiểm tra được áp dụng trên các khung thời gian theo lịch trình hoặc mỗi khiếu nại
  • Giám sát được áp dụng liên tục vì người giám sát thường có mặt tại nơi làm việc
  • Giám sát viên thực hiện giám sát trong khi thanh tra tiến hành thanh tra
  • Thanh tra không nhất thiết phải kiểm tra cấp dưới trong khi giám sát viên giám sát cấp dưới.
  • Giám sát viên ra lệnh
  • Thanh tra viên có thể đưa ra khuyến nghị cho các nhà quản lý cấp cao, những người có thể cải thiện các tiêu chuẩn hoặc thực thi tuân thủ.

Video liên quan

Chủ Đề