Sự khác nhau giữa sắp có kinh và có thai

Lượt xem: 10622

Mang thai và kinh nguyệt có bản chất hoàn toàn khác nhau. Thế nhưng hai hiện tượng này lại có một số dấu hiệu làm chị em phụ nữ khá băn khoăn. Vậy làm sao để phân biệt được hiện tượng có thai và kinh nguyệt? Chị em hãy tham khảo thông tin dưới đây nhé. 

Chảy máu âm đạo

Hiện tượng chảy máu âm đạo thường xảy ra khoảng từ một tuần cho tới 10 ngày kể từ khi quan hệ tình dục không bảo vệ. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ di chuyển về tử cung, bám vào thành tử cung để làm tổ. Quá trình làm tổ có thể gây ra những tổn thương nhỏ ở niêm mạc tử cung. Chính tổn thương tại niêm mạc này làm xuất hiện hiện tượng vài giọt máu chảy ra từ âm đạo, gọi là máu báo thai.

Máu báo thai có lượng rất nhỏ, chỉ vài giọt dính ở quần lót. Thường thì máu báo thai chỉ xuất hiện trong khoảng 1 – 2 ngày.

Điều này thường khiến chị em nhầm lẫn giữa có thai và kinh nguyệt trong những ngày đầu tiên. Nhưng có thể thấy, máu kinh nguyệt thường có màu đổ sẫm, xuất hiện với lượng nhiều hơn, có lẫn những mảng vụn và chất nhầy tử cung. Bên cạnh đó, máu hành kinh ra trong thời gian dài hơn, khoảng từ 4 ngày đến 1 tuần tùy mỗi người.

Sự khác nhau giữa sắp có kinh và có thai

Chảy máu âm đạo

Cảm giác ngực căng tức, sự tăng kích thước ngực khi có thai và kinh nguyệt có giống nhau?

Căng tức ngực và tăng kích thước ngực là hai dấu hiệu chị em đều có thể gặp khi mang thai hoặc trước kì kinh nguyệt.

Sự thay đổi kích thước “vòng 1” cùng cảm giác căng tức ngực đối với chị em khi có thai sẽ không khó chịu như cảm giác trước kì kinh nguyêt. Trước khi hành kinh, do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể chị em, ngực sẽ tăng về kích thước đi kèm với đó là cảm giác căng cứng, khó chịu. Còn trong khi mang thai, kích thước ngực thay đổi nhưng ngực lại có phần mềm mại, dễ chịu hơn. Sự thay đổi kích thước này sẽ hỗ trợ rất tốt cho giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ sau sinh.

Ngoài ra, khi mang thai thì núm vú của chị em cũng sẽ chuyển sang màu sẫm hơn so với bình thường và chúng cũng cực kì nhạy cảm.

Sự khác nhau giữa sắp có kinh và có thai

Tăng kích thước vòng 1 gây nhiều nhầm lẫn giữa có thai và kinh nguyệt

Thèm ăn

Bỗng dưng thấy thèm ăn, nhiều chị em thầm nghĩ: “Hình như mình có thai rồi!” Thực tế thì trước khi tới kì kinh nguyệt thì chị em cũng có thể có cảm giác thèm ăn một số thứ như socola, đồ ngọt (bánh, kẹo), thèm nước có ga… Hoặc có người lại cảm thấy đói cồn cào. Cả khi có thai và kinh nguyệt chị em đều sẽ có cảm thèm ăn, tuy nhiên hiện tượng thèm ăn khi đến ngày "dâu rụng" khác với thèm ăn khi mang thai.

Khi bắt đầu có thai, ngoài việc “nghiện” ăn một số món, chị em còn có thể cảm thấy sợ, buồn nôn khi gặp một số mùi vị của ngay cả những món mình thích. Không chỉ ở giai đoạn đầu, chị em còn có thể gặp hiện tượng này trong suốt thai kì. Nhiều chị em còn gặp phải chứng rối loạn ăn uống, tức là bạn ăn những thực phẩm hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng như đá lạnh, vẩy sơn khô hay mẩu kim loại.

Tâm trạng thay đổi: khó ở, hay cáu gắt

Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường ở phụ nữ có thai hay phụ nữ trước ngày “đèn đỏ”. Nguyên nhân của sự thay đổi tâm trạng chính là sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Chị em có thể cảm thấy sự thay đổi trong tâm trạng của mình: dễ cáu bẳn, buồn chán, khó chịu hơn bình thường. Mặc dù hai hiện tượng này tương đối giống nhau, nhưng nếu để ý kĩ, chị em sẽ thấy khi mang thai, sự thay đổi về tâm lí rõ rệt hơn nhiều. Nếu chị em đang bị chậm kinh và có thêm hiện tượng trên thì nên kiểm tra ngay bằng que thử để xác định chính xác mình có thai hay không nhé!

Lời khuyên của các chuyên gia:

- Dấu hiệu nhận biết có thai và có kinh nguyệt có sự giống nhau nhưng chỉ là rất ít, ngoài ra có những dấu hiệu rất rõ ràng để chị em có thể nhận ra ngay mình đã có thai hay mình chuẩn bị bước vào những ngày “đèn đỏ”

+ Khi có thai: nhạy cảm với mùi, chuột rút, buồn nôn, ốm nghén

+ Khi có kinh nguyệt: đau mỏi lưng, đau bụng dưới, da nhiều dầu, tăng ham muốn tình dục…

Sự khác nhau giữa sắp có kinh và có thai

Đau bụng dưới là biểu hiện của kì kinh nguyệt sắp đến

- Nếu chị em tinh ý thì hoàn toàn có thể phân biệt được các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt. Các dấu hiệu khi sắp hành kinh thường diễn ra trước 1 – 2 ngày. Điều này giúp bạn đoán biết được ngày “đèn đỏ” sắp đến để có thể chủ động thời gian, công việc, chuẩn bị “đối đầu” với kì nguyệt san đang đến.

- Trong trường hợp bạn phán đoán mình có khả năng có thai thì hãy kiểm tra bằng que thử thai ngay. Bạn nên kiểm tra vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy để kết quả được chính xác nhất. Nếu muốn chắc chắn hơn, bạn có thể tới cơ sở y tế để làm xét nghiệm HCG, khi đó bạn sẽ có được kết quả chính xác nhất.

Trên đây là cách phân biệt hai hiện tượng có thai và kinh nguyệt. Hi vọng rằng qua bài viết này, chị em sẽ không còn bị nhầm lẫn giữa mang thai và “ngày đèn đỏ” để có sự chuẩn bị chủ động và chu đáo.

Sự khác nhau giữa sắp có kinh và có thai
Dấu hiệu trước khi có kinh và có thai gần giống nhau

Dấu hiệu trước khi có kinh và dấu hiệu có thai khác nhau thế nào?

Các triệu chứng giống nhau: Đau lưng, đau đầu, táo bón, sưng bầu ngực, tiểu tiện nhiều hơn, thay đổi tâm trạng.

Những triệu chứng này có thể làm cho bạn cảm thấy lo lắng nếu bạn không muốn có thai, hoặc khiến bạn hy vọng nếu đang chờ mong có "tin vui". Kiểm tra những điều khác biệt dưới đây để biết liệu bạn sắp có kinh hay là dấu hiệu mang thai sớm.

Chảy máu

Sắp có kinh: Bạn sẽ không bị chảy máu cho đến khi kỳ kinh thực sự bắt đầu. 

Có thai: Bạn sẽ thấy có đốm hồng hoặc nâu sẫm tại thời điểm phôi thai bám vào tử cung (xảy ra khoảng 10 - 14 ngày sau khi thụ thai). Có thể chảy máu một vài ngày. 

Mệt mỏi

Sắp có kinh: Bạn cảm thấy kiệt sức ngay cả khi bạn không làm bất cứ việc gì vất vả. Nghỉ ngơi sẽ giúp bạn đỡ mệt hơn.

Có thai: Nếu bạn bị chậm kinh và thấy vô cùng mệt mỏi, có thể bạn đã có bầu. Mệt mỏi sẽ kéo dài trong suốt thai kỳ do sự gia tăng nồng độ progesterone gây giảm huyết áp và đường huyết. 

Thèm ăn

Sắp có kinh: Thói quen ăn uống của bạn có thể thay đổi khi bạn sắp có kinh nguyệt. Có thể bạn muốn ăn đồ ngọt, chocolate, thức ăn mặn... Tuy rất thèm, nhưng bạn có thể chống lại cám dỗ phải ăn những thức ăn này. 

Có thai: Bạn sẽ có cảm giác thèm ăn cực độ đối với một số loại thực phẩm, và ghê sợ một số loại thực phẩm khác. Một số Phụ nữ còn thèm ăn những thứ vốn không ăn được, như kim loại, đá, vôi... Trong trường hợp này, bà bầu cần hỏi ý kiến bác sỹ ngay. 

Buồn nôn và nôn mửa

Sắp có kinh: Bạn sẽ không bị buồn nôn hoặc nôn khi sắp có kinh. 

Có thai: Hầu hết phụ nữ mới mang thai đều bị buồn nôn. Nếu bạn bị chậm kinh và vô cùng buồn nôn, có thể bạn đã mang thai. Buồn nôn thường xuất hiện sau khi thụ thai từ 2 - 8 tuần, và tiếp tục trong suốt thai kỳ. 

Đau bụng hoặc đau vùng chậu

Sắp có kinh: Đau bụng khi sắp có kinh là điều phổ biến, mức độ nghiêm trọng thay đổi tùy cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, khi bắt đầu có "đèn đỏ", cơn đau giảm và từ từ biến mất. 

Có thai: Khi trứng thụ tinh bám vào thành tử cung sẽ gây ra cơn đau nhẹ cùng với máu báo. Bạn cũng sẽ bị đau lưng dưới hoặc bụng dưới, kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng, kéo dài lâu hơn nhiều so với đau bụng khi sắp có kinh.

Sự khác nhau giữa sắp có kinh và có thai
Đau lưng dưới có thể là dấu hiệu mang thai sớm

Những triệu chứng chỉ xuất hiện khi mang thai, không xuất hiện khi sắp có kinh nguyệt: 

Núm vú sẫm màu: Nồng độ estrogen trong cơ thể tăng lên, khiến vú tăng kích thước hoặc núm vú sẫm màu. Thậm chí, ngay cả sau khi sinh, quầng vú vẫn còn thẫm màu. 

Khó thở: Bạn sẽ bị khó thở khi phôi thai phát triển trong tử cung cần thêm oxy. 

Tăng nhiệt độ cơ thể: Nếu bạn đang mang thai, nhiệt độ cơ thể sẽ tăng nhẹ trong ít nhất 18 ngày hoặc hơn. Phụ nữ cũng có thể tăng nhiệt độ khi sắp có kinh, nhưng nhiệt độ cơ thể sẽ giảm khi bắt đầu có kinh nguyệt. 

Kiểm tra những dấu hiệu này sẽ giúp bạn xác định xem bạn có thai hay không. Tuy nhiên, cách tốt nhất để biết bạn sắp có kinh hay đã có thai là làm xét nghiệm thai kỳ tại nhà, như dùng que thử thai nếu bạn bị chậm kinh. 

An An H+ (Theo momjunction)