Sữa công thức de được bao lâu trong máy hâm sữa

Tại sao cần ủ ấm, ủ nóng sữa công thức sau khi pha?

Sữa mẹ là một nguồn dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho con yêu khi mới chào đời cho tới năm 2 tuổi. Do đó, nếu mẹ có thể cho bé bú hoàn toàn 100% được là tốt nhất. Vì một lý do cấp thiết nào đó không thể cho bé bú mẹ và mẹ phải sử dụng sữa công thức cho bé thì sẽ không tránh khỏi có những lúc bé nhả nhớn không chịu ti bình. Đã mất công pha sữa công thức xong mà bé không chịu bú, mẹ lại phải tìm cách để bảo quản sữa sao cho sữa không bị hỏng mà bé vẫn sử dụng được cho cữ bú ngay kế tiếp.

Thông thường sữa công thức sau pha sẽ đạt nhiệt độ 37  40 độ C tương đương với sữa mẹ trong lồng ngực khi cho em bé bú trực tiếp. Để sữa công thức sau pha luôn đạt nhiệt độ này bạn sẽ cần ủ nóng sữa bằng một vài phương pháp như túi ủ, máy hâm, nước nóng, Nếu ủ đúng kỹ thuật thì chất dinh dưỡng trong sữa công thức đã pha vẫn đảm bảo, em bé vẫn có thể sử dụng ngay trong cữ sữa kế tiếp mà không cần pha lại hay bỏ đi gây lãng phí cho túi tiền của mẹ.

Sữa công thức de được bao lâu trong máy hâm sữa
Sữa công thức ủ nóng để được bao lâu?

Sữa công thức ủ nóng để được bao lâu?

Theo khuyến cao từ các chuyên gia thì sữa công thức sau khi pha xong chỉ nên cho bé bú ngay trong khoảng 1  2 giờ ở nhiệt độ thường. Nếu để quá lâu ngoài môi trường thì sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập làm hỏng sữa. Nếu mẹ sử dụng các phương pháp ủ nóng bằng túi giữ nhiệt hoặc bình hâm sữa thì sữa công thức sau pha sẽ để được khoảng 4  5 tiếng. Trước khi cho bé sử dụng mẹ vẫn nên kiểm tra chất lượng sữa xem trong sữa đã pha có sủi bọt không. Nếu có sủi bọt vì lý do bất kể nào đó thì mẹ đừng nên tiếc mà hãy dứt khoát bỏ ngay phần sữa công thức đó đi để đảm bảo cho hệ tiêu hóa của em bé nhà mình luôn khỏe mạnh nhé!

Một số cách ủ nóng, ủ ấm sữa công thức phổ biến

Trong số các mẹ bỉm sữa sử dụng sữa công thức cho con phải chiếm tới 60% các mẹ chưa biết cách ủ nóng hay ủ ấm sữa công thức đã pha đúng cách gây mất chất dinh dưỡng trong sữa và nguy hiểm hơn có thể gây hại cho hệ tiêu hóa non nớt của con. Với 4 cách ủ nóng, ủ ấm sữa sau, Websosanh.vn tin rằng mẹ sẽ tự tin hơn trong việc bảo quản sữa đã pha và chăm con an toàn:

1. Ủ nóng sữa công thức trong bình hay túi ủ

Bình giữ nhiệt hay túi giữ nhiệt là một vật dụng hỗ trợ đắc lực trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức. Đây là các dụng cụ có chức năng bảo quản giữ nóng hoặc giữ lạnh cho sữa trữ được đảm bảo nhiệt độ nhất định khi mẹ ra ngoài, chưa dùng tới sữa ngay.

Sữa công thức de được bao lâu trong máy hâm sữa
Ủ nóng sữa công thức trong bình hay túi ủ

Sau khi pha sữa công thức xong, nhiệt độ sữa sau pha vẫn còn nóng khoảng 50  70 độ C tùy khoảng nhiệt độ pha khuyến cáo từ hãng. Nếu mẹ đã để nguội mà bé không bú bạn có thể tìm cách ủ nóng khác. Còn nếu mẹ có việc cần kíp phải ra ngoài cần ủ nóng sữa mang theo thì mẹ có thể bỏ ngay bình sữa công thức đã pha vào bình hoặc túi giữ nhiệt đóng nắp chặt và mang theo bên mình cho tới khi cần sử dụng mới mở ra. Hãy đảm bảo chèn kỹ để sữa đặt trong đó không bị đổ khi mẹ di chuyển cùng con bên ngoài nhé!

2. Ủ ấm sữa công thức bằng máy hâm sữa

Trường hợp mẹ cho con bú bình tại nhà mà bé không chịu hợp tác và mẹ có sẵn máy hâm sữa thì có thể vặn nút điều chỉnh ở nhiệt độ ủ ấm sữa rồi đặt bình sữa công thức đã pha vào đó. Khi nhiệt độ giảm, máy hâm sữa sẽ tự động bật lại giúp mẹ giữ sữa đã pha trong khoảng 4  5 tiếng luôn sẵn sàng cho bé sử dụng khi muốn bú trong cữ kế cận.

Sữa công thức de được bao lâu trong máy hâm sữa
Ủ ấm sữa công thức bằng máy hâm sữa

3. Ủ ấm sữa công thức bằng nước nóng

Nếu không có bình ủ cũng chẳng có máy hâm sữa thì bạn có thể ủ ấm sữa theo cách truyền thống là cho bình sữa công thức đã pha vào một bát nước nóng. Tuy nhiên cách này không đảm bảo sữa để được lâu. Bạn chỉ nên ủ ấm sữa và sử dụng ngay trong vòng 1  2 tiếng thôi nhé!

4. Cách ủ sữa công thức đã pha trong tủ lạnh

Một cách phổ biến hơn luôn được hầu hết các mẹ sử dụng đó là bé không uống thì cho ngay bình sữa đã pha vào tủ lạnh, lúc bé muốn uống thì lấy ra hâm lại theo 1 trong 3 cách trên. Tuy nhiên mẹ cũng lưu ý rằng, nếu bình sữa chưa được bé sử dụng thì có thể để được 24 giờ còn bình sữa bé đã nhấp miệng rồi không tu thì sẽ chỉ được 4  6 giờ thôi. Sau khoảng thời gian này mẹ nên bỏ phần sữa không dùng đi đừng tiếc mà hại tới con. Một lưu ý nữa là nếu bé dùng ngay cữ kế tiếp thì mẹ cũng không cần bỏ tủ lạnh làm gì vì bỏ tủ lạnh rồi hâm nóng quá trình nóng lạnh này sẽ khiến sữa đã pha nhanh bị mất chất, thậm chí biến chất không có lợi cho con.