Sữa Pediasure úc cận date có tốt không

Vào thời điểm cuối năm, nhiều mặt hàng sắp hết hạn hay còn được người tiêu dùng gọi với cái tên “cận date” lại vào mùa xả hàng. Mặc dù rất nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo, tuy nhiên tâm lý tiêu dùng thích đồ rẻ vẫn khiến cho  nhiều người lựa chọn mua hàng cận date.

Nhiều mặt hàng mang mác cận date, tồn kho được bán với số lượng khủng.

Với những loại hàng sắp hết hạn sử dụng, để giải quyết vấn đề tồn kho, thu hồi vốn, nhiều nhãn hàng thường mở các đợt bán hàng với giá rẻ, các thương lái cũng thu mua lại rồi bán ra kiếm lãi. Điểm thu hút của các loại hàng cận date đó chính là giá thành rẻ bèo, với mức giá giảm từ 20%-50%, thậm chí giảm hơn phân nửa.

Lướt qua nhiều hội nhóm, trang mạng xã hội, các hội nhóm thanh lý các loại sữa và bột cận date với giá siêu rẻ đang thu hút rất nhiều người tiêu dùng đổ xô thu mua về sử dụng.

Một tài khoản có tên Đỗ Hải Hà đăng tải sản phẩm sữa Pediasure có hạn sử dụng tới tháng 03/2023 với giá chỉ 550.000 đồng/ lon 850g được xách tay từ Úc. Tài khoản này quảng cáo: “Sữa Pediasure của Úc rất đắt, có thể nói là trong các loại sữa công thức là sữa đắt nhất nhưng lúc nào cung cũng không đủ cầu để cho thấy sữa này tốt đến nhường nào”.

Tuy khẳng định “cung không đủ cầu” nhưng tài khoản này lại có số lượng lớn sữa bột cận date để bán ra thị trường, thậm chí, khi lấy cả thùng 3 lon sẽ còn có giá rẻ hơn. Là loại sữa dành cho trẻ từ 1 - 10 tuổi, tuy nhiên nhiều người vẫn lựa chọn mua để sử dụng cho con mặc dù đây là hàng cận date, không rõ nguồn nhập khẩu và xác thực.

Mặc dù, tại các cửa hàng phân phối chính hãng có hạn sử dụng lâu hơn, giá chỉ nhỉnh hơn khoảng 150.000 đồng nhưng nhiều người vẫn lựa chọn đổ xô mua loại hàng cận date không rõ nguồn gốc và văn bản nhập khẩu này.

Không chỉ sữa dành cho trẻ em, các loại sữa công thức, sữa dành cho người già, mẹ bầu, thậm chí là các loại thực phẩm chức năng đều được tìm kiếm nhiều trên các trang thông tin bán hàng cận date. Đáng lo ngại, việc sử dụng các loại thực phẩm này khi quá hạn hoặc mua phải hàng giả sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của chính những người sử dụng.

Dùng hàng cận date: Tiết kiệm hay rước bệnh?

Vào thời điểm giá cả hàng hóa tăng cao, nhiều người truyền tai nhau săn hàng cận date như một “bí kíp” để vừa có thể mua được những sản phẩm chất lượng từ các thương hiệu nổi tiếng, vừa tiết kiệm được tối đa chi phí tiêu dùng. Tuy nhiên, việc tìm mua và sử dụng các loại hàng cận date cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Trên thực tế, ngày sản xuất và hạn sử dụng được ghi trên bao bì các sản phẩm là khoảng thời gian an toàn nhằm để người tiêu dùng lưu ý sử dụng các sản phẩm. Tại các quốc gia khác, nhiều sản phẩm không ghi hạn sử dụng trên bao bì mà thường sử dụng cụm từ “best before” - nghĩa là người dùng nên sử dụng thực phẩm trước ngày hạn để đảm bảo đầy đủ chất lượng về mặt dinh dưỡng.

Từng mua hàng cận date và gặp trường hợp hàng kém chất lượng, chị Phạm Thu Minh [TP HCM] cho biết: “Tôi cũng chuộng mua hàng cận date vì giá thành rẻ, tuy nhiên một lần mua hàng cận date trên mạng, tôi đặt mua 1 lốc cá mồi hichef 55.000 đồng. Khi nhận hàng khui 2 lon cá ra thử thì cá vừa tanh, vừa có mùi của thiu hỏng, tôi hỏi lại người bán thì người này đã chặn tôi ngay”.

Mua thực phẩm cận date cần đặc biệt cẩn trọng.

Thực tế, hầu hết các mặt hàng gần hết hạn sử dụng thường có giá bán chỉ bằng khoảng một nửa giá bán ban đầu. Giá thành bỏ ra thấp để mua về được đồ có thương hiệu là những “lợi thế” giúp hàng "cận date" được một bộ phận người tiêu dùng đón nhận.

Tuy nhiên, trước những mặt hàng nước ngoài không có nguồn gốc nhập khẩu rõ ràng, các loại hàng giả, hàng nhái trà trộn tinh vi được gắn mác hàng cận date, người dùng cần thận trọng và quan sát kỹ chất lượng sản phẩm khi mua.

Theo Viện Dinh dưỡng khuyến cáo, người tiêu dùng nên cảnh giác khi mua các loại thực phẩm cận date vì chất lượng của những mặt hàng này có thể bị hư hỏng trước thời gian quá hạn. Vì vậy, các “tín đồ cận date” cần cẩn trọng khi lựa chọn những sản phẩm sát hạn sử dụng để tránh tình trạng “tiền mất, tật mang” gây ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân và gia đình.

Các nhầm lẫn về hạn sử dụng được in trên bao bì thực phẩm chiếm gần 20% lý do khiến tăng chất thải thực phẩm tại Hoa Kỳ. Điều này phần lớn là do Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ [FDA] không quy định việc ghi hạn sử dụng cho các sản phẩm thực phẩm, ngoại trừ sản phẩm chuyên dùng cho trẻ sơ sinh.

Một số tiểu bang có các quy định cụ thể về việc in hạn sử dụng lên trên vỏ các sản phẩm sữa, nhưng những quy định này có thể rất khác nhau giữa các tiểu bang. Điều này khiến người dùng có thể thấy một số loại ngày trên hộp sữa, không nhất thiết là hạn sử dụng. Một số ý nghĩa ngày tháng có thể được in trên bao bì sữa:

  • “Sử dụng tốt nhất trước ngày”: nhãn này cho biết khi nào người dùng nên tiêu thụ sữa để có được trải nghiệm tốt nhất về hương vị cũng như chất lượng
  • “Ngày bán ra”: ngày này có thể giúp các cửa hàng quản lý hàng tồn kho, vì nó cho biết khi nào nên bán sữa để đảm bảo chất lượng tốt nhất.
  • “Sử dụng đến ngày”: Ngày này là ngày cuối cùng người dùng nên tiêu thụ sữa để sản phẩm có chất lượng cao nhất.

Ngày tháng được in trên bao bì sữa có thể cho người dùng biết khi nào chất lượng sản phẩm sẽ bắt đầu giảm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là sữa sẽ hết hạn và không an toàn để uống ngay sau ngày đó.

Tại Hoa Kỳ, hầu hết sữa mua từ cửa hàng tạp hóa đã được tiệt trùng.

Thanh trùng là một quá trình bao gồm làm nóng sữa để tiêu diệt vi khuẩn có hại, bao gồm E. coli, Listeria và Salmonella. Bằng cách này, thời hạn sử dụng của sữa được kéo dài thêm 2 đến 3 tuần. Tuy nhiên, quá trình thanh trùng có thể không giết chết tất cả các vi khuẩn và những vi khuẩn còn sót lại sẽ tiếp tục phát triển khiến sữa bị hỏng.

Một nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trong tủ lạnh có ảnh hưởng rất lớn đến hạn sử dụng của sữa. Bằng cách giảm nhiệt độ tủ lạnh xuống từ 6 đến 4 ° C có thể khiến thời hạn sử dụng được kéo dài thêm 9 ngày.

Mặc dù không có khuyến nghị nào được đặt ra, hầu hết các nghiên cứu đều cho khi sữa được bảo quản đúng cách, sữa chưa mở thường vẫn có chất lượng tốt sau ngày được in trên bao bì khoảng từ 5 đến 7 ngày. Sữa đã mở có thể kéo dài ít nhất 2 đến 3 ngày sau hạn sử dụng.

Sữa tươi chưa được tiệt trùng là loại sữa có thời hạn sử dụng ngắn hơn các loại sữa khác. Uống loại này sữa này cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh bởi vi khuẩn trong thực phẩm.

Ngược lại, sữa ổn định hoặc vô trùng, được sản xuất bằng phương pháp xử lý siêu nhiệt [UHT]. UHT tương tự như thanh trùng nhưng được xử lý ở nhiệt độ cao hơn, làm cho các sản phẩm sữa chưa mở có thể bảo quản ở nhiệt độ phòng. Sữa UHT thường có thể được bảo quản kéo dài từ 2 đến 4 tuần sau ngày in nếu được bảo quản trong tủ ở môi trường khô, mát và có thể bảo quản tối đa 1 tháng 2 trong tủ lạnh. Sau khi mở, sữa UHT nên được bảo quản trong tủ lạnh và tiêu thụ trong vòng từ 7 đến 10 ngày.

Tuy nhiên, việc kiểm tra chất lượng của sữa dựa vào mùi vị cũng như màu sắc của sản phẩm trước khi tiêu thụ là rất quan trọng.

Chủ Đề