Suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống được gửi gắm qua câu chuyện diệt cỏ dại

Một nhà hiền triết dẫn một toán học trò của mình đi ngao du khắp chốn trên đời. Trong vòng 10 năm trời thầy trò họ theo nhau đi hầu hết các nước, gặp gỡ hầu như tất cả những người có học vấn. Lúc này, thầy trò họ đã trở về, người nào người nấy kinh luân đầy một bụng, kinh nghiệm đầy mình. Trước khi vào thành, nhà hiền triết ngồi nghỉ trên một bãi cỏ ở ngoại thành, nói với học trò của mình:Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều, lúc này đây, sự học sắp kết thúc ta sẽ giảng cho các con bài học sau cùng.

Các học trò kéo đến ngồi vây quanh nhà hiền triết. Một lát sau, nhà hiền triết hỏi:

Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu?
Các học trò đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên ngoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi:

Trên bãi cỏ hoang này có cây gì mọc lên?
Học trò đồng thanh đáp:

Trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!
Nhà hiền triết nói:

Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này đi?Các học trò nhìn nhau hết sức ngạc nhiên, họ thực sự không ngờ rằng, nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, vậy mà trong bài học sau cùng này lại hỏi một vấn đề giản đơn như thế.

Một người trong toán học trò lên tiếng trước:

Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái xẻng thôi là xong hết ạ!
Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu. Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp:

Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay đấy ạ!
Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác. Người học trò thứ ba nói:

Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!
Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư anh ta nói:

Diệt cỏ phải trừ tận gốc, chỉ cần nhổ được rễ lớn là xong hết!
Các học trò đã lần lượt nói hết suy nghĩ của mình, nhà hiền triết đứng dậy, nói:

Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, rồi theo cách mình nghĩ, mỗi người hãy diệt cỏ ở một mảnh đất trên bãi hoang này. Nếu không diệt được cỏ, một năm sau quay lại đây ta nói chuyện sau.Một năm sau, mọi người quay trở lại, có điều khác là bãi cỏ năm trước không còn đầy cỏ dại nữa, mà đã trở thành cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Toán học trò lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết tới nhưng chờ mãi vẫn không thấy ông tới.Mấy năm sau nhà hiền triết ấy qua đời, những người học trò cũ của ông đã chỉnh lý lại những tài liệu, luận thuyết mà ông nêu ra, thấy ở một chương cuối, ông đã tự ghi thêm vào một câu: “Muốn diệt hết cỏ dại ở bãi hoang, chỉ có một cách hay nhất, đó là hãy trồng cấy mùa màng lên đấy. Cũng như vậy, muốn để linh hồn không phải buồn lo tản mạn, thì cách duy nhất là hãy chiếm cứ nó bằng những đức tính tốt”.Đây là một câu chuyện giàu ý nghĩa. Nó cung cấp cho mỗi chúng ta bài học lớn, đó là: Những ai muốn đạt tới một tương lai tốt đẹp, cách hiệu quả nhất là bạn từng bước dành tối đa thời gian quan tâm tới điều tốt, làm những việc tốt và rèn luyện những đức tính tốt.Càng quan tâm thực sự và đặt mức độ ưu tiên để thực hiện điều tốt, tránh xa những điều xấu xa, thói quen xấu thì kết quả bạn mong đợi sẽ càng nhanh chóng đạt được. Đó là luật nhân quả không loại trừ một ai trong chúng ta.

Giữ một thái độ hài hòa trong hành động là điều quan trọng đảm bảo cho một cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.

Suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống được gửi gắm qua câu chuyện diệt cỏ dại
Suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống được gửi gắm qua câu chuyện diệt cỏ dại
Suy nghĩ của anh/chị về bài học cuộc sống được gửi gắm qua câu chuyện diệt cỏ dại
Gieo gì hôm nay:Nếu bạn gieo thành thật bạn sẽ gặt lòng tin.Nếu bạn gieo lòng tốt bạn sẽ gặt thân thiện.Nếu bạn gieo khiêm tốn bạn sẽ gặt cao thượng.Nếu bạn gieo kiên nhẫn bạn sẽ gặt chiến thắng.Nếu bạn gieo cân nhắc bạn sẽ gặt hòa thuận.Nếu bạn gieo chăm chỉ bạn sẽ gặt thành công.Nếu bạn gieo tha thứ bạn sẽ gặt hòa giải.Nếu bạn gieo cởi mở bạn sẽ gặt thân mật.Nếu bạn gieo chịu đựng bạn sẽ gặt cộng tác.Nếu bạn gieo niềm tin bạn sẽ gặt phép màu.Nhưng:Nếu bạn gieo dối trá bạn sẽ gặt ngờ vực.Nếu bạn gieo ích kỉ bạn sẽ gặt cô đơn.Nếu bạn gieo kiêu hãnh bạn sẽ gặt hủy diệt.Nếu bạn gieo đố kị bạn sẽ gặt phiền muộn.Nếu bạn gieo lười biếng bạn sẽ gặt mụ mẫm.Nếu bạn gieo đắng cay bạn sẽ gặt cô lập.Nếu bạn gieo tham lam bạn sẽ gặt tổn hại.Nếu bạn gieo tầm phào bạn sẽ gặt kẻ thù.Nếu bạn gieo lo lắng bạn sẽ gặt lo âu.Nếu bạn gieo tội lỗi bạn sẽ gặt tội lỗi.Nếu bạn gieo oán hận bạn sẽ gặp hận thù.

Vì vậy, hãy cẩn thận những gì bạn gieo HÔM NAY, nó sẽ QUYẾT ĐỊNH những gì bạn gặt vào NGÀY MAI.

ST –

ĐỀ THI  THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2017
Môn: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề

Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)


Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
Một nhà hiền triết đưa học trò đi ngao du khắp thế gian. Họ tìm gặp, trò chuyện, học hỏi hầu hết những bậc thầy nổi tiếng ở nhiều đất nước. Sau 10 năm, nhà hiền triết cùng học trò trở về quê hương. Trước khỉ vào thành, nhà hiền triết nói với học trò của mình: “Mười năm ngao du, các con đều đã trở thành kẻ sĩ học rộng hiểu nhiều. Giờ đây, ta sẽ giảng cho các con một bài học cuối cùng”.
Các học trò kéo đến ngồi quanh nhà hiền triết. Ông hỏi: “Hiện chúng ta đang ngồi ở đâu?”. Họ đồng thanh trả lời rằng đang ngồi trên bãi cỏ hoang ở bên nạoài thành. Nhà hiền triết lại hỏi: “Trên bãi cỏ hoang này có những cây gì?”. Học trò đồng thanh đáp: “Trên bãi hoang mọc toàn cỏ dại ạ!”.
Nhà hiền triết nói: “Đúng! Trên bãi cỏ hoang này mọc toàn cỏ dại. Bây giờ ta muốn biết bằng cách gì để trừ hết thứ cỏ dại này?”. Các học trò nhìn nhau hết sức  ngạc nhiên, vì không ngờ nhà hiền triết xưa nay vốn chỉ đi sâu nghiên cứu những điều huyền bí của cuộc sống, mà trong bài học sau cùng này lại hỏi họ một vấn đề giản đơn như thế.
Một người lên tiếng trước: “Dạ thưa thầy, chỉ cần có một cái cuốc là xong hết ạ!”.
Nhà hiền triết khe khẽ gật đầu.
Một người học trò khác như phát hiện ra điều gì mới, nói tiếp: “Dạ thưa thầy, đốt lửa để diệt cỏ cũng là một cách rất hay ạ!”.
Nhà hiền triết im lặng mỉm cười, ra hiệu gọi một người khác.
Người học trò thứ ba nói: “Thưa thầy, rắc vôi lên cũng có thể diệt được hết tất cả các giống cỏ đấy ạ!”.
Tiếp ngay sau đó là người học trò thứ tư: “Diệt cỏ phải trừ tận qốc, chỉ cẩn nhổ được rễ lớn là xong  hết!”.
Nghe xong, nhà hiền triết đứng dậy, nói: “Bài học hôm nay đến đây là hết, các con hãy về đi, một năm nữa quay lại đây ta sẽ nói chuyện sau”.
Một năm sau, mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi. Họ lại ngồi quây quần gần ruộng lúa, chờ nhà hiền triết nhưng mãi vẫn không thấy ông tới. (Sưu tầm) Câu 1. Văn bản trên viết về chuyện gì?

Câu 2. Xác định   phong cách ngôn ngữ của văn bản?


Câu 3. Giải thích ý nghĩa ẩn dụ của các hình ảnh: cỏ dại, ngô lúa. Câu 4. Theo anh (chị), nhà hiền triết muốn truyền cho các học trò bài học nào?  

Phn II. Làm văn (7,0 đim)


Câu 1 (2,0 điểm):
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu văn: Một năm sau, mọi người quay trở lại thì thấy bãi cỏ dại năm trước đã biến mất, thay vào đó là cánh đồng ngô lúa xanh tươi.  được gợi ra từ phần Đọc hiểu.
 Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh chị về cảnh dân làng Xô Man cứu Tnú trong truyện “rừng xà nu ” của Nguyễn Trung Thành:
Một ngón tay Tnú bốc cháy. Hai ngón, ba ngón. Không có gì đượm bằng  nhựa xà nu. Lửa bắt rất nhanh. Mười ngón tay đã thành mười ngọn đuốc.
Tnú nhắm mắt lại, rồi mở mắt ra,  trừng trừng.
          Trời ơi! Cha mẹ ơi! Anh không cảm thấy lửa cháy ở mười đầu ngón tay  nữa. Anh nghe lửa cháy trong lồng ngực, cháy ở bụng. Máu anh mặn chát ở đầu  lưỡi. Răng anh đã cắn nát môi anh rồi. Anh không kêu lên. Anh Quyết nói:  “Người Cộng sản không thèm kêu van…” Tnú không thèm, không thèm kêu  van. Nhưng trời ơi! Cháy! Cháy cả ruốt đây rồi! Anh Quyết ơi! Cháy!Không, Tnú sẽ không kêu! Không!
            Tiếng cười giần giật của thằng Dục. Các cụ già chồm dậy. Bọn lính gạt ra.  Tiếng kêu ré của đồng bào. Tiếng chân ai rầm rập quanh nhà ưng. Ai thế?
 Tnú thét lên một tiếng. Chỉ một tiếng thôi. Nhưng là tiếng thét của anh vang dội thành nhiều tiếng thét dữ dội hơn.  Tiếng “Giết!”. Tiếng chân người đạp trên sàn nhà ưng ào ào. Tiếng bọn lính kêu thất thanh. Tiếng cụ Mết ồ ồ: “Chém! Chém hết!” Cụ Mết, đúng  rồi, cụ Mết đã đứng đấy, lưỡi mác dài trong tay. Thằng Dục nằm dưới lưỡi mác  của cụ Mết. Và thanh niên, tất cả thanh niên trong làng, mỗi người một cây rựa  sáng loáng, những cây rựa mài bằng đá mà Tnú mang từ đỉnh núi Ngọc Linh về…
    Tiếng anh Brôi nói, trầm tĩnh:
   -Tnú! Tnú! Tỉnh dậy chưa! Đây này, chúng tôi giết hết rồi. Cả mười đứa, đây này! Bằng giáo, bằng mác. Đây này!
    Lửa đã tắt trên mười đầu ngón tay Tnú. Nhưng đống lửa xà nu giữa nhà  vẫn đỏ. Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đỏ…
( Trích “Rừng xà nu”-Nguyễn Trung Thành)
 
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI