Suy nghĩ về câu hỏi tôi là ai

Suy nghĩ về câu hỏi tôi là ai

Câu hỏi“tôi là ai?” có lẽ không chỉ dành cho những đứa trẻ 15-17 tuổi mới lớn. Khi cònđang chật vật với những bài thi cuối kỳ và mông lung trước những ngã rẽ chọn ngànhđể học, chọn trường để thi.

Bạn đang xem: Trả lời câu hỏi tôi là ai, :: suy ngẫm & tự vấn :: chúngta trả lời 9 câu hỏi Để biết 'tôi là ai'

Có lẽ cũngkhông chỉ dành cho những ai đang trong giai đoạn khủng hoảng tuổi đôi mươi. Khivừa mới chập chững bước ra khỏi vòng tay cha mẹ, đi học đại học hay đi làm bươnchải, tiếp xúc với nhiều mối quan hệ nối nhau, trăn trở trước tương lai trước sựgiằng co đam mê – tình yêu – sự nghiệp, nên bước tiếp hay đầu hàng khuất phục.

Thậm chínó còn xảy ra cả với những người đã trưởng thành, tuổi trung niên đầy đặn kinhnghiệm sống, thậm chí là khi về già, bằng tất cả những gì từng chiêm nghiệm,người ta vẫn có thể thất vọng, trì trệ hay tự hào về bản thân. Mà một lúc nào đótrong khoảnh khắc hướng vào sâu trong nội tâm mình, họ vẫn có thể nhìn thấungược lại câu hỏi rốt cuộc, tôi là ai?

Trong tâm lý học hoạtđộng, con người sinh ra vốn không có nhân cách. Bằng cách này hay cách khác,nhân cách con người bị ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường văn hóa xã hội mà ngườiđó tiếp xúc. Điều đã này khiến tôi liên tưởng đến bản thân rất nhiều và thấyphần nào nó rất đúng.

Ý tưởng khi lựa chọnviết bài này nảy sinh từ chủ đề tâm lý học hoạt động trong môn Tâm lý học nhâncách. Theo quan điểm cá nhân, tôi nghĩ nó sẽ giúp ích cho khá nhiều người đangtrăn trở những vấn đề tương tự.

Bạn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Tôi là ai?”vào giai đoạn nào trong cuộc đời?

Đối với mỗi giai đoạn cuộcđời, con người luôn tìm kiếm những thành tựu để lấp đầy cho các nhu cầu luôn biếnđổi trong mình. Chúng ta không ngừng tìm kiếm điều gì đó để khẳng định bản thânmình. Lúc còn nhỏ ai cũng muốn lớn thật nhanh để làm mọi thứ theo sở thích, đểvùng vẫy khỏi vòng vây bảo bọc, cấm đoán của cha mẹ và nhà trường. Nhưng sau nàyđến tuổi phải tự lập và chịu mọi trách nhiệm với hành vi của mình, người ta lạimuốn trở về những ngày còn thơ bé để thoát khỏi những suy nghĩ len lỏi trong từngkhắc, từng giây, từng hơi thở.

Một giai đoạn sau đó cũng vậy, chẳng ai trải qua nhiều biến cố màkhông thể thay đổi, tôi cũng không phải ngoại lệ. Trước đây, tôi vốn dĩ là một người không tin vào tâmlinh, thuật xem tay xem tướng, xem phong thủy, mệnh số, những câu chuyện thầnlinh hay ma quỷ quái. Tôi chỉ tin vào một điều duy nhất, đó là bản thân mình màthôi. Đó là lý do tôi chọn học một môn khoa học - tâm lý học - để có thể phầnnào vận dụng khoa học lý giải hành vi con người, kiếm tìm tri thức để hiểu mìnhhiểu người. Nhưng qua gần ba năm học, rốt cuộc điều cốt lõi tôi học tâm lý học khôngphải chỉ để hiểu mình hiểu người nữa. Cũng cho đến thời điểm hiện tại, mặc dùtheo học ngành khoa học nhưng nhờ sự trải nghiệm, sự chứng kiến, nghe, nhìn. Tôimới biết, có nhiều thứ vẫn tồn tại, dù vô hình hay hữu hình, chúng ta có thể lựachọn tin hay không tin vào luật nhân quả, những điều tâm linh hay một thế giới siêuhình khác. Và tôi lựa chọn tin vào điều đó, trong thời điểm hiện tại.

Ngay cảtrong giai đoạn những ngày mới tập tành viết lách (khoảng một năm trước), tôiluôn băn khoăn những câu hỏi: Để trở thành người viết, thì tôi sẽ viết gì, khingày càng có nhiều người đã đi con đường mà mình đã lựa chọn rồi? Liệu một ngàynào đó còn có người vào đọc những câu chuyện nhỏ nhỏ như nhiều người vẫn từng hayviết? Liệu còn có ai nhớ đến những bài viết ứng dụng tâm lý của tôi trong khicó hàng ngàn chủ đề được dịch và viết đầy rẫy ngoài kia? Tôi sẽ còn có thể trảinghiệm đến bao giờ để trở thành chính tôi? Tôi phải viết đến bao giờ để trởthành hình mẫu mà tôi mong muốn?...

Xem thêm: Take Away From Là Gì - Nghĩa Của Từ Take Away Trong Tiếng Việt

Chính vìthế mà, đi tìm câu trả lời câu hỏi “tôi là ai?” chưa bao giờ dễ dàng.

Vùng phát triển gầnnhất theoLevVygotsky

Một lần trong giờ học, khi đang nghe cô bạn thân tôi kể về người đồng nghiệp bằng tuổi khác trường cực kỳ giỏi giang của nó thì tôi có hỏi lại rằng “Mày có cảm thấy xấu hổ haytự ti khi làm cùng bạn kia không? (vì bạn kia đang học tại một ngôi trường rấtnổi tiếng)” thì tôi nhận được một câu trả lời rằng: “Dù cho người kia giỏi cỡmấy, học trường nổi tiếng cỡ mấy, thì mình vẫn có giá trị của riêng mình”. Điềunày lại khiến tôi liên tưởng đến lý thuyết của Vygotsky,lý thuyết về văn hoá xã hội do được khởi xướng nhấn mạnh đến tầm quantrọng của yếu tố xã hội và văn hoá có tác động đến sự phát triển nhận thức của conngười. Hai yếu tố này tác động thông qua sự tương tác giữa người với người haynói cách khác đó là sự tương tác xã hội – đóng vai trò cơ bản trong sự pháttriển nhận thức.

“Vùng phát triển gần nhất (The Zone of Proximal Development)là vùng được giới hạn giữa trình độ phát triển thực sự của người học được xác địnhbởi khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập và trình độ phát triển tiềmnăng được xác định bởi khả năng giải quyết vấn đề với sự hướng dẫn, trợ giúphay hợp tác của người khác”. Khái niệm sinhra từ các công trình nghiên cứu từ Lev Vygotsky, nhận thấy khiếm khuyết chủ yếucủa các trường phái tâm lý học khách quan đang thịnh hành như: tâm lý học hànhvi, phản xạ học... là đơn giản hoá các hiện tượng tâm lý, theo xu hướng sinh lýhoá các hiện tượng đó và bất lực trong việc mô ta một cách phù hợp các biểu hiệncấp cao của tâm lý. Thay vào đó ông tập trung vào khía cạnh xã hội trong quátrình học tập.

Lý thuyết rẽ hướng đến câu chuyện khibản thân một người có một nền tảng tốt về lĩnh vực nào đó, nếu được ai đấy hoặcchính bạn định hướng đúng khả năng, năng lực và có một môi trường tích cực để đẩymạnh những năng lực kia, thì người kia dường như được gài tên lửa vào đôi chân,có thể đi đến cái đích phía trước một cách thuân lợi nhất. Giả sử như một đứatrẻ không thể hái quả trên cao mà khi có người hướng dẫn dùng ghế kê để có thểcao hơn, đứa trẻ đó có thể dễ dàng hái quả.

Điều này cũngliên quan đến câu chuyện của bạn tôi rằng, mỗi người có những vùng phát triểngần nhất khác nhau, để trở thành những người có giá trị khác nhau. Mọi sự sosánh nảy sinh giữa người này với người khác, xuất phát từ người khác hay chínhbản thân thân mình, đều là phép đối chiếu khập khiễng.

Tôi cũng sẽ chẳng là tôi,sẽ chẳng bao giờ có thể tiếp tục viết khi quyết định bỏ cuộc ngay khi trong suynghĩ xuất hiện những trăn trở thường trực. Kết quả sau một năm kiên trì nỗ lực,tôi trở thành một tác giả sách, ở tuổi 20, với một lĩnh vực viết mới: Ứng dụngtâm lý trong chữa lành tổn thương.

Sự đối chiếu hay sosánh nào cũng chỉ mang tính chủ quan, chỉ có chúng ta mới biết mình có điểm mạnhnào cần nhấn và khiếm khuyết nào cần được cải thiện. Và chỉ có chúng ta mới hiểu,câu hỏi “tôi là ai” thực sự không quan trọng nữa, sau một quãng mỏi mệt tìm bảnsắc cá nhân trong quá trình trưởng thành, là khi chúng ta đã cố gắng tiệm cận “vùngphát triển gần nhất” hết sức mình.

Câu trả lờicâu hỏi “tôi là ai?” chưa bao giờ cũ, chưa bao giờ dễ dàng.

Cũng có lẽ là, khôngcần thiết.

Tác Giả: Nông Thị Yến Tâm lý học - ĐHKHXH&NV

Kết bạn và theo dõi facebook của tác giả tại link:https://www.facebook.com/acrazymindVN/

--------------------------------

Bạn đam mê viết lách, nhận giải thưởng (1 triệu VNĐ / tháng, sách, chứng nhận Social Impact Awards) và muốn được tạo thương hiệu cá nhân tới hàng triệu người trong cộng đồng củaevolutsionataizmama.com? Xem chi tiết tại link:http://bit.ly/TrietHocTuoiTre-Info

"Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi".

Tôi mượn câu của Hoài Thanh mở đầu "Thi nhân Việt Nam" để nói đôi điều.

Ngày trước cầm cuốn "Thi nhân Việt Nam" đọc một lèo từ trang đầu tới cuối không nghĩ ngợi gì, tôi chỉ thấy nó liên quan đến phong trào Thơ mới, về cái cốt lõi của phong trào và của những người thi sĩ lãng mạn thời ấy. Nhưng đột nhiên, ai mà ngờ tới, câu mở đầu ấy lại liên quan đến điều mà tôi đang suy nghĩ những giây phút đầu tiên ngày hôm nay, về cái "tôi-là-ai".

Suy nghĩ về câu hỏi tôi là ai

Hồi hai ba năm trước ôn thi, tôi nhận được đề văn có bốn câu thơ. Giải đề xong thì hiểu đại ý nói tới nguồn gốc của văn chương có lẽ được bắt đầu từ việc con người tự nhận thức bản thân mình qua dòng chảy thời gian và trong suốt quá trình lịch sử. Từ khi con người biết đến sự tồn tại của mình trong một không thời gian nào đó, và nhận thức được mình là một chủ thể, là khi văn chương ra đời để lưu lại những sự thức nhận như thế cho tới mãi về sau. Nhưng cũng có thể rộng ra, đó không chỉ là nguồn gốc của riêng văn chương mà là nguồn gốc của toàn xã hội và của cuộc đời con người. Như thể cái sự nhận thức ấy là mở đầu cho khái niệm "con người" sau này.

Nhà triết gia, nhà toán học, nhà khoa học người Pháp René Descartes, người được xem là cha đẻ của triết học hiện đại vốn được biết đến với câu nói: "Tôi tư duy, nên tôi tồn tại" (Hay Tôi suy tưởng nên tôi hiện hữu). Cơ bản mà nói, Descartes hoài nghi và chứng nhận rằng ta có thể hoài nghi về mọi thứ xung quanh ta liệu có thật hay chỉ do ta tưởng tượng, không ngoại trừ việc hoài nghi về chính bản thân mình. Có lẽ ý niệm đó của Descartes vừa là một sự kế thừa của những vấn đề đặt ra trước đó liên quan đến sự thức nhận cá nhân và cũng là nền tảng của triết học phương Tây hiện đại tìm hiểu sâu hơn về sự tồn tại của con người.

"Tôi-là-ai" có lẽ là câu hỏi khởi nguyên mà cũng là câu hỏi bỏ ngỏ để con người ta mải miết cả cuộc đời đi tìm đáp án cho nó. Đã có những nhà triết học, nhà tâm lí học, nghệ sĩ, nhà văn, nhà khảo cổ học và những nhà khác nữa nghiên cứu những vấn đề khác nhau liên quan đến câu hỏi ấy. Mà chi tiết ra, đại khái có thể hiểu thành ba câu hỏi nhỏ hơn: Đâu mới là "bạn" của chính bạn? Bạn là "bạn" khi nào? và Khía cạnh nào của bạn là "bạn"? Khi nói đến điều này, đồng thời cũng có thể đề cập đến một quy luật khác nữa, là con người cũng như sự vật không thể tồn tại vĩnh viễn mà sẽ biến thiên theo thời gian. Cho nên việc xác định khái niệm "tôi" của mỗi người là không dễ dàng, trong sự thay đổi liên tục của bản thân con người ở mỗi thời điểm khác nhau. Và có lẽ sự khó khăn trong việc đó đã tạo giá trị cuộc đời của mỗi người. Như thể, ta khó có thể tìm ra hoàn toàn ta là ai và vị trí của ta ở đâu, nhưng lại có thể dần dần từng bước tìm hiểu sâu hơn về chính ta qua từng ngày, từng tháng, từng năm. Những cái tôi ấy, sau cùng có thể đem lại một hệ thống nhận dạng "tôi" căn bản và gốc rễ nhất vào một thời điểm cuối của cuộc đời, rằng thực chất mình có tính cách gì, suy nghĩ ra sao và đặc điểm thế nào. Và hơn thế nữa còn chỉ ra sự vận động và thay đổi trong hệ tư tưởng, trong suy nghĩ của bản thân từ những tác động nội tại và từ những tác động bên ngoài. Người hiểu mình nhất, đi gần đến điểm chạm cái tôi của chính mình nhất, hẳn là một người đã sống một đời không hoang phí.

Những người trẻ tuổi, những người không phải trẻ con mà cũng còn chưa lớn, đa số là những người đang bắt đầu có dung hình rõ hơn về câu hỏi "Tôi-là-ai" cho bản thân. Ở tuổi 18, ta bắt đầu chật vật đi tìm lối đi cho mình, ta tìm một ngành để theo, ta tìm một trường để học và tìm một cách để sống. Ta đi nhiều bước lầm lỡ, đôi lần hạnh phúc vu vơ. Nhưng có lẽ hạnh phúc nhất là cảm giác "tôi tìm được một phần tôi rồi", "tôi đã hiểu tôi thêm một chút". Cứ như thể ta đã dấn thân vào và đã gần chiến thắng một phần chặng đường dài đời ta.

Đúng là "Đời chúng ta nằm trong vòng chữ Tôi".

5

Suy nghĩ về câu hỏi tôi là ai