Suy thận nặng sống được bao lâu

“Bệnh suy thận sống được bao lâu” là câu hỏi đã được đặt ra của rất nhiều người. Theo các bác sĩ chuyên khoa, thời gian sống của bệnh nhân bị suy thận dựa vào giai đoạn của bệnh, khả năng điều trị, chế độ sinh hoạt cũng như là sức khỏe… 

Người bị bệnh suy thận sống được bao lâu?

Đối với những người bị mắc bệnh suy thận chủ yếu là suy thận mạn tính, thời gian sống của họ phụ thuộc vào giai đoạn phát triển của bệnh.

Bệnh suy thận mạn được chia thành 5 giai đoạn nặng dần, trong đó suy thận giai đoạn 5 là trầm trọng nhất.

Giai đoạn đầu – cấp độ 1 và 2

Đây là 2 cấp độ đầu của bệnh suy thận, thường thường có biểu hiện nhẹ và không được rõ ràng. Mức lọc cầu thận là từ 60 – 90ml/phút.

Các giai đoạn đầu này hoàn toàn có thể điều trị được. Nếu như bệnh được phát hiện sớm, có phương pháp điều trị thì việc kiểm soát bệnh là hoàn toàn có thể, thậm chí tỷ lệ khỏi hoàn toàn có thể lên đến 90%.

Suy thận nặng sống được bao lâu

Suy thận giai đoạn 3

Khi người bệnh bị suy thận cấp độ 3 thì việc chữa trị trở nên khó khăn hơn. Bệnh nhân sẽ có các biến chứng như tăng huyết áp, thiếu máu, các bệnh về xương… Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng suy thận sẽ tiến triển nặng hơn.

Trong khoảng thời gian sống của người bệnh, nếu tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ và có thái độ, tinh thần lạc quan thì thời gian phục hồi sẽ nhanh hơn và dần dần có thể sống trở lại bình thường.

Suy thận giai đoạn 4

Đây là cấp độ gần cuối của bệnh suy thận, là tình trạng khá nguy hiểm. Lúc này, các cầu thận hoạt động yếu đi và dần dần mất đi chức năng.

Thận không còn khả năng cân bằng lượng nước, lọc máu hay loại bỏ các chất thải, chất cặn bã độc tố ra bên ngoài được nữa. Ở giai đoạn này, mức lọc cầu thận chỉ còn 15 – 29ml/phút.

Đến giai đoạn này, người bệnh đã bắt đầu phải tiến hành chạy thận nhân tạo, lọc máu. Nếu có đủ điều kiện sức khỏe và có đủ điều kiện kinh tế để chạy thận thì người bệnh vẫn có thể sống bình thường, thời gian sống kéo dài hơn chục năm khi điều trị tốt.

Suy thận giai đoạn 5

Đây là giai đoạn cuối của bệnh suy thận, khi này chức năng của thận hoàn toàn không hoạt động được và bệnh nhân bắt buộc phải tiến hành lọc máu thận hoặc ghép thận nếu muốn duy trì sự sống.

Bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối cần lọc máu trong viện từ 2 – 4 lần/tuần, đây là phương pháp khá tốn kém. Nếu bệnh nhân được tiến hành ghép thận, khả năng sống sót sẽ cao hơn. Trung bình, sau khi ghép thận bệnh nhân có thể sống thêm được từ 15 – 20 năm.

Suy thận nặng sống được bao lâu

Người bị suy thận cần lưu ý những gì?

Đối với những người bệnh bị suy thận, việc điều trị rất khó khăn và tốn kém. Tuy nhiên, nếu phát hiện suy thận ở những giai đoạn đầu thì người bệnh có thể điều trị khỏi bằng cách sử dụng thuốc, chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.

Sử dụng thuốc

  • Người bệnh bị suy thận nhẹ cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh của từng người mà sẽ có cách điều trị riêng.
  • Bệnh nhân thường bị tăng huyết áp do thận. Do đó, sử dụng các loại thuốc hạ huyết áp giúp hạ đường huyết, điều trị tiểu đường và tăng chức năng cho thận.
  • Kiểm soát được lượng Cholesterol để ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch, giảm tắc nghẽn mạch máu.
  • Người bệnh không nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh bởi có những nhóm kháng sinh có thể gây độc trực tiếp cho thận như: Nhóm aminoglycosid, nhóm quinolon, nhóm vancomycin, nhóm cyclin…

Chế độ ăn uống

  • Người bệnh cần phải tuân thủ chế độ ăn uống nghiêm ngặt để kìm hãm bệnh tiến triển.
  • Ăn nhiều các loại ngũ cốc, trái cây và rau xanh, uống nước thường xuyên.
  • Hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể ở mức 2 – 4g/ngày. Cung cấp đủ năng lượng: 30 – 50 Kcal/kg/ngày.
  • Hạn chế tối đa Kali < 40 Meq/ ngày, Protein < 0,6 g/kg/ngày, Lipid từ 2 – 2,5 g/kg/ngày…
  • Bổ sung thêm vitamin, các khoáng chất; hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh, thực phẩm tinh chế, không được hút thuốc lá.

Suy thận nặng sống được bao lâu

Chế độ sinh hoạt

  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tập luyện thể dục thể thao và duy trì hàng ngày.
  • Người bệnh nên duy trì lối sống lành mạnh, thư giãn và có thái độ lạc quan.

Còn người bệnh bị suy thận ở giai đoạn cuối thì cách duy nhất để có thể duy trì sự sống đó là chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.

  • Chạy thận nhân tạo: Bệnh nhân phải đến bệnh viện 3 – 4 lần/tuần, mỗi lần chạy thận kéo dài đến 6 tiếng đồng hồ. Trong thời gian chạy thận bệnh nhân hạn chế nước, Kali đưa vào cơ thể. Tuy nhiên, đây là biện pháp rất tốn kém.
  • Ghép thận: Đây là phương pháp điều trị tốt nhất đối với người bị suy thận giai đoạn cuối. Sau khi ghép thận, người bệnh có thể sống như 1 người bình thường. Nhưng để ghép thận thì cần phải thực hiện nhiều xét nghiệm để tìm ra được thận phù hợp với người cần được ghép.

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi “Bệnh suy thận sống được bao lâu” và cách điều trị bệnh hợp lý nhất. Suy thận là một bệnh rất là nguy hiểm và cách điều trị bệnh hết sức là khó khăn. Hi vọng với những kiến thức bổ ích ở bài viết trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về suy thận.

Hỏi

Xin chào bác sĩ! Em muốn hỏi là, người bị suy thận giai đoạn cuối sau khi được thay thận phù hợp thì thời gian sống của họ tầm bao nhiêu năm? Nếu khi ghép thận xong mà có sự bài xích vậy thì có ảnh hưởng gì đến người bệnh không ạ? Em rất mong nhận được câu trả lời của bác sĩ về câu hỏi, người suy thận sau khi thay thận sống được bao năm và nếu có sự bài xích gây ảnh hưởng gì không? Em xin cảm ơn.

Câu hỏi ẩn danh

Trả lời

Chào bạn! Tuổi thọ của thận ghép phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: mức độ phù hợp, thận hiến là từ người cho sống hay từ người chết não, các biến cố xảy ra ngay sau ghép, có hay không có tái phát bệnh thận gốc trên thận ghép.

Thông thường thì tuổi thọ thận ghép được khoảng 10 năm, có người hơn có người kém. Tuổi thọ người bệnh sau ghép thì phụ thuộc vào các bệnh phối hợp như các: bệnh tim mạch, biến chứng nhiễm khuẩn do dùng thuốc ức chế miễn dịch ....

Có trường hợp thận ghép hoạt động tốt nhưng người bệnh tử vong do tai biến tim mạch hoặc nhiễm trùng. Ngược lại có những người thận ghép hỏng sớm nhưng vẫn sống hàng chục năm sau đó nhờ vào lọc máu.

Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ về vấn đề “Người suy thận sau khi thay thận sống được bao năm?” Hi vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và chia sẻ câu hỏi tới Hệ thống Y tế Vinmec. Chúc bạn có sức khỏe tốt.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Được giải đáp bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Quốc Tuấn - Trưởng Đơn nguyên Nội Thận - Lọc Máu - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City

XEM THÊM:

Bài viết được tham vấn chuyên môn với Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Hoàng Đăng Mịch - Trưởng khoa Khám bệnh & Nội khoa - Khoa khám bệnh và Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Bệnh suy thận mạn tính khiến toàn bộ chức năng của thận suy giảm. Khi chức năng thận còn lại dưới 15% chức năng bình thường, người bệnh sẽ phải đối mặt với những biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối vô cùng nguy hiểm. Phương pháp điều trị duy nhất lúc này là lọc máu và ghép thận.

Khi bị suy thận mạn giai đoạn cuối cũng đồng nghĩa với việc thận không còn đủ khả năng để hoạt động tốt, đáp ứng nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Theo nghiên cứu, bệnh suy thận mạn thường sẽ không tiến triển tới giai đoạn cuối cho đến ít nhất 10 hoặc 20 năm sau khi được chẩn đoán.

Suy thận mạn giai đoạn cuối là giai đoạn thứ 5 theo quá trình tiến triển của bệnh và được đánh giá bằng mức độ lọc cầu thận (GFR).

Nguyên nhân phổ biến nhất được cho là gây ra suy thận mạn giai đoạn cuối là do tăng huyết áp và đái tháo đường. Một vài nguyên nhân khác cũng có thể dẫn đến suy thận mạn tính giai đoạn cuối có thể là:

  • Do tắc nghẽn lâu dài đường tiết niệu do sỏi thận, một số loại ung thư hoặc tuyến tiền liệt tăng sinh quá mức.
  • Do viêm cầu thận mạn, lupus ban đỏ hệ thống.
  • Nước tiểu chảy ngược vào thận khi trào ngược bàng quang – niệu quản.
  • Có những bất thường ở ổ bụng bẩm sinh.

Suy thận nặng sống được bao lâu

Người bệnh sẽ bị nhiễm trùng da do da khô và gây ngứa ngáy khó chịu là một trong những biến chứng suy thận mạn tính giai đoạn cuối

Một số biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối có thể kể đến gồm:

  • Người bệnh sẽ bị nhiễm trùng da do da khô và gây ngứa ngáy khó chịu
  • Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng trong cơ thể
  • Xương yếu đi nhiều
  • Tổn thương thần kinh
  • Thay đổi nồng độ đường huyết
  • Nồng độ chất điện giải bất thường
  • Đau cơ xương khớp.

Đặc biệt, người bệnh có thể sẽ xuất hiện một số biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối mặc dù ít phổ biến nhưng nghiêm trọng hơn như:

  • Suy gan
  • Chứng tăng năng tuyến cận giáp
  • Co giật
  • Rối loạn xương khớp
  • Suy dinh dưỡng
  • Thiếu máu
  • Chảy máu dạ dày và ruột
  • Rối loạn chức năng não và mất trí nhớ
  • Dễ bị gãy xương
  • Các vấn đề về tim và mạch máu
  • Tích tụ dịch nhầy ở phổi.

Suy thận nặng sống được bao lâu

“Suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu?” điều này còn tùy thuộc và tình trạng sức khỏe của mỗi người bệnh

“Suy thận mạn giai đoạn cuối sống được bao lâu?” điều này còn tùy thuộc và tình trạng sức khỏe cũng như khả năng đáp ứng sau điều trị của người bệnh. Thông thường, khi bị suy thận mạn giai đoạn cuối thì bệnh nhân có chỉ định điều trị thay thế thận, bao gồm 3 phương pháp: Thận nhân tạo, ghép thậnlọc màng bụng.

Ghép thận: Là kỹ thuật lấy thận của người khỏe mạnh để ghép cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối, thận ghép sau khi hồi phục sẽ hoạt động như bình thường. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào thận có phù hợp với người nhận hay không, ngoài ra, người bệnh còn phải đối diện với nguy cơ thải ghép và một số tác dụng phụ của thuốc thải ghép gây ra.

Thận nhân tạo: Đối với phương pháp này, bệnh nhân cần đến bệnh viện thực hiện chạy thận nhân tạo 1 tuần từ 2 - 4 lần, thời gian cho mỗi lần chạy thận thường kéo dài từ 4 - 6 tiếng tùy tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Lọc màng bụng: Màng bụng thực chất là một màng bán thấm cho nước và các chất hòa tan đi qua, bác sĩ sẽ lợi dụng cơ chế này để lọc các chất cặn bã ra khỏi cơ thể người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối. Phương pháp điều trị suy thận mạn tính này khá đơn giản và bệnh nhân có thể chuẩn bị thiết bị kỹ thuật để hằng ngày thực hiện lọc màng bụng ngay tại nhà.

Để đề phòng những biến chứng suy thận mạn giai đoạn cuối thì mỗi người bệnh cần chủ động trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về căn bệnh này, thăm khám sức khỏe định kỳ để được nghe tư vấn của bác sĩ về cách điều trị và xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, an toàn.

Phát hiện suy thận sớm có vai trò quan trọng trong kết quả điều trị bệnh, do đó chẩn đoán có ý nghĩa đặc biệt. Xạ hình đánh giá chức năng thận được áp dụng thường quy tại Đơn nguyên Y học hạt nhân, bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec. Đây là kỹ thuật đánh giá chức năng thận bằng cách sử dụng thiết bị ghi đo hiện đại có độ chính xác cao và các chất đánh dấu phóng xạ. Với hình ảnh có chất lượng tốt, xạ hình thận chức năng đã trở thành kỹ thuật không thể thiếu được nhằm thăm dò chức năng thận, góp phần nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị bệnh lý thận và đường tiết niệu. Đặc biệt xạ hình cho biết chức năng của từng thận riêng rẽ, giúp cho các quyết định điều trị an toàn.

Hiện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec sử dụng hệ thống thiết bị SPECT/CT Discovery NM/CT 670 Pro, với CT 16 dãy hiện đại nhất của hãng thiết bị y tế hàng đầu thế giới GE Healthcare (Hoa Kỳ), cho hình ảnh đạt chất lượng cao, giúp chẩn đoán sớm các bệnh lý cần khảo sát.

Đội ngũ chuyên gia bác sĩ Vinmec giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản trong và ngoài nước, trực tiếp tư vấn, hỗ trợ tối đa cho khách hàng trong quá trình chụp, kể cả đối với các khách hàng là người nước ngoài.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.