Suy tuyến thượng thận an uống như thế nào

“Nâng cấp” tuyến thượng thận

Một bữa ăn thiếu dưỡng chất chắc chắn sẽ làm tuyến thượng thận bị hao mòn

  • Dẹp sỏi thận đâu quá khó

  • Những thói quen hại thận

Sức khỏe của chúng ta nói chung phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm: dinh dưỡng, rèn luyện thân thể và cả những giá trị tinh thần.

Dinh dưỡng

Để cải thiện tình trạng tuyến thượng thận bị kiệt sức, chế độ dinh dưỡng tập trung vào những khẩu phần phù hợp. Một bữa ăn thiếu dưỡng chất chắc chắn sẽ làm tuyến thượng thận bị hao mòn. Ngược lại, những bữa ăn giàu dinh dưỡng sẽ giúp tuyến thượng thận mau chóng lấy lại phong độ. Một bữa ăn “sành điệu” sẽ được kết hợp bởi 3 “món”: chất béo, protein và carbohydrates.

Thực đơn dành cho những người bị suy tuyến thượng thận nên chú trọng đến chất xơ, các chất béo omega - 3. Những thực phẩm giàu axít béo omega - 3 gồm dầu cá, cá salmon, cá tuna, cá ba sa.

Đối với thực phẩm chứa carbohydrates, nên chọn những carbohydrates có chỉ số đường huyết [glycemic index- GI] thấp, chẳng hạn gạo lứt, giá, bí đỏ… Cần ăn nhiều rau cải hoặc uống nhiều dịch ép nước rau cải, uống nhiều nước và chỉ nên uống nước trắng đun sôi để nguội.

Rèn luyện thân thể là một trong những cách giúp cải thiện tuyến thượng thậnẢnh: Hồng Thúy

Thực phẩm cấm kỵ khi tuyến thượng thận bị suy là những thứ có chứa nhiều đường, nhiều muối, chứa chất làm ngọt nhân tạo [aspartame], tránh những loại carbohydrates có GI cao như bánh ngọt. Cũng không nên tiêu thụ những loại thực phẩm chứa nhiều potassium [kali] vì chúng làm cho tuyến thượng thận càng “mệt mỏi” hơn. Những thực phẩm giàu kali cần tránh là chuối, dưa, nho, chà là, cam, bưởi… Tránh những loại thực phẩm lên men, thực phẩm làm chua, các loại hải sản như hàu, nghêu, tôm hùm vì chúng rất dễ bị nhiễm thủy ngân. Tránh những thức ăn có chứa bột ngọt.

Điều cần lưu ý là tuyến thượng thận và tuyến giáp lại có mối quan hệ “môi hở răng lạnh”. Nếu tuyến thượng thận bị “sập tiệm” thì tuyến giáp lại phải gồng lưng “trả nợ” thế, cho đến lúc cả 2 cùng “mất khả năng chi trả”. Vì vậy, trong khẩu phần ăn cũng cần chú trọng đến những bữa “lấy lòng” tuyến giáp, chẳng hạn như các loại thức ăn giàu iodine, kẽm, tyrosine. Những chất này có nhiều trong cá.

Về thức uống, không nên dùng những loại có quá nhiều caffein như trà, cà phê, nước uống tăng lực. Nếu hấp thụ caffein quá nhiều sẽ khiến hệ thống cơ thể bị rối loạn, gây mất ngủ, táo bón, tiêu chảy… Những xáo trộn này càng làm cho tuyến thượng thận thêm sa sút phong độ.

Cũng cần tránh những loại thức uống pha cồn vì chúng sẽ làm suy yếu chức năng của hệ miễn dịch và sự sinh năng lượng trong cơ thể. Tránh những loại nước ngọt có gaz vì loại thức uống này có thể làm thay đổi độ pH của máu, làm cho máu có tính axít.

Lối sống

Rèn luyện thân thể thường xuyên giúp giảm stress và lo âu nhờ luyện tập thể dục thể thao làm tăng lưu lượng máu đến não, giúp cơ thể tiết ra một số hormone có tác dụng kích thích hệ thần kinh, nhờ đó sẽ giúp gia tăng nồng độ của những chất giống morphine - còn gọi là “ma túy nội sinh” xuất hiện một cách tự nhiên trong cơ thể như beta-endorphine. Những chất “ma túy nội sinh” này có tác động tích cực đến tâm trạng, cảm xúc…

Nếu có một tuyến thượng thận rã rời, bạn sẽ không còn sức lực và ý chí để rèn luyện thân thể. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng chỉ cần bỏ ra mỗi tuần 3-4 lần, mỗi lần 20 phút để rèn luyện thân thể thì tuyến thượng thận sẽ được cải thiện một cách rõ rệt. Điều cần lưu ý là nên tránh tập luyện quá sức vì sẽ tăng thêm stress và càng làm cho tuyến thượng thận bị tổn thương.

Hãy hưởng thụ một cuộc sống vui vẻ và hãy cười càng nhiều càng tốt. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy cười là một “bác sĩ” hay nhất dành cho những tuyến thượng thận... “hết thời”. Bởi lẽ, cười càng nhiều thì càng làm gia tăng những vật chất thuộc hệ phó giao cảm [parasympathetic] tới tuyến thượng thận.

Tuyến thượng thận gồm 2 tuyến hình tam giác phủ vào mặt trên của mỗi quả thận [do đó có tên là thượng thận]. So với anh láng giềng là quả thận vốn quá nổi tiếng, tuyến thượng thận bỗng trở thành một cái bóng mờ và ít được “thân chủ” lưu tâm. Thế nhưng, sẽ hết sức sai lầm nếu đối xử tệ với cái bóng mờ này!

Dược sĩ Nguyễn Bá Huy Cường

Bạn có thể chăm sóc tuyến thượng thận nhờ chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Ăn nhiều đạm, chất béo lành mạnh

Việc kết hợp nhiều chất dinh dưỡng đa lượng lành mạnh rất quan trọng với bệnh suy tuyến thượng thận. Tốt hơn hết, bạn nên bổ sung protein từ cá, thịt gia cầm, trứng, sữa và các loại đậu. Nguồn chất béo lành mạnh bao gồm các loại cá béo, quả hạch, các loại hạt, olive và quả bơ.

Hạn chế các loại carbohydrate tinh chế

Người bệnh suy tuyến thượng thận nên ăn nhiều trái cây, rau củ tươi và hạn chế các loại carbohydrate tinh chế. Các thực phẩm này có thể khiến đường huyết tăng cao đột biến, làm cơ thể thiếu nước.

Người suy tuyến thượng thận nên hạn chế các món carbohydrate tinh chế

Ăn nhiều thức ăn giàu vitamin C

Căng thẳng, stress thường xuyên có thể khiến người bệnh suy tuyến thượng thận cảm thấy mệt mỏi, mất ngủ, giảm khả năng đề kháng. Ăn nhiều các loại trái cây, rau củ không chỉ cung cấp cho bạn nhiều chất xơ mà còn cả vitamin C để đối phó tốt hơn với các tình huống căng thẳng, stress trong cuộc sống.

Người bệnh suy tuyến thượng thận nên ăn nhiều kiwi, các loại quả mọng, xoài, bông cải xanh và ớt chuông để bổ sung vitamin C. Ngoài ra, hạn chế các loại trái cây có nồng độ fructose cao như chuối và cam vì chúng có thể làm tổn thương thêm tuyến thượng thận.

Bổ sung nhiều vitamin nhóm B

Các vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B5 và B6 là các dưỡng chất cần thiết cho tuyến thượng thận làm việc hiệu quả. Ngoài ra, các thực phẩm giàu folate và vitamin B12 cũng giúp cơ thể sản sinh năng lượng, giúp người bệnh suy tuyến thượng thận cảm thấy khỏe khoắn hơn.

Bổ sung vitamin nhóm B giúp tuyến thượng thận hoạt động hiệu quả

Tăng lượng muối tiêu thụ [nhưng ở mức độ vừa phải]

Khi bạn cảm thấy mệt mỏi do tuyến thượng thận suy yếu, ăn các món ăn mặn có thể giúp khắc phục tình trạng này. Người bị suy tuyến thượng thận thường sản xuất ít hormone aldosterone, gây mất cân bằng điện giải khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, đặc biệt là vào buổi sáng.

Bổ sung natri trong muối có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này, tuy nhiên bạn nên lưu ý bổ sung theo chỉ dẫn của bác sỹ để đảm bảo cân bằng điện giải trong cơ thể.

Tránh các thực phẩm gây viêm, thực phẩm gây dị ứng

Người bệnh suy tuyến thượng thận nên hạn chế các loại thực phẩm gây viêm nhiễm, dị ứng hoặc mẫn cảm để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Bạn cũng nên trao đổi với bác sỹ về các thực phẩm thay thể để tránh bị thiếu chất dinh dưỡng. Ví dụ, nếu bị dị ứng sữa, hay ăn nhiều trái cây, rau xanh để bổ sung calci và các vitamin, khoáng chất khác cho cơ thể.

Uống nhiều nước

Mất nước là một trong các dấu hiệu đặc trưng của suy tuyến thượng thận. Chính vì vậy, bạn nên uống nhiều nước để bù lại lượng nước cơ thể cần.

Thêm một chút nước chanh, muối Himalaya vào nước uống cũng có thể mang lại lợi ích cho người bị suy tuyến thượng thận.

Vi Bùi H+ [Theo Thehealthsite]

Video liên quan

Chủ Đề