Tác dụng của biện pháp tu từ trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Câu 3:  Nội dung và nghệ thuật văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta


Nội dung: Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước. từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc

Nghệ thuật:

  • Xây dựng luận điểm ngắn gọn, xúc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu theo các phương diện: lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền,...
  • Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,... và câu văn nghị luận hiệu quả
  • Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước


Trắc nghiệm ngữ văn 7: bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đầy đủ nhất.

– Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khiTổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

(Trích Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Hồ Chí Minh)

– Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Từ xưa đến nay thuộc trạng ngữ gì?

Câu 3. Nêu nội dung đoạn trích.

Câu 4. Tinh thần yêu nước được tác giả miêu tả “nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn”. Em hiểu câu trên như thế nào?

Câu 5. Qua đoạn văn trên, em hãy nêu suy nghĩ của mình về ý nghĩa của tinh thần đoàn kết.

Trả lời:

Câu 1.

Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2.

Trạng ngữ chỉ thời gian

Câu 3.

Nội dung đoạn trích: Khẳng định sức mạnh tinh thần yêu nước của dân tộc ta khi có giặc xâm chiếm.

Câu 4.

– Tinh thần yêu nước có ở bất kì một người dân nào.

– Khi đất nước lâm nguy, tinh thần yêu nước được tập hợp lại. Nhân dân đoàn kết, đứng lên đấu tranh.

Câu 5.

Đoàn kết là gì?

=> Nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn làm.

+ Là yếu tố đi đầu dẫn đến mọi thành công trong công việc.

+ Tình đoàn kết tạo nên một sức mạnh lớn lao, vĩ đại.

+ Dẫn chứng: Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, tinh thần đoàn kết được thể hiện thông qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.

Tác dụng của biện pháp tu từ trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

– Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”

– Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt chính?

Câu 2. Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích trên và cho biết rút gọn thành phần nào?

Câu 3. Tìm và phân tích cụ thể cụm C – V dùng để mở rộng câu hay mở rộng thành phần trong câu sau?

“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”

Câu 4.Từ đoạn trích trên, viết đoạn văn 5-7 câu nêu nhận thức và hành động của em để thể hiện lòng yêu nước.

Trả lời:

Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ bài ” Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ”  của chủ tịch Hồ Chí Minh

– Phương thức biểu đạt : Tự sự và nghị luận

Câu 2.

Các câu rút gọn:

– Có khi được trưng bài…dễ thấy. ==> rút gọn CN

– Nhưng cũng có khi ….. trong hòm. ==> rút gọn CN

– Nghĩa là phải giải thích… kháng chiến ==> Rút gọn CN.

Câu 3.

Bổn phận/ của chúng ta // là làm cho những của quý kín đáo ấy/ đều được đưa ra trưng bày.

C2             V2                                       C3                                   V3 

=> Cụm C2-V2 làm chủ ngữ trong câu.

Cụm C3-V3 làm phụ ngữ cho cụm động từ “làm cho”.

Câu 4.

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

–  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.

(Hồ Chí Minh)

– Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 (0,5 điểm): Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trích.

Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.

Câu 3 (1,0 điểm): Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong câu “Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”? Với hai cụm động từ lướt qua… và nhấn chìm…, tác giả đã khẳng định điều gì? Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt của dân tộc?

Câu 4 (1,0 điểm): Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại? (trình bày trong khoảng 5- 7 dòng).

Trả lời:

Câu 1 (0,5 điểm):

Đặt tên cho đoạn trích: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” …

Câu 2 (0,5 điểm):

Phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn: Phép thế với các đại từ “đó, ấy, nó”

Câu 3 (1,0 điểm):

Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “một làn sóng…”; sử dụng phép điệp trong cấu trúc “Nó kết thành… nó lướt qua… nó nhấn chìm…”, điệp từ “nó”; phép liệt kê trong cả ba vế câu…

Với hai cụm động từ lướt qua… và nhấn chìm…, tác giả đã khẳng định sức mạnh vô địch của lòng yêu nước giúp nhân dân ta có thể vượt qua mọi khó khăn để chiến thắng mọi kẻ thù đe dọa chủ quyền thiêng liêng của dân tộc.

Có thể chứng minh bằng những trang sử hào hùng của dân tộc, từ những cuộc chiến chống Tống, Nguyên, Minh, Thanh… tới hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ…, khi chúng ta là một nước nhỏ nhưng chưa hề khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lược nào.

Câu 4 (1,0 điểm):

Lòng yêu nước của con người Việt Nam thời hiện đại (thời kì của kinh tế thị trường, hội nhập…)

Con người Việt Nam vừa tiếp nối truyền thống cha ông, thể hiện lòng yêu nước trong ý thức bảo vệ, giữ gìn chủ quyền thiêng liêng của dân tộc;

Có ý thức bảo vệ truyền thống văn hóa, những giá trị tinh thần của dân tộc như phong tục, tập quán, những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể;

Thể hiện ý thức tự tôn dân tộc bằng những hành động cụ thể, thiết thực;

Xây dựng đất nước giàu mạnh để có thể tự hào sánh vai các cường quốc trên thế giới;

Bảo vệ danh dự con người Việt Nam trước cộng đồng quốc tế…

–  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà trưng, Bà Triệu, trần hưng Đạo, Lê Lợi, Quang trung,…Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng.”

(Ngữ văn 7 – tập 2)

– Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2.  Phương thức biểu đạt chính nào được sử dụng trong đoạn văn trên?

Câu 3.  Biện pháp tu từ gì được sử dụng trong đoạn văn? Tác dụng của biện pháp tu từ đó?

Câu 4.  Em hãy nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn trên?

Trả lời:

Câu 1. Văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” của Hồ Chí Minh.

Câu 2.

– Phương pháp lập luận chính: Nghị luận

Câu 3.

– Biện pháp tu từ: liệt kê

– Tác dụng: để diễn tả đầy đủ và sâu sắc lòng tự hào về những trang lịch sử vẻ vang qua tấm gương những vị anh hùng dân tộc.

Câu 4.

– Công dụng của dấu chấm lửng: còn nhiều vị anh hùng dân tộc nữa chưa được liệt kê.

–  Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

“Yêu Tổ quốc từ những giọt mồ hôi tảo tần. Mồ hôi rơi trên những cánh đồng cho lúa thêm hạt. Mồ hôi rơi trên những công trường cho những ngôi nhà thành hình, thành khối. Mồ hôi rơi trên những con đường nơi rẻo cao Tổ quốc của những thầy cô trong mùa nắng để nuôi ước mơ cho các em thơ. Mồ hôi rơi trên thao trường đầy nắng gió của những người lính để giữ mãi yên bình và màu xanh cho Tổ quốc…”

(Nguồn http://vietbao.vn ngày 9-5-2014)

– Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2. Biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong đoạn trích trên là gì? Tác dụng?

Câu 3. Thông điệp tác giả muốn gửi đến chúng ta là gì?

Trả lời:

Câu 1.

– Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2.

– Biện pháp tu từ đặc sắc: Điệp ngữ.

– Tác dụng: Nhấn mạnh những vất vả, nhọc nhằn và sự hi sinh thầm lặng của người dân lao động, qua đó bộc lộ sự trân trọng, tin yêu với những con người lao động và tình yêu Tổ quốc của tác giả….

Câu 3. Thông điệp: HS chỉ cần đưa ra một thông điệp (hãy biết trân trọng, biết ơn người lao động,…)