Tác dụng của yếu tố miêu tả như thế nào đối với việc cùng cập thông tin

Giới thiệu về cuốn sách này


Page 2

Giới thiệu về cuốn sách này

Văn nghị luận là thể loại mô tả diễn biến tâm lí nhân vật chi tiết nhất và hai yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, trong bài viết này thuvienhoidap sẽ hướng dẫn các bạn cách tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận. Dưới đây sẽ làm rõ yếu tố miêu tả là gì ?

Video bài văn nghị luận cần có những yếu tố nào ?

Khái niệm các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Bài văn nghị luận thường phải có các yếu tố tự sự và miêu tả. Hai yếu tố này giúp cho việc trình bày các luận cứ, luận điểm, lập luận trong bài văn được rõ ràng, cụ thể, sinh động hơn và do đó, có tính thuyết phục mạnh mẽ hơn.

Các yếu tố tự sự và miêu tả được dùng làm luận cứ phải phục vụ cho việc làm rõ các luận điểm được đưa ra hoặc chính minh cho các luận điểm đó và không phá vỡ mạch lạc nghị luận của bài văn.

Yếu tố miêu tả là gì :

  •  Miêu tả là tái hiện sự vật, làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh… như nó vốn có trong cuộc sống để người đọc (người nghe) như được nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy… đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động.
  • Trong văn tự sự, thường không chỉ có tự sự mà luôn đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố này làm cho sự việc được cụ thể, tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét, làm cho việc kể chuyện thêm sinh động và chủ đề được khắc sâu hơn.

Yếu tố tự sự là gì :

Mặc dù là thể văn phổ biến được sử dụng hiện nay, nhưng không nhiều người nắm được khái niệm, định nghĩa văn tự sự là gì. Văn tự sự là gì cho ví dụ? Văn tự sự (còn gọi là văn kể chuyện) là phương thức trình bày các chuỗi sự việc, hiện tượng, từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự vật, hiện tượng kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa

Một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào :

  • Luận điểm: ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định (hay phủ định)
  • Luận cứ: lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm
  • Lập luận: các nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm

Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm là gì :

  • Miêu tả và tự sự trong văn miêu tả đóng vai trò làm nền cho người viết bộc lộ cảm, tình cảm của mình về đối tượng được đề cập đến.
  • Nếu không có tự sự miêu tả thì tình cảm, cảm xúc của người viết sẽ trở nên mơ hồ, thiếu cụ thể, bài viết sẽ không tạo được ấn tượng.
  • Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiếu yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu cảm.
  • Tất cả những bài ta đã học: “Hoa hải đường”, “Về An Giang”, “Hoa học trò”, “Cây sấu Hà Nội”… đều là những ví dụ cụ thể.

Cách đưa các yếu tố tự sự và miêu tả vào bài văn nghị luận

Các bạn cần lựa chọn các yếu tố tự sự, miêu tả và đưa các thông tin này vào đúng vị trí trong bài văn nghị luận thì hiệu quả mang lại mới tối ưu nhất.

Cách đưa các yếu tố tự sự vào đoạn văn nghị luận

Chọn lọc các mẩu chuyện như các câu chuyện dân gian, truyện lịch sử, sử dụng các đoạn trích nổi bật trong các tác phẩm văn học, mẩu truyện hạt giống tâm hồn, quà tặng cuộc sống hay thậm chí là các câu chuyện đời thường…

Nên tóm lược, trích dẫn hay thuật kể các chi tiết chính, quan trọng và liên quan nhất đến vấn đề cần nghị luận.

Cách đưa các yếu tố miêu tả vào văn nghị luận

Chọn lọc chi tiết các tả phù hợp nhất.

Sử dụng các thể loại từ láy, tính từ đặc sắc và kết hợp các biện pháp tu từ, phép liên tưởng, tưởng tượng…

Tham khảo thêm: Tìm hiểu yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận

Ví dụ cách đưa yếu tố tự sự, miêu tả vào bài văn nghị luận

Ví dụ 1 : Lựa chọn các yếu tố tự sự thích hợp trong bài văn nghị luận về lòng hiếu thảo

Sử dụng các mẩu chuyện dân gian như: Chử Đồng Tử nhường chiếc khố duy nhất cho cha lúc cha mất.

Quà tặng cuộc sống: Trong năm đứa con của má, chị nghèo nhất. Chồng chị mất sớm, con chị đang ở tuổi ăn học. Gần tới lễ mừng thọ 70 tuổi của má, cả nhà hợp bàn xem nên chọn nhà hàng nào, bao nhiêu bàn, mời bao nhiêu người. Chị lặng lẽ đến bên má: “ Má ơi, má thèm gì để con nấu má ăn?” … Chưa tan tiệc, má xin về sớm vì mệt, ai cũng chặc lưỡi:” sao má chẳng ăn gì?” Về nhà, mọi người tìm má. Dưới bếp má đang ăn cơm với tô canh chua lá me và dĩa cá bống kho tiêu chỉ mang đến.

Ví dụ 2: Cách đưa yếu tố miêu tả trong văn nghị luận

“ Bạn có bao giờ tận hưởng không khí trong lành, dịu ngọt, tinh khôi của buổi sớm mai hay say đắm trong làn hương thoang thoảng của muôn hoa cỏ? Bạn có bao giờ nghe tiếng thì thầm ca hát của gió, tiếng xào xạc trò chuyện của lá cây, tiếng hót trong veo thánh thót của loài chim? Nếu dành cho mình những giây phút ấy, bạn sẽ có cảm giác thật thư thái, sảng khoái. Bởi thiên nhiên là người bạn nuôi dưỡng cho tâm hồn mỗi chúng ta.

Trong đoạn trích trên tác giả đã đưa các yếu tố miêu tả bằng những tính từ, từ láy, biện pháp tu từ liệt kê, nhân hóa để tăng sự biểu cảm.

Xem thêm: Cách làm bài nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống

Bài tập áp dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận

Đề bài tập 1 SGK trang 116 – ngữ văn 8

Hãy cho biết các yếu tố miêu tả, tự sự trong đoạn bình giảng bài thơ ngắm trăng – Hồ Chí Minh

Đáp án bài tập 1

Các yếu tố tự sự gồm:

  • Bác bị giam cầm trong tù.
  • Đêm trước rằm đầu tiên từ ngày bị giam giữ.
  • Mười mấy ngày qua, trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt giữ vô cớ, chỉ là một xâu nhưng sự vật linh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét, của bộ mặt nhà giam…

= > Hình dung rõ hơn hoàn cảnh sáng tác bài thơ và tâm trạng của nhà thơ.

Các yếu tố miêu tả

  • Trời trong, trăng tròn và sáng, trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về bên cửa sổ, lồng bóng cây.
  • Tâm trạng dạt dào nên sinh băn khoăn, bối rối, xao xuyến, ăm ắp, tình tứ, rạo rực, muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hòa, giải bày, bộc lộ…

= > Hiện lên khung cảnh đêm trăng và cảm xúc của người tù.

=>Cảm nhận rõ hơn chiều sâu tâm tư, tình cảm dạt dào của Bác trước vầng trăng.

=>Gợi sự đồng cảm, liên tưởng.

Kết luận: Đây là câu trả lời đầy đủ, chính xác nhất cho câu hỏi các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận là gì?

Từ khóa tìm kiếm : 1 bài văn nghị luận phải có yếu tố nào,thế nào là yếu tố miêu tả,những yếu tố trong văn tự sự,một bài văn nghị luận phải có yếu tố nào ?,tự sự miêu tả là gì,tác dụng của yếu tố tự sự và miêu tả,vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn bản là gì,tự sự miêu tả,bài văn nghị luận cần có những yếu tố nào

c, Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?


Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự giúp sự việc được thể hiện cụ thể, tính cách nhân vật được khắc họa rõ nét, làm cho việc kể chuyện thêm sinh động, sâu sắc hơn, đồng thời thể hiện được thái độ, tình cảm của người kể.


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 33 ôn tập, ôn tập trang 104, ôn tập sách ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.

Yếu tố miêu tả là gì ?

Câu hỏi: Yếu tố miêu tả là gì ?

Lời giải:

 Miêu tả là tái hiện sự vật, làm cho sự vật hiện lên sinh động với những chi tiết về hình dáng, kích thước, khối lượng, màu sắc, âm thanh... như nó vốn có trong cuộc sống để người đọc (người nghe) như được nhìn thấy, nghe thấy, ngửi thấy... đối tượng miêu tả một cách cụ thể, sinh động.

– Trong văn tự sự, thường không chỉ có tự sự mà luôn đan xen các yếu tố miêu tả và biểu cảm. Các yếu tố này làm cho sự việc được cụ thể, tính cách nhân vật được khắc hoạ rõ nét, làm cho việc kể chuyện thêm sinh động và chủ đề được khắc sâu hơn.

 Cùng Top lời giải tìm hiểu nhé!

1. Yếu tố miêu tả:

– Miêu tả nhân vật: Bao gồm miêu tả ngoại hình, các trạng thái hoạt động, trạng thái tình cảm và thế giới nội tâm… Chính các hình ảnh được miêu tả ấy sẽ góp phần khắc hoạ thành công chân dung nhân vật với những nét tính cách riêng.– Miêu tả cảnh thiên nhiên tạo nền cho diễn biến sự việc trong cốt truyện tự sự.– Miêu tả cảnh sinh hoạt với những hoạt động cụ thể của các nhân vật tham gia vào cốt truyện.

– Cần lưu ý là yếu tố tả thường được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh có sức gợi lớn (từ láy tượng hình, tượng thanh, nghệ thuật so sánh, nhân hoá…). Việc dùng yếu tố miêu tả trong văn tự sự phải có chọn lọc, không được quá lạm đụngẫn tới lạc thể loại. Mục đích chính là qua các hình ảnh miêu tả để làm cho cốt truyện hay hơn, hấp dẫn hơn; nhân vật hiện lên cụ thể, sinh động và gây ấn tượng hơn.

2.Yếu tố biểu cảm:

– Biểu cảm thông qua những ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật trong tác phẩm tự sự. Thông thường, trong những trường hợp này, nhà văn để cho nhân vật tự độc thoại để bày tỏ nội tâm của mình.– Biểu cảm thông qua cảm xúc của chính nhà văn đối với nhân vật hoặc sự việc được đề cập trong tác phẩm. Đối với trường hợp ở ngôi kể thứ nhất, cảm xúc của nhà văn thường được lồng vào cảm xúc của nhân vật “ tôi”. Còn đối với những trường hợp dùng ngôi kể thứ ba, cảm xúc của nhà văn thường được thể hiện thông qua lời dẫn chuyện. Hoặc có khi tác giả hoá thân vào nhân vật, nói hộ cảm xúc của nhân vật.

– Về hình thức, yếu tố biểu cảm trong văn tự sự thường xuất hiện thông qua những câu cảm thán, những câu hỏi tu từ.

Hiệu quả của yếu tố miêu tả trong văn tự sự dựa trên những tiêu chuẩn:

+ Yếu tố đó có miêu tả sinh động các đối tượng (nhân vật, cảnh vật, tâm trạng...) hay không?

+ Yếu tố đó có giúp cho việc kể chuyện hấp dẫn hay không?

- Hiệu quả của yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự dựa trên những tiêu chuẩn:

+ Yếu tố biểu cảm có gây xúc động, gợi suy nghĩ đối với người đọc hay không?

+ Yếu tố biểu cảm đó có giúp cho việc kể chuyện thêm sinh động hay không?

3. Ví dụ:

Đọc đoạn văn sau và trả lời các yêu cầu ở bên dưới.

Xe chạy chầm chậm...Mẹ tôi cầm nón vẫy tôi,vài giây sau, tôi đuổi kịp.Tôi thở hồng hộc ,trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe, tôi díu cả chân lại.Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở. Mẹ tôi cũng sụt sùi theo:

- Con nín đi! Mợ đã về với các con rồi mà.

Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi sôc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còn cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nướ da mịn,làm nổi bật màu hồng của hai gò má .Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy như cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.

(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)

Yêu cầu

1. Tìm và chỉ ra đâu là yếu tố miêu tả, đâu là yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên (chú ý chỉ ra các từ ngữ, câu văn, hình ảnh, chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm). Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen vào nhau?

2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên, sau đó chép lại các câu văn kể người và việc thành một đoạn. Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn để rút ra nhận xét: Nếu không có yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng như thế nào? Tự rút ra kết luận về vai trò, tác dụng cùa yếu tố miêu tả và biếu cảm trong việc kể chuyện.

3. Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên, chỉ để lại các câu văn miêu tả và biếu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao? (có thành “chuyện không?” vì sao?). Tự rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự.

Lời giải:

1. Các yếu tố miêu tả:
+ Xe chạy chầm chậm. Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, và khi trèo lên xe tôi ríu cả chân lại

+ Mẹ tôi không còm cõi xơ xác như cô tôi nói

+ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má

+ Hơi quần áo của mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn… thơm tho lạ thường.

- Yếu tố biểu cảm:

+ Tôi òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.

+ Hay tại sự sung sướng bỗng chốc được trông thấy cái hình hài… sung túc?

+ Tôi thấy những cảm giác ấm áp… khắp da thịt

+ Phải bé lại và lăn vào lòng… êm dịu vô cùng

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm này đan xen cùng với yếu tố tự sự

2. Nếu không có các yếu tố miêu tả và biểu cảm, đoạn văn toàn yếu tố kể chuyện thì sẽ rất khô khan, chỉ toàn chuỗi sự việc.

+ Người đọc không cảm nhận được tình cảm, không thấy được biểu hiện cảm xúc của nhân vật.

3. Nếu bỏ hết các yếu tố tự sự, trong đoạn văn chỉ để lại yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ lộn xộn. Phải có yếu tố là cốt, những yếu tố miêu tả, biểu cảm thêm vào tạo cảm xúc và lớp lang.