Tác phẩm Làng được xây dựng trên những tình huống nào

– Giới thiệu tác giả, văn bản

+Tác giả: Là cây bút truyện ngắn xuất sắc, tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông am hiểu, gắn bó sâu sắc với người nông dân. Hầu hết các tác phẩm của Kim Lân đều viết về đề tài người nông dân, cảnh sinh hoạt ở làng quê.

+ Văn bản: Truyện ngắn Làng được viết và đăng báo trên tạp chí Van nghệ năm 1948- giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Thông qua nhân vật ông Hai, tác giả muốn nói về tình yêu làng, yêu nước của những người nông dân thời đó. Một trong những thành công của tác phẩm là nghệ thuật tạo dựng tình huống đặc sắc.

– Tình huống: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc

+ Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng. Giặc Pháp vào xâm lược, bất đắc dĩ ông Hai phải rời làng đi tản cư. Ở nơi tản cư, ông luôn nhớ về làng, say sưa khoe về làng. Ông rất tự hào về tinh thần kháng chiến của làng Chợ Dầu. Hễ ai hỏi về làng, mắt ông lại sáng lên. Không những thế, ông còn yêu nước. Ông rất hay lên phòng thông tin nghe ngóng tin tức đánh giặc của quân mình. Tình yêu làng song hành với tình yêu nước.

+ Một hôm, khi ngồi trong quán nước, ông Hai tình cờ nghe  được tin làng Chợ Dầu theo giặc từ người đàn bà tản cư dưới xuôi. Cái tin ấy làm ông đau đớn, tủi hổ, thay đổi cả tâm tính và trở thành nỗi ám ảnh trong ông. Ông Hai đấu tranh tinh thần để lựa chọn: một bên là tình yêu làng- một bên là lòng yêu nước. Ông đấu tranh nội tâm, để rồi đi đến một quyết định dứt khoát mà đau đớn: Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù.

– Tình huống tạo nút thắt, cao trào cho tác phẩm. Từ đó nhà văn cho thấy diễn biến tâm lí gay gắt, phức tạp trong nhân vật. Người đọc cảm nhận được tình yêu làng, yêu nước sâu sắc trong tâm hồn ông Hai. Tình huống truyện tạo sự gay cấn, hấp dẫn cho truyện ngắn, đồng thời giúp Kim Lân bộc lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm.

– Tình huống: Ông Hai nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc được cải chính

+ Trong lúc ông Hai tuyệt vọng, đau khổ nhất thì có người ở làng chợ Dầu lên báo tin nhà ông bị Tây đốt. Không cần văn bản, giấy tờ xác thực, đối với ông, sự việc tây đốt nhà mình là một điều cải chính rõ ràng nhất. Tình huống này giúp mở nút câu chuyện, giải tỏa mọi buồn bã, tủi hổ của ông Hai. Ông vui mừng, lật đật chạy đi khoe với mọi người. Ông lại trở về dáng vẻ hoạt bát, vui vẻ và lại say sưa kể về làng mình. Lúc này tình yêu làng, yêu nước lại hòa vào nhau, tình yêu nước bao trùm lên tình yêu làng.

– Tình huống truyện rất độc đáo, kết hợp với nghệ thuật phân tích tâm lí nhân vật đã khắc họa tình yêu làng, yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

– Truyện ngắn Làng là một tác phẩm độc đáo viết về tình yêu làng, yêu nước của người nông dân. Tình huống truyện đã góp phần làm nổi bật chủ đề của tác phẩm. Qua đó, ta thấy được tài năng xây dựng tình huống của nhà văn Kim Lân

Nao núng thuộc kiểu từ láy nào (Ngữ văn - Lớp 6)

1 trả lời

Giving advice by using “should” or “shouldn’t” (Ngữ văn - Lớp 4)

1 trả lời

Phương thức biểu đạt chính trong câu là? (Ngữ văn - Lớp 7)

1 trả lời

(1,0 điểm)

Trong truyện ngắn “Làng”, Kim Lân đã xây dựng một tình huống truyện gay cấn, căng thẳng, đó là tình huống nào? Nêu tác dụng của tình huống ấy?


Tuyển chọn những bài văn hay chủ đề Phân tích tình huống độc đáo trong truyện ngắn Làng. Các bài văn mẫu được biên soạn, tổng hợp ngắn gọn, chi tiết, đầy đủ từ các bài viết hay, xuất sắc nhất của các bạn học sinh trên cả nước. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Nêu tình huống của truyện ngắn làng của Kim Lân

- Tình huống 1: không rõ nét khi rời làng đi tản cư là sự việc có ý nghĩa tạo khung cho câu chuyện. Do bắt buộc phải đi, có thể không coi là tính huống.

- Tình huống 2: khi ông Hai nghe tin đồn làng của ông theo Tây làm Việt gian thì tình huống mới thực sự bắt đầu. Ông Hai vốn là người yêu làng tha thiết, ông rất tự hào cái làng thân yêu của mình. Và đặc biệt là đi đâu ông cũng khoe về nó, khoe về sự giàu đẹp, khoe về tinh thần chiến đấu anh hùng. Ấy vậy mà bây giờ lại có tin làng Dầu của ông theo Tây! Cái tin ấy là một cái tin chết người, nó chẳng những làm mất hết niềm tin, sụp đổ niềm tự hào về làng của ông mà còn khiến ông tủi hổ vì đã khoe khoang những điều hay về nó.

- Tình huống truyện kết thúc: khi ông Hai biết được sự thực làng của ông không theo giặc. Qua tình huống này, hình ánh một lão nông dân tha thiết yêu làng quê của mình, một lòng một dạ theo kháng chiến hiện ra sắc nét, với chiều sâu tâm lí, ngôn ngữ mang đậm màu sắc cá thể hoá.

Ý nghĩa tình huống độc đáo trong truyện ngắn Làng

     Trong tác phẩm Làng, nhà văn Kim Lân đã xây dựng được một tình huống truyện giàu kịch tính: Hiểu lầm rồi vỡ lẽ về việc làng Dầu cùa mình theo giặc. Đây là dạng tình huống thường được các nhà văn sử dụng và trong tác phẩm này nó đã khiến nhân vật bộc lộ tính cách của mình. Việc rời làng đi tản cư là sự việc có ý nghĩa tạo khung cho câu chuyện. Đó chưa phải là tình huống. Phải đến khi ông Hai nghe tin đồn làng của ông theo Tây làm Việt gian thì tình huống mới thực sự bắt đầu. Ông Hai vốn là người yêu làng tha thiết, ông rất tự hào cái làng thân yêu của mình. Và đặc biệt là đi đâu ông cũng khoe về nó, khoe về sự giàu đẹp, khoe về tinh thần chiến đấu anh hùng. Ấy vậy mà bây giờ lại có tin làng Dầu của ông theo Tây! Cái tin ấy là một cái tin chết người, nó chẳng những làm mất hết niềm tin, sụp đổ niềm tự hào về làng của ông mà còn khiến ông tủi hổ vì đã khoe khoang những điều hay về nó. Tình huống truyện kết thúc khi ông Hai biết được sự thực làng của ông không theo giặc. Qua tình huống này, hình ảnh một lão nông dân tha thiết yêu làng quê của mình, một lòng một dạ theo kháng chiến hiện ra sắc nét, với chiều sâu tâm lí, ngôn ngữ mang đậm màu sắc cá thể hoá.

     Truyện Làng đã xây dựng được một tình huống truyện đặc sắc, làm bộc lộ sâu sắc tình cảm yêu làng, yêu nước ở người nông dân. Ông Hai trong truyện là người rất yêu cái làng chợ Dầu của mình, luôn hãnh diện khoe về làng. Ấy thế mà ông lại phải nghe cái tin làng ông theo giặc, người làng ông làm Việt gian từ miệng những người tản cư dưới xuôi lên.

     Tình huống ấy khiến ông cay đắng, đau xót, tủi hổ và day dứt trong sự xung đột giữa tình yêu làng quê và tình yêu nước, mà tình cảm nào cũng mãnh liệt, thiết tha. Đặt nhân vật vào tình huống gay gắt ấy, tác giả đã làm bộc lộ sâu sắc cả hai tình cảm nói trên ở nhân vật và cho thấy tình yêu nước, tinh thần kháng chiến lan rộng và bao trùm lên tình yêu làng, nó chi phối và thống nhất, moi tình cảm khác trong con người Việt Nam thời kì đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Phân tích tình huống độc đáo trong truyện ngắn Làng - Bài mẫu

Tác phẩm Làng được xây dựng trên những tình huống nào

    Có những tác phẩm đọc xong là ta quên ngay nhưng có những tác phẩm đọc xong mà để lại ấn tượng sâu sắc tựa như một dòng nước chảy qua để lại lớp phù sa màu mỡ. Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân là một tác phẩm như vậy. Đặc biệt, tác phẩm là một minh chứng rõ ràng nhất cho nhận định: "Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật".

    Vậy tình huống truyện là gì? Một tác phẩm tự sự hay, không thể thiếu tình huống truyện. Tình huống là các sự việc, hoàn cảnh diễn ra sự việc được tác giả đặt nhân vật vào đó để bộc lộ đặc điểm, tính cách, phẩm chất của mình. Và dĩ nhiên, việc miêu tả nội tâm nhân vật chính là khắc họa những tâm tư, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật để qua đó người đọc có một cái nhìn rõ hơn về nhân vật cũng như tác phẩm. Tác phẩm Làng của Kim Lân là một tác phẩm hay, thành công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật.

    Tác phẩm xoay quanh một sự việc là tin đồn làng Chợ Dầu theo giặc cùng những phản ứng của ông Hai trước, trong và sau sự việc độ. Chính vì thế tình huống trong tác phẩm cũng chia làm ba giai đoạn: trước khi ông Hai nghe tin, khi ông Hai nghe tin làng mình theo giặc và sau khi nghe tin cải chính. Trong mỗi tình huống, nhân vật ông Hai bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư, tình cảm của mình thông qua việc xử lí các tình huống. Trước khi nghe tin, ông Hai là một người nông dân với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tánh cách khá đặc biệt. Ông yêu làng nên đi đâu cũng khoe về cái làng của mình, ông tự hào và yêu tất cả mọi thứ của làng Chợ Dầu nên khi tình huống phải đi tản cư xảy ra, ông Hai vẫn còn rất quyến luyến cái nơi "chôn rau, cắt rốn" của mình, khi rời xa làng ông vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm tình hình những người ở nơi khác đến. Đặc biệt, với tình huống thứ hai sau khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc, nhân vật ông Hai bộc lộ sâu sắc tình cảm của mình. Từng hành động, cử chỉ, lời nói của ông trong mỗi hoàn cảnh, thời gian, địa điểm là một sự tủi hổ, nhục nhã, xót xa, đau đớn, dằn vặt và cuối cùng đi đến quyết định vô cùng khó khăn "Làng thì yêu thật nhưng làng đã theo Tây mất rồi thì phải thù", Một người đã từng yêu làng hơn bất cứ thứ gì, đã từng tự hào về làng mà bây giờ lại phải thất vọng, đau khổ để quyết định "thù" làng. Tình huống này đã làm cho người đọc cảm nhận sâu sắc con người của nhân vật ông Hai. Nhưng Kim Lân không chỉ dừng lại đó mà còn muốn nói một điều gì "mới mẻ hơn" khi tạo ra tình huống thứ ba là ông Hai nghe được tin cải chính. Một niềm vui bất ngờ, ông Hai như một con người đang chết mòn chết mỏi bây giờ được hồi sinh lại. Ông mua quà cho con và lại theo thói quen sang nhà bác Thứ để khoe tin mừng. Con người ấy vẫn mộc mạc, chân thực, đáng yêu và đáng quý biết bao. Tình huống đã khẳng định một điều trong con người ông Hai, tình yêu làng của ông Hai đã hòa quyện, thống nhất với tình yêu nước, tình yêu kháng chiến, yêu Cụ Hồ. Có thể nói, ở mỗi tình huống, nhân vật ông Hai đều bộc lộ những phẩm chất cao đẹp, rất "người" của mình. Điều đó cũng khẳng định thành công trong việc xây dựng tình huống truyện của nhà văn Kim Lân.

    Phải chăng người đọc không chỉ thấy hấp dẫn với tác phẩm bởi tình huống truyện trong Làng mà còn thực sự thấy ấn tượng, yêu quý và hiểu rõ nhân vật hơn qua việc miêu tả nội tâm nhân vật của nhà văn Kim Lân.

    Thật vậy, nhà văn Kim Lân đã đi vào miêu tả rất sâu và kĩ tâm trạng của nhân vật ông Hai qua mỗi tình huống. Trước khi ông Hai nghe tin làng mình theo Tây, ông yêu làng Chợ Dầu của ông hơn bất cứ thứ gì. Ông tự hào về tất cả những gì của làng. Những điều đó khiến cho nhân vật ông Hai hiện lên với những suy nghĩ khá hồn nhiên và tính cách cũng đặc biệt. Ông hay khoe làng: "Ông có thể ngồi nói cả buổi về cái làng Chợ Dầu mà không biết người nghe thế nào, chỉ nói cho sướng cái miệng". Cho nên khi nhận lệnh phải đi tản cư ông Hai nửa muốn đi vì kháng chiến, nửa lại muốn ở lại vì tình cảm quyến luyến, yêu làng, không muốn rời xa làng, nhưng cuối cùng ông cũng phải đi. Ở nơi tản cư, ông vẫn luôn theo dõi tin tức kháng chiến, tình yêu làng của ông thể hiện ở mọi lúc, mọi nơi dù ở làng hay rời xa làng. Song, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai mới thực sự được bộc lộ rõ khi nghe tin làng mình theo Tây. Một sự thất vọng tột độ, cái làng ông vốn rất tự hào, yêu hơn chính bản thân mình thì giờ đây lại theo Tây. Ông thấy mình như người có tội, bỗng chốc những cảm xúc tủi hổ, nhục nhã, dằn vặt, đau đớn ùa về trong ông. Những ngày sau ông không dám ra đường bởi ông sợ, ông lo lắng và cảm thấy chẳng còn mặt mũi để nhìn ai. Một quyết định đau đớn mà ông Hai phải dằn lòng đưa ra: "Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù", ông đã đặt tình vêu nước lên trên tình yêu làng, hi sinh cá nhân vì dân tộc. Nhưng ông vẫn muôn một lần nữa khẳng định sự trung thành với Đảng, với cách mạng của mình qua cuộc trò chuyện với đứa con thơ. Ông Hai đã thực sự có những suy nghĩ đúng đắn. Sau khi nghe tin cải chính, ông Hai lại được yêu làng, tự hào về làng đúng với tình yêu trong trái tim ông. Vì thế ông lại được bản tính hồn nhiên, mộc mạc của mình. Tình yêu làng của ông giờ đã quyện, thống nhất với tình yêu nước, tình yêu kháng chiến. Có thể trong sâu sắc nội tâm nhân vật, nhà văn Kim Lân đã thực sự thành công để người đọc hiểu hơn về nhân vật.

    Với thành công trong việc xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật của ngòi bút Kim Lân, nhân vật ông Hai hiện lên với những phẩm chất cao đẹp, với tình yêu làng mộc mạc, giản dị mà sâu nặng hòa quyện với tình yêu đất nước, vẻ đẹp tâm hồn của ông Hai làng Chợ Dầu tiêu biểu cho những người nông dân Việt Nam có ý thức giác ngộ cao, tha thiết yêu quê hương, Tổ quốc. Nói cách khác, quê hương – Tổ quốc đối với mỗi người Việt Nam chúng ta luôn gắn bó trong niềm tự hào nồng thắm!... mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yêu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý ấy!

    Tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân chỉ là một hạt cát trên sa mạc trong nền văn học bấy giờ. Nhưng tác phẩm vẫn có những nét riêng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Đặc biệt với việc thành công trong xây dựng tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật, Kim Lân đã đưa nhân vật ông Hai trở thành người nông dân điển hình sống mãi trong lòng người đọc.

---/---

Trên đây là các bài văn mẫu Phân tích tình huống độc đáo trong truyện ngắn Làng do Top lời giải sưu tầm và tổng hợp được, mong rằng với nội dung tham khảo này thì các em sẽ có thể hoàn thiện bài văn của mình tốt nhất