Tài khoản ngân hàng bị phong tỏa là gì năm 2024

Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.

[Khoản 1 Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015]

2. Thẩm quyền phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự

Những người sau đây có quyền ra lệnh phong tỏa tài khoản:

- Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành;

- Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp;

- Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

[Lệnh phong tỏa tài khoản của những người này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành]

- Thẩm phán chủ tọa phiên tòa.

[Khoản 2 Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015]

3. Thủ tục phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự

- Chỉ phong tỏa số tiền trong tài khoản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc bồi thường thiệt hại.

Người được giao thực hiện lệnh phong tỏa, quản lý tài khoản bị phong tỏa mà giải tỏa việc phong tỏa tài khoản thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

- Khi tiến hành phong tỏa tài khoản, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền phải giao quyết định phong tỏa tài khoản cho tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị buộc tội hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.

Việc giao, nhận lệnh phong tỏa tài khoản phải được lập thành biên bản theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

Ngay sau khi nhận được lệnh phong tỏa tài khoản, tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước đang quản lý tài khoản của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc tài khoản của người khác có liên quan đến hành vi phạm tội của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo phải thực hiện ngay việc phong tỏa tài khoản và lập biên bản về việc phong tỏa tài khoản.

Biên bản về việc phong tỏa tài khoản được lập thành năm bản, trong đó một bản được giao ngay cho người bị buộc tội, một bản giao cho người khác có liên quan đến người bị buộc tội, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, một bản đưa vào hồ sơ vụ án, một bản lưu tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.

[Khoản 3, 4 Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015]

4. Các trường hợp hủy bỏ phong tỏa tài khoản trong vụ án hình sự

- Biện pháp phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:

+ Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

+ Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

+ Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;

+ Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.

-Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản khi thấy không còn cần thiết.

Đối với biện pháp phong tỏa tài khoản trong giai đoạn điều tra, truy tố thì việc hủy bỏ hoặc thay thế phải thông báo cho Viện kiểm sát trước khi quyết định.

[Điều 130 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015]

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email info@thuvienphapluat.vn.

Khi thực hiện phong tỏa ngân hàng không thông báo, cũng không có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Ông Thà đã nhiều lần đến trực tiếp và gửi đơn đề nghị gỡ phong tỏa tài khoản nhưng đến nay phía ngân hàng vẫn chưa giải quyết cho ông.

Ông Thà hỏi, ông phải đến cơ quan nào để can thiệp xử lý?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trả lời vấn đề này như sau:

Tại Điều 12 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt [đã được sửa đổi, bổ sung] quy định:

"2. Tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản trong các trường hợp sau:

  1. Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  1. Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót về chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;
  1. Khi có tranh chấp giữa các chủ tài khoản thanh toán chung…

4. Việc phong tỏa tài khoản thanh toán nếu trái pháp luật gây thiệt hại cho chủ tài khoản thì bên ra lệnh phong tỏa tài khoản phải chịu tránh nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật".

Căn cứ Điều 17 Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán [đã được sửa đổi, bổ sung] quy định:

"Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được phong tỏa tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:

  1. Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
  1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót...

Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo [bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán] cho chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán;…".

Căn cứ các quy định hiện hành, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được quyền phong tỏa tài khoản thanh toán của khách hàng trong những trường hợp được quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP và Thông tư số 23/2014/TT-NHNN và phải thực hiện thông báo [bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo theo thỏa thuận] cho chủ tài khoản biết về việc phong tỏa tài khoản.

Để có đầy đủ thông tin, cơ sở giải quyết kiến nghị của ông Nguyễn Văn Thà, Ngân hàng Nhà nước [Vụ Thanh toán] đã có công văn đề nghị ngân hàng mà ông Thà phản ánh rà soát, xử lý kiến nghị theo quy định của pháp luật và báo cáo kết quả về Ngân hàng Nhà nước.

Chủ Đề