Tại sao bị máu nhiễm mỡ

Khó để tự nhận biết triệu chứng

Thông thường, trong máu luôn có một tỷ lệ mỡ nhất định. Tỷ lệ này được đánh giá bằng các chỉ số xét nghiệm triglycerid, cholesterol... Khi bị máu nhiễm mỡ, những chỉ số này sẽ cao hơn mức cho phép.Trong đó, chỉ số cholesterol cao chính là đặc trưng của tình trạng rối loạn mỡ máu.

Máu nhiễm mỡ không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh thường khó nhận biết. Nhiều trường hợp người bệnh chỉ phát hiện ra mình bị máu nhiễm mỡ khi khám sức khỏe định kỳ hoặc bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, gây nhiều biến chứng. Đặc biệt, chứng mỡ máu cao ở người trẻ tuổi thường diễn biến thầm kín và khó nhận biết hơn tình trạng mỡ máu cao ở người luống tuổi.

Khi bị mỡ máu cao, người bệnh có thể xuất hiện những triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau tức ngực, tim đập nhanh, thở gấp... Khi chứng bệnh tiến triển và không được điều trị sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: tăng huyết áp, đau tim, xơ vữa động mạch...

Một số trường hợp mỡ máu cao sẽ xuất hiện ban vàng dưới da, da có những nốt phồng nhỏ bề mặt bóng loáng, màu vàng, mọc nhiều trên da mặt, khuỷu tay, bắp đùi, gót chân, lưng, ngực... to bằng đầu ngón tay không có cảm giác đau, ngứa.

Nguyên nhân gây máu nhiễm mỡ

Mỡ máu cao thường xảy ra ở tuổi trung niên. Tuy nhiên, hiện nay, do ảnh hưởng của dinh dưỡng thừa thãi, lối sống thiếu lành mạnh, chứng máu nhiễm mỡ đang có xu hướng trẻ hóa. Những nguyên nhân sau dễ gây máu nhiễm mỡ:

Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây máu nhiễm mỡ. Sử dụng quá nhiều chất béo trong bữa ăn hằng ngày, trong đó thịt bò, thịt bê, thịt lợn, trứng, sữa... chứa nhiều chất béo bão hòa. Các loại thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chứa dầu dừa, dầu cọ, bơ, ca cao cũng có hàm lượng chất béo cao. Nếu thường xuyên sử dụng những loại thực phẩm này, nguy cơ cao bị máu nhiễm mỡ.

Béo phì: khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao. Đặc biệt, lượng mỡ thừa thường tập trung chủ yếu ở bụng thay vì ở hông hay đùi. Béo phì khiến nồng độ cholesterol tốt [HDL] giảm còn nồng độ cholesterol xấu [LDL] tăng cao dẫn đến máu bị nhiễm mỡ.

Lười vận động: ít vận động, thường xuyên nằm hoặc ngồi nhiều một chỗ, nguy cơ bị máu nhiễm mỡ là rất cao.

Thường xuyên căng thẳng, stress: dễ gây một số rối loạn trong cơ thể và là một trong những thủ phạm chính gây máu nhiễm mỡ. Ngoài ra, một số người còn có thói quen sử dụng rượu bia, các chất kích thích khiến cho nồng độ cholesterol trong máu tăng cao.

Yếu tố di truyền: Mỡ máu cao cũng có thể gây ra do yếu tố di truyền. Nếu trong gia đình có ông bà, bố mẹ bị mỡ máu cao, bạn cũng có nguy cơ máu nhiễm mỡ cao hơn bình thường.

Do bệnh lý: Một số bệnh lý như tiểu đường, thiểu năng tuyến giáp cũng khiến lượng mỡ trong máu tăng cao hơn.

Ảnh hưởng của tuổi tác và giới tính: khi bắt đầu bước vào độ tuổi mãn kinh, nồng độ triglyceride và cholesterol xấu ở nữ giới sẽ tăng cao và làm tăng nguy cơ bị xơ vữa động mạch. Nguyên nhân là do sự thay đổi của hormon estrogen sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và tác động trực tiếp đến các mạch máu.

Đỗ Hương

[Theo Báo Sức khỏe & đời sống]

ad syt ad

Chào chuyên gia, tôi thường xuyên thấy biểu hiện hoa mắt chóng mặt, tức ngực khó thở, đến khi đi khám thì nhận được kết quả bị mỡ máu cao. Nhưng từ trước đến nay cân nặng của tôi chỉ ở mức 42-43kg trong khi cholesterol lên tới 7,5mmol/l. Xin chuyên gia giải đáp vì sao có máu nhiễm mỡ ở người gầy?

[Cô Lê Thị Hương, 52 tuổi, Quảng Xương, Thanh Hóa]

Chào cô,

Máu nhiễm mỡ ở người gầy là điều ít ai nghĩ đến bởi tình trạng này chỉ bắt gặp ở những đối tượng thừa cân béo phì hoặc ăn uống sinh hoạt không điều độ. Tuy nhiên, người gầy cũng bị mỡ máu cao do rối loạn chuyển hóa lipid khiến việc tổng hợp cholesterol trong máu bị ảnh hưởng. Ngoài ra, ở tuổi này của cô chức năng chuyển hóa đã bắt đầu suy giảm nên quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, mỡ tích tụ trong cơ thể, lâu dần gây bệnh mỡ máu.

Để tìm hiểu chi tiết vì sao người gầy vẫn có mỡ máu, mời cô cùng độc giả tham khảo bài viết dưới đây.

Người gầy cũng là đối tượng dễ mắc mỡ máu cao.

Không chỉ người béo phì, tăng cân hay người cao tuổi chức năng chuyển hóa suy giảm dễ gặp mỡ máu cao mà người gầy cũng có thể bị mỡ máu. Nguyên nhân chính là do chứng rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Thông thường, gan nhận nhiệm vụ chuyển hóa cholesterol [cholesterol 80% do gan tổng hợp, 20% còn lại từ thức ăn]. Tuy nhiên, khi chức năng gan bị rối loạn, việc chuyển hóa mỡ gặp trục trặc sẽ dẫn đến việc tổng hợp cholesterol bị rối loạn, dẫn đến mỡ máu cao. Nếu người gầy trong gia đình có người mắc mỡ máu cao liên quan đến gen di truyền thì cũng có khả năng bị mỡ máu. Các gen này gây ra biến đổi trong quá trình tổng hợp và phân giải các chất béo.

Ngoài ra, máu nhiễm mỡ ở người gầy là do chế độ ăn uống sinh hoạt không hợp lý. Rất nhiều người cho rằng người gầy cơ thể khó hấp thụ các chất, ăn mà “không béo được” nên không chú ý đến các thực phẩm nhiều dầu mỡ, tinh bột, đường, rượu bia… và ít vận động hơn. Những yếu tố này sẽ làm tăng nguy cơ cholesterol trong máu.

Tăng cholesterol ở người gầy rất nguy hiểm, do không có những yếu tố nguy cơ có thể nhìn thấy nên phần đông tâm lý chủ quan khiến việc phát hiện và điều trị khó khăn. Do vậy, dù ở bất kỳ độ tuổi hay thể trạng nào cũng không nên chủ quan với bệnh mỡ máu.

Rối loạn lipid máu [Mỡ máu cao]: Đối tượng nào cũng có nguy cơ mắc phải 

Các triệu chứng mỡ máu cao ở người gầy cũng tương tự với các dấu hiệu rối loạn mỡ máu thông thường.

Theo Cục y tế Dự phòng, rối loạn chuyển hóa lipid máu sẽ có một số triệu chứng đặc trưng như:

Triệu chứng đặc hiệu ngoại biên [Các triệu chứng có thể nhìn thấy]

  • Cung giác mạc có màu trắng nhạt, hình vòng tròn hoặc không hoàn toàn, ở vị trí mống mắt cho thấy tăng cholesterol toàn phần [thường để kiểm tra đối với người dưới 50 tuổi]
  • Ban vàng ở mí mắt dưới hoặc trên, khu trú hoặc lan tỏa
  • U vàng gân ở gân duỗi của các ngón và gân Achille và vị trí các khớp đốt bàn ngón tay
  • U vàng dưới màng xương ở củ chày trước, trên đầu xương của mỏm khuỷu, ít gặp hơn
  • U vàng dưới da ở khuỷu hoặc đầu gối
  • Dạng ban vàng ở lòng bàn tay

Một số dấu chứng nội tạng, thể hiện thông qua các bệnh lý nghiêm trọng hơn như:

Khi bị mỡ máu có thể ảnh hưởng đến gan, dễ bị gan nhiễm mỡ.

  • Nhiễm lipid võng mạc: soi đáy mắt thấy nhiều lipid võng mạc do triglyceride tăng.
  • Gan nhiễm mỡ: Siêu âm thấy có mỡ thường kèm tăng triglyceride.
  • Viêm tụy cấp: Thường thấy do tăng triglyceride.
  • Xơ vữa động mạch: biến chứng do tăng lipoprotein [có trong LDL cholesterol]

Nguyên tắc điều trị máu nhiễm mỡ ở người gầy không chỉ tập trung vào chế độ ăn uống sinh hoạt mà nên thăm khám cụ thể để các bác sĩ chỉ định các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh.

Điều trị bằng thuốc Tây y:

Để giảm mỡ máu bằng các loại thuốc tây, các bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc như:

  • Statin
  • Niacin
  • Fibrate
  • Nhựa gắn axit mật…

>>> Tìm hiểu thêm: 7 nhóm thuốc tây hạ mỡ máu chuyên dụng 

Tùy từng loại thuốc sẽ có cơ chế giảm cholesterol hoặc triglyceride. Bạn có thể tham khảo tác dụng giảm thành phần mỡ máu của các loại thuốc theo khuyến cáo của Hội Tim mạch Hoa Kỳ về thuốc hạ mỡ máu.

Thuốc Giảm triglyceride Giảm LDL cholesterol Tăng HDL cholesterol Tác dụng phụ
Fenofibrat 20-50% 5-20% 10-20% Rối loạn tiêu hóa, đau yếu cơ, sỏi mật
Acid Nicotinic 20-50% 5-25% 15-35% Đỏ mặt, tăng đường huyết, tăng acid uric
Nhựa gắn axit mật Không thay đổi 15-30% 3-5% Rối loạn tiêu hóa [táo bón, đau bụng], giảm hấp thụ các loại thuốc khác
Statin 7-30% 18-55% 5-15% Tăng men gan, yếu cơ, nhược cơ

Điều trị bằng các bài thuốc Đông y

Một số loại thảo dược thường dùng trong các bài thuốc hạ mỡ máu bằng cách hãm, sắc nước uống như:

  • Lá sen
  • Trạch tả
  • Nần vàng
  • Actiso
  • Giảo cổ lam
  • Sơn tra, ngưu tất
  • Bí đao…

Tuy nhiên, người bệnh nên kiên trì áp dụng trong thời gian dài để cảm nhận hiệu quả.

>>> Tham khảo ngay: Top 10+ bài thuốc dân gian giảm mỡ máu hạ cholesterol tại nhà

VIDEO ĐỀ XUẤT:

Người gầy là đối tượng ít để ý đến các chỉ số mỡ máu trong cơ thể, một phần vì tâm lý chủ quan, một phần vì không có những biểu hiện thực tế cho thấy mình mắc mỡ máu. Do đó, nên chủ động đi kiểm tra sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần và đo mỡ máu.

Việc này sẽ giúp họ nắm được tình trạng sức khỏe của mình và có hướng xử lý kịp thời khi bị mỡ máu. Nên kiểm tra cholesterol và các nguy cơ bệnh lý khác từ 20 tuổi và tái kiểm tra sau 4-6 năm.

Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, người bị mỡ máu cao nhưng cơ địa vẫn gầy cần tìm hiểu một số chế độ ăn uống lành mạnh để cải thiện các chỉ số mỡ máu và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như chế độ ăn kiểu Địa Trung Hải. Chế độ ăn này tập trung vào:

Nên xây dựng thực đơn khoa học và hợp lý.

  • Các loại thực vật như hoa quả, rau củ, ngũ cốc nguyên cám, đậu và các loại hạt
  • Giảm bớt muối bằng cách sử dụng gia vị và lá thơm để gia giảm
  • Hạn chế ăn thịt đỏ, chỉ ăn vài lần/tháng
  • Ăn cá và gia cầm ít nhất 2 lần mỗi tuần
  • Có thể uống rượu vang trong bữa ăn
  • Tăng cường tập thể dục đều đặn
  • Sử dụng dầu oliu thay thế dầu mỡ thông thường
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Hạn chế các loại thực phẩm có đường, ngũ cốc đã qua chế biến và chất béo chuyển hóa
  • Hạn chế các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói…

Đối với người bị mỡ máu cao, đặc biệt người gầy nếu không điều trị và kiên trì với chế độ ăn uống, các chỉ số mỡ máu rất dễ tăng lại. Vì vậy, song song kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt có thể sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe.

Nên lưu ý lựa chọn những sản phẩm có thông tin, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và các thành phần không pha trộn thuốc tây để giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, khi sử dụng các sản phẩm bảo vệ sức khỏe cần sử dụng đúng liều lượng và chỉ dẫn.

Trên đây là một số thông tin về máu nhiễm mỡ ở người gầy. Hy vọng cô Hương đã có câu trả lời cho mình và tìm được giải pháp thích hợp để đẩy lùi mỡ máu. Chúc cô thật nhiều sức khỏe.

XEM THÊM: 

Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng

Luôn tâm niệm “Y học cổ truyền là niềm đam mê của tôi”, TTƯT Nguyễn Thị Hằng hiện là cố vấn y khoa tại Dược Phẩm Tâm Bình. Bà là tác giả của nhiều đề tài nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong điều trị các bệnh lý về xương khớp [thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa,...] và các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa [viêm đại tràng, tiêu chảy, táo bón,…]

Video liên quan

Chủ Đề