Tại sao bùi hông nhiều

Nhiều người vẫn thường đặt câu hỏi: Tại sao cửa số được đóng kín nhưng sau một ngày thì bệ cửa, vật dụng hay sàn nhà vẫn đóng một lớp bụi. Mặc dù quét nhà, lau nhà thường xuyên nhưng vẫn không bao giờ hết bụi. Không phải cứ vệ sinh thường xuyên, nhà cửa kín đáo thì sẽ sạch sẽ, bạn cần hiểu thêm về nguồn gốc của bụi mịn cũng như những cách xử lý thông minh để giữ sức khỏe cho bản thân và cho gia đình.

1. Nguồn gốc bụi mịn trong nhà đến từ đâu?

Bụi mịn trong nhà có khoảng 80% đến từ bên trong nhà, chỉ có 20% trực tiếp từ ngoài vào, chủ yếu là lọt vào từ các kẽ hở cửa hay mỗi lần đóng mở cửa.

Con người hoạt động ở bên ngoài mang theo bụi trên cơ thể và quần áo, khi trở về cũng mang theo bụi vào nhà.

Chó và mèo là loại động vật năng động, chúng được nuôi rất nhiều trong các hộ gia đình. Mỗi ngày chúng đều nô đùa, nghịch ngợm đã vô tình mang theo bụi bặm trên lông vào nhà.

Sách và tạp chí sẽ xuống cấp theo thời gian và sinh ra rất nhiều bụi, những hạt bụi dễ dàng phát tán trong không khí.

Các vật dụng như quần áo, chăn màn, rèm cửa,… khi sử dụng thì những sợi tơ nhỏ sẽ rơi ra tạo thành bụi mịn.

Các thiết bị công nghệ như laptop, tivi, tủ lạnh hay máy giặt,… khi hoạt động sẽ sản sinh ra các hạt ion dương phát tán ra không khí tạo thành bụi mịn.

Bụi mịn cũng được đưa vào nhà do thói quen không hay vệ sinh miếng lọc của máy lạnh.

Khói, dầu mỡ trong nhà bếp cũng sản sinh ra một lượng bụi nhất định.

» Bài viết tham khảo: Bụi mịn PM2.5 là gì? Những tác hại của bụi mịn PM2.5

» Bài viết tham khảo: Ô nhiễm không khí là gì? Làm sao để có không khí trong lành?

2. Những mẹo hay giúp xử lý bụi mịn trong nhà

2.1. Lọc khí gia đình

2.1.1. Vệ sinh hoặc nâng cấp màng lọc không khí

Nếu nhà bạn có lắp đặt máy lạnh, bạn nên thay bộ lọc để kiểm soát mức độ bụi trong nhà. Bụi vẫn sẽ tiếp tục tích tụ trong nhà nhưng chất lượng màng lọc có thể hạn chế tốc độ tích tụ của bụi

2.1.2. Lắp đặt máy lọc không khí cho gia đình

Máy lọc không khí giúp làm sạch không khí bằng cách hút và giữ lại các hạt bụi, kể cả các hạt bụi nhỏ có kích thước tới 0.3 micron. Bộ lọc không khí rất hữu ích đối với nhà nhiều bụi hoặc gia đình bị dị ứng với bụi. Máy lọc không khí chỉ làm sạch không khí trong phòng được đặt máy, do đó bạn nên cân nhắc sử dụng máy có thể dễ dàng di chuyển hoặc đặt thêm máy cho phòng ngủ và phòng khách.

» Bài viết tham khảo: Máy lọc không khí là gì?

» Bài viết tham khảo: Máy lọc không khí có lọc được bụi mịn PM2.5 không?

» Bài viết tham khảo: 3 máy lọc khí tốt nhất mà gia đình bạn có thể tham khảo

2.2. Loại bỏ bụi

2.2.1. Hút bụi tối thiểu 2 lần mỗi tuần

Sử dụng máy hút bụi trang bị màng lọc HEPA (có thể lọc những hạt có kích thước 0.3 micron) để đảm bảo hút được tối đa lượng bụi trong nhà. Hút bụi tất cả thảm trong nhà, trên các mặt sàn. Hút bụi thường xuyên sẽ giúp giảm đáng kể lượng bụi tích tụ bên dưới đồ nội thất và trong góc nhà.

Lưu ý: Thay bộ lọc thường xuyên. Đảm bảo máy hút bụi vẫn hoạt động tốt, máy hút bụi bị hỏng chỉ càng đẩy thêm bụi bẩn vào không khí và gây bụi nghiêm trọng hơn.

2.2.2. Quét nhà vài ngày một lần

Dùng chổi quét nhà hoặc chổi phủi bụi để loại bỏ bụi trên các bề mặt không thể dùng máy hút bụi. Thường xuyên quét ở khu vực có xu hướng tích tụ bụi nhiều nhất như lối ra vào, hành lang và sàn nhà bếp. Hốt và đổ bụi vào thùng rác để ngăn bụi bay trở lại vào nhà.

2.2.3. Lau nhà thường xuyên

Lau ướt sàn nhà là cách hiệu quả giúp gom bụi bị sót lại sau khi quét. Việc lau nhà thường xuyên có thể giúp giảm bụi. Nếu để quá lâu không lau nhà, quá trình dọn dẹp sẽ trở nên khó khăn hơn, thậm chí phải cọ rửa mới có thể lại bỏ được bụi.

2.2.4. Lau bụi bằng khăn Microfiber (sợi nhỏ và mịn)

Không phải tất cả các khăn lau đều như nhau. Nếu nhà bạn gặp vấn đề về bụi, bạn nên tìm mua khăn lau bụi được làm từ microfiber. Khăn được làm microfiber có thể lau và giữ bụi lại bên trong. Thay vì vậy nếu bạn dùng khăn thông thường hoặc áo thun có thể phát tán bụi vào không khí thay vì gom chúng.

Lưu ý: Thấm ướt khăn microfiber trước khi lau giúp gom bụi hiệu quả hơn. Bạn có thể lau bụi cho cả đồ nội thất không làm bằng gỗ. Giặt khăn ngay sau khi lau bụi để loại bỏ bụi bám trong khăn. Không nên dùng bột giặt hay nước xả để giặt khăn, bột giặt và nước xả có thể làm giảm khả năng giữ bụi của khăn.

2.2.5. Lau tường mỗi khi tổng vệ sinh

Tổng vệ sinh nhà cửa hàng tháng thì bạn cũng nên dùng khăn microfiber để lau tường, gờ chân tường. Bắt đầu lau sạch tường trước, sau đó lau dần xuống chân tường. Cách này giúp gom tất cả bụi từ trên xuống trong quá trình lau.

2.2.6. Giặt chăn, gối và ga giường hai tuần một lần

Chăn, ga trải giường và gối là những vật dụng dễ tích tụ bụi nên có thể gây dị ứng, ngạt mũi sau mỗi khi thức dậy. Mỗi khi tác động vào chúng là mỗi lần bạn vô tình phát tán bụi vào không khí. Cách giải quyết tốt nhất là vệ sinh bộ chăn, ga giường thường xuyên,đặc biệt khi trong gia đình có người bị di ứng hoặc khi nuôi thú cưng ngủ trên giường.

2.2.7. Đập lên gối đệm, thảm để giũ bụi

Cũng như bộ ga giường, gối đệm và thảm cũng là nơi dễ tích tụ bụi theo thời gian. Mỗi lần ngồi lên ghê hoặc đi qua thảm là một lần đưa bụi vào không khí. Vậy nên, bạn phải thường xuyên đem gối đệm và thảm ra ngoài đập mạnh để giũ bụi.

2.2.8. Trồng cây cảnh trong nhà

Cây cảnh như là lá phổi của ngôi nhà, giúp thanh lọc bụi bặm.

2.3. Dọn dẹp những thứ bừa bộn trong nhà

2.3.1. Dọn những đồ trang trí nhỏ

Đồ trang trí nhỏ nếu đặt lung tung tại mỗi phòng sẽ khiến tích tụ bụi, hơn nữa sẽ gây cản trở cho việc dọn dẹp. Bạn nên cất hết những vật dụng không cần thiết, cho vào tủ kính hoặc chuyển đến một phòng không thường xuyên sử dụng để tránh tích tụ bụi, giúp bạn lau chùi dễ dàng hơn.

2.3.2. Loại bỏ những sách, tạp chí cũ không còn sử dụng

Sách và tạp chí sẽ xuống cấp theo thời gian và sinh ra rất nhiều bụi. Bạn nên xếp sách lên kệ cũng như thường xuyên mang tạp chí và đồ dùng từ giấy đi tái chế. Cất vật dụng bằng giấy trong túi nilon để giảm sản sinh bụi trong nhà.

2.3.3. Đồ đi làm về nên được treo gọn gàng lên giá

Khi hoạt động cả ngày ở bên ngoài, trên quần áo khó tránh khỏi sẽ bám đầy bụi. Do đó, trước khi bước vào nhà hãy giũ hay vỗ lên quần áo để bụi rơi ra, sau đó treo lên giá, tránh bỏ lên giường hay sô pha.

2.3.4. Chải lông cho thú nuôi thường xuyên

Lông và vảy da chó mèo có thể gậy bụi trong nhà. Việc thường xuyên chải lông thường xuyên cho thú nuôi cực kỳ hữu ích. Nên chải lông cho thú nuôi tại phòng tắm hoặc phòng giặt thay vì trong phòng khách hoặc trong phòng ngủ vì những khu vực này khó vệ sinh hơn.

» Bài viết tham khảo: 5 sai lầm thường mắc phải khi dọn dẹp, khiến nhà bẩn hơn

» Bài viết tham khảo: Máy lọc không khí có diệt được covid-19