Tại sao cây bị thối rễ

Trong quá trình sinh trưởng, cây trồng có thể gặp phải nhiều căn bệnh làm suy yếu dần sức sống. Cây cảnh bị thối rễ cũng đang dần trở thành mối lo phổ biến đối với người trồng cây. Nhận thức rõ được tác nhân và khắc phục đúng cách sẽ giúp cây được cứu sống. Dưới đây là những chia sẻ mà Treera hy vọng sẽ giúp bạn giải quyết được tình trạng thối rễ ở cây.

Thế nào là cây cảnh bị thối rễ?

Tại sao cây bị thối rễ
Thối rễ là bệnh lý khá phổ biến ở cây

Thối rễ là hiện tượng rễ cây bị các mầm bệnh, vi khuẩn tấn công hoặc do các điều kiện cần thiết để bộ rễ phát triển không được đảm bảo. Dẫn đến tình trạng rễ cây bị thối đen, mất khả năng vận chuyển dinh dưỡng nuôi cây. Nếu kéo dài và không được phát hiện, xử lý kịp thời, mầm bệnh có thể bị lây lan sang các bộ phận khác của cây làm cho cây cảnh sẽ chết dần.

Dấu hiệu nhận biết cây bị thối rễ

Tại sao cây bị thối rễ
Rễ cây có mùi khó ngửi khi bị thối

Đối với các cây cảnh bị thối rễ, việc nhận biết được dấu hiệu bệnh là cần thiết để tìm được giải pháp phù hợp và kịp thời. Người trồng nên quan sát xem lá cây có xuất hiện màu vàng hay thân cây bị bọng nước dễ đổ không. 

Bên cạnh đó hay bấm ngón tay vào bầu đất gần rễ sau khi tưới để xem nước đã thực sự được thẩm thấu chưa hay đang bị ứ đọng. Không chỉ vậy mùi hôi, tanh phát tán ra cũng là dấu hiệu đáng ngại cho thấy có thể rễ cây bị thối.

Xem thêm: Cây cảnh bị vàng lá: Nguyên nhân & giải pháp

Nguyên nhân gây ra tình trạng thối rễ ở cây

Để xác định được cách trị liệu phù hợp, người trồng cần tìm hiểu kỹ về nguyên nhân cây bị thối rễ. Hiện tượng này xảy ra do nhiều lý do:

Cây bị úng do tưới nhiều nước

Tại sao cây bị thối rễ
Úng nước làm rễ cây bị thối đen

Cung cấp nước quá nhiều cho cây là nguyên nhân chính yếu gây nên sự thối rễ ở cây cảnh. Khi lượng nước tưới vượt quá nhu cầu, rễ cây sẽ bị ngộp nước. Đồng thời, các khe hở trong đất bị lấp đầy dẫn đến mất lượng oxi cần thiết để cây trao đổi chất. Không chỉ vậy, đất úng nước sẽ tạo môi trường cho các chủng vi sinh, vi khuẩn và nấm gây bệnh hại phát triển.

Đất trồng kém thoát nước

Sau thời gian dài, đất trong chậu sẽ có hiện tượng chặt lại, chất mùn và độ tơi xốp thoáng khí giảm đi. Điều này gây ra sự khó khăn cho rễ cây trong việc tìm kiếm oxy hoặc khiến nước khó thẩm thấu và thoát. 

Xem thêm: Có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao lá cây có màu xanh?

Chậu quá to, không có lỗ thoát nước

Tại sao cây bị thối rễ
Chậu không có lỗ thoát nước làm cho rễ bị úng nước

Nhiều người trồng cây nghĩ rằng chậu cây to sẽ giúp cho cây có không gian để phát triển. Tuy nhiên nếu chậu quá to cũng sẽ khiến nước bị ứ đọng lâu hơn, ẩm được giữ lại nhiều hơn. Không chỉ vậy, các lỗ thoát nước của chậu nếu quá ít hoặc bị tắc sẽ làm cho nước khó thoát ra khiến cây cảnh bị thối rễ

Sự xâm nhập của các mầm bệnh

Cây trồng thường dễ bị tổn thương bởi các loại sâu bệnh gây hại. Đặc biệt, rễ cây là bộ phận quan trọng nên khi bị các loại vi khuẩn, nấm bệnh tấn công đục khoét sẽ dễ bị hư hại và thối rữa.

Cách khắc phục tình trạng thối rễ ở cây

Tại sao cây bị thối rễ
Cách khắc phục cây cảnh bị thối rễ

Tiến hành cấp cứu cho cây ngay khi phát hiện dấu hiệu bệnh. Các biện pháp phải được thực hiện nhanh chóng, kịp thời tránh để kéo dài làm ảnh hưởng tới các bộ phận khác. Người trồng cần thực hiện các bước sau để đảm bảo cứu sống cây đúng kỹ thuật và đem lại hiệu quả:

  • Bước 1: Dừng ngay việc cấp nước cho cây khi thấy cây bị úng nước và đưa cây vào bóng râm để cây không bị tổn thương
  • Bước 2: Vỗ nhẹ vào thành chậu để đất bong ra, sau đó lấy cây ra khỏi chậu nhẹ nhàng tránh làm đứt rễ 
  • Bước 3: Rửa trôi hoặc tách đất cũ ra khỏi rễ cây
  • Bước 4: Kiểm tra phần rễ, sử dụng các dụng cụ đã được khử trùng để cắt tỉa bỏ đi các phần rễ bị hỏng, giữ lại các phần rễ còn khỏe.
  • Bước 5: Có thể ngâm rễ cây với dung dịch chuyên dùng để phòng chống sâu bệnh hoặc nấm hại rễ
  • Bước 6: Thay đất trồng mới cho cây. Ưu tiên lựa chọn các loại đất mùn có độ tơi xốp cao. Có thể lót lớp đất nung dưới đáy chậu để dễ dàng thoát nước. Đặc biệt phải lựa chọn chậu cây có kích thước vừa phải và có lỗ thoát nước.
  • Bước 7: Trồng cây vào chậu và đất đã được xử lý

Sau khi trồng lại cây, người trồng nên lưu ý tưới tiêu hợp lý tránh làm cây bị úng nước; thường xuyên kiểm tra đất và chậu trồng đồng thời phải có các biện pháp phòng bệnh bằng các loại thuốc chuyên dùng.

Hy vọng rằng những thông tin mà Treera chia sẻ trên đây đã đem đến cho bạn những hiểu biết và kinh nghiệm xử lý cây cảnh bị thối rễ. Việc nhận biết kịp thời và cấp cứu nhanh chóng sẽ giúp tránh được sự suy nhược cho cây trồng. Nếu bạn mong muốn tìm kiếm nơi gửi gắm niềm tin để kiến tạo nên những không gian xanh thì dừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!

Thông tin liên hệ

  • Địa chỉ: 04 Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hotline: 0886 668 109

Hiện nay, nấm gây hại trên rất nhiều loại cây trồng khác nhau. Rễ thối chủ yếu do hai chủng nấm có tên Phytophthora và Fusarium solani gây ra. Nấm bệnh luôn tồn tại trong đất và gây hại mạnh nhất trên một số cây như cây sầu riêng, cây tiêu, hoa hồng, các loại hoa, cây cảnh, măng tây và đặc biệt là các loại cây ăn quả có múi. Bệnh có khả năng lây lan nhanh nếu gặp điều kiện thuận lợi. Cần phải khắc phục kịp thời để không gây ra tình trạng chết cây.

Tại sao cây bị thối rễ
Rễ bị thối do nấm Phytophthora và Fusarium solani (màu nâu đen và võ tuột ra khỏi phần gỗ)

Để trị dứt điểm bệnh vàng lá thối rễ trên cây trồng. Bạn có thể áp dụng công thức sau đây:

Sử dụng nấm đối kháng để diệt trừ nấm bệnh gây rễ thối trước sau đó sử dụng các loại nấm men kích rễ kết hợp với acid humic để vừa kích thích, tái tạo và bảo vệ bộ rễ trước sự xâm hại của nấm bệnh từ bên ngoài.

Tham khảo tập tài liệu tổng hơp để có thể phòng trừ thối rễ hiệu quả tại đây

X.Y = Bệnh thối rễ

Công thức này trông có vẻ phức tạp nhưng thật ra không phải vậy. Chúng ta có thể hình dung X (là nấm bệnh gây hại), Y (là các vết thương nhỏ xuất hiện ở rễ. Có thể là do tuyến trùng, do đất bị ngập úng, do trong đất chứa quá nhiều kim loại, do sử dụng thuốc cỏ gây ra,…). Nấm bệnh chỉ xâm nhập gây hại được khi rễ đã có những vết thương như vậy. Vậy để khắc phục triệt để bệnh thối rễ chúng ta phải làm được một trong hai thứ này biến mất, tức chúng bằng không thì bệnh vàng lá thối rễ cũng sẽ tự động biến mất.

Tại sao cây bị thối rễ
Cây măng tây vàng lá thối rễ sau 7 ngày áp dụng công thức

Tại sao cây bị thối rễ
Cây bưởi phục hồi bệnh sau 40 ngày

Chúng ta sẽ trị bệnh thối rễ bằng cách tiêu diệt sạch nấm bệnh. Sau đó kích thích cho bộ rễ mới phát triển một cách nhanh nhất giúp cây phục hồi. Bằng cách sử dụng bộ giải pháp đặc trị vàng lá thối rễ. Bộ giải pháp giúp tiêu diệt sạch nấm bệnh chỉ sau 2 lần tưới. Kích thích phục hồi bộ rễ ngày từ lần đầu sử dụng, hệ rễ phát triển chắc khỏe.

Cơ chế hoạt động: Phương pháp sử dụng các chủng nấm đối kháng như Chaetomium, Trichoderma để ức chế và tiêu diệt nấm bệnh trong đất. Sử dụng Amino acid (đạm hữu cơ), K-humate (70% Acid Humix) và hàng tỷ con vi sinh vật có lợi có tác dụng cung cấp dĩnh dưỡng và kích thích phát triển bộ rễ mới giúp cây phục hồi.

Tại sao cây bị thối rễ
Cây bưởi sau khi sử dụng giải pháp đặc trị vàng lá

Chú ý: Sau khi rễ phục hồi, lộc lá đã xanh cần bổ sung Acid amin qua lá giúp cây ra đọt nhanh và mập, tránh không được bón phân hóa học cho cây trong giai đoạn này sẽ làm xót rễ, ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi của cây.

Xem thêm: Hành trình và giải pháp đặc trị bệnh vàng lá thối rễ của WAO