Tại sao Civil law được coi là dòng họ pháp luật lớn nhất trên thế giới

MỤC LỤCA.MỞ ĐẦUDòng họ pháp luật Civil Law là một trong những dòng họpháp luật lớn và lâu đời nhất trên thế giới. Trong suốt quá trìnhhình thành của mình nó đã đạt được những thành tựu to lớn. Vớisự phát triển lớn mạnh và nhanh chóng của mình Civil Law đãvươn mình ra khỏi khu vực châu Âu lục địa và có tầm ảnh hưởnglớn đối với nhiều khu vực cũng như nhiều quốc gia trên thế giới.Việt Nam cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng không nhỏ bởidòng họ pháp luật Civil Law.Vậy dòng họ pháp luật Civil Law hình thành và phát triểnnhư thế nào? Nó có những đặc trưng gì? Nó có nhữngảnhhưởng đến hệ thống pháp luật Việt Nam như nào? Nguyên nhândẫn đến sự ảnh hưởng đó là gì?Để làm rõ những vấn đề trên Em xin chọn đề “Bằng hiểubiết của mình về luật so sánh, Anh/ chị hãy bình luận vềnguyênnhân ảnh hưởng của Dòng họ pháp luật Civil Law tới hệthống pháp luật Việt Nam” làm đề tài cho bài tiểu luận cá nhâncủa mình.B. NỘI DUNGI. Khái quát về dòng họ pháp luật Civil law1. Về tên gọiThuật ngữ “civil law” trong lĩnh vực luật học có hai nghĩaphổ biến:Thứ nhất, đó là tên gọi của hệ thống pháp luật lục địa châuÂu (còn gọi là hệ thống pháp luật La Mã – Đức), là dòng họ phápluật lớn nhất trên thế giới, tồn tại ở các nước lục địa châu Âunhư: Pháp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đức, Áo, Bỉ, Lúcxăm-bua, Hà Lan, Thụy Sỹ, Scotland, phần lớn các nước châuPhi, hầu hết các nước Mỹ - Latinh, các nước phương Đông kể cảNhật Bản.Thứ hai, có nghĩa là Luật dân sự - ngành luật điều chỉnhcác quan hệ tài sản và nhân thân giữa các cá nhân, thuộc lĩnhvực luật tư điều chỉnh các quan hệ giữa tư nhân với tư nhân.Trong lĩnh vực luật so sánh, dòng họ Civil Law được hiểutheo nghĩa thứ nhất là hệ thống pháp luật lớn nhất trên thế giớimà nên tảng của nó là luật La Mã cổ đại.2. Đặc điểm của dòng họ Civil Law.Nhìn một cách tổng quan, dòng họ Civil Law có các đặcđiểm cơ bản sau:Thứ nhất, chịu ảnh hưởng sâu sắc của luật La Mã, luật LaMã được nghiên cứu tại các trường đại học của Đức, Pháp vàcác nước lục địa châu Âu và được coi là nguồn luật bổ sung,được áp dụng trực tiếp nếu luật pháp thành văn và tập quánpháp luật của họ chưa có quy định đối với quan hệ xã hội cầnthiết phải điều chỉnh pháp luật.Thứ hai, Các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Lawđược phân chia thành công pháp và tư pháp. Các hệ thống phápluật thuộc dòng họ này được chia thành Jus publicum (côngpháp) và Jus privatum (tư pháp). Công pháp bao gồm nhữngngành luật điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các cơ quan nhànước với nhau hoặc giữa các cơ quan nhà nước với tư nhân. Tưpháp bao gồm các ngành luật điều chỉnh các quan hệ giữa tưnhân với tư nhân.Thứ ba, các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law coitrọng lí luận pháp luật. Các học thuyết pháp luật, các nguyêntắc pháp luật được coi là nguồn của pháp luật. Các bộ luật củacác nước lục địa châu Âu thường đi từ cái chung đến cái riêng.Ở phần chung, các khái niệm được trình bày một cách rõ ràng,rành mạch. Phần chung làm cơ sở cho phần riêng và thôngthường được xây dựng theo tư duy logic từ cái khái quát đến cáicụ thể, từ cái chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái hữutình, từ nguyên tắc chung đến các tình huống cụ thể, từ lí luậnđến thực tiễn.Thứ tư, Các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law cótrình độ hệ thống hóa, phát triển hóa cao. Ngoài các bộ luậtthông thường thì các quốc gia châu âu lục đị đã xây dụng nhiềunhững bộ luật khác nhau. Thông qua việc xây dựng được nhiềubộ luật, việc nghiên cứu, thực hiện và áp dụng pháp luật trở nêndễ dàng hơn. Các quy phạm pháp luật trong các bộ luật thườngrất cụ thể với các chế tài rõ ràng vì vậy có thể áp dụng trực tiếpvào các quan hệ xã hội mà không cần thông qua văn bản phápluật trung gian như nghị định hoặc thông tư hướng dẫn thi hành.Thứ năm, Dòng họ Civil Law không coi tiền lệ pháp luật làhình thức pháp luật thông dụng và phổ biến như pháp luậtthành văn. Dòng họ Civil Law do chịu ảnh hưởng sâu sắc củahọc thuyết phân chia quyền lực nên không thừa nhận vai trò lậppháp của các cơ quan xét xử. Án lệ là hình thức pháp luật khôngđược khuyến khích phát triền và chỉ áp dụng một cách hạn chếnhư là hình thức khắc phục khiếm khuyết của pháp luật thànhvăn.3. Sự hình thành và phát triển của Civil LawQuá trình hình thành và phát triển của dòng họ Civil Lawbao gồm các giai đoạn sau:3.1. Giai đoạn pháp luật tập quán trước thế kỉ XIIIĐây là thời kì pháp luật hình thành từ các tập quán địaphương vì vậy còn mang tính biệt lập, phân tán, thiếu thốngnhất. Tồn tại các luật tập quán của Pháp, Đức, của các dân tộcSlavian, luật La Mã. Đặc biệt, phần lớn các bộ tộc ở Tây Âu đã bịngười La Mã đô hộ trong suốt 4 thế kỉ nên luật La Mã cổ đại đãcó ảnh hưởng lớn ở đây. Mặc dù thế Tây La Mã đã sụp đổ vàonăm 476 nhưng đế chế Đông La Mã vẫn tồn tại. Năm 528,Hoàng đế ĐÔng La Mã Justinian đã ra lệnh hệ thống hóa vàcủng cố luật La Mã. Kết quả là đã tạo nên công trình pháp luậtlớn mang tên Corpus Juris Civilis bao gồm 4 phần: Code,Digeste, Institutes và Novels được công bố từ năm 529 đến năm534.Nhìn chung, giai đoạn này pháp luật còn giản đơn, còn lẫnlộn giữa quy phạm đạo đức, tôn giáo và pháp luật. Luật phápthời kì này chịu ảnh hưởng sâu sắc các tư tưởng tôn giáo, nhiềuquốc gia lấy luật lệ nhà thờ làm luật lệ nhà nước.3.2. Giai đoạn phát triển pháp luật thành văn từ thếkỉ XIII đến cuối thể kỉ XVIIICuối thế kỉ XII, các thành phố châu Âu bắt đầu phát triểnvà cùng với sự phát triển đó là sự gia tăng các hoạt độngthương mại và giao lưu giữa các dân tộc châu Âu lục địa. Hoạtđộng buôn bán, thương mại và sự phát triển dân cư thành thị(civitas) tạo ra nhu cầu cần phải phân biệt giữa tôn giáo, đạođức và pháp luật. Đáng chú ý là giai đoạn văn hóa Phục Hưngbắt đầu từ thế kỉ XIII – XIV xuất phát từ Italia sau đó lan dầnsang các nước lục địa châu Âu. Các nhà tư tưởng lúc này muốnnhững giá trị đích thực của luật La Mã chấn hưng, phát triển.Thời kì phục hưng của luật La Mã được đánh dấu bằng sự kiệnBộ tổng luật Corpus Juris Civils được nghiên cứu và đem vàogiảng dạy tại các trường đại học tổng hợp châu Âu.Giai đoạn từ thế kỉ XIII đến thế kỉ XVIII là giai đoạn hìnhthành hệ thống pháp luật thống nhất của châu Âu. Vào đầu thếkỉ XIII, không những ở châu Âu mà các nước thuộc lục địa châuâu cũng không có một hệ thống pháp luật thống nhất. Nguyênnhân của tình trạng này là mỗi quốc gia đều áp dụng pháp luậttập quán cho các vùng, miền khác nhau. Trên cơ sở ảnh hưởngsâu rộng của Corpus Juris Civils, hệ thống pháp luật chung củachâu Âu đã ra đời và được gọi là Jus Commune.3.3. Giai đoạn pháp điển hóa pháp luật và phát triểnmở rộng ngoài lục địa châu Âu (cuối thể kỉ XVIII, đầu thếkỉ XIX đến nay)Đây là giai đoạn được đánh dấu bằng những văn bản phápluật quan trọng, là cuộc cách mạng lớn trong sự phát triển tưtưởng pháp luật của nhân loại. Trước hết phải kể đến Bản tuyênngôn nhân quyền và dân quyền năm 1789 của Pháp. Những quyđịnh cơ bản của Ban tuyên ngôn nổi tiếng này đã trở thànhnhững nguyên tắc cơ bản của các bản hiến pháp của các quốcgia lục địa châu Âu và nhiều nước khác trên thế giới.Sang thế kỉ XIX, hệ thống pháp luật châu Âu diễn ra xuhướng pháp điển hóa mạnh mẽ. Nổi bật nhất là ở pháp, người tađã xây dựng được khoảng 40 bộ luật và đặc biệt là sự ra đời củacác Bộ luật Dân sự Pháp (Bộ luật Napoleon 1804) Bộ luật đượccoi là kinh điển cho các nước Civil Law. Ngoài ra quá trình phápđiển hóa pháp luật cũng diễn ra mạnh mẽ ở Đức và ảnh hưởngđến các quốc giai khác.3.4. Sự phát triển của dòng họ Civil law ra ngoàichâu ÂuDo nhiều quốc gia châu âu như Pháp, Bỉ, Tây Ban Nha, BồĐào Nha, hà Lan, Italya có nhiều thuộc địa ở các châu lục khácnên dòng họ pháp luật Civil law đã có điều kiện để phát triểnsang các châu lục khác. Ở châu Phi chịu ảnh hưởng lớn từ Pháp,Bỉ, Tây ban Nha… Ở châu Mỹ, những thuộc địa của Tây Ban Nha,Bồ Đào Nha, Pháp, Hà Lan là những vùng lãnh thổ tiếp nhận cácchế định pháp luật thuộc dòng họ Civil law và xây dựng các bộluật theo các hình mẫu của châu Âu. ở châu Á, dòng họ Civil lawcũng được tiếp cận ở nhiều khu vực lãnh thổ khác nhau.Ngày nay, Civil Law được áp dụng tại nhiều nước trên thếgiới, bên cạnh đó cũng có những học tập từ những hệ thốngpháp luật khác trên thế giới, đặc biệt là hệ thống Common Law.Qua đâu chúng ta có thể thấy, Civil Law được mở rộng ra thếgiới thông qua hai con đường chủ yếu đó là: Mở rộng thuộc địa(chủ yếu) và do sự học hỏi văn minh pháp lí phương Tây của cácnước.4. Nguồn của Civil LawTheo quan điểm thực tiễn về nguồn pháp luật, nguồn củahệ thống pháp luật Civil law bao gồm một số nguồn sau:Thứ nhất, Pháp luật thành văn, đây là nguồn quan trọngnhất trong trong hệ thống các nguồn luật của dòng họ Civil Law.Nguồn pháp luật thành văn trong dòng họ Civil law bao gồm cácloại văn bản sau: Hiến pháp (Constitution); Các công ước quốctế (Traité internationale; Bộ luật (Code); Luật (Loi); Sắc lệnh(Décret); Nghị định (Ordonnance); Quyết định (Décision) dotổng thống ban hành; Quyết định (Arrêté) do các bộ trưởng, thịtrưởng ban hành; Các chỉ thị (Directive) của cấp trên với cấpdưới; Các thông tư (Circulaire) của cấp trên với cấp dưới và phầnlớn thông tư mang tính bắt buộc thực hiện.Thứ hai, Tập quán pháp luật (La coutume), đó là nhữngquy tắc xử sự hình thành một cách tự phát, tồn tại từ lâu đời,được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, trở thành thói quentự nhiên và mang tính bắt buộc chung như quy phạm pháp luật.Trong hệ thống pháp luật lục địa châu Âu, tập quán pháp luật cóthể chia làm ba loại: Tập quán áp dụng đương nhiên (Praeterlegem); Tập quán áp dụng theo sự dẫn chiếu của pháp Luật(Secundum legem); Và tập quántrái pháp luật (Adversuslegem).Thứ ba, Án lệ (Jurisprudence), là bản án đã tuyên hoặc sựgiải thích, áp dụng pháp luật được coi như tiền lệ làm cơ sở đểcác thẩm phán sau đó có thể áp dụng trong các trường hợptương tự. Hiện nay, ở nhiều nước lục địa châu Âu đã có cáctuyển tập án lệ chính thức và án lệ càng ngày càng được khẳngđịnh là một trong những nguồn không thế thiếu của pháp luật.Thứ tư, Học thuyết (La doctrine), trong quá khứ, học thuyếtđã từng là nguồn chính của hệ thống pháp luật lục địa châu Âu.Các nguyên tắc pháp luật chính đã ra đời trong khoảng thế kỉXIII – XVIII do các trường đại học châu Âu xây dựng nên. Cùngvới sự thắng lợi của các tưu tưởng dân chủ tư sản và sự ra đờicủa các bộ luật cơ bản của Pháp vào đầu thế kỉ XIX sụ thống trịcủa học thuyết được thay thế bằng sự thống trị của luật.Ngày nay, học thuyết không còn là nguồn chính của phápluật, tuy nhiên nếu xem xét pháp luật theo nghĩa rộng là đạilượng của công bằng, công lí thì học thuyết vẫn là nguồn quantrọng.Thứ năm, các nguyên tắc chung của pháp luật (Principesgénéraux du droit), đó là các nguyên tắc có thể thành văn vàkhông thành văn được chấp nhận trong luật quốc gia của hầuhết các nước. Các nguyên tắc chung có thể được thể hiện tronghiến pháp, các bộ luật và các luật, tuy nhiên cũng có nhiềunguyên tắc chung của pháp luật không được thể hiện trongpháp luật thành văn hiện hành mà có nguồn gốc từ án lệ hoặcluật La Mã cổ đại.II. Sự ảnh hưởng của Civil law đến hệ thống pháp luậtViệt Nam1. Sự ảnh hưởng của Civil law đến Việt NamKể từ khi hình thành Civil law đã phát triển và ảnh hưởng rangoài châu Âu với sự xâm chiếm mở rộng thuộc địa của cácnước tư bản phương tây. Do nhiều quốc gia Tây Âu như Pháp, Bỉ,Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Italia có nhiều thược địa ởcác châu lục khác nên dòng họ pháp luật Civil law đã có điềukiện thuận lợi để phát triển sang các châu lục khác. Ở các nươcĐông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởngcủa Civil law chủ yếu thông qua hệ thống pháp luật của nướcPháp vì Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp.Pháp luật Pháp đã có những ảnh hưởng với quá trình xâydựng và thực hiện pháp luật ở Việt Nam như sau:Thứ nhất, ảnh hưởng của văn hoá pháp luật Pháp vào hoạtđộng lập hiến ở Việt Nam. Vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX,do ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, đặc biệt là BảnTuyên ngôn Dân quyền và công dân quyền của nước Pháp 1789,Hiến pháp 1791 và các bản Hiến pháp tiếp theo của Pháp, giớitrí thức Việt Nam đã tranh luận sôi nổi về việc xây dựng mộtbản Hiến pháp cho Việt Nam. Sau khi Cách mạng Tháng 8 thànhcông, mơ ước của người dân Việt Nam về một bản Hiến phápcho người dân Việt Nam đã có điều kiện biến thành hiện thực.Chỉ sau một thời gian ngắn sau khi thành lập nước Việt Nam dânchủ cộng hoà, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bảnHiến pháp 1946 đã được xây dựng. Đây là bản Hiến pháp kếttinh được những tinh hoa của hiến pháp tư sản, đặc biệt là cácbản Hiến pháp đầu tiên của nước Cộng hoà Pháp.Thứ hai, ảnh hưởng của pháp luật Pháp với việc xây dựng vàthực hiện các bộ luật dân sự ở Việt Nam. Trong thời thực dânPháp đô hộ, dưới sự ảnh hưởng của Bộ luật Dân sự Napoleon1804, một số Bộ luật Dân sự Việt Nam đã được ban hành như:Bộ luật Dân sự giản yếu của Nam Kỳ được ban hành năm 1884;Bộ luật Dân sự Bắc Kỳ được ban hành năm 1931; Bộ luật Dân sựTrung Kỳ được ban hành năm 1936. Sau Cách mạng Tháng 8năm 1945, trong điều kiện chưa xây dựng được các Bộ luật mới,Sắc lệnh ngày 10/10/1945 đã cho phép áp dụng các luật lệ củachế độ cũ, trừ những điều khoản trái với nền độc lập tự do củanước Việt Nam dân chủ cộng hoà.Ngay cả đến sau này, khi đất nước đã hoàn toàn dành đượcđộc lập và trên con đường đổi mới phát triển thì pháp luật dânsự của Việt Nam vẫn tiếp thu những giái trị tinh túy của phápluật châu Âu lục địa nói chung và của nước Pháp nói riêng. Tiêubiểu đó là Bộ luật Dân sự 2005 được xây dựng trên tinh thần hộinhập quốc tế, tiếp thu nhiều tư tưởng pháp luật lục địa châu Âu(Pháp, Đức) nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hoá truyền thốngcủa đời sống dân sự Việt Nam.Thứ ba, ảnh hưởng của hệ thống tổ chức toà án Pháp đối vớiViệt Nam. Trước khi người Pháp đặt ách đô hộ, hệ thống toà án ởViệt Nam được xây dựng theo mô hình toà án phong kiến, ở đókhông có sự tách biệt giữa cơ quan hành chính và cơ quan tưpháp, các quan cai trị đầu hạt đồng thời là các quan xét xử.Khi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên Việt Nam, bên cạnh cáctoà án của người Việt xây dựng theo mô hình toà án phong kiếnđể xét xử người Việt, người Pháp đã thành lập thêm hệ thốngtoà án Pháp xây dựng theo mô hình toà án tư sản để xét xửcông dân Pháp và công dân nước ngoài kể cả người Việt đãnhập quốc tịch Pháp. Các toà án Pháp được xây dựng trong thờikỳ này hoàn toàn là những toà án theo mô hình toà án hiện đại.Đó là đảm bảo nguyên tắc tư pháp tách khỏi hành chính thànhmột ngành độc lập, không một quan cai trị hành chính nào đồngthời có thể là thẩm phán. Các cơ quan điều tra, truy tố, xét xửđược tách biệt và độc lập với nhau. Nguyên tắc mọi công dânbình đẳng trước pháp luật được thiết lập, quyền được bào chữacủa các bị cáo được đảm bảo. Nhờ hệ thống toà án này du nhậpvào Việt Nam, mô hình toà án tư sản đã có ảnh nhất định đến tưduy tố tụng và cách thức tổ chức hệ thống toà án cho người ViệtNam. Và một hệ thống toà án như vậy đã nhanh chóng đượcthiết lập sau cách mạng tháng 8/1945 khi Việt Nam đã giànhđược độc lập.Thứ tư, ảnh hưởng của các cơ quan đại diện dân chúngtrong thời Pháp thuộc đến ý tưởng tổ chức Quốc hội và Hội đồngnhân dân các cấp sau khi Việt Nam giành được độc lập. Trongthời kỳ người Pháp đô hộ Việt Nam, một hệ thống cơ quan đạidiện dân chúng được thành lập như: “Hội đồng quản hạt NamKỳ”; “Uỷ ban tư vấn kỳ hào Bắc Kỳ”; “Viện tư vấn bản xứ BắcKỳ”. Ngoài các cơ quan đại diện cho dân chúng ở cấp Kỳ còn cócơ quan đại diện cho dân chúng ở cấp tỉnh và thành phố như:“Hội đồng quận” ở Nam Kỳ; “Uỷ ban tư vấn bản xứ hành tỉnh” ởBắc kỳ; “Hội đồng hàng tỉnh” ở Trung Kỳ. Bên cạnh đó các cơquan đại diện dân chúng cũng được thành lập tại các thành phốSài Gòn, Hà Nội, Hải Phòng.Các cơ quan đại diện dân chúng trong thời kỳ Pháp thuộcphần lớn chỉ mang tính chất hình thức vì chỉ có tầng lớp kỳ hàomới được tham gia bầu cử và ứng cử vào các cơ quan đại diện.Vai trò của các cơ quan đại diện lúc này rất hạn chế vì chỉ cóthẩm quyền tư vấn. Các kiến nghị của các cơ quan đại diện chỉđược thực hiện khi được sự đồng ý của đại diện Chính phủ bảohộ.Mặc dù Thiết chế cơ quan đại diện dân chúng do pháp xâydựng còn nhiều hạn chế, nhưng nó cũng đã có ảnh hưởng nhấtđịnh đến tư duy tổ chức bộ máy nhà nước hiện đại theo hướngcàng ngày càng dân chủ hơn ở Việt Nam. Sau Cách mạng tháng8 năm 1945, nước nhà đã giành được độc lập, những kinhnghiệm dù rất hạn chế của các cơ quan đại diện dân chúngtrong thời Pháp thuộc đã giúp cho người dân Việt Nam tổ chứcQuốc hội và Hội đồng nhân dân là hệ thống cơ quan dân cử thựcsự dân chủ của mình.2. Một số điểm tương đồng giữa hệ thống pháp luật ViệtNam với hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil LawDưới sự ảnh hưởng của pháp luật Pháp - một đại diện điểnhình của dòng họ pháp luật Civil Law trong thời kì thuộc địacũng như quá trình tiếp thu những giá trị tinh hoa của pháp luậtPháp nói riêng cũng như những quan điểm tiến bộ, như nhữngsự phù hợp của Civil Law nói riêng trong quá trình xây dựng vàhoàn thiện pháp luật của Việt nam từ khi dành độc lập đến nay,vì vậy mà hệ thống pháp luật Việt nam có một số điểm tươngđồng với hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law. Một sốđiểm tương đồng đó là:Thứ nhất, cũng giống như các hệ thống pháp luật thuộcdòng họ Civil Law, hệ thống pháp luật Việt nam cũng coi trọnglý luận pháp luật. Các bộ luật ở Việt Nam thường đi từ cái chungđến cái riêng. Phần chung làm cơ sở cho phần riêng và đượcxây dựng theo tư duy logic từ cái khái quát đến cái cụ thể, từ cáichung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái hữu hình, từnguyên tắc chung đến các tình huống cụ thể , từ lý luận đếnthực tiễn. Điều này chúng ta có thể thấy rõ trong Bộ luật hình sựVà Bộ luật dân sự của Việt Nam. Ngày nay khi Việt Nam đangxây dựng nhà nước theo con đường Xã hội chủ nghĩa lấy chủnghĩa Mác – Lê nin là nền tảng tư tưởng thì vấn đề coi trọng lýluận trong mọi vấn đề luôn được đề cao, ngay cả trong lĩnh vựcxây dựng pháp luật cũng vậy.Thứ hai, hệ thống pháp luật của việt nam cũng có trình độhệ thống hóa, pháp điển hóa cao. Điều này được thể hiện ở việcchúng ta đã xây dựng được nhiều bộ luật khác nhau cũng nhưban hành nhiều luật,…nhờ việc ban hành nhiều Bộ luật, luật vớicác quy phạm pháp luật cụ thể, rõ ràng đã làm cho việc ápdụng pháp luật trở nên dễ ràng hơn. Có thể áp dụng trực tiếp cáquy phạm pháp luật trong các Bộ luật cũng như Luật vào điềuchỉnh các quan hệ xã hội mà không cần phải thông qua văn bảnpháp luật trung gian như nghị định hoặc thông tư hướng dẫn thihành. Tuy nhiên thì trình độ pháp điển hóa ở Việt Nam vẫn cònchưa thực sự đạt được nhiều thành tựu, nhiều quy định củapháp luật vẫ chưa thực sự rõ ràng dẫn đến tình trạng còn phảiban hành nhiều văn bản để hướng dẫn thi hành.Thứ ba, sự tương đồng về nguồn của hệ thống pháp luật.Cũng như các hệ thống pháp luật thuộc dòng họ Civil Law,nguồn quan trọng nhất của hệ thống pháp luật Việt Nam cũnglà nguồn pháp luật thành văn. Các nguồn khác như tập quánpháp, tiềnlệ pháp chỉ là nhữngnguồn bổ sung cho nguồnpháp luật thành văn. Mặc dù hiện nay chúng ta đã thừa nhận ánlệ và đã công bố một số bản án lệ nhưng án lệ của Việt Namkhông có vai trò được áp dụng trực tiếp mà nó chỉ được coi làmột nguồn để giải thích pháp luật.III. Một số nguyên nhân ảnh hưởng của dòng họ Civil Lawđến hệ thống pháp luật Việt Nam.Với sự phát triển mạnh mẽ của mình kể từ khi ra đời dònghọ pháp luật Civil Law đã có những ảnh hưởng sâu rộng ra bênngười thế giới vượt ra khỏi châu Âu lục địa. Việt Nam là mộtquốc gia ít nhiều chịu sự ảnh hưởng của dòng họ pháp luật CivilLaw. Một số nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng của Civil Lawđến hệ thống pháp luật việt Nam đó là:Thứ nhất, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến sự ảnh hưởng củaCivil Law đến hệ thống pháp luật Việt Nam đó chính là hệ quảcủa cuộc xâm lược thuộc địa Việt Nam của Đế quốc Pháp mộtđất nước đến từ châu Âu lục địa một đại diện tiêu biểu cho hệthống pháp luật thuộc dòng họ Civil law. Sau khi hoàn thànhxâm lược các nướcĐông dương nói chung và Việt Nam nóiriêng, chính quyền thực dân Pháp đã bắt tay vào xây dựng bộmáy đô hộ để cai trị các nước ở Đông Dương, bên cạnh đó thìThực dân pháp cũng đem pháp luật của nước mình đồng thờiphát triển những quy định pháp luật mới để làm công cụ cai trị.Chính sách thuộc địa của Pháp ở Đông Dương đã làm chohệ thống pháp luật của ba nước này tiếp nhận pháp luật củaPháp theo cách thức bắt buộc. Chẳng hạn, ở Việt Nam trong thờikì Pháp thuộc, bên cạnh hệ thống pháp luật của các hoàng đếNam triều, các toà án của Pháp vẫn áp dụng pháp luật của Phápđối với "người Pháp và những ngoại kiều được biệt đãi nhưngười Pháp, người Việt Nam sinh ra ở vùng đất thuộc địa dùđang sống ở đâu trên đất Việt Nam”. Ngay cả sau khi đã giànhđược độc lập và thậm chí đã xây dựng hệ thống pháp luật theomô hình pháp luật XHCN như ở Việt Nam và Lào, những nhân tốcủa hệ thống pháp luật Pháp về kỹ thuật pháp lí, hệ thống kháiniệm cơ bản và cấu trúc của pháp luật vẫn tiếp tục được duytrì1.Thứ hai, đó là do sự tiếp thu những yếu tố tinh hoa, nhữngđiểm tiến bộ và phù hợp của Civil Law với hoàn cảnh Việt Namcủa các nhà làm luật ở Việt Nam. Chúng ta có thể thấy rằng,ngay cả sau khi Việt Nam đã được giải phóng khỏi ách đô hộcủa đế quốc Pháp nhưng những quy định của pháp Luật thời kìpháp thuộc mà có xu hướng tiến bộ và phù hợp với hoàn cảnhnước ta lúc bấy giờ vẫn còn được duy trì và áp dụng. Cho đếntận sau này khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, non sông thuvề một mối, một trong những yêu cầu đặt ra đó chính là xâydựng và hoàn thiện một hệ thống pháp luật đồng bộ để áp dụngtrên cả nước. Từ yêu cầu cấp thiết đó một loạt những Bộ luật,luật mới đã được ban hành. Pháp luật của Việt Nam vẫn tiếpthu những tư tưởng pháp lý, cấu trúc pháp luật tiến bộ của hệthống pháp luật của Pháp.Thứ ba, trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay việc hội nhậpvới các nước trên thế giới là rất quan trọng để giúp phát triểnđất nước. Trong lĩnh vực xây dựng pháp luật cũng vậy, để cóđược một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, phù hợp với sự pháttriển của đất nước đồng thời đáp ứng được những yêu cầu đặtra trong xu thế hội nhập là rất quan trọng. Vì vậy mà việcnghiên cứu các hệ thống pháp luật trên thế giới cũng1 http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/120/258ngàycàng được chúng ta quan tâm, để từ đó tìm ra những điểm tiếnbộ, phù hợp của cá hệ thống pháp luật để có thể áp dụng ở ViệtNam nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật. Là một trong nhữngdòng họ pháp luật lớn và lâu đời nhất trên thế giới Civil Law làmột trong những hệ thống pháp luật được các nhà làm luật ViệtNam rất chú ý. Việc nghiên cứu kĩ lưỡng về Civil Law đã giúp cácnhà làm luật tìm ra những nét nổi bật, phù hợp của Civil Law đểáp dụng vào việt Nam. Việc áp dụng những điểm tiến bộ đóghóp phần vào việc hoàn thiện, giúp pháp luật của Việt Nam hộinhập với thế giới.C. KẾT LUẬNCivil Law đã phải trải qua một quá trình lịch sử lâu dài đểhình thành và phát triển để trở thành một trong những dòng họpháp luật lớn trên thế giới với những đặc trưng cơ bản tạo thànhnét riêng biệt của nó. Với sự phát triển mạnh mẽ của mình CivilLaw đã có nững ảnh hưởng lớn đến các nước trên thế giới, đốivới Việt Nam nó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hệthống pháp luật của nước ta. Một trong những nguyên nhân cơbản dẫn đến sự ảnh hưởng của Civil Law đến hệ thống pháp luậtviệt Nam chính là do cuộc xâm lược thuộc địa trong quá khứ củaPháp một quốc gia điển hình của dòng họ pháp luật Civil Lawvới Việt Nam. Bên cạnh đó sự ảnh hưởng này còn do sự tiếp thunhững tư tưởng hiện đại, phù hợp của Civil Law đối với Việt Namtrong quá trình xây dựng pháp luật Việt Nam ngày nay. Trongquá trình hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay Việc tiếp thu nhữngnét tiến bộ của Civil Law nói riêng và của các dòng họ phápluật lớn trên thế giới nói chung sẽ ngày càng ghóp phần vào sựphát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam, giúp nước ta dễdàng hội nhập phát triển vươn tầm sánh vai với các nước pháttriển trên thế giới.Tài liệu tham khảo:1. Trường Đại học Luật Hà Nội. “Giáo trình luật so sánh”. NxbCông an nhân dân. 2012.2. Trường Đại học Luật Hà Nội. “Giáo trình lịch sử nhà nước vàpháp luật Việt Nam”. Nxb Công an nhân dân. 2012.3. http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/120/2584.https://thongtinphapluatdansu.edu.vn/2009/07/25/3404/