Tại sao có bầu không được chụp x quang

Giải đáp thắc mắc - chụp X quang ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Chụp X quang vốn được biết đến như một phương pháp phổ biến trong việc chẩn đoán hình ảnh giúp cho việc thăm khám và chẩn đoán và điều trị một cách chính xác nhất. Tuy nhiên nhiều chị em vô cùng lo lắng về những ảnh hưởng của tia X có thể gây ra đối với thai nhi, đặc biệt là chụp X-Quang khi không biết mình đang mang thai. Vậy thực hư chụp X quang ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Hãy cùng TTH Hà Tĩnh tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1.Chụp X- Quang là gì?

X quang là một loại bức xạ có năng lượng cao. Khi thực hiện kỹ thuật chụp X quang, máy chụp phát ra các tia X là những chùm phóng xạ ngắn xuyên qua các mô mềm và thành phần dịch trong cơ thể. Từ đó, bác sĩ có thể thu được những hình ảnh cần thiết để chẩn đoán các loại bệnh về xương khớp, phổi hay các cơ quan khác trong cơ thể con người. Nhờ đó tất cả những vấn đề bất thường bên trong cơ thể sẽ dễ dàng được phát hiện và việc điều trị cũng trở nên hiệu quả hơn.

Tại sao có bầu không được chụp x quang

Chụp X-Quang

Chụp X-quang được chỉ định để chẩn đoán các bệnh cơ xương khớp (gãy xương, loãng xương, viêm khớp…), bệnh về răng (sâu răng, viêm nướu, răng mọc lệch…), bệnh liên quan đến tim hoặc phổi (viêm phổi, phù phổi, mở rộng phổi…), phát hiện dị vật trong cơ thể…

2. Chụp X quang có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Thực tế là trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta vẫn thường phải đối mặt với những ảnh hưởng từ các nguồn bức xạ xung quanh chứ không chỉ riêng với chụp X quang. Do đó, việc tia X có ảnh hưởng đến thai nhi là điều khó có thể tránh khỏi, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng như thế nào còn phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi thai và liều lượng của tia X

Cụ thể, nếu như phụ nữ mang thai tiếp xúc trực tiếp với một số lượng lớn tia X với bức xạ lên đến hơn 5rad ở vùng bụng trong một thời gian ngắn thì thai nhi sẽ có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh.

Trường hợp nguy hiểm nhất do chụp X quang đó là chụp ở phần thân dưới của người mẹ như: Bụng, dạ dày, xương chậu, lưng dưới hoặc thận. Lúc này, em bé trong bụng mẹ sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ hơn: Thai chậm phát triển, hình thành ung thư ở giai đoạn sau này…

Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là lúc nào chụp X quang cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho mẹ. Nói cách khác, tia X gây ảnh hưởng nhiều hơn nếu như mẹ bầu tiến hành chụp X quang ở các bộ phận thân dưới, đặc biệt là vùng bụng. Trái lại, với các trường hợp chụp X quang ở các bộ phận như cánh, tay, chân hay đầu thì mức độ ảnh hưởng lên mẹ sẽ là không đáng kể.

Tại sao có bầu không được chụp x quang

Tia X gây ảnh hưởng nhiều hơn nếu như mẹ bầu tiến hành chụp X quang ở các bộ phận thân dưới, đặc biệt là vùng bụng.

Để có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của tia X lên thai nhi thì thông thường người ta sẽ dựa vào các yếu tố như độ tuổi thai hay mức độ phơi nhiễm. Các thông số cụ thể như sau:

✔️ Thai nhi từ 0 đến 1 tuần tuổi: Tia X có thể làm chết phôi.

✔️ Thai nhi từ 2 đến 7 tuần tuổi: Tia X có thể gây ra các dị tật hoặc khiến cho thai nhi chậm phát triển.

✔️ Thai nhi từ 8 đến 40 tuần tuổi: Tia X có thể gây ra các dị dạng, khiến cho thai nhi chậm phát triển và nguy hiểm nhất là có nguy cơ bị ung thư.

Bên cạnh đó, như đã đề cập đến ở trên, đối với mỗi kỹ thuật chụp ở các cơ quan khác nhau thì tỷ lệ thương tổn của thai nhi cũng sẽ có sự khác nhau, liều tia ứng với từng cơ quan bao gồm:

✔️ Chụp X quang ở vùng bụng, chậu, khung chậu hay ngực: Tỷ lệ thương tổn thai nhi khoảng 1/100 000- 1/10 000 (liều từ 0,1-1).

✔️ Chụp X quang ở các khu vực cột sống, thắt lưng, chụp CT xương chậu: Tỷ lệ thương tổn thai nhi khoảng 1/10 000- 1/1000 (liều 1-10).

3. Giảm thiểu rủi ro khi tiến hành chụp X quang trong khi mang thai

Trường hợp đang trong quá trình mang thai, bạn bắt buộc phải thực hiện chụp X quang để điều trị các loại bệnh khác thì việc đầu tiên cần làm là hãy thông báo cho bác sĩ về thai kỳ . Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng lưu ý nên che chắn bụng bằng một áo chì để hạn chế phơi nhiễm tia X cho thai nhi. Đặc biệt là ở những giai đoạn tuần đầu của thai kỳ, lúc này cơ thể mẹ trở nên đặc biệt nhạy cảm, chính vì vậy cần đảm bảo hạn chế những tác động không cần thiết từ bên ngoài vào.

Tại sao có bầu không được chụp x quang

Hãy thông báo cho bác sĩ về thai kỳ để được tư vấn tốt nhất

Hi vọng thông qua bài viết trên đã giúp mẹ bầu giải đáp được thắc mắc chụp X quang ảnh hưởng đến thai nhi hay không và cung cấp thêm cho mẹ bầu các thông tin cần thiết. Bên cạnh đí  cần lưu ý rằng, trong quá trình mang thai thì mỗi một quyết định của mẹ bầu cũng sẽ tác động đến em bé trong bụng. Chính vì vậy, để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và con thì mẹ bầu nên tìm hiểu trước cũng như trao đổi thật kỹ với bác sĩ để thống nhất giải pháp an toàn nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE: 0911 92 91 92 hoặc để lại thông tin bên dưới để được tư vấn miễn phí.

💙Vì sức khỏe và nụ cười của bạn💙

📞 0911 92 91 92

🏥 Số 01 đường Ngô Quyền, TP. Hà Tĩnh

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí!

Bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang cho thai phụ khi cần vì ảnh hưởng của tia X với thai tùy thuộc vào số lần, thời gian tiếp xúc, liều tia…

Nhiều thai phụ khi cần thực hiện các kỹ thuật chụp chiếu sử dụng bức xạ hoặc phụ nữ không biết mình mang thai và lỡ chụp X-quang thường tỏ ra lo lắng cho sự an toàn của thai nhi.

Bác sĩ chuyên khoa I Trần Minh Thiệu, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết: Mức độ ảnh hưởng của tia X đối với thai nhi phụ thuộc vào các yếu tố như số lần chụp, thời gian tiếp xúc, liều tia, số lần nhận tia, vị trí chụp... Nói cách khác, tia X có ảnh hưởng đến thai nhi hay không còn tùy vào từng trường hợp nhưng nếu chỉ chụp X-quang một lần thì nguy cơ gây hại cho thai nhi thường rất ít.

Hiện nay, chụp X-quang là một trong những hình thức tầm soát bệnh bằng chẩn đoán hình ảnh phổ biến. Nó có thể được chỉ định riêng lẻ hoặc một phần trong các chỉ định chẩn đoán khác như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc nội soi huỳnh quang - một hình thức sử dụng tia X liên tục, giúp quan sát chi tiết các chuyển động bên trong cơ thể.

Những hình thức chụp chiếu này có nhiều mục đích khác nhau như tầm soát ung thư, chẩn đoán gãy xương, phát hiện khối u, kiểm tra não bộ, tủy sống, xương chậu, bụng hoặc ngực sau một chấn thương nặng...

Tại sao có bầu không được chụp x quang

Chụp X-quang giúp tầm soát bệnh bằng chẩn đoán hình ảnh. Ảnh: Shutterstock.

Đối với thai phụ, bác sĩ Trần Minh Thiệu cho biết, việc giữ cơ thể khỏe mạnh là điều quan trọng vì thể trạng của mẹ bầu có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi.Trong các trường hợp cần thiết bác sĩ vẫn chỉ định thực hiện các kỹ thuật chụp chiếu liên quan đến tia X cho bà bầu. Bác sĩ sẽ cân nhắc tối ưu liều tia X phù hợp để vừa đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi, vừa giúp chẩn đoán bệnh chính xác.

Ngoài ra, độ an toàn khi chụp X-quang đối với thai nhi còn phụ thuộc vào vị trí cần chụp. Đối với các bộ phận ở xa thai nhi (mắt cá chân, cổ tay), thai nhi sẽ ít tiếp xúc với bức xạ hơn so với các bộ phận ở gần bụng; hoặc các bộ phận nhỏ (ngón chân, ngón tay) sẽ cần liều tia X thấp hơn so với các bộ phận cơ thể lớn. Bác sĩ Thiệu nhận định, nếu thai phụ thực hiện chụp X-quang những bộ phận này, rủi ro thường không đáng kể. Ngay cả khi chụp X-quang tim, phổi, tia X cũng không chiếu trực tiếp vào vùng bào thai. Một số tia thứ cấp có thể chạm tới nhưng với liều rất nhỏ.

Tuy nhiên, nếu chụp nhiều lần, chụp đi chụp lại trong thời gian ngắn có thể tiềm ẩn nguy cơ. Do đó, thai phụ cần cẩn trọng thông báo với bác sĩ và kỹ thuật viên về tình trạng mang thai hoặc nghi ngờ mang thai của mình. Khi đó, bác sĩ có thể cân nhắc ngưng hoặc chỉ định một hình thức chụp chiếu, xét nghiệm khác an toàn hơn.

Trong trường hợp bác sĩ đồng ý cho thực hiện các xét nghiệm có sử dụng bức xạ, thai phụ nên báo lại cho kỹ thuật viên một lần nữa khi vào phòng chụp. Kỹ thuật viên sẽ có biện pháp phòng ngừa bổ sung phù hợp như che bụng bằng tạp dề chì chuyên dụng bảo vệ thai nhi khỏi tiếp xúc với tia X.

Thạc sĩ, bác sĩ Hồ Hoàng Phương, Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Hình ảnh Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thêm, việc sử dụng các thế hệ máy chụp X-quang, chụp CT mới, hiện đại cũng góp phần hạn chế tác hại của tia X đối với sức khỏe. Hiện đơn vị này sở hữu hệ thống máy chụp X-quang đa năng và hiện đại hàng đầu như: hệ thống X-quang cao tần kỹ thuật số loại treo trần kết hợp AI trong đọc phim; hệ thống X-quang di động; hệ thống X-quang C-arm dùng trong phòng mổ; hệ thống X-quang chụp vú cắt lớp (nhũ ảnh 3D)... Đối với chụp X-quang tim phổi, bệnh viện trang bị những tấm che chắn chuyên dụng, giúp các phần còn lại của cơ thể tránh nguy cơ nhiễm xạ.

Tại sao có bầu không được chụp x quang

Hệ thống các máy chụp X-quang đa năng và hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ảnh: BVĐK Tâm Anh.

Trong trường hợp chưa biết bản thân có thực sự mang thai hay không nhưng có các dấu hiệu nghi ngờ như buồn nôn, nôn hoặc căng tức ngực, người chụp cũng nên trao đổi với bác sĩ để được kiểm tra kỹ nhằm đảm bảo an toàn khi tiến hành các hình thức chụp chiếu, xét nghiệm, trong đó có chụp X-quang.

Đối với bà mẹ đang cho con bú, bác sĩ Thiệu đánh giá chụp X-quang khá an toàn. Ngay cả khi sử dụng thuốc cản quang (loại thuốc được dùng trong một số xét nghiệm hình ảnh, có khả năng tạo hình ảnh tương phản cho các bộ phận hoặc mô nhất định trong cơ thể), lượng thuốc truyền sang em bé thông qua sữa là rất thấp, không được coi là rủi ro. Tuy nhiên, bạn vẫn nên thông báo với bác sĩ và kỹ thuật viên nếu đang trong thời gian cho con bú. Khi đó, bác sĩ có thể cân nhắc việc nên ngừng hay tiếp tục cho bạn thực hiện các xét nghiệm.

Minh Thiện