Tại sao con hà mã lại ở được dưới nước

01:57

Tại sao con hà mã lại ở được dưới nước

Cá mập con khó sống sót cho tới khi trưởng thành

19:54 22/10/2022 19:54 22/10/2022 Kinh nghiệm du lịch 21.3K

Ngoài việc tìm nơi an toàn để sinh con, cá mập trưởng thành không dành bất kỳ giây phút nào để chăm sóc chúng.

02:19

Tại sao con hà mã lại ở được dưới nước

Gấu Bắc Cực săn cá voi trắng

20:08 21/10/2022 20:08 21/10/2022 Kinh nghiệm du lịch 20.3K

Lợi dụng triều dâng, gấu Bắc Cực có thể dễ dàng tóm gọn cá voi trắng.

02:30

Tại sao con hà mã lại ở được dưới nước

Gấu Bắc Cực cứu chiếc camera giấu kín bị lật

11:28 19/10/2022 11:28 19/10/2022 Kinh nghiệm du lịch 18.5K

Trong lúc tán tỉnh nhau, hai con gấu Bắc Cực đã phát hiện một chiếc camera giấu kín bị lật. Con đực sau đó đã lại gần và bất ngờ dựng thiết bị lên.

01:25

Tại sao con hà mã lại ở được dưới nước

Kỷ lục đập vỡ dừa bằng côn nhị khúc

13:14 18/10/2022 13:14 18/10/2022 Kinh nghiệm du lịch 26 16.8K

KV Saidalavi (Ấn Độ) sử dụng côn nhị khúc điêu luyện để đập vỡ từng trái dừa trên đầu của tình nguyện viên.

02:19

Tại sao con hà mã lại ở được dưới nước

Chuột túi tranh đấu quyết liệt vì con cái

00:02 18/10/2022 00:02 18/10/2022 Kinh nghiệm du lịch 20.3K

Kẻ chiến thắng có thể trở thành cha của thế hệ chuột túi tiếp theo. Do đó, con đực nào cũng sẵn sàng tranh đấu.

01:48

Tại sao con hà mã lại ở được dưới nước

Báo sư tử quyết chiến giành lãnh thổ

18:03 16/10/2022 18:03 16/10/2022 Kinh nghiệm du lịch 16.3K

Để đảm bảo an toàn cho lứa con mới sinh, báo sư tử Blinka phải đòi lại nơi trú ẩn ven hồ, nơi đồng loại của nó đang chiếm hữu.

01:49

Tại sao con hà mã lại ở được dưới nước

Lạc đà Guanaco quyết chiến tranh bạn tình

18:36 14/10/2022 18:36 14/10/2022 Kinh nghiệm du lịch 17.9K

Phát hiện kẻ lạ mặt đang tán tỉnh bạn tình, lạc đà Guanaco đực lập tức lao tới tấn công. Nó sử dụng hàm răng sắc như dao cạo để cắn vào tinh hoàn đối thủ.

02:01

Tại sao con hà mã lại ở được dưới nước

Cảnh rùa 'hồi sinh' sau nhiều tháng đóng băng

15:19 14/10/2022 15:19 14/10/2022 Kinh nghiệm du lịch 13 24.7K

Để thích nghi với môi trường lạnh giá ở Bắc Mỹ, rùa vẽ (chrysemys picta) duy trì trạng thái tạm dừng sinh học trong suốt mùa đông.

01:48

Tại sao con hà mã lại ở được dưới nước

Điều gì xảy ra khi máy bay bị sét đánh trên không

11:24 12/10/2022 11:24 12/10/2022 Kinh nghiệm du lịch 27.7K

Sét đánh trúng máy bay không hiếm. Tuy nhiên, lần gần nhất một chiếc máy bay bị sét đánh lao xuống đất là vào năm 1963.

01:54

Tại sao con hà mã lại ở được dưới nước

Cá voi sát thủ truy sát hải cẩu

19:02 8/10/2022 19:02 8/10/2022 Kinh nghiệm du lịch 20.7K

Sau khi đẩy hải cẩu ăn cua xuống biển, cá voi sát thủ đã tận dụng lợi thế tốc độ để truy sát con mồi.

Hà mã là loài động vật ưa nước có kích thước lớn sống ở Châu Phi. Từ "hippoptamus" xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "ngựa nước" hoặc "ngựa sông".

Hà mã là loài động vật ưa nước có kích thước lớn sống ở Châu Phi. Từ "hippoptamus" xuất phát từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là "ngựa nước" hoặc "ngựa sông". Mặc dù có tên như thế nhưng hà mã và ngựa không có quan hệ gần gũi mà họ hàng gần nhất với hà mã là lợn, cá voi và cá heo. Hà mã là loài động vật rất to và là loài động vật có vú sống trên cạn lớn thứ ba hiện nay, sau voi và tê giác trắng.

Chúng có thể đạt chiều dài 3,3 đến 5 m và cao tới 1,6 m tính tới vai. Con cái trung bình nặng khoảng 1.400 kg, trong khi con đực nặng từ 1.600 đến 4.500 kg. Hà mã sống ở vùng cận Sahara châu Phi. Chúng sống ở những khu vực có nguồn nước dồi dào, vì chúng dành phần lớn thời gian ở dưới nước để giữ cho làn da mát mẻ và ẩm ướt.

Được coi là động vật lưỡng cư, hà mã dành đến 16 giờ mỗi ngày trong nước. Hà mã là những con thú có tính xã hội, sống thành từng đàn. Các đàn hà mã thường bao gồm từ 10 đến 30 thành viên, bao gồm cả con đực và con cái, mặc dù một số nhóm có tới 200 con. Bất kể số lượng, mỗi đàn thường được dẫn dắt bởi một con đực đầu đàn.

Tại sao con hà mã lại ở được dưới nước

Hà mã là động vật rất lớn. Những tiếng khịt mũi, tiếng gậm gừ và thở khò khè của chúng đã được đo ở mức 115 decibel, tương tự như việc đứng cách dàn loa của một buổi hòa nhạc rock chỉ 15m. Những sinh vật ồn ào này cũng sử dụng âm thanh cận âm để giao tiếp. Hà mã hung hăng và là rất nguy hiểm.

Chúng có răng và ngà lớn dùng để chống lại các mối đe dọa, kể cả con người. Đôi khi, hà mã con gặp nguy hiểm vì tính hung dữ của hà mã trưởng thành. Trong cuộc chiến giữa hai con hà mã, một con hà mã con bị kẹt ở giữa rất có thể bị tổn thương nghiêm trọng hoặc thậm chí bị nghiền nát. Mặc dù hà mã di chuyển dễ dàng qua nước, nhưng chúng không thể bơi.

Theo Sở thú San Diego, những con vật này lướt qua nước bằng cách dùng các vật thể làm điểm tựa để đẩy cơ thể đi. Chúng có thể ở dưới nước trong tối đa 5 phút mà không cần đến không khí. Những con hà mã cái có thời gian mang thai là 8 tháng và chỉ đẻ một con mỗi lần. Khi sinh, con non nặng từ 23 đến 50 kg.

Tại sao con hà mã lại ở được dưới nước

Trong tám tháng đầu tiên, con con bú mẹ trong khi mẹ của nó đang ở trên cạn, hoặc bơi theo mẹ nó dưới nước để bú. Khi nó lặn, chúng có thể đóng mũi và tai để ngăn nước. Tất cả hà mã đều có khả năng này. Hà mã cũng có màng che và bảo vệ đôi mắt khi ở dưới nước. Lúc 5 đến 7 tuổi, con hà mã đã hoàn toàn trưởng thành.

Tuổi thọ trung bình của một con hà mã là 36 năm. Được xem như một trong những động vật nguy hiểm nhất ở châu Phi cũng như trên thế giới, sinh vật này là một trong những sinh vật hung hăng nhất trên thế giới. thường Không một loài thú hoang dã nào ở châu Phi giết người nhiều như những loài này.

Chúng đặc biệt hung dữ khi bị xâm phạm lãnh thổ và động đến con cái của chúng. Hằng năm có 2900 người bị giết bởi loài này. Chính vậy, ở Châu Phi, khi vô tình xâm phạm lãnh thổ của chúng, thổ dân ở châu Phi rất dễ mất mạng. Chúng có thể cắn nát thuyền của họ, đồng thời rượt đuổi, kéo họ xuống đầm và kinh khủng hơn là cắn nát cả đầu của họ.

Tại sao con hà mã lại ở được dưới nước

Và đương nhiên, loài thú dữ tợn nhất châu Phi không sợ cá sấu. Hàm của chúng có thể tấn công cá sấu hoặc nghiền nát những con cá sấu dài khoảng 3m. Chúng có trọng lượng trung bình lên tới 1,5 tấn, độ hung bạo của chúng mạnh hơn bất cứ loài vật kích thước lớn nào và hàm răng có sức mạnh như một chiếc búa tạ cỡ lớn.

Mặc dù có thân thể thấp đậm và bốn cái chân ngắn cũn, nhưng có thể đạt tới tốc độ lên đến 48 km/h. Chúng thường dễ dàng vượt mặt con người và tấn công con người cũng như tàu bè nhỏ. Con đực có thể nặng tới 1,8 tấn và dài khoảng 5m, chúng là loài thú có vú nặng thứ 3 trên mặt đất. Nhất là khi chúng đang nhấm nháp bữa ăn trưa, thì không nên trêu chọc chúng.

Loài vật này khá hung dữ, chúng có thể tấn công con người, thậm chí giết người chủ của mình. Dù ngay cả khi chúng là những con được nuôi nấng và thân thiết từ nhỏ. Điển hình là bi kịch của một người nông dân ở Nam Phi, ông bị hại bằng cách moi ruột cho đến chết do chính con vật nuôi 6 tuổi mình thương yêu và chăm sóc.

Tại sao con hà mã lại ở được dưới nước

Thi thể của ông được tìm thấy trôi nổi trên một dòng sông băng qua trang trại của anh này ở vùng quê Nam Phi. Sau đó con vật này còn chạy điên cuồng trên đồng cỏ, tấn công những người chơi golf ở câu lạc bộ gần nông trại. Và cuối cùng là cắn chết một chú bê của đối tác làm ăn với ông chủ. Thực tế cho thấy cũng có những trường hợp ngoại lệ về những chú hà mã hiền lành, dễ thương. Nhưng trường hợp này rất ít xảy ra. Tốt nhất là nên tránh xa chúng và có những biện pháp phòng vệ hợp lý khi gặp chúng.

Nguồn: Tổng hợp