Tại sao công an không được lấy vợ đạo Thiên chúa

  • Kiến thức hôn nhân gia đình

Có nên lấy vợ/chồng theo đạo thiên chúa hay không?

By
minhnguyet
-
02/11/2021
0
115
Facebook
Twitter
Pinterest
Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia Đình, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198
Rate this post

Thế giới hiện nay có rất nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo lại có những văn hoá khác nhau. Nếu bạn muốn lấy vợ chồng theo đạo Thiên chúa, bạn cần biết những quy tắc của tôn giáo họ đang theo để không gặp phải những vấn đề khi về chung một nhà.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia Đình, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Những điều cần biết khi kết hôn với người theo đạo thiên chúa

Mục lục bài viết

  • Những điều cần biết khi kết hôn với người theo đạo thiên chúa
  • Có nên lấy vợ/chồng theo đạo thiên chúa không?
  • Những đối tượng nào không được lấy vợ/chồng theo đạo thiên chúa?
  • Một số câu hỏi thường gặp
    • Tại sao công an không được lấy vợ đạo thiên chúa?
    • Tại sao lấy người công giáo phải theo đạo?

Người xưa có câu nhập gia tuỳ tục. Khi bạn lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa, bạn cũng nên tìm hiểu về tôn giáo của người bạn đời.Thông thường họ sẽ trải qua 4 phép bí tích: rửa tội, giải tội, thánh thể, thêm sức.

Khi mới sinh họ được cha mẹ đưa đến nhà thờ để rửa tội.Người theo đạo thường vừa học văn hóa ở trường và cũng học các lớp giáo lý khai tâm và lãnh nhận bí tích giải tội cùng bí tích thánh thể. Sau đó họ sẽ học các lớp giáo lý thêm sức và lãnh nhận bí tích thêm sức. Thời gian hoàn thành các bí tích này thường rơi vào khoảng 6-7 năm. Nếu muốn lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa bạn sẽ phải học các lớp giáo huấn để theo kịp họ. Thông thường mất ít nhất cũng 6 năm.

[i] Học giáo lý tân tòng và hôn nhân

Tùy giáo xứ và chương trình học mà thời gian có thể kéo dài 6-8 tháng.

Lớp giáo lý tân tòng giúp học viên có thêm hiểu biết về tôn giáo và đón nhận đức tin với niềm tin trọn vẹn. Đông thời bạn cần phải học thuộc các bài kinh theo yêu cầu của lớp giáo lý.

Các tân tòng được tổ chức thánh lễ trọng thể và sẽ được lãnh nhận đồng thời các bí tích rửa tội, thêm sức, thánh thể. Tuy nhiên bạn cần lưu ý bí tích rửa tội và thêm sức cần có người đỡ đầu. Do đó, bạn cần nhờ một người cùng giới tính và có đạo đỡ đầu cho bạn.

Và quan trọng nhât khi bạn đã chính thức được đón nhận là con Chúa, bạn phải hoàn thành điều răn Trong một năm phải xưng tội ít nhất một lần .

[ii] Chuẩn bị bước vào thánh đường

Trước khi lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa, thông tin hai bạn chuẩn bị kết hôn sẽ được thông báo trên nhà thờ trong ba Thánh lễ Chủ nhật liên tiếp. Mục đích để những ai có ý muốn phản đối sẽ phải trình lên cha xứ.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia Đình, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Tuy nhiên nếu muốn được thông báo, bạn phải xuất trình cho cha xứ giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và chứng chỉ giáo lý hôn nhân.

Hiện nay, khi lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa, hôn lễ của bạn sẽ được cử hành nhà thờ. Bạn cần nhờ hai người làm chứng cho hai bên cô dâu chú rể, đồng thời gửi nhẫn cưới cho cha để làm phép nhẫn.

Một trong những nghi thức cưới thiêng liêng nhất khi lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa đó là bí tích hôn phối. Trước Chúa, đôi bên thề hứa chung thủy, chăm sóc nhau bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái Chúa ban.

Mời bạn đọc tham khảo thêm tại Luật hôn nhân

Có nên lấy vợ/chồng theo đạo thiên chúa không?

Nếu bạn là người không theo đạo và có đủ kiên nhẫn học những giáo lý, phép tắc [trung bình mất 7 năm] để đón nhận tôn giáo của nửa kia thì bạn hoàn toàn có thể cân nhắc. Lấy vợ/chồng theo đạo thiên Chúa là sẽ phải chấp nhận tín ngưỡng và đức tin của nửa kia.

Để tránh trường hợp muốn cưới ngay nhưng lại chưa hoàn thành những khoá học thì bạn nên xác định từ trước đấy một khoảng thời gian để có thể đi đến hôn nhân thuận tiện nhất

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực Hôn nhân và Gia Đình, gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Những đối tượng nào không được lấy vợ/chồng theo đạo thiên chúa?

  • Cán bộ Công an nhân dân: Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:Khi muốn kết hôn với công an thường thẩm tra lý lịch ba đời và bản thân cùng gia đình không ai theo đạo Thiên chúa, cơ đốc.
  • Đối tượng có người nhà là sĩ quan, công an theo quy định pháp luật.

Một số câu hỏi thường gặp

Tại sao công an không được lấy vợ đạo thiên chúa?

Đối với người hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù [an ninh quốc phòng, công an] thì yêu cầu kết hôn quy định chặt chẽ hơn. Theo Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tiêu chuẩn chính trị của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:

Khi muốn kết hôn với công an thường thẩm tra lý lịch ba đời. Nếu trong gia đình bạn có một hoặc nhiều đảng viên thù thẩm tra lý lịch hai đời cũng được [tùy thuộc vào người thẩm tra]. Các điều kiện cơ bản không lấy chồng [vợ] công an:

+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, tin lành, cơ đốc

+ Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Ngụy quân, Ngụy quyền;

+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;

+ Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài [kể cả đã nhập tịch]

+ Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.

Tại sao lấy người công giáo phải theo đạo?

Có thể hiểu rằng Giáo Hội muốn con cái mình phải luôn được lãnh nhận ơn lành của Chúa. Trong một cuộc hôn nhân, vốn là quãng thời gian quan trọng nhất của đời người, Giáo Hội càng muốn cho hai bên nam nữ được Thiên Chúa chúc lành và thánh hoá cho tình yêu của họ và cho những dự phóng tương lai trong cuộc sống lứa đôi.

Khi muốn kết hôn với người không phải Công Giáo, phải gặp cha xứ, để xin ngài giúp xin phép của Đức Giám Mục, cùng với một số thủ tục kèm theo tuỳ quy định của từng giáo phận. Giáo Hội quy định những điều này chỉ vì lợi ích đức tin của con cái mình, chứ không hề có ý muốn bắt buộc ai phải theo đạo rồi mới cho cưới.

Facebook
Twitter
Pinterest
Previous articleNhững cách nuôi dạy con đúng cách
Next articleHôn nhân không tình yêu Nên hay không nên?

Video liên quan

Chủ Đề