Tại sao đói nhưng không muốn ăn

Cuộc sống hiện đại, áp lực công việc và nhiều mối lo toan khiến chúng ta ăn không ngon, thậm chí không buồn ngó ngàng đến thức ăn. Mà quan trọng là chán ăn bệnh lý, chán ăn thụ động gây ra cơ thể suy nhược, ảnh hưởng đến tính mạng.

Chán ăn kéo dài gây một loạt hậu quả tiêu cực

Chỉ trong 1 tuần suy nhược tinh thần dẫn đến chán ăn, chị L.T.T.L (25 tuổi, Đồng Nai) từ 50kg đã xuống còn 43kg.

“Hồi đó do buồn nên mình không muốn ăn, nhìn thức ăn thấy ghê, nuốt vào rồi nhưng chỉ chực ói ra, miệng nhạt nhẽo không có cảm giác gì với thức ăn. Vốn bị đau dạ dày sẵn, chứng chán ăn càng khiến dạ dày đau hơn nhưng lúc đó chỉ thấy đau mà không phản ứng gì lại được, cũng không khóc được, nước mắt như bị khô rồi vậy. Lúc đó, mình như con robot…”- chị L. kể lại tình trạng chán ăn của mình do tâm bệnh kéo dài 3 tháng ròng rã.

Chị L. cũng chia sẻ thêm tình trạng đó vẫn lặp đi lặp lại nhiều lần sau này nhưng không kéo dài như chị bị lần đầu tiên vào năm 3 đại học.

PGS.TS.BS Nguyễn Duy phong, Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết chán ăn tâm lý vẫn thường xuyên xảy ra nhưng may là vẫn có người thân bên cạnh ép nuốt thức ăn, dù ít hay nhiều cũng không làm cơ thể bị quá suy nhược dẫn đến tổn thương thực thể, giảm hệ miễn dịch và phát sinh các bệnh lý nhiễm trùng khác.

Chán ăn lâu ngày dẫn đến suy dinh dưỡng kéo dài, lượng đạm trong máu giảm sẽ dẫn đến phù dinh dưỡng.

Còn theo BS.CKII Đào Thị Yến Thủy, Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, “do căng thẳng về tâm lý, trầm cảm về tinh thân gây ức chế cảm giác đói, đôi khi còn gây cảm giác buồn nôn, thức ăn tiêu hóa kém. Bệnh lý tâm thần gây ra chán ăn trầm trọng và kéo dài gây tử vong nhanh chóng...”

Chính vì vậy, theo các bác sĩ, nếu tinh thần bất ổn nên giải tỏa sớm, nếu không chủ động được thì đến gặp bác sĩ sớm để điều trị và giảm stress với các biện pháp thích hợp như thay đổi môi trường sống, công việc, người chăm sóc... hoặc cũng có thể dùng thuốc được bác sĩ kê đơn hỗ trợ trong quá trình điều trị.

Nên đi khám tổng quát

“Nếu bệnh nhân để ý sẽ thấy mỗi lần bác sĩ đều hỏi có ăn ngon miệng không hoặc có ăn được không trong mỗi lần thăm khám. Đây là tiêu chuẩn để đánh giá tình trạng bệnh tiến triển như thế nào. Ví dụ bệnh nhân viêm gan siêu vi.

Dựa vào việc chán ăn bác sĩ có thể chẩn đoán được, nếu cơ thể vẫn mệt mỏi hay vẫn sốt như ăn ngon miệng hơn có nghĩa cơ thể đang được cải thiện. Còn nếu ăn không ngon tức là bệnh chưa ổn định”- BS Duy Phong lưu ý.

Bên cạnh đó, do cơ thể bị bệnh cấp tính như như cảm cúm, viêm nhiễm hoặc bị các bệnh mãn tính như lao, sốt rét, ung thư… cũng dẫn đến chứng chán ăn.

“Cần điều trị bệnh lý và điều trị dinh dưỡng trong lúc bệnh và chú ý phục hồi dinh dưỡng sau bệnh cũng như tăng cường dinh dưỡng sau bệnh để bù lại sự thiếu hụt do lúc bệnh thường ăn ít hơn”- BS Yến Thủy cho biết.

Và như một vòng luẩn quẩn, do ăn uống thiếu chất dinh dưỡng kéo dài do nhiều nguyên nhân như bệnh tật, hoàn cảnh, thời gian, công việc bận rộn, thói quen ăn uống không hợp lý hoặc ăn uống quá kén chọn... nên cơ thể bị thiếu chất (thiếu đạm, thiếu sắt, thiếu kẽm, thiếu vitamin...) làm cơ thể bị suy dinh dưỡng, thiếu máu, rối loạn giấc ngủ, chán ăn, ăn không ngon, kém khả năng tiêu hóa thức ăn...

“Đến gặp bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn đa dạng thực phẩm và chế độ ăn thích hợp. Nếu thấy người bệnh chán ăn kéo dài, sụt cân, mệt mỏi, giảm khả năng lao động, học tập, vui chơi... nên đi khám sức khỏe tổng quát”- BS Yến Thủy cho lời khuyên.

Bác sĩ Thủy chú ý các nguyên tắc ăn uống đa dạng thực phẩm, ăn 20-30 loại thực phẩm khác nhau mỗi ngày, thay đổi món thường xuyên, nên làm các món thập cẩm, chế biển nhanh kiểu hấp luộc, ăn các thực phẩm gần với nguồn gốc thiên nhiên như gạo lứt, khoai, bắp, đậu... hơn là thức ăn công nghiệp.

Chú ý khám sức khỏe định kỳ hàng năm, cân bằng trong học tập, làm việc, nghỉ ngơi thư giãn, thể thao , giải trí... để giảm stress và trẩm cảm. Nếu thấy mất ngủ kéo dài, chán ăn, sụt cân nhanh thì cần đi khám sớm là những lời khuyên mà các chuyên gia khuyến cáo mọi người chú ý đến việc giữ gìn sức khỏe tốt hơn.

Giảm cân bằng cách móc họng rất nguy hiểm!

PGS.TS.BS Nguyễn Duy Phong lưu ý nhiều bạn trẻ muốn giảm cân nhưng lười vận động, tập thể dục nên nhịn ăn lâu ngày dẫn đến phản xạ. Thậm chí có bạn ăn vào rồi móc họng để thức ăn nôn ra, trong cơ thể không còn chất sẽ giảm mỡ. Đây là cách giảm cân rất nguy hiểm!

Giảm cân cần phối hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp với việc luyện tập thể thao.

Tránh tình trạng suy dinh dưỡng sinh ra nhiều bệnh lý nhiễm trùng khác ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe lâu dài, thậm chí tính mạng.

Nếu bỗng nhiên chán ăn không vì tâm lý hay các bệnh cấp tính trên cần đến gặp bác sĩ ngay để được tìm hiểu nguyên nhân do nhiều bệnh gây ra như ung thư, rất nhiều trường hợp ung thư giai đoạn đầu không có biểu hiện gì rõ rệt, chỉ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn.

Hoặc có thể mắc các bệnh về lao như lao phổi, lao ruột, lao cột sống, lao màng phổi, lao màng bụng, lao ổ bụng… Người bị bệnh lao hay chán ăn kèm theo sốt. Sức đề kháng và hệ miễn dịch của người bị lao thường yếu đi, do đó vấn đề dinh dưỡng rất quan trọng, nhất là vitamin, kẽm, sắt…

Chán ăn do các bệnh lý về tiêu hóa cũng chiếm tỷ lệ đáng kể. Bởi hệ tiêu hóa kéo dài từ miệng đến hậu môn, nếu một trong các bộ phận “có sự cố” đều ảnh hưởng đến việc ăn uống. Ví dụ như tuyến nước bọt ở miệng không làm việc sẽ không kích hoạt được cả hệ thống bên dưới hoạt động gây chán ăn.

LAM XUÂN

Bạn đã bao giờ có cảm giác cực kỳ thèm ăn một loại thức ăn nào đó, mặc dù trong bụng không hề đói chưa?

Câu trả lời chắc chắn là ''Rồi, tôi đã từng''.

Nếu bạn đang lo sợ rằng bạn có thể là một trong số ít những người mắc một chứng bệnh lý nào đó, dẫn đến việc thường xuyên thèm ăn ngay cả khi không đói, thì bạn có thể thở phào nhẹ nhõm khi biết rằng thực chất hầu hết con người đều đã từng rơi vào tình trạng này.

Ở phương tây, thậm chí người ta còn đặt hẳn cho nó một cái tên là ''psychological hunger'', tức là cảm giác đói đói, thèm thèm một món ăn gì đó, mặc dù thực sự bạn không hề đói. Dân gian Việt Nam thường mô tả trạng thái này với câu nói ''no lòng đói con mắt''.

Vậy chính xác thì nguyên nhân nào khiến ta rơi vào trạng thái này?

Theo các nhà nghiên cứu, khi chúng ta thèm ăn, bên cạnh nguyên nhân về thể lý (chúng ta đói, cần bổ sung thêm năng lượng, khoáng chất vào cơ thể, tức là ''physical hunger'') thì có ít nhất 2 nguyên nhân về tâm lý:

Tại sao đói nhưng không muốn ăn

1) Chúng ta ăn dựa trên cảm xúc (''emotional hunger''):

Chắc hẳn bạn từng nghe kể về những trường hợp của những người bị mắc các chứng như trầm cảm, có lối sống tách biệt với xã hội, thường xuyên có tâm trạng không tốt, buồn bã,...lại thường là những người...béo phì??

Nguyên nhân là vì não bộ của chúng ta nhìn nhận các cảm giác tiêu cực này như một ''sự thất thoát'', ở đây có thể là thất thoát về năng lượng, về calories. Vì thế nó phát ra các tín hiệu khiến chúng ta thèm ăn, với hy vọng lượng thức ăn nạp vào có thể giúp khỏa lấp các thất thoát này.

Vấn đề này có liên quan đến các hormone tâm lý ở con người. Giống như việc hầu hết chúng ta thích ăn chocolate, vì chocolate có khả năng kích thích cơ thể chúng ta giải phóng endorphines - hormone tạo sự thăng hoa, hạnh phúc.

2) Khi ăn tại các bữa tiệc (''social hunger''):

Về bản năng, cũng như xuyên suốt chiều dài lịch sử, con người thường quây quần bên nhau trong các bữa tiệc. Và họ thường làm gì trong các bữa tiệc này?? Tất nhiên là ăn! Khi chúng ta tiến hóa và phát triển dần, bước vào kỷ nguyên hiện đại, bản năng này vô hình trung cũng đi theo chúng ta.

Đó là lý do tại sao trong những buổi tụ tập, nhậu nhẹt với bạn bè, cho dù khi bạn không cảm thấy đói, bạn vẫn có khuynh hướng muốn tiếp tục ăn. Hành động ăn khi đó không chỉ đơn giản là vì bạn muốn nạp thêm thức ăn vào, mà như một cách để chia sẻ niềm vui nơi bàn tiệc với những người xung quanh.

Làm sao phân biệt ''physical hunger'' và ''psychological hunger''?

Một trong những cách dễ nhất là bạn phải chú ý lắng nghe cơ thể mình. Nếu bạn cảm thấy choáng váng, mệt mỏi, uể oải, hoặc dạ dày bạn liên tục kêu ''sồn sột'',...thì đây đều là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thực sự thiếu năng lượng. Bạn thực sự cần phải ăn.

Còn nếu không phát hiện thấy những biểu hiện về mặt thể lý trên, thì nhiều khả năng là bạn chỉ đang ''no lòng đói con mắt''. Lúc này, thay vì ăn, các chuyên gia khuyên chúng ta cần uống nhiều nước. Việc này vừa khá có lợi cho cơ thể, vừa giúp bạn xua tan cảm giác thèm ăn.

Một cách khác là trong các bữa ăn chính, bạn hãy cố gắng nạp vào cơ thể một lượng kha khá protein (thịt, cá, trứng, sữa). Khi cơ thể có nhiều protein, nó sẽ cảm thấy no lâu hơn, và nhờ đó mà bạn sẽ không thường xuyên có cảm giác muốn ăn.

Các bạn có thể chia sẻ một vài bí quyết chống thèm ăn của mình không?

Trong cuộc sống hiện đại, chứng bệnh mệt mỏi chán ăn ngày càng phổ biến, hầu như ai trong chúng ta cũng đã từng mắc phải. Chứng bệnh này có thể xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài và là triệu chứng của những bệnh lý khác. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem chứng bệnh mệt mỏi chán ăn là biểu hiện của những bệnh lý nào.

Tìm hiểu chứng mệt mỏi chán ăn

Tại sao đói nhưng không muốn ăn

Mệt mỏi là trạng thái cơ thể luôn cảm thấy thiếu năng lượng, uể oải, nó là một rối loạn phức tạp mà không giải thích được bởi bất kỳ tình trạng bệnh lý nào. Mệt mỏi thường tác động lên cả mặt thể chất lẫn tinh thần, nếu một trong hai mặt bị sẽ ảnh hưởng không tốt đến mặt còn lại.

Chán ăn là hiện tượng cơ thể không muốn tiếp nhận thức ăn, giảm cảm giác thèm ăn. Chán ăn là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là do căng thẳng, stress, áp lực cuộc sống… hoặc nguyên nhân cấp tính như nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, cảm cúm, viêm xoang…

Mệt mỏi chán ăn là hiện tượng cơ thể thiếu năng lượng, kiệt sức, rã rời dẫn đến giảm cảm giác thèm ăn, cơ thể không muốn tiếp nhận thức ăn.

>> Mệt mỏi là gì? Giải pháp điều trị hiệu quả

Mệt mỏi chán ăn do căng thẳng, lo âu, trầm cảm

Tại sao đói nhưng không muốn ăn

Xã hội ngày càng phát triển kéo theo áp lực gia tăng, có thể dẫn tới các rối loạn tâm thần như lo âu, trầm cảm. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây triệu chứng mệt mỏi chán ăn không rõ nguyên nhân. Mệt mỏi chán ăn do tâm lý có thể xuất hiện cùng với một số triệu chứng khác như:

  • Mệt mỏi
  • Suy giảm trí nhớ kém tập trung
  • Đau cơ, đau khớp không rõ nguyên nhân
  • Nhức đầu
  • Ngủ không ngon, mất ngủ
  • Sút cân
  • Chóng mặt, ngất xỉu
  • Không có cảm giác thèm ăn, từ chối thức ăn
  • Chán ăn, nôn mửa
  • Đau bụng, táo bón
  • Kinh nguyệt không đều
  • Thiếu cảm xúc, hay cáu gắt
  • Lo âu, trầm cảm

Các dấu hiệu này kéo dài sẽ dẫn người bệnh đến những biến chứng như: phiền muộn, tự cô lập bản thân, hạn chế lối sống…

Tại sao đói nhưng không muốn ăn

Làm gì để khắc phục mệt mỏi chán ăn do tâm lý căng thẳng, lo âu?

Hiện nay, các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp tiên tiến nhất để giảm stress, lo âu, trầm cảm đó là dùng các lợi khuẩn đường ruột đặc biệt – gọi là psychobiotics. Đường ruột của chúng ta được ví như là một bộ não thứ 2, có liên hệ chặt chẽ với hệ thần kinh trung ương thông qua 400-600 triệu tế bào thần kinh. Bằng chứng của mối liên hệ này bạn có thể cảm nhận thấy triệu chứng nóng, bồn chồn ở bụng khi lo lắng, hồi hộp, hoặc có trường hợp có thể xuất hiện tình trạng đau bụng, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, chán ăn hoặc ăn nhiều không kiểm soát…khi bị căng thẳng hoặc lo âu quá mức. Ở chiều ngược lại, đường ruột và hệ khuẩn chí đường ruột có thể tác động lên trạng thái tâm lý.

Có thể bạn chưa biết rằng, có tới 95% hormon seretonin quyết định tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc được sản xuất tại ruột dưới sự kiểm soát của hệ khuẩn chí đường ruột. Vi khuẩn đường ruột sản xuất ra trytophan là tiền chất tổng hợp serotonin, đồng thời chúng cũng chi phối sự tổng hợp và giải phóng các chất dẫn truyền thần kinh khác như norepinephrine, dopamin, GABA…

Các nhà khoa học nhận thấy ở người bị căng thẳng, lo âu và trầm cảm bị suy giảm nghiêm trọng số lượng các chủng vi khuẩn có lợi Bifidobacterium và Lactobacilli. Việc bổ sung những lợi khuẩn bị thiếu hụt này được chứng minh lâm sàng có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe tâm thần

Một công thức psychobiotics chuyên dùng cho căng thẳng bạn có thể tham khảo là Ecologic Barrier. Đây là công thức chứa hỗn hợp các chủng probiotic được thiết kế dành cho người bị trầm cảm, hội chứng mệt mỏi mạn tính có biểu hiện: mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng (stress), đau đầu, trầm cảm, hay người bị viêm đường ruột kích thích (IBS), viêm đường ruột (IBD). Ecologic Barrier  được nghiên cứu và phát triển bởi Winclove B.V, một trong các công ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu – phát triển và sản xuất các chế phẩm sinh học probiotic, có trụ sở tại Amsterdam, Hà Lan.

Tại sao đói nhưng không muốn ăn

Một số nguyên nhân khác dẫn đến mệt mỏi chán ăn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mệt mỏi chán ăn nhưng chủ yếu được chia làm 3 nhóm yếu tố chính là: yếu tố về lối sống, yếu tố về vấn đề y tế, yếu tố về các vấn đề sức khỏe tâm thần.

Nguyên nhân mệt mỏi chán ăn đến từ lối sống

Cảm giác mệt mỏi chán ăn có thể đến từ các nguyên nhân đơn giản trong lối sống như: vận động quá sức hoặc thiếu vận động, thiếu ngủ, tâm trạng buồn chán, thừa cân, căng thẳng cảm xúc, sử dụng các chất gây nghiện, các chất kích thích, rượu bia, hoặc là do chế độ ăn không hợp lý, thiếu chất dinh dưỡng.

Mệt mỏi chán ăn cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

Biểu hiện chính khi mắc tiểu đường là khát nước và đi tiểu nhiều, tuy nhiên mệt mỏi chán ăn cũng là biểu hiện phổ biến và dai dẳng của bệnh tiểu đường. Khi bị tiểu đường thì cơ thể gặp khó khăn khi kiểm soát lượng đường huyết trong máu dẫn đến tình trạng mệt mỏi, kiệt sức nghiêm trọng.

Các bệnh về gan, mật thường biểu hiện rõ bằng triệu chứng mệt mỏi chán ăn

Khi mắc các bệnh về gan mật, gan bị tổn thương nên việc tiêu hóa thức ăn gặp khó khăn đồng thời khả năng giải độc tố trong cơ thể sụt giảm khiến người bệnh luôn trong trạng thái mệt mỏi chán ăn, người nổi mẩn ngứa, nổi mụn, vàng da,…

Biểu hiện mệt mỏi chán ăn cảnh báo bệnh suy giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm dưới vùng cổ có chức năng điều tiết mọi thứ trong cơ thể từ mức năng lượng đến việc chuyển hóa năng lượng và miễn dịch. Cơ thể mệt mỏi chán ăn, thiếu năng lượng là các triệu chứng đầu tiên và nổi bật khi bị suy tuyến giáp, tuy nhiên còn có các biểu hiện khác như khô da và cơ thể thường cảm thấy lạnh.

Triệu chứng mệt mỏi chán ăn có thể do suy tuyến thượng thận gây ra

Suy tuyến thượng thận là hiện tượng rối loạn nội tiết thường gây ra tình trạng mệt mỏi chán ăn, đau đầu. Tuyến thượng thận hoạt động không tốt làm cơ thể sản sinh ra ít cortisol làm người bệnh luôn có cảm giác chán ăn, buồn nôn, đi ngoài,..

Chứng mệt mỏi mạn tính gây mệt mỏi chán ăn

Chứng mệt mỏi mạn tính khiến người mắc không thể thực hiện được các công việc hàng ngày, luôn có cảm giác đau nhức, tâm lý mơ hồ, có thể xuất hiện tình trạng viêm không kiểm soát ngay cả khi hoạt động nhẹ nhàng. Có khoảng 25% người mắc chứng mệt mỏi mạn tính phải nằm liệt giường.

Mệt mỏi chán ăn cũng là dấu hiệu của tình trạng thiếu máu

Cơ thể bị thiếu máu sẽ không cung cấp đủ máu cơ quan hoạt động khỏe mạnh khiến cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi. Thiếu máu có nhiều loại và mỗi loại lại có cách điều trị riêng.

Trên đây là một số thông tin về chứng mệt mỏi chán ăn cũng như những bệnh lý mà cơ thể có thể mắc phải khi thấy xuất hiện dấu hiệu này. Hi vọng các thông tin trên hữu ích với mọi người, giúp mọi người phát hiện sớm và đề phòng một số chứng bệnh nguy hiểm.

Benhlytramcam.vn

Tại sao đói nhưng không muốn ăn
Tại sao đói nhưng không muốn ăn