Tại sao gần đến tháng lại bị ngứa vùng kín

Ngứa vùng kín thường xảy ra khá phổ biến ở chị em phụ nữ, tạo cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Nhiều chị em lại tỏ ra lo lắng hơn với nỗi khổ thầm kín không biết nói cùng ai, khi bị ngứa vùng kín trước kỳ kinh nguyệt, có phải do bệnh lý không, có nguy hiểm không và điều trị thế nào cho khỏi. Tất cả những băn khoăn thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Ngứa vùng kín trước kỳ kinh nguyệt là tình trạng mà rất nhiều chị em đang lo ngại

Trước khi có kinh nguyệt, chị em phải trải qua nhiều hiện tượng khó chịu như chướng bụng, đau tức ngực, đau lưng, đau bụng âm ỉ dưới, vùng kín ẩm ướt, …Sẽ càng khó chịu và bất tiện hơn với cảm giác ngứa âm đạo khi gần có kinh xuất hiện khiến chị em đau đầu vì không biết nguyên nhân do đâu.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, có rất nhiều nguyên nhân gây ra ngứa vùng kín trước kỳ kinh nguyệt:

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ khiến cho vi khuẩn tích tụ nhiều, đến một thời điểm nào đó chúng bùng phát, gây ngứa ngáy tại vùng kín. Hơn nữa, sắp đến kỳ kinh nguyệt vùng kín chị em rất nhạy cảm, dễ bị viêm nhiễm do vi khuẩn, virus, nấm tấn công.

Sắp đến ngày “đèn đỏ”, nội tiết cơ thể chị em thay đổi khiến lượng khí hư tại vùng kín tiết ra nhiều hơn bình thường. Nếu chị em không vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sẽ rất dễ bị viêm nhiễm và gây tình trạng ngứa âm đạo trước kỳ kinh nguyệt.

Cơ thể chị em rất nhạy cảm khi đến kỳ kinh nguyệt, nội tiết thay đổi để bắt đầu chu kỳ kinh mới dẫn đến mất cân bằng môi trường âm đạo, lợi khuẩn và các tác nhân gây ngứa vùng kín hoạt động mạnh dẫn đến ngứa âm đạo.

Tâm lý chị em rất dễ thay đổi khi sắp đến kỳ kinh, luôn cảm thấy khó chịu, bứt dứt, dễ nổi cáu, nóng tính, căng thẳng. Đây cũng là nguyên nhân gây ra triệu chứng ngứa âm đạo trước ngày “đèn đỏ”.

Nấm men thường có trong âm đạo của phụ nữ và không gây ra vấn đề gì cho vùng kín, nhưng do một nguyên nhân nào đó nhiễm nấm Candida phát triển quá mức, nội tiết thay đổi, … khiến các nấm men này có sự tăng sinh không kiểm soát được, sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng hay nhiễm nấm âm đạo.

Nhiễm khuẩn âm đạo hay viêm âm đạo do vi khuẩn có thể lây từ người này sang người khác nếu dùng chung các món đồ tiếp xúc với vùng kín như quần lót hay đồ chơi tình dục. Thậm chí sự thay đổi nội tiết khi mang thai cũng có thể bị nhiễm khuẩn âm đạo. Khi bị nhiễm khuẩn âm đạo sẽ xuất hiện hiện tượng dịch tiết màu xanh, vàng hoặc xám, có cảm giác khó chịu, đau, nóng rát khi đi tiểu.

Ngứa vùng kín trước ngày đèn đỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

Trichomonas rất dễ lây qua đường tình dục, gây ra ngứa vùng kín trước kỳ kinh nguyệt. Sau khoảng thời gian từ 5 đến 28 ngày kể từ khi nhiễm bệnh xuất hiện các triệu chứng ngứa, nóng rát và đau, dịch tiết âm đạo có mùi tanh, màu trắng, vàng, xanh hoặc có bọt.

Nếu chị em cảm thấy ngứa trong kỳ kinh nguyệt thì nguyên nhân có thể đến từ băng vệ sinh hoặc tampon. Các sản phẩm này có thể được làm từ chất liệu hoặc chứa thành phần kích ứng và dẫn đến hiện tượng mẩn đỏ. Hay các sản phẩm vệ sinh khác cũng có thể khiến âm hộ và âm đạo bị ngứa như xà phòng thơm, gel bôi trơn và dung dịch thụt rửa.

Rối loạn kinh nguyệt là một nhóm các triệu chứng cả về thể chất và tinh thần bắt đầu khoảng một tuần trước khi có kinh nguyệt và có thể kéo dài đến cuối kỳ kinh. Các triệu chứng về tâm lý, cảm xúc của rối loạn kinh nguyệt như phiền muộn, lo âu, dễ tức giận, dễ khóc vì những lý do nhỏ nhặt, …Các triệu chứng về thể chất như đau bụng, buồn nôn, tiểu chảy, vú căng đau, nhạy cảm, …

Quan hệ tình dục thô bạo, sai cách, … có thể khiến cho vùng kín bị tổn thương, dễ bị viêm nhiễm nếu như bị trầy xước, chảy máu. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ngứa vùng kín trước kỳ kinh nguyệt nhiều chị em hay mắc phải.

Những bệnh liên quan đến da như viêm da, viêm lỗ chân lông tại vùng kín có thể gây ra ngứa vùng kín trước kỳ kinh.

Dịch tiết âm đạo màu xanh, vàng hoặc trắng xám, dịch tiết âm đạo vón cục giống như phô mai hoặc có bọt, đau hoặc nóng rát khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục, sưng âm hộ, dịch tiết có mùi hôi hoặc mùi tanh, … là những triệu chứng khiến cho vùng kín bị ngứa trước kỳ kinh nguyệt.

Nhiều chị em vẫn rất chủ quan khi bị ngứa vùng kín trước ngày hành kinh

Ngứa vùng kín trước kỳ kinh nguyệt hoặc sau kỳ kinh nguyệt đều khiến chị em cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và vô cùng phiền toái trong giao tiếp với người khác, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc hàng ngày. Đồng thời chị em cũng sẽ cả thấy tự ti trong đời sống tình dục.

Ngứa vùng kín nếu do bệnh phụ khoa mà không phát hiện được cũng như chữa trị hiệu quả thì viêm nhiễm sẽ lây lan sang các bộ phận khác, gây viêm tắc vòi trứng, viêm buồng trứng, cản trở quá trình thụ thai, tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.

Khi mang thai mắc các bệnh phụ khoa nặng có thể làm tăng nguy cơ dị tật, sinh non và sức đề kháng kém ở thai nhi. Khi sinh thường, các loại vi khuẩn, nấm từ mẹ có thể dính vào các cơ quan của trẻ và gây viêm niêm mạc miệng, viêm da, viêm mắt, viêm hô hấp.

Ngứa vùng kín nói chung và ngứa vùng kín trước kỳ kinh nguyệt nói riêng nên đi khám càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu ngứa, nghi ngờ viêm khuẩn âm đạo, các bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục hoặc nhiễm trùng nấm men tái phát.

Nếu chị em nghi ngờ rối loạn kinh nguyệt thì cần đi khám ngay để điều trị sớm và tránh những vấn đề tiêu cực tiếp tục xảy ra trong những kỳ kinh sau.

Ngứa vùng kín trước kỳ kinh nguyệt cần đi khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân. Trong những trường hợp nhiễm trùng nấm men thì bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán bằng cách đánh giá triệu chứng. Bác sĩ dùng tăm bông vô trùng lấy mẫu mô bên trong âm đạo và gửi đến phòng thí nghiệm để xác nhận có phải là nhiễm trùng nấm men hay không và xác định loại nấm gây nhiễm trùng.

Trường hợp chị em nhiễm khuẩn âm đạo thì bác sĩ cũng sẽ dùng phương pháp tương tự rồi phân tích, đánh gia dưới kính hiển vi và xác định loại vi khuẩn. Nếu bệnh Trichomonas không thể chẩn đoán dựa trên triệu chứng mà cần phải chẩn đoán dựa trên mẫu dịch âm đạo.

Trước kỳ kinh nguyệt bị ngứa vùng kín không khó để tìm hướng điều trị

Ngứa vùng kín trước kỳ kinh nguyệt do dị ứng với hóa mỹ phẩm hay dung dịch vệ sinh, thuốc uống, chị em cần ngừng sử dụng các sản phẩm trên, các triệu chứng ngứa sẽ dần biến mất.

Trong trường hợp ngứa vùng kín do các bệnh ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định điều trị bằng thuốc uống, thuốc bôi có tác dụng tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh. Nếu ngứa vùng kín do bệnh tình dục như sùi mào gà, mụn rộp sinh dục, có thể điều trị tây y, đông y kết hợp liệu pháp quang rộng IRA.

Nếu ngứa vùng kín do các bệnh phụ khoa như viêm nấm âm đạo, viêm lộ tuyến cổ tử cung, …Sau khi được chẩn đoán đúng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp bằng thuốc uống, thuốc đặt, thuốc bôi, thuốc rửa hoặc đốt lộ tuyến. Để bệnh nhanh khỏi, tránh tái phát nên sử dụng thêm sản phẩm thảo dược dạng viên uống có chứa Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Dậy ký ninh, Diếp cá nhằm giúp kiểm soát dịch âm đạo, tăng cường khả năng chống viêm, làm lành tổn thương do viêm, tăng cường sức đề kháng cơ thể.

Bên cạnh đó, để ngăn ngừa tình trạng ngứa vùng kín tái phát, chị em cần lưu ý điều sau:

  • Tuyệt đối không gãi khi bị ngứa vùng kín, tránh trầy xước, chảy máu, viêm nhiễm, khiến bệnh nặng thêm.
  • Không tự ý thụt rửa âm đạo dễ khiến mất cân bằng pH của vùng kín, không sử dụng xà bông, xà phòng, dầu gội để rửa vùng kín.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh có chứa Nano bạc, pH=[4-6], tinh chất bạc hà, chè xanh giúp kháng khuẩn, kháng nấm, giảm ngứa, khử mùi hôi, bảo vệ vùng kín khỏi tác nhân gây bệnh.
  • Mặc quần lót vừa vặn thỏi mái, chất liệu cotton và thay quần lót 2 lần mỗi ngày.
  • Hạn chế quan hệ tình dục, nếu có quan hệ thì sử dụng bao cao su đến khi khỏi bệnh hoàn toàn.
  • Trong kỳ kinh nguyệt, vệ sinh thay băng từ 4 – 6 tiếng/lần.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là các vitamin khoáng chất để nâng cao sức đề kháng và tăng cường hệ miễn dịch cơ thể, ngăn ngừa sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại gây ngứa vùng kín.
  • Hạn chế các đồ ăn cay nóng và không uống rượu bia.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp loại bỏ nấm men ra khỏi cơ thể nhanh hơn.
  • Tập luyện thể thao dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, sức đề kháng cơ thể.
  • Tránh căng thẳng, áp lực, stress kéo dài, thức đêm làm việc quá sức.
  • Có kế hoạch khám sức khỏe định kỳ, 6 tháng 1 lần để phát hiện bệnh, điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và chức năng sinh sản.

Trên đây là những thông tin về vấn đề ngứa vùng kín trước kỳ kinh nguyệt. Hy vọng sẽ giúp chị em có thêm những kiến thức cơ bản về các bệnh viêm nhiễm phụ khoa liên quan đến tình trạng ngứa vùng kín và có cách phòng ngừa, điều trị hiệu quả.

Phần tiếp theo: Ngứa vùng kín trong ngày đèn đỏ phải làm sao?

Video liên quan

Chủ Đề