Tại sao góc HSH nhỏ hơn góc HOH

* The preview only display some random pages of manuals. You can download full content via the form below.

The preview is being generated... Please wait a moment!

  • Submitted by:
  • File size: 113.2 KB
  • File type: application/pdf
  • Words: 2,273
  • Pages: 7
Report / DMCA this file Add to bookmark

Description

Câu 1: Tính khối lượng nguyên tử trung bình của argon và kali biết rằng trong thiên nhiên: 36 38 40 Argon có 3 đồng vị: 18 Ar (0,3%), 18 Ar (0,1%) và 18 Ar (99,6%) 39 40 41 Kali có 3 đồng vị: 19 K (93,08%), 19 K (0,02%) và 19 K (6,9%)

Từ kết quả trên hãy giải thích tại sao argon có số hiệu là 18 (nhỏ hơn của kali) nhưng lại có khối lượng nguyên tử trung bình lơn hơn của kali. Trả lời: Khối lượng nguyên tử trung bình của argon: M Ar =

36.0,3 + 38.0,1 + 40.99,6 = 39,98 100

Khối lượng nguyên tử trung bình của kali: MK =

39.93,08 + 40.0,02 + 41.6,9 = 39,13 100

Argon có số hiệu là 18 (nhỏ hơn của kali) nhưng lại có khối lượng nguyên tử trung bình lớn hơn của kali là do argon có đồng vị 4018 Ar chiếm đa số còn ở kali đồng vị 39 19 K lại chiếm đa số. Lưu ý: Câu hỏi này có thể được dùng ở bài Bảng hệ thống tuần hoàn. + Kiến thức cũ cần tái hiện: Công thức tính khối lượng nguyên tử trung bình. + Kiến thức mới thu nhận được: Cách giải thích những nguyên tố không tuân theo quy luật tăng nguyên tử khối theo số hiệu nguyên tử trong bảng hệ thống tuần hoàn. Câu 2: Dựa vào đặc điểm cấu tạo của các phân tử NH3, H2S và H2O hãy giải thích tại sao góc hóa trị của các phân tử lại khác nhau: góc HNH = 107 0, góc HSH = 920, góc HOH = 1050. Trả lời: Trong phân tử HnX (X là O, N, S), nguyên tử X đều nằm ở trạng thái lai hóa sp 3 nên góc hóa trị gần với góc 109028 hơn là với 900, nhưng do cặp electron tự do không tham gia liên kết trên obitan lai hóa khuếch tán khá rộng trong không gian so với cặp electron liên kết, nên nó có tác dụng đẩy đám mây electron liên kết và do đó góc liên kết thực tế nhỏ thua góc lai hóa sp3. Trạng thái lai hóa sp3 và sự hình thành liên kết trong phân tử mô tả như sau:

-Trang 1-

N H

dSH = 1,33 A0

dOH = 0,96 A0

dNH = 1,1014 A0

S

O H H 1070

H

H

H 0

105

H

920

Sự giảm góc hóa trị từ NH3 (1070) đến H2O (1050), rồi đến H2S (920) là do: độ dài liên kết S H > N H và O H, vì nguyên tử lưu huỳnh có kích thước lớn hơn nguyên tử N và nguyên tử O; mặt khác độ âm điện của O, N lớn hơn S, nên cặp electron trên obitan không liên kết ở gần hạt nhân hơn và định hướng trong không gian hơn; đến lượt nó, nó đẩy cặp electron liên kết và làm cho góc liên kết HXH nhỏ hơn 109028. Vai trò obitan s trong lai hóa sp3 giảm xuống từ H2O đến H2S. Góc hóa trị giảm xuống từ NH3 đến H2O là vì số cặp electron tự do tăng lên. Lưu ý: Câu hỏi này có thể được dùng ở bài Sự lai hóa. + Kiến thức cũ cần tái hiện: Các phân tử NH3, H2S và H2O đều có lai hóa sp3, độ dài liên kết S H > N H và O H. + Kiến thức mới thu nhận được: Góc hóa trị chịu ảnh hưởng bởi các cặp electron không tham gia liên kết. Câu 3: Giải thích tại sao ở điều kiện thường, H2S (M = 34) là chất khí trong khi H2O (M = 18) là chất lỏng? Trả lời: Trong phân tử H2O có liên kết OH phân cực mạnh nên tạo được liên kết hiđro giữa các phân tử: HO HO HO H

H

H

Do đó cần năng lượng khá cao dưới dạng nhiệt để phá vỡ các liên kết hiđro trước khi chuyển nước từ lỏng sang hơi. Điều này giải thích độ sôi của nước cao hơn độ sôi của H2S (tuy rằng phân tử lượng của nước nhỏ hơn phân tử lượng của H2S). Vậy ở điều kiện thường, nước ở thể lỏng, trong khi H2S ở thể khí. Lưu ý: Câu hỏi này có thể được dùng ở bài Hiđrosunfua. + Kiến thức cũ cần tái hiện: Công thức cấu tạo của H2O và H2S. + Kiến thức mới thu nhận được: Sử dụng liên kết hiđro để so sánh nhiệt độ sôi của các chất. Câu 4: Tại sao có thể tạo thành SO3 từ SO2 nhưng không thể tạo thành CO3 từ CO2. Trả lời: -Trang 2-

CO2 có công thức electron và công thức cấu tạo: .. .. O=C=O . .O : : C : .: .O C đã sử dụng 4 electron ngoài cùng để tạo 4 liên kết do đó không thể hình thành phân tử CO3. .. .. .. .. Tương tự SO2 có . O . : : S .: .O : hay O=SO S mới sử dụng 4e để tạo liên kết, còn 1 cặp e ngoài cùng để tạo liên kết với 1 nguyên tử O nữa. Vậy có thể hình thành phân tử SO3: O O S

O

Lưu ý: Câu hỏi này có thể được dùng ở bài Liên kết cộng hóa trị. + Kiến thức cũ cần tái hiện: Công thức electron và công thức cấu tạo của CO 2 và SO2. + Kiến thức mới thu nhận được: Khi nguyên tử trong phân tử còn cặp electron chưa tham gia liên kết thì có khả năng tham gia phản ứng kết hợp tạo thành phân tử mới. Câu 5: Có hỗn hợp gồm NaI và NaBr, hòa tan hỗn hợp trong nước. Thí nghiệm 1: Cho brom dư vào dung dịch, sau khi phản ứng thực hiện xong, làm bay hơi dung dịch, làm khô sản phẩm thì thấy khối lượng sản phẩm nhỏ hơn khối lượng hỗn hợp 2 muối ban đầu là m gam. Thí nghiệm 2: Hòa tan sản phẩm trong nước và cho clo lội qua cho đến dư. Lại làm bay hơi dung dịch và làm khô chất còn lại người ta thấy khối lượng chất thu được nhỏ hơn khối lượng muối phản ứng là m gam. Xác định phần trăm về khối lượng của NaBr trong hỗn hợp đầu. Trả lời: Gọi số mol NaI và NaBr trong hỗn hợp đầu là a và b. Ở thí nghiệm (1) khi cho brom dư vào hỗn hợp dung dịch NaI và NaBr thì xảy ra phản ứng: 2NaI + Br2 2NaBr + I2 2.150g

2.103g

Cứ 1 mol NaI phản ứng, khối lượng hỗn hợp giảm 150 103 = 47(g). Vậy a mol NaI phản ứng, khối lượng hỗn hợp giảm 47a = m (g)

-Trang 3-

Ở thí nghiệm (2) khi cho khí clo dư vào dung dịch chứa (a+b) mol NaBr thì phản ứng xảy ra: 2NaBr + Cl2 2NaCl + Br2 2.103g

2.58,5g

Cứ 1 mol NaBr phản ứng, khối lượng giảm: (103 58,5) = 44,5g Vậy (a+b) mol NaBr phản ứng, khối lượng giảm: 44,5(a+b) = m Ta có: 47a = 44,5(a+b) = m a : b = 17,8 : 1 Vậy phần trăm khối lượng NaBr là: %NaBr =

1 × 103 ×100%= 3,7% 17,8 × 150 + 103

Câu 6:a. Lập biểu thức liên hệ giữa độ điện li α của axit yếu HA nồng độ C a, hằng số axit Ka. b. Lập biểu thức liên hệ giữa pH của axit yếu HA có nồng độ Ca, độ điện li α và hằng số axit Ka Trả lời: a. Phương trình điện li:

HA ƒ

H+ + A

Nồng độ (mol/l) lúc đầu: C

0

0

Nồng độ lúc phân li:

Nồng độ lúc cân bằng: (C Cα) Cα H + A- α 2Ca Ka = = 1α HA

b. Tương tự như trên, ta có: 2 H + A- H + 2 Ka = = H + = K a .C(1 α ) C(1 α ) HA

Vì HA là axit yếu nên α <<1 thì (1 α) 1 nên [H+]2 = Ka.C -lg[H+]2 = -lg(Ka.C) pH =

1 (pKa lgC) 2

Lưu ý: Câu hỏi này có thể được dùng ở bài Sự điện li của nước. pH. + Kiến thức cũ cần tái hiện: Công thức tính Ka, độ điện li α, pH. -Trang 4-

+ Kiến thức mới thu nhận được: Các công thức liên hệ giữa các đại lượng Ka, độ điện li α, pH. Câu 7: Dựa vào đặc điểm liên kết trong phân tử ancol, hãy giải thích vì sao hợp chất ancol có phản ứng thế nguyên tử H trong nhóm chức và có phản ứng tách nhóm OH? Nêu ví dụ. Trả lời: Trong phân tử ancol có liên kếtHO C , cặp electron chung giữa oxi và hiđro lệch về phía nguyên tử oxi. Cặp electron giữa CO cũng bị lệch về phía nguyên tử oxi, nên cả hai liên kết đều bị phân cực. Do đó, gây ra phản ứng thế nguyên tử H trong nhóm OH và phản ứng tách nhóm OH: C2H5OH + Na C2H5ONa +

1 H2 2 0

H SO ,140 C C2H5 O C2H5 + H2O C2H5 O H + H O C2H5 2

4

Lưu ý: Câu hỏi này có thể được dùng ở bài Ancol. + Kiến thức cũ cần tái hiện: Cấu tạo của ancol. + Kiến thức mới thu nhận được: Tính chất hóa học đặc trưng của ancol. Câu 8: Giải thích tại sao có thể coi C2H5Cl như là 1 este. Trả lời: Có thể coi C2H5Cl là este vì: Là sản phẩm của rượu etylic tác dụng với axit HCl. Khi xà phòng hóa (đun nóng với NaOH) cho được muối NaCl và rượu etylic. Lưu ý: Câu hỏi này có thể được dùng ở bài Este. + Kiến thức cũ cần tái hiện: Định nghĩa este, các đặc điểm của 1 este. + Kiến thức mới thu nhận được: Trong cấu tạo của este không nhất định phải có nhóm COO. Câu 9: Trong quá trình bảo quản, fomalin bị đục dần, sau đó lắng xuống đáy bình thành lớp bột màu trắng. Phân tích chất bột màu trắng đó thấy C chiếm 39,95%, H chiếm 6,67%. Đun chất bột màu trắng đó với nước có thêm vài giọt axit thì thu được một dung dịch có phản ứng tráng bạc. Hãy xác định công thức của chất bột màu trắng và giải thích những hiện tượng nêu trên. -Trang 5-

Trả lời: Theo đề bài: %C = 39,95% ; %H = 6,67% %O = 53,38%. Đặt công thức của chất bột trắng là CxHyOz. Ta có: 12x : y : 16z = 39,95 : 6,67 : 53,38

x:y:z=

39,95 53,38 : 6,67 : = 3,329 : 6,67 : 3,36 1 : 2 : 1 12 16

CTĐGN: CH2O. CTPT: (CH2O)n (Sản phẩm trùng hợp). Giải thích: Nhóm C=O ở fomalin cũng có phản ứng trùng hợp tương tự như anken. Do đó, sau một thời gian bảo quản trong bình, một phần fomalin đã tự trùng hợp tạo chất bột màu trắng lắng ở đáy bình. Phương trình hóa học của phản ứng trùng hợp: H O nCH2=O CH2OCH2OCH2O ( CH2O )n với n = 10 100 2

Sau khi bị đun nóng với nước và axit polime này bị phân hủy trở lại phân tử fomalin. Lưu ý: Câu hỏi này có thể được dùng ở bài Andehit và Xeton. + Kiến thức cũ cần tái hiện: Cách thiết lập CTĐGN, phản ứng trùng hợp. + Kiến thức mới thu nhận được: Phản ứng trùng hợp của nhóm C=O trong fomalin. Câu 10: Xây dựng công thức tính số ete khi đun hỗn hợp chứa n rượu. Trả lời: Đun hỗn hợp chứa n rượu A1, A2, , An. Số ete đối xứng là n. Số ete bất đối là: Lấy rượu A1 để ghép với (n 1) rượu còn lại được (n 1) ete bất đối xứng. Lấy rượu A2 để ghép với (n 2) rượu còn lại được (n 2) ete bất đối xứng. Lấy rượu An 1 để ghép với 1 rượu còn lại được 1 ete bất đối xứng. Tổng số ete bất đối = 1 + 2 + + (n 2) + (n 1) Vậy số ete = số ete đối xứng + số ete bất đối = 1 + 2 + + (n 2) + (n 1) + n -Trang 6-

=

n(n +1) (công thức tính tổng n số nguyên đầu tiên) 2

Lưu ý: Câu hỏi này có thể được dùng ở bài Ancol. + Kiến thức cũ cần tái hiện: Phản ứng tách nước của ancol, công thức tính tổng n số nguyên đầu tiên. + Kiến thức mới thu nhận được: Công thức tính số ete.

-Trang 7-