Tại sao gọi là tàu khu trục

(PLO)-  Trung Quốc đưa nhóm tàu chiến, dẫn đầu là tàu khu trục Type 055 Lhasa tới biển Hoàng Hải tập trận. 

Trung Quốc đã đưa nhóm tàu chiến, dẫn đầu là khu trục hạm Lhasa tập trận trên biển Hoàng Hải. Đây cũng là lần thử nghiệm cuối cùng của chiếc khu trục hạm thứ 2 của Trung Quốc và sau đó tàu Lhasa sẽ chính thức đi thực hiện các nhiệm vụ trên biển.

Theo đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV, cuộc thử nghiệm cuối cùng để đánh giá tàu khu trục Lhasa do trung tâm đào tạo thuộc Bộ chỉ huy Hải Quân chiến khu phía bắc tổ chức ở vùng biển Hoàng Hải. Theo đó, tàu Lhasa cùng với 3 tàu hộ tống Type 056A đã được kiểm tra toàn diện kéo dài 3 ngày.

Hạm đội do tàu Lhasa dẫn đầu đã kiểm tra bắn các loại vũ khí bao gồm pháo, hệ thống vũ khí tầm gần, đạn gây nhiễu và ngư lôi, khả năng phòng không, tấn công trên biển và chống tàu ngầm trong môi trường điện từ phức tạp.

Trong cuộc đánh giá, có các tàu nổi, tàu ngầm, máy bay cảnh báo và máy bay trực thăng tham gia, đóng giả là quân địch hoặc các lực lượng thân thiện để tăng thêm độ khó trong bài kiểm tra hạm đội.

Tàu Lhasa là chiếc thứ hai trong số 8 khu trục hạm Type 055 của Hải quân Trung Quốc được hạ thủy. Đây là tàu khu trục lớn nhất và tiên tiến nhất của Trung Quốc.

Với khả năng nhận biết tình huống vượt trội và 112 ô tên lửa phóng thẳng đứng có khả năng phóng kết hợp tên lửa đất đối không, tên lửa chống hạm và tên lửa chống ngầm, Type 055 được nhiều người tin rằng đây là một trong những tàu nổi mạnh nhất trên thế giới. Tàu Lhasa bắt đầu được thử nghiệm vào tháng 3-2021.

Tại sao gọi là tàu khu trục

Hai tàu khu trục Type 055 của Trung Quốc là Nanchang và Lhasa đậu chung một cảng hồi năm 2021. Ảnh: PLA

Ông Lu Li-shih - cựu giảng viên của Học viện Hải quân Đài Loan ở TP Cao Hùng cho rằng cuộc diễn tập kết hợp giữa một tàu chiến khổng lồ tiên tiến với những tàu nhỏ và tương đối kém cạnh hơn có thể nhằm mục đích mô phỏng các cuộc chạm trán với lực lượng hải quân kém mạnh hơn, theo tờ South China Morning Post.

Ông nói: “Thật thú vị khi nhóm huấn luyện đã ghép tàu khu trục lớn nhất và tàu hộ tống nhỏ lại với nhau và tôi tin rằng quân đội Trung Quốc có một số mục đích cụ thể đằng sau việc này. Tôi nghi ngờ Trung Quốc đang cố gắng dùng đội hình này trong các cuộc đối đầu tiềm tàng với các bên khác ở Biển Đông, bao gồm Đài Loan, Philippines,... là những nước có tàu chiến nhỏ tương tự như tàu hộ tống của Trung Quốc”.

Theo chuyên gia quân sự Wei Dongxu, với việc hoàn thành đánh giá huấn luyện toàn khóa, tàu Lhasa hiện đạt 100% khả năng chiến đấu với thủy thủ đoàn sử dụng thuần thục vũ khí và thiết bị tiên tiến trên tàu, tờ Thời báo Hoàn cầu cho hay.

Ông cho rằng điều này được chứng minh bằng sự tham gia của các tàu và máy bay đóng giả nói trên vì chúng có thể giúp kiểm tra khả năng của Lhasa trong việc đối mặt với các mục tiêu thực và kiểm tra khả năng phối hợp của tàu với các lực lượng khác trong khi chiến đấu. Ông Wei cho biết Type 055 là một tàu lớn được thiết kế để thực hiện các sứ mệnh ở những vùng biển xa ngoài chuỗi đảo đầu tiên.

Các nhà phân tích dự đoán rằng tàu Lhasa sẽ nối gót khu trục hạm Nanchang - tàu đầu tiên thuộc lớp Type 055 của Trung Quốc, bắt đầu tham gia tác chiến tại các vùng biển xa cùng các nhóm tác chiến tàu sân bay trong năm nay.

(PLO)- Nhóm bốn tàu khu trục mạnh nhất của Trung Quốc hiện diện tại biển Hoàng Hải, giữa lúc nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ tập trận với Nhật gần bán đảo Triều Tiên.

Theo tờ South China Morning Post, bốn trong số các tàu khu trục lớn nhất và tiên tiến nhất của Trung Quốc mới đây đã được phát hiện ngoài khơi bờ biển phía đông nước này, giữa lúc một nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ tập trận với Nhật gần bán đảo Triều Tiên.

Mạng xã hội Trung Quốc, gồm tài khoản Weibo Eagle Eye on Military Vision, những ngày qua đã chia sẻ hình ảnh về bốn con tàu trên.

Tại sao gọi là tàu khu trục

Tàu khu trục tên lửa dẫn đường Lhasa của Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Ông H.I. Sutton - nhà phân tích của Tin tức Tình báo Hải Quân Mỹ - xác định đây là bốn tàu khu trục Type 055 thuộc lớp Renhai mang tên lửa dẫn đường, đang ở vùng biển gần thành phố Thanh Đảo, trụ sở của hạm đội Bắc Hải.

Type 055 được xem là loại tàu khu trục mạnh thứ hai, chỉ sau tàu khu trục tàng hình lớp Zumwalt của Hải quân Mỹ.

Những hình ảnh về tàu khu trục Trung Quốc được công bố vào thời điểm Mỹ và Nhật tập trận chung trên biển Nhật Bản, trong bối cảnh căng thẳng leo thang liên quan những vụ thử tên lửa của Triều Tiên.

South China Morning Post dẫn lời ông Châu Thần Minh - nhà nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu khoa học và công nghệ quân sự Yuan Wang ở Bắc Kinh – nhận định các tàu Type 055 trước đó đã hộ tống hai tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông đến cảng Liêu Ninh để bảo dưỡng.

“Không có bất kỳ cuộc tập trận quân sự nào của bốn tàu này, vì một nhóm tác chiến hải quân sẽ bao gồm nhiều loại tàu chiến khác nhau” - ông Zhou bình luận.

Trung Quốc hiện có tám tàu khu trục Type 055, sáu trong số này đã được đưa vào hoạt động.

Sự xuất hiện của bốn tàu khu trục trên, cùng cuộc tập trận giữa Mỹ và Nhật diễn ra vào thời điểm Triều Tiên chuẩn bị lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành (ngày 15-4), còn được gọi là Ngày Mặt Trời.

Trong một diễn biến khác, tờ Thời báo Hoàn cầu ngày 13-4 đưa tin các máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc đã bắt đầu tuần tra tại biển Hoa Đông và Biển Đông trong các buổi huấn luyện định kỳ.

Ông Ren Yukun – thành viên cấp cao tại Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), đơn vị sản xuất J-20 – hôm 12-4 thông báo về việc máy bay J-20 tuần tra chiến đấu ở biển Hoa Đông và Biển Đông đang trở thành hoạt động định kỳ.

Tuyên bố của ông Ren được đưa ra sau khi Tướng Kenneth Wilsbach - tư lệnh lực lượng không quân Thái Bình Dương của Mỹ - hồi giữa tháng 3 cho biết các máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ thời gian qua đã giáp mặt máy bay chiến đấu tàng hình J-20 của Trung Quốc trên biển Hoa Đông.

Theo SCMP, Thời báo Hoàn cầu

Tại sao gọi là tàu khu trục

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

USS Hue City tại Kênh đào Suez năm 2006: chiếc tàu hoạt động nhiều ở Trung Đông và châu Âu

Nhân dịp kỷ niệm Chiến tranh Việt Nam kết thúc 30/04/1975, mời các bạn tìm hiểu về chiến hạm duy nhất mang tên một trận đánh và địa danh tại Việt Nam mà hiện đang hoạt động trong Hải quân Hoa Kỳ.

Theo trang navysite đây là tuần dương hạm (có lúc là khu trục hạm) thuộc lớp Ticonderoga, mang tên lửa, được đặt tên theo trận đánh ở Huế (Battle of Hue), năm 1968.

Đem vào sử dụng năm 1991, chiếc tàu đóng ở căn cứ tại Florida nhưng đã tham gia nhiều chiến dịch tại Trung Đông, tuần tra ở Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và đến cả vùng Biển Baltic.

Tháng Hai 2017, tàu này đã bắn đạn thật để thử hệ thống vũ khí Phalanx trong chiến dịch Atlantic Resolve của Hạm đội 6 nhằm hỗ trợ cho các đồng minh châu Âu.

Chuyến thăm của USS Hue City đến cảng Tallinn, Estonia cuối tháng Hai năm nay đã khiến Nga "sôi lên vì tức giận", theo các báo Anh.

Ngoài hoạt động quân sự, chiếc tàu cũng tham gia hoạt động cứu trợ ở vùng biển Caribbean, Trung Đông và có mặt trong các hải đội công kích để hỗ trợ cho hàng không mẫu hạm.

Cảng Cam Ranh: Ai nói gì?

Cách đặt tên cho các tàu chiến của Hoa Kỳ không theo một bộ luật cụ thể mà căn cứ vào truyền thống của hải quân nước này từ thời giành độc lập khỏi Anh Quốc cho đến nay.

Quy ước chung từ đầu Thế kỷ 20 là đa số các chiến hạm lớn được đặt tên theo các bang của Hoa Kỳ, như USS Missisippi, USS Colorado, USS Hawaii...

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Từ trái sang: USS Hue City và USNS John Lenthal hỗ trợ Hàng không mẫu hạm USS John F. Kennedy ngoài biển

Tàu nhỏ hơn có thể mang tên một quận (USS Essex) hoặc thành phố (USS San Diego)...

Tàu tuần dương (cruiser) thường mang tên các đô thị, còn khu trục hạm - tàu nổi có hỏa lực lớn nhất và vận hành trong mọi thời tiết - mang tên tướng lĩnh hải quân và anh hùng quân đội.

Đặc biệt có chiếc khu trục hạm USS John S. McCain lấy tên của hai thế hệ nhà McCain: đô đốc John S. McCain I, và đô đốc John S. McCain II.

Họ là ông và bố của phi công hải quân John S. McCain III, người bị bắn rơi xuống Hồ Trúc Bạch, Hà Nội khi tham gia một đợt bắn phá Bắc Việt Nam năm 1967.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Huế bị tàn phá khủng khiếp trong trận Mậu Thân 1968

Bị tù ở Hỏa Lò, ông sau làm Thượng nghị sỹ và ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mỹ và có nhiều cử chỉ hòa giải với nước cựu thù.

Từ sau Thế chiến 2, một số khu trục hạm bị đánh đắm trong giao tranh với quân địch ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương được lấy tên đặt lại cho các tàu thế hệ sau.

Tàu nhỏ chống ngầm, hộ tống hạm có thể lấy tên các liệt sỹ của hải quân Mỹ.

Riêng hàng không mẫu hạm thường lấy tên của các tổng tư lệnh tức tổng thống hoặc các chính trị gia cao cấp.

Các chiếc USS John F. Kennedy, USS Ronald Reagan, USS Theodore Roosevelt... đều là hàng không mẫu hạm thuộc hàng lớn nhất thế giới, có thể đi biển hàng chục năm không vào bờ nhờ có động cơ nguyên tử.

Chiếc USS John Stennis là hàng không mẫu hạm mang tên Thượng nghị sỹ John Cornelius Stennis (1901 - 1995), nguyên Chủ tịch Thượng viện và nhiều năm làm Chủ tịch Ủy ban Quân lực của Thượng viện Liên bang.

Việc chọn một địa danh nước ngoài và là tên trận đánh như Huế cho tàu chiến Mỹ không phải là điều thường xảy ra.

Đề cử người Mỹ gốc Việt lên thiếu tướng

Trang web của Hải quân Hoa Kỳ nói chiếc USS Hue City (CG-66) mang tên trận đánh của Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ vào dịp Tết Mậu Thân 1968 ở khu vực Đại nội, Huế.

Đây là trận đánh để lại nhiều dấu ấn cho các bên.

Một sỹ quan Hoa Kỳ, Đại uý Thủy quân Lục chiến Myron Harrington được trích dẫn nhiều lần nói: "Để cứu một thành phố phải chăng chúng ta phải phá tan nó đã?"

Câu nói phản ánh các đợt giao tranh ở Huế với hỏa lực khủng khiếp của Hoa Kỳ trong trận được coi là "tàn khốc nhất trong cuộc chiến Việt Nam".

Trận Huế được đưa vào bộ phim nổi tiếng Full Metal Jacket (Áo giáp sắt, 1987), dựa trên tự truyện của Gustav Hasford.

Quan điểm nổi trội trong giới sử gia Phương Tây cho đến nay cho rằng dù lực lượng Mỹ được điều từ Đà Nẵng lên Huế để đẩy các đơn vị Quân Giải phóng ra khỏi khu nội đô đã thành công, nhưng Hoa Kỳ thua về chiến lược.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Một lính Thủy quân lục chiến Mỹ tại Trận Huế năm 1968

Trận Huế được coi là "mở màn cho sự kết thúc" ý chí quân sự của Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam.

Giới bình luận quân sự vẫn tiếp tục so sánh Huế với Beirut và Fallujah sau này để nói cách đánh của Hoa Kỳ đôi khi thắng về chiến thuật nhưng lại bị "thất bại về chiến lược" (strategic defeat).

Có vẻ như chỉ những trận đánh rất khốc liệt, kể cả khi Hoa Kỳ sau đó phải thay đổi ý chí chính trị, mới "được" đem ra đặt cho tàu chiến.

Trước chiếc USS Hue City có tàu USS Saipan là tàu sân bay hạng nhẹ đặt tên theo trận Saipan năm 1944 mà Hải quân Mỹ giao chiến với Nhật Bản ở Thái Bình Dương.

Sau khi tàu Saipan số một này hết hạn sử dụng, cái tên đó được đặt lại cho một tàu USS Saipan khác, mới hạ thủy năm 2007 thuộc loại tàu đổ bộ.

Riêng trận đánh với Nhật Bản tại Iwo Jima trong Thế chiến 2 cũng được đặt cho hai chiến hạm khác là USS Iwo Jima LPH-2 và LHD-7.

Trận Iwo Jima là trận đánh đầu tiên trên lãnh thổ Nhật mà mức độ tàn khốc vượt qua mọi cuộc chiến của quân đội Mỹ tại châu Âu cho đến cùng thời điểm.

Chừng 700 nghìn quân Hoa Kỳ đã đổ vào một hòn đảo nhỏ cách đất liền Nhật Bản hơn 750 km để giao tranh với 22 nghìn quân Nhật do Tướng Tadamichi Kuribayashi chỉ huy.

Ngay cả sau khi Iwo Jima bị biến thành "máy nghiền thịt" (meat grinder) và Hoa Kỳ kiểm soát toàn bộ không trung và các lối ra biển, số quân Nhật còn lại vẫn quyết tử, thà chết không đầu hàng.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ngực áo Đại tá Lê Bá Hùng, người từng phục vụ trên USS Hue City trong hình chụp chuyến thăm vào Đà Nẵng 2009, khi ông chỉ huy tàu USS Lassen

Hoa Kỳ đã thắng nhưng con số thương vong khủng khiếp - 7.000 quân Mỹ và 21 nghìn quân Nhật bị giết sau 5 tuần giao tranh - đã khiến Hoa Kỳ nghĩ lại về kế hoạch đổ bộ vào đất liền Nhật Bản.

Điều này có hệ lụy chính trị sâu rộng cho Nhật Bản và cục diện châu Á sau 1945.

Trở lại con tàu USS Hue City, có một chi tiết báo chí tiếng Anh nhắc đến là quân nhân Lê Bá Hùng, người gốc Huế (a Hue native), đã từng làm sỹ quan trên tàu này trước khi được thăng Hạm trưởng tàu USS Lassen.

Hiện ông Lê Bá Hùng mang hàm đại tá cao cấp (Commodore) và phụ trách một hải đội của Hoa Kỳ thuộc Hạm đội Thái Bình Dương.

Tư lệnh Hải quân Việt Nam thăm Trung Quốc

Tàu hải quân TQ cập cảng Cam Ranh