Tại sao gọi mèo là sen

Sau bài viết 'Không tự lo được cho bản thân, bạn trẻ đừng ham nuôi thú cưng tiền triệu', nhiều độc giả chia sẻ ý kiến:

Tôi cũng rất thích chó mèo nhưng không hiểu sao một số bạn lại cuồng đến độ cung phụng hầu hạ, dành hết thời gian tiền bạc cho chúng, lại còn gọi "sen" với "boss", dị ứng dễ sợ. Nuôi vui cửa vui nhà, yêu thương chăm sóc thật tâm là đủ rồi chứ đừng đội chúng lên đầu.

Ola Ola

Mấy bạn này học theo phong trào nửa vời. Người ta ở nước ngoài đang thực hiện phong trào Adopt, don't shop, nghĩa là đưa những con mèo hoang vô chủ nuôi để cho nó có một mái ấm, chứ không có đi mua cả triệu bạc thế này.

kanon

Con chó phèn, chó mực quê mình thực sự rất thông minh và mến chủ lại trung thành cớ gì cứ phải chó Tây chó Nhật tốn quá nhiều công chăm sóc hầu hạ nó. Đừng chăm sóc bất kỳ ai bất kỳ thứ gì khi không thể chăm nổi bản thân mình.

Remy Zero

Hay không ai dám nhìn thẳng vào vấn đề tại sao phải là thú cưng mắc tiền? Đó có phải là vấn đề phân cấp trong xã hội? Tôi xài đồ hiệu nuôi thú cưng mắc tiền ... để được mọi người kính nể trong khi đó cuộc sống bản thân lo chưa xong. Một phần của xã hội bây giờ sống theo kiểu trào lưu mặc kệ nó tốn kém thế nào. Đã có những bài viết rất hay phê phán về giới trẻ hiện nay tôi rất muốn các em đọc được những tin như vậy chứ không phải lên mạng xã hội ganh đua từng chút một.

Tuan Nguyen

Vấn đề không phải ở chỗ con gái bạn chưa đủ điều kiện chăm nuôi "boss" mà vấn đề ở chỗ nhiều người cho rằng nuôi thú cưng đắt tiền thì phải cung cấp dịch vụ cao cấp tương xứng. Thực ra điều mà các "boss" cần là sự yêu thương, vuốt ve, ăn uống đầy đủ chứ không phải các dịch vụ sang trọng.

Stephanie Pham Nguyen

Nuôi một con vật không có nghĩa mình là "con sen" chăm bẫm nó. Trước khi dành sự quan tâm cho động vật hãy dành sự quan tâm cho bố mẹ anh em, xem họ vất vả thế nào để lo cho cuộc sống của bạn và giờ thêm "boss" của bạn. Đừng bao giờ nghĩ "mình đam mê" mà quên mất cái đam mê ấy nó chỉ có tính thời điểm, bố mẹ anh em mới là người bên cạnh cho ta dựa dẫm tình cảm cả đời chứ không phải mấy con vật.

Quangchien

Tôi nghĩ nếu là yêu động vật thì mèo nào cũng yêu chứ không phân biệt tây ta, chân ngắn, lông xù gì cả. Bản thân tôi là người đang nuôi hai bé mèo lụm ngoài đường về, cho chúng bữa ăn ngon, giấc ngủ sâu không bị người ta rượt đuổi, triệt sản khi chúng đến tuổi để không phải có thêm mảnh đời bất bơ nào ngoài vỉa hè.

Tôi đi ăn quán hay đi đâu có cá bỏ đi đều cẩn thận mang về cho chúng. Nếu là trước kia tôi xem đó là hành động vớ vẩn, nhưng nay tôi thật sự rất vui khi mang cho chúng một bữa khoái khẩu. Đơn giản là vậy, với tôi yêu thương trong điều kiện cho phép.

Vân Ca

>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trangÝ kiếntại đây.

'Không tự lo được cho bản thân, bạn trẻ đừng ham nuôi thú cưng tiền triệu'

'Chó nhà tôi hiền lắm, không sao đâu'

Theo từ điển tiếng Việt, con sen chỉ người hầu gái trong xã hội xưa. Vào thời Pháp thuộc, con sen là người giúp việc cho các gia đình khá giả, quyền quý. 

Con sen ngày nay vẫn có nghĩa là kẻ hầu người ở, nhưng được đắp thêm sắc thái vui tươi, dí dỏm hơn. Một trong những tình huống thường gặp nhất: người chăm thú cưng tự nhận mình là “con sen” - kẻ hầu hạ, phục vụ cho các “hoàng thượng chó mèo”.

2. Nguồn gốc con sen?

Con sen này xuất hiện trong xã hội Việt Nam khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Con sen được cho là phiên âm của từ servante trong tiếng Pháp, nghĩa là người hầu, người giúp việc. Đây là giả thuyết được chấp nhận rộng rãi nhất.

Tuy nhiên, cũng có một thuyết khác ít phổ biến hơn. Nhà văn hóa Bình Nguyên Lộc từng viết trong tác phẩm Lột Trần Việt Ngữ, sen bắt nguồn từ สาวใช้ trong tiếng Thái, từ này đọc là săao chai - người giúp việc. Và sen là biến âm của săao.

Bình Nguyên Lộc nói thêm, đã có thời, người giúp việc trong nhà, nếu là con gái, thường được gắn biệt danh con sen. Bởi lẽ đó, sau này người Việt kỵ việc đặt tên con là sen, đặc biệt là người miền Bắc. 

Con sen xuất hiện trong nhiều bài báo trước năm 1954. Tác phẩm Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng cũng đề cập đến hình tượng này. Nhìn chung, trong xã hội xưa, con sen là một nhân vật cùng quẫn, bị phân biệt đối xử và có đời sống bất hạnh.

3. Con sen phổ biến khi nào?

Hiện nay, con sen thường dùng để châm chọc, trêu đùa mối quan hệ thân mật giữa chủ nhân và thú cưng, hay cụ thể hơn là hoàng thượng mèo.

Mèo được coi trọng trong rất nhiều nền văn hóa. Người Ai Cập cổ đại coi mèo là một giống loài cao quý. Vị thần Bastet trong văn hóa Ai Cập là một vị thần có hình dạng nửa mèo nửa người. Còn trong văn hóa Nhật Bản, chú mèo vẫy tay Maneki Neko được coi là linh vật đem lại may mắn, tài lộc.

Ở Việt Nam, mèo thuộc 12 con giáp và cũng xuất hiện nhiều trong truyện cổ tích, nhưng lại không được tôn sùng như ở một số nền văn hóa khác. Thời xưa, ông cha ta cũng không phản đối hay cấm đoán việc ăn thịt mèo. 

Tuy vậy, những năm gần đây, mèo dường như có một “vị thế” cao sang hơn hẳn. Các dịch vụ chăm sóc cho thú cưng nở rộ tại thị trường trong nước. Nhiều người sẵn sàng chi hàng triệu đồng cho việc chăm sóc chó mèo. 

Chính vì chăm chút từng bữa ăn, giấc ngủ của thú nuôi, nhiều người đùa rằng họ có cảm giác mình giống phận tôi tớ, cống hiến rất nhiều nhưng chẳng nhận lại bao nhiêu. Được phục vụ tận răng, nhưng các boss mèo, có khi không thấy cảm kích mà chỉ quay mặt bước đi. Chiếc ảnh meme dưới đây có thể tóm tắt lại cảm giác “bị khinh thường” này.

Ngoài ra, con sen cũng được dùng trong mối quan hệ giữa người với người. Hội nhóm Tâm Sự Con Sen được lập ra vào đầu năm 2020 với mục đích đăng tải chuyện buồn vui nghề content, đến nay đã có gần 300.000 thành viên. Từ con sen lúc này chỉ người làm thuê, làm công ăn lương, hay những người làm trong ngành dịch vụ.

4. Cách dùng con sen?

A: Sau này có tuổi, tao sẽ lên Đà Lạt mở tiệm cà phê mèo, như thế ngày nào cũng được sống trong không khí yên bình.

B: Là làm dâu trăm họ, làm con sen cho trăm hoàng thượng hả? Mày nên cân nhắc kỹ đấy! 

5. Bài viết về con sen và boss thú cưng trên Vietcetera

3 Hoạt động giúp mối quan hệ với thú cưng không còn căng thẳng

Việc nhận nuôi một “người bạn bốn chân” có thể khiến cuộc sống trở nên thú vị hơn, nhưng cũng không kém phần “drama”. Dưới đây là 3 hoạt động bạn có thể làm cùng chúng để mối quan hệ “hoàng thượng - con sen” không còn áp lực.

Khi thời khắc chia xa thú cưng đến gần 

Dành cho những ai đang nuôi thú cưng, mà theo trải nghiệm của người viết là một chú chó, và sắp sửa đối mặt với điều mà chúng ta luôn biết sẽ xảy ra. Đây là một vài lời khuyên dành cho bạn để vượt qua nỗi đau.

Dạo quanh các trang mạng xã hội phổ biến như Facebook, Instagram, chúng ta thường bắt gặp các bạn trẻ thường tự nhận mình là con sen, gọi boss trong các bức ảnh và trong cả những bình luận. Vậy con sen và boss là gì? Tại sao con trai, con gái, già trẻ lớn bé giàu nghèo gì đều tự nhận mình là con sen? Để làm rõ hơn về trào lưu xưng hô này, ThuThuatPhanMem sẽ cùng bạn tìm lời giải đáp qua bài viết Con sen và boss là gì? Ý nghĩa của từ con sen và boss dưới đây.

1. Con sen là gì?

Xưa kia con sen là cụm từ dùng để chỉ những người ở đợ, giúp việc. Tuy nhiên, với cách gọi hiện đại, được lan truyền trên facebook như hiện nay, “con sen” được dùng để chỉ những người nuôi động vật, thú cưng, luôn dành cho vật nuôi những tình cảm thân mật nhất. Việc mà chủ nhân của thú cưng phải làm hàng ngày bao gồm nuôi, cho ăn, bảo vệ không khác gì con sen với chủ nhân của mình cho nên câu đùa này cũng từ đấy mà ra.

Hiểu một cách đơn giản, con sen chính là chủ nhân của chó, mèo trong gia đình. Cách gọi này có hơi lầy thế nhưng lại thể hiện rõ ràng sự yêu quý và tình thương vô bờ của chủ nhân với vật nuôi của mình. Nhờ mạng xã hội mà cách gọi này được lan truyền và hưởng ứng một cách mạnh mẽ.

2. Boss là gì? Biểu hiện của một con Boss chính hiệu

Song hành cùng Con sen thì Boss cũng là đối tượng làm mưa làm gió trên mạng xã hội. Trong tiếng Anh Boss được hiểu là ông chủ, ông trùm, trùm cuối – những người có thế lực. Trên Facebook, Boss được dùng để ám chỉ những con vật nuôi được chăm sóc một cách chu đáo từ chủ nhân. Ngoài ra, Boss còn được gọi là “hoàng thượng” do được cung phụng và hầu hạ như vua chúa.

Trên thực tế, công việc cho chó, mèo ăn uống, tắm rửa, chơi đùa và đi dạo là điều hiển nhiên khi bạn bắt đầu nuôi thú cưng. Tuy nhiên, khi người nuôi quá yêu thương vật nuôi, những hành động và biểu hiện của chúng khiến bạn hạnh phúc, thích thú bạn càng có xu hướng chăm sóc chúng một cách tốt nhất. Do đó, khi boss có bất cứ biểu hiện, hành vi nào như kêu/ sủa, nũng nịu, ánh nhìn trìu mến thì con Sen đã tưởng tượng ra đủ điều, tìm mọi cách để an ủi, dỗ dành chúng.

3. Nguồn gốc của tên gọi Sen và Boss

Ở các nước phương Tây, và nhiều nước khác ở châu Á, vật nuôi được tôn trọng và chăm sóc đôi khi còn hơn cả con người. Chúng được xem là Pet- Thú cưng, được luật pháp của quốc gia đó bảo vệ. Mọi hành vi giết mổ, ăn thịt, ngược đãi động vật đều bị lên án. Nếu bắt được, bạn sẽ phải chịu các án phạt rất nặng từ phạt hành chính cho đến bỏ tù, tùy thuộc vào mức độ.

Ở Việt Nam tình trạng giết mổ chó mèo vẫn diễn ra ở nhiều khu vực thế nhưng do sự phát triển của xã hội, được tiếp xúc với nền văn hóa từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới từ sớm nên nhiều bạn trẻ bắt đầu có ý thức hơn trong việc chăm sóc và bảo vệ vật nuôi. Họ bắt đầu xem chúng như những người bạn, chăm sóc và yêu thương chúng hết lòng. Chính vì thế, những người nuôi thú cưng tự nhận mình là phận con sen, chỉ hầu hạ, phục vụ cho Boss – con vật mà mình yêu thương.

4. Ý nghĩa của từ con sen và boss

Con sen và Boss không chỉ được sử dụng phổ biến với ý nghĩa “chủ nhân – vật nuôi” mà còn được dùng với nhiều ý nghĩa khác như:

Con Sen – Chỉ những người bạn thân

Trong mối quan hệ bạn thân lâu năm, chơi với nhau từ nhỏ hay một khoảng thời gian đủ dài đến mức xem nhau như những người thân trong gia đình, luôn hết lòng vì nhau, chúng ta hay có xu hướng gọi những người bạn đó là con sen – ô sin của mình. Bởi vì quá thân thiết, lại cùng nhau lớn lên, chỉ cần gọi là có mặt, dành mọi thứ tốt đẹp cho mình lại chăm sóc vô cùng nhu đáo nên nhiều bạn trẻ hay dùng từ con sen để trêu đùa nhau, đặc biệt là các bạn nữ.

Nếu thường xuyên truy cập mạng xã hội, bạn sẽ không khó bắt gặp bình luận hay nhưng bài đăng đi kèm stt kiểu “Hôm nay, dẫn con sen thân yêu đi ăn” hay “Buồn buồn may có con sen để sai vặt”, … tất nhiên kèm theo đó là bức hình với đứa bạn thân.

Con Sen – mang hàm ý miệt thị, phân biệt

Con Sen là cụm từ xuất hiện từ rất lâu về trước, khoảng những năm cuối thế kỷ XIX dùng để chỉ những người hầu gái, những người giúp việc cho tầng lớp thượng lưu xưa. Do đó, cụm từ con sen thường được sử dụng để khinh biệt, phân biệt giai cấp của một người nào đó, ám chỉ người đó chỉ đáng tầm làm phục vụ chứ không bao giờ có thể vươn lên làm chủ. Do đó, hãy cân nhắc với ý nghĩa nhạy cảm này nhé.

5. Những lưu ý khi sử dụng Con sen và Boss

Việc dùng từ Con sen và Boss chỉ nên dừng lại ở mức chủ nhân và vật nuôi để tăng tình cảm trong mối quan hệ chủ tớ, có thêm một chút gì đó đáng yêu. Bạn không nên dùng từ “Con sen” để ám chỉ mối quan hệ giữa mình và một ai đó, kể cả trong mối quan hệ bạn bè đã quá hiểu nhau. Đặc biệt không nên dùng từ con sen với những người lớn tuổi, người có vai vế cần kính trọng sẽ khiến họ cảm thấy mình bị xúc phạm xem thường.

Trên đây ThuThuatPhanMem vừa cung cấp đến bạn đọc những thông tin xoay quanh nội dung Con sen và boss là gì? Ý nghĩa của từ con sen và boss. Hy vọng với những thông tin bài viết cung cấp sẽ giúp bạn không còn thắc mắc về hai từ con sen và boss xuất hiện dày đặc trên các trang mạng xã hội nữa.

Video liên quan

Chủ Đề