Tại sao khi bẻ khớp ngón tay lại nghe tiếng kêu

Bẻ khớp tay chân là thói quen của rất nhiều người, có thể thực hiện một cách vô thức, tạo ra những tiếng kêu răng rắc mà không lường trước những ảnh hưởng từ thói quen tưởng chừng vô hại này.

Các chuyên gia cảnh báo, thói quen bẻ khớp tay chân nếu thực hiện thường xuyên và kéo dài có thể thay đổi cấu trúc sụn khớp gây ra những biến chứng nguy hiểm. 

Bẻ khớp là gì? Vì sao khớp tay chân lại kêu khi bẻ?

Khớp xương bao gồm 2 mặt khớp, được bao khớp bao phủ và hệ thống dây chằng giữ vững khớp. Quanh khớp có các gân cơ giúp khớp cử động được. 

Bẻ khớp là hành động bẻ gập khớp các đốt ngón tay, chân làm tăng khoảng cách giữa các ngón tay hoặc khớp bàn tay. Giải thích về những âm thanh phát ra khi bẻ khớp tay, các nhà khoa học giải thích hoạt dịch có ở trong các khớp có vai trò như chất bôi trơn. Chất dịch này chứa khí oxy, nitơ và cacbonic. Khi kéo hoặc bẻ khớp, bạn cũng đã kéo căng bao khớp. Không khí được giải thoát ra tạo nên những bóng khí và gây ra tiếng kêu răng rắc. Để có thể tạo ra tiếng kêu lần nữa, phải đợi đến khi không khí trở về hoạt dịch.

Tại sao khi bẻ khớp ngón tay lại nghe tiếng kêu

Bẻ khớp tay chân là thói quen vô thức của rất nhiều người

Tại sao mọi người thường xuyên bẻ khớp ngón tay?

Bẻ ngón khớp tay chân trở thành một thói quen vô thức của rất nhiều người. Hành động này có thể xuất phát từ những nguyên nhân sau đây:

  • Lo lắng, căng thẳng: Một số người có xu hướng bẻ ngón tay nhiều hơn khi gặp căng thẳng, lo lắng. Nhiều người tin rằng việc bẻ ngón tay giúp mình giảm stress, bớt lo lắng hơn. 

  • Thích nghe âm thanh khi bẻ khớp tay chân: Nhiều người bẻ ngón tay chỉ vì muốn nghe tiếng kêu “răng rắc” vui tai. Tiếng kêu càng to thì họ càng làm họ  sảng khoái. 

  • Cảm giác bớt mỏi tay: Một số người cho rằng, việc bẻ các khớp ngón tay chân giúp họ bớt mỏi tay chân, đem lại cảm giác thoải mái.

  • Do thói quen: Bẻ ngón tay còn là thói quen vô thức, bản thân không tự kiểm soát được. Khi thấy mình bẻ khớp ngón tay quá 5 lần mỗi ngày thì chứng tỏ điều này trở thành thói quen. 

Thói quen bẻ khớp ngón tay chân nếu không “giã từ” sớm, xương khớp có khả năng gặp những rắc rối sau đây:  

Giãn rách dây chằng: Khi bị nắn bẻ, các khớp co giãn đột ngột phát ra tiếng kêu, nếu vượt quá ngưỡng, lực tác động lớn đến bao khớp, dây chằng có thể sẽ dẫn đến giãn, rách.

Viêm, thoái hóa về mặt xương khớp: Sự cọ xát đột ngột và tăng cao áp lực lên mặt khớp từ việc nắn, bẻ lâu ngày còn khiến mặt khớp dễ bị bào mòn hơn, dẫn đến nguy cơ viêm mặt sụn khớp, thoái hóa mặt khớp.

Đau nhức xương khớp khi về già: Duy trì tình trạng này lâu, khi lớn tuổi sẽ dễ bị đau nhức các khớp. Mỗi lần bị nắn bẻ là một lần khớp bị vi chấn thương. Nếu quan sát sẽ thấy các khớp thường xuyên bị bẻ sẽ bè ra, to hơn gây mất thẩm mỹ. Các khớp bàn tay là dễ thấy hiện tượng này nhất. Nghiêm trọng hơn là việc phì đại quanh các khớp xương. Các mô quanh khớp cũng sẽ sưng to hơn bình thường.

Tại sao khi bẻ khớp ngón tay lại nghe tiếng kêu

Bẻ khớp tay chân thường xuyên khi lớn tuổi dễ đau nhức các khớp

Trong thực tế, đã có vài trường hợp lắc, bẻ khớp cổ đến mức trật khớp, phải  cố định lại. Về lâu dài, nếu cứ duy trì việc lắc bẻ khớp cổ sẽ dẫn đến thoái hóa dây chằng cổ, vôi hóa đốt sống cổ. Người phương Tây thường không có thói quen này vì nó chỉ có hại chứ không có lợi ích chống mỏi mệt như ta nhầm tưởng.


Khớp có tiếng kêu lục cục có phải là dấu hiệu thoái hóa khớp?

Theo các chuyên gia, trong quá trình duỗi tay duỗi chân, di chuyển như đứng lên, ngồi xuống, xoay vặn tay nắm cửa mà không cần phải bẻ vặn… khớp cũng phát tiếng kêu lục cục, lạo xạo giống như chiếc xe bị khô dầu phát ra những tiếng kêu khó chịu thì đó là một dấu của hiện tượng thoái hóa khớp. 

Tiếng kêu này phát ra ở khớp gối do tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, hai đầu xương bị ăn mòn khiến cho các đầu xương cọ xát vào nhau. Đồng thời, các dịch nhầy bị suy giảm nên các khớp gối không thể hoạt động trơn tru, từ đó phát ra những tiếng kêu lạo xạo. Bạn cần đi khám nếu hiện tượng này xảy ra.

Cách tốt, mẹo hay để giảm thói quen bẻ khớp tay chân

Theo các chuyên gia, bẻ khớp tay chân là thói quen xấu, không mang lại bất cứ lợi ích nào mà tiềm ẩn rất nhiều tác hại không mong muốn, vì vậy cần từ bỏ thói quen này càng sớm càng tốt. Vậy làm sao để từ bỏ thói quen này? Dưới đây là một số cách đơn giản giúp mọi người từ bỏ chứng bẻ khớp tay:

Tìm thói quen mới: Hãy tạo ra cho đôi bàn tay một sự bận rộn khác cho những lúc rảnh rỗi như vẽ tranh, làm đồ thủ công… không để đôi bàn tay không có dịp để nhớ đến “tật” bẻ khớp tay.   

Sử dụng liệu trình trị liệu hành vi: Liệu trình này sẽ giúp bạn kiểm soát hành vi của mình, bạn có thể tự đặt ra mức thưởng, phạt cho bản thân. Nếu đạt được sẽ được thưởng, nếu vi phạm sẽ bị phạt. Nghiêm túc thực hiện thử thách này sẽ giúp bạn có  ý thức hơn và dần dần sẽ từ bỏ được thói quen xấu này. Bạn có thể đeo sợi dây thun vào cổ tay và thắt vào bất cứ khi nào bạn có ý định bẻ khớp ngón tay. Cách này đặc biệt dễ thực hiện hơn khi có sự giám sát của người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

Tìm cách giảm bớt stress: Một số người có thói quen bẻ khớp ngón tay khi căng thẳng, vì vậy tìm cách giảm bớt căng thẳng bằng cách thở sâu, thiền, tập thể dục… Hoặc có thể mua cho mình một quả bóng nhỏ, hay một viên đá nhỏ để bóp, nắn hoặc xoa những khi bị căng thẳng, lo lắng thay vì bẻ khớp tay. Tốt nhất, hãy tìm ra nguyên nhân và tìm cách kiểm soát giải tỏa những căng thẳng, bực tức trong cuộc sống, điều này vô hình trung sẽ giải quyết được chứng bẻ khớp tay khi căng thẳng. 

Tại sao khi bẻ khớp ngón tay lại nghe tiếng kêu

Giải tỏa những căng thẳng là cách giúp hạn chế thói quen bẻ khớp tay chân

Sử dụng phương pháp “chùm bao”: Việc bẻ khớp tay thường diễn ra khi rảnh rỗi như ngồi xem tivi hoặc lúc nghỉ ngơi. Để ngăn ngừa điều này, bạn có thể đeo găng tay, vớ bọc tay lại hoặc cầm nắm một thứ gì đó. Cứ kiên nhẫn thực hiện đến lúc bạn không nhớ đến thói quen bẻ khớp tay trong vô thức thì thôi. 

Cần sự hỗ trợ của người xung quanh: Bẻ khớp tay đối với nhiều người là thói quen vô thức, vì vậy bản thân thường không ý thức việc bẻ hoặc khi bẻ xong rồi thì mới sực nhớ. Vì vậy, để từ bỏ thói quen này, bạn cần sự hỗ trợ những người xung quanh, đặc biệt là người thân, đồng nghiệp luôn sát cánh bên mình. Người xung quanh sẽ để ý, nhắc nhở mỗi khi bạn có hành động chuẩn bị hoặc bẻ khớp tay được vài ngón tay sẽ nhắc bạn dừng lại.  

Để từ bỏ thói quen bẻ khớp tay đòi hỏi “khổ chủ” phải cực kỳ kiên nhẫn, vì khi điều này đã trở thành thói quen thì không thể từ bỏ ngày một ngày hai, và trên hết bản thân phải tự nhắc nhở mình những tác hại về khớp mà mình có thể gặp phải nếu còn tồn tại thói quen này. 

Đặc biệt, trường hợp không bẻ khớp nhưng khớp tay chân vẫn kêu răng rắc, lục cục và đau nhức mỗi khi cử động thì nguy cơ thoái hóa khớp rất cao. Lúc này, cùng với việc đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra tình trạng khớp xương, bạn nên chú ý xây dựng chế độ sinh hoạt, làm việc, vận động và ăn uống khoa học kết hợp bổ sung những tinh chất thiên nhiên quý như Eggshell Membrane, Collagen Type 2, Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate...có trong JEX thế hệ mới.

JEX thế hệ mới có khả năng kiểm soát yếu tố gây viêm và tác động trực tiếp lên sụn khớp, kích thích tế bào sụn tăng sinh chất căn bản là collagen và aggrecan, đẩy nhanh quá trình tái tạo mô sụn tại các khớp bị tổn thương, đồng thời cải thiện chất lượng dịch khớp giúp giảm đau và làm chậm tiến trình thoái hóa khớp hiệu quả. Khi mô sụn và dịch khớp được phục hồi, khớp sẽ trở nên chắc khỏe, dẻo dai, cử động trơn tru và không còn phát ra tiếng kêu lục cục khó chịu.

Mỗi ngày 2 viên JEX thế hệ mới (sáng và tối) có thể giúp bạn chủ động phòng ngừa, làm chậm diễn tiến bệnh, đồng thời hỗ trợ cải thiện các bệnh lý xương khớp hiệu quả từ gốc. Trong đó, mục tiêu quan trọng của JEX thế hệ mới là giúp giảm đau an toàn, giảm viêm, tăng cường tái tạo, nuôi dưỡng sụn khớp và xương dưới sụn.