Tại sao không nên cấm hút thuốc

[PLO]-  Ứng dụng phần mềm VN0khoithuoc trên điện thoại di động nhằm phát huy vai trò của người dân và tận dụng sức mạnh cộng đồng để phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc.

Dù ngày 31-5 hằng năm được Tổ chức Y tế thế giới chọn là ngày Thế giới không thuốc lá và tại Việt Nam chúng ta đã thông qua Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực từ ngày 1-5-2013 nhưng việc hút thuốc lá nơi công cộng, quán ăn, nhà hàng, công viên, thậm chí là khi điều khiển phương tiện giao thông…là hình ảnh không khó để bắt gặp trong đời sống hằng ngày. Để người dân được sống và làm việc trong môi trường không khói thuốc lá, thiết nghĩ, cần nâng cao hơn nữa ý thức và trách nhiệm với cộng đồng của nhiều cá nhân thường xuyên sử dụng thuốc lá.

Ứng dụng phần mềm VN0khoithuoc trên điện thoại di động nhằm phát huy vai trò của người dân và tận dụng sức mạnh cộng đồng để phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc đang được triển khai thí điểm

Cách đây vài ngày, bản thân tôi và các con có dịp đi ăn tại một nhà hàng lẩu cá ở đường Tô Hiệu [quận Tân Phú, TP.HCM]. Khi mọi người đang trò chuyện vui vẻ thì con gái mới 5 tuổi của tôi liên tục ho vì khói thuốc lá do nhóm thanh niên ngồi bàn ăn bên cạnh hút bay sang. Sau khi lựa lời nhắc khéo nhóm thanh niên trong nhà hàng nhưng họ vẫn thản nhiên hút thuốc, gia đình tôi buộc phải chuyển sang khu vực khác của nhà hàng. Tuy nhiên, do không gian nhà hàng khá kín, lại hơi bé nên khói thuốc lá lẩn quẩn trong không khí, khiến con gái tôi vẫn tiếp tục ho. Chán nản, chúng tôi đành rời khỏi nhà hàng sớm.

Có thể thấy, việc người dân hút thuốc lá tại những địa điểm công cộng, nơi đông người vẫn liên tục xảy ra. Tại một số địa điểm vui chơi như công viên bến bạch Đằng, phố đi bộ Nguyễn Huệ…không khó để bắt gặp hình ảnh người dân vô tư hút thuốc lá nơi công cộng. Không ít lần đi dạo ngoài phố, tôi thấy những tài xế vừa hút thuốc lá vừa vô tư thả khói, thò tay qua cửa xe để gạt tàn thuốc lá mà không chịu để ý đến xung quanh. Thậm chí có người còn hút thuốc ngay cả khi đến gần cây xăng, chỉ khi nhân viên nhắc nhở mới miễn cưỡng dập điếu thuốc đang hút dở.

Đặc biệt, tại nhiều bệnh viện trên địa bàn TP.HCM, dù có quy định nghiêm cấm việc hút thuốc lá, nhưng vẫn không ít người vô tư hút thuốc. Điển hình, khu vực công viên nơi có nhiều mảng xanh, tạo không gian thoáng đãng cho bệnh viện Chợ Rẫy cũng bị một số người nhà bệnh nhân tận dụng làm nơi hút thuốc lá, bất chấp các biển “Cấm hút thuốc” được bố trí khắp nơi. Tương tự, tại bệnh viện Mắt TP.HCM, chỉ vừa bước đến cổng, nhiều người đã chán nản với đội quân xe ôm lao đến mồi chài bốc số, “khuyến mãi” thêm làn khói thuốc phả thẳng vào mặt.

Bản thân tôi đã có thời gian sống và làm việc tại Singapore và rất ngưỡng mộ các quy định về việc cấm hút thuốc lá tại những địa điểm công cộng như trạm xe buýt, nhà vệ sinh công cộng, trung tâm mua sắm…ở quốc gia này. Mặc dù đã cho phép xây dựng các phòng hút thuốc lá riêng tại các nhà hàng, quán ăn nhưng chủ nhân của các địa điểm trên vẫn không được phép xây dựng quá rộng, chiếm nhiều không gian. Tại những khu vực công cộng, chỉ những nơi có treo biển báo được phép hút thuốc lá thì bạn mới được thoải mái hút thuốc. Tuy nhiên, nếu bị vi phạm hút thuốc lá tại khu vực cấm, người vi phạm có thể bị phạt từ 200 đô Singapore đến 1000 đô Singapore và bị kết án tại tòa.

Dù không thật sự kỳ vọng vào việc khắc phục triệt để tình hình hút thuốc lá tại nơi công cộng ở Việt Nam nhưng tôi thật sự mỏi mệt và ngao ngán khi phải né tránh các trường hợp trên. Cũng bởi, việc hút thuốc lá thường xuyên nơi công cộng không chỉ gây hại cho sức khỏe của người hút mà còn gây ảnh hưởng đến môi trường, thậm chí có thể gây nguy cơ cháy nổ nếu tàn thuốc vô tình rơi tại khu vực cấm lửa, dẫn đến cháy nổ, hỏa hoạn, tai nạn giao thông. Thực tế là hầu hết phụ nữ, trẻ em, người không có thói quen hút thuốc đều cảm thấy khó chịu với mùi thuốc lá, hay nói khác đi là không muốn phải hút thuốc lá thụ động, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Người không hút thuốc lá cảm thấy khó chịu và bất an khi phải hít hơi thuốc một cách thụ động ở nơi công cộng nhưng người hút thuốc lá vẫn bất chấp mọi lời nhắc nhở mà vô tư hút thuốc, miễn sao thỏa mãn cơn thèm thuốc của họ.

Hành vi hút thuốc lá nơi công cộng thường xảy ra nhanh chóng, đối tượng vi phạm chủ yếu là người vãng lai. Sau khi hút thuốc lá xong, người vi phạm sẽ di chuyển sang nơi khác nên không thể tìm ra những thông tin như tên, địa chỉ người vi phạm. Hành vi vi phạm cần phải bắt quả tang, lập biên bản tại chỗ và xử lý mới đảm bảo tính khả thi. Do đó, nhiều người dân mặc dù đã tiến hành quay video hoặc chụp ảnh các hành vi vi phạm gởi về cơ quan chức năng nhưng vẫn khó xử lý do thiếu thông tin của các đối tượng vi phạm.

Tôi được biết Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá vừa xây dựng và đưa vào sử dụng thí điểm Ứng dụng phần mềm VN0khoithuoc trên điện thoại di động nhằm phát huy vai trò của người dân và tận dụng sức mạnh cộng đồng để phát hiện các trường hợp vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc. Phần mềm được triển khai thí điểm tại 2 quận Hoàn Kiếm và Tây Hồ [Hà Nội] trong năm 2022.

Tôi mong chờ ứng dụng đem lại hiệu quả tốt để triển khai rộng ra nhiều nơi, tôi kỳ vọng đây là liều thuốc trị tình trạng người hút thuốc lá nơi công cộng lờn luật như hiện nay.

LÝ AN NHIÊN

Một buổi sáng cuối tuần, đang vui vẻ trò chuyện thư giãn bên ly cà phê, chị bạn cùng bàn vừa lấy một tay bịt mũi vừa nói, mình chuyển bàn đi, mùi thuốc lá khó chịu quá, mình bị dị ứng với khói thuốc. Nhìn cả nhóm chúng tôi lục tục dọn chuyển bàn, người đàn ông ngồi bàn bên cạnh đang cầm điếu thuốc cháy dở trên tay như hiểu ra chuyện: Lắm chuyện, có tí mùi thuốc lá mà cũng chuyển bàn.

Có lẽ, dường như người đàn ông ấy không một chút áy náy về hành động của mình gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người khác mà lại còn tỏ ý trách móc chúng tôi làm quá lên.

Thực tế là hầu hết phụ nữ đều không quen và cảm thấy khó chịu với mùi thuốc lá, hay nói cách khác là không muốn phải hút thuốc lá thụ động, ảnh hưởng đến sức khỏe. Không chỉ chị em phụ nữ, bản thân tôi cũng vậy. Tôi từng nhiều năm hút thuốc và nay đã bỏ thuốc lá nhưng cũng cảm thấy phiền lòng mỗi khi phải ngửi mùi thuốc lá một cách thụ động ở nơi công cộng.

Điều đáng buồn là trong khi những người không hút thuốc lá, thậm chí kể cả những người đang hút thuốc lá còn cảm thấy khó chịu khi hít phải hơi thuốc một cách thụ động, thì những người hút thuốc lá dù đã được nhắc nhở nhưng chẳng mấy quan tâm. Họ cứ vô tư hút mặc cho người khác bị ảnh hưởng, miễn là thỏa mãn được cơn thèm thuốc. Thực tế ở các nơi công cộng, đặc biệt là tại các quán cà phê, quán nhậu… không khó để bắt gặp cảnh chị em phụ nữ, những người đàn ông không hút thuốc phải hút thuốc lá thụ động từ những người khác.

Trẻ em là một trong những đối tượng dễ trở thành hút thuốc thụ động. Ảnh: Internet


Trước tình trạng này, có người cho là chuyện bình thường, không mảy may quan tâm, có lẽ vì không biết, không quan tâm đến tác hại của hút thuốc lá thụ động, hoặc vì quá quen thuộc nên xem đó là chuyện bình thường. Nhưng cũng có người thẳng thắn và đề nghị người đang hút thuốc dừng hút hay tìm chỗ khác để hút. Khi ấy, có người hút thuốc hiểu ra và dập tắt điếu thuốc đang cháy dở rồi gật đầu như một lời xin lỗi. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp người hút thuốc phản ứng tiêu cực kiểu dằn mặt: Hút ở đâu, hút như thế nào là quyền của tôi chẳng phải việc của các người mà xía vào.

Cũng có trường hợp như chị bạn uống cà phê cùng tôi, không muốn ý kiến, sợ gặp phải thái độ tiêu cực của người khác ở nơi công cộng đành chọn chuyển bàn, tránh đi nơi khác.

Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá có hiệu lực từ ngày 1/5/2013, ở Điều 7 đã quy định rõ quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá: Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá. Yêu cầu người hút thuốc lá không hút tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá. Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá. Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá...

Luật quy định như vậy không chỉ nhằm giảm bớt tình trạng hút thuốc, mà quan trọng hơn, để bảo vệ những người không hút thuốc vì tác hại của việc phải hút thuốc lá thụ động. Tuy nhiên, sau 7 năm Luật đi vào cuộc sống, bên cạnh những người ý thức được hút thuốc lá nơi công cộng sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều người xung quanh nên đã tìm những nơi vắng, góc riêng, nơi quy định để hút thuốc lá thì cũng có không ít người không chút mảy may quan tâm đến những quy định ở đâu được hút thuốc lá nếu vi phạm sẽ bị xử phạt bao nhiêu. Và đáng buồn hơn nữa, có người dù biết nhưng vẫn cố tình lờ đi, kiểu như không thể trì hoãn được…cơn thèm thuốc, mà không hề mảy may nghĩ đến quyền lợi của nhiều người khác là được sống trong môi trường không có thuốc lá.

Vậy là không ít nơi công cộng, người hút cứ hút; ai không hút chủ động cũng trở thành hút thụ động. Ai có khó chịu thì cũng tự nhủ mình, chấp nhận “sống chung với lũ”; nếu không muốn thì tránh đi cho lành, kiểu dọn bàn đi chỗ khác như chị bạn tôi lựa chọn.

Nhiều người bạn tôi không đồng tình với suy nghĩ và cách lựa chọn xử lý chuyển bàn như chị bạn bởi họ nghĩ rằng, thấy người khác hút thuốc lá thì tránh đi như vậy hoặc coi đó là chuyện bình thường…đã vô tình khiến cho không ít người thiếu ý thức vẫn vô tư nhả khói nơi công cộng. Bởi những người nghiện thuốc lá khó mà trì hoãn được cơn thèm thuốc nên cũng khó mà chấp hành nghiêm các quy định của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá. Trong khi đó, lực lượng chức năng mỏng, lại kiêm nhiệm nhiều công việc… nên rất khó kiểm tra, kiểm soát triệt để. Vì vậy, những người không hút thuốc lá và không muốn phải chịu cảnh hút thuốc lá thụ động nên lên tiếng để những người hút thuốc lá biết phải cố gắng tôn trọng người khác, dần hình thành ý thức và có lối sống đẹp: Hút thuốc lá đúng nơi, đúng chỗ.


Nguồn: baokontum.com.vn

Video liên quan

Chủ Đề