Tại sao lại có sự chênh lệch múi giờ

Mục lục

  • 1 Lịch sử
  • 2 Bảng các múi giờ trên Trái Đất
  • 3 Xem thêm
  • 4 Tham khảo
  • 5 Liên kết ngoài

Lịch sửSửa đổi

Múi giờ đầu tiên trong lịch sử được ngành đường sắt Anh đặt ra vào ngày 1 tháng 12 năm 1847, gọi là múi giờ GMT. Các đồng hồ trong vùng này đều chỉ cùng giờ với đồng hồ đặt tại đường kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich. Ngày 23 tháng 8 năm 1852, tín hiệu thời gian được truyền lần đầu bằng điện tín từ Đài thiên văn Hoàng gia Greenwich. Đến năm 1855, 98% các đồng hồ công cộng tại nước Anh có cùng giờ GMT, tuy nhiên phải đến ngày 2 tháng 8 năm 1880 thì giờ này mới được chính thức đưa vào luật.

Đến năm 1929, đa số các nước áp dụng các múi giờ chênh nhau 1 giờ. Năm 1950, các múi giờ được ghi kèm thêm chữ cái viết hoa: Z cho múi giờ số 0, A đến M (trừ J) cho các múi giờ phía Đông, N đến Y cho các múi giờ phía Tây.

Trước năm 1967, Việt Nam lấy giờ Bắc Kinh làm chuẩn cho âm lịch. Ngày 8 tháng 8 năm 1967, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ban hành đổi lịch dùng múi giờ UTC+07:00 làm chuẩn. Vì thế 2 miền nam bắc Việt Nam đón Tết Mậu Thân 2 ngày khác nhau (miền bắc ngày 29 tháng 1 trong khi miền nam thì ngày 30 tháng 1).

Ngày 1 tháng 1 năm 1972, 1 hội nghị quốc tế về thời gian đã thay GMT bằng Giờ Phối hợp Quốc tế (UTC), được giữ bởi nhiều đồng hồ nguyên tử quanh thế giới. UTC+01:00 được dùng, thay GMT, để tượng trưng cho "thời gian Trái Đất quay". Giây nhuận được thêm hay bớt vào UTC để giữ nó không khác UT1 nhiều quá 0,9 giây.

Hiện nay, Việt Nam dùng múi giờ UTC+07:00.

Bảng các múi giờ trên Trái ĐấtSửa đổi

Độ chênh lệch UTC Khu vực không sử dụng DST Khu vực sử dụng DST
UTC-12:00 Đảo Baker

Đảo Howland

UTC-11:00 Samoa thuộc Mỹ

Đảo Jarvis

Rạn san hô Kingman

Rạn san hô vòng Midway

Niue

Rạn san hô vòng Palmyra

UTC-10:00 Quần đảo Cook

Polynésie thuộc Pháp (phần lớn)

Rạn san hô vòng Johnston

Hoa Kỳ: Hawaii

Hoa Kỳ: Quần đảo Andreanof, Quần đảo Four Mountains, Quần đảo Near, Rat Islands (Quần đảo Aleut, Alaska)
UTC-09:30 Polynésie thuộc Pháp: Quần đảo Marquises
UTC-09:00 Polynésie thuộc Pháp: Quần đảo Gambier Hoa Kỳ: Alaska (phần lớn)
UTC-08:00 Clipperton

Quần đảo Pitcairn

Canada: British Columbia (phần lớn)

México: Baja California

Hoa Kỳ: California, Nevada, Oregon (phần lớn), Tiểu bang Washington

UTC-07:00 Canada: British Columbia (đông bắc), Yukon

México: Sonora

Hoa Kỳ: Arizona (phần lớn)

Canada: Alberta, British Columbia (phần đông bắc), Northwest Territories, Nunavut (phần phía tây)

México: Baja California Sur, Chihuahua, Nayarit (phần lớn), Sinaloa

Hoa Kỳ: Colorado, Idaho (phần lớn), Montana, New Mexico, Utah, Wyoming

UTC-06:00 Belize

Canada: Saskatchewan (phần lớn)

Costa Rica

Ecuador: Galápagos

El Salvador

Guatemala

Honduras

Nicaragua

Canada: Manitoba, Nunavut (miền trung), Ontario (phần tây)

Chile: Đảo Phục Sinh

México (phần lớn)

Hoa Kỳ: Alabama, Arkansas, Illinois, Iowa, Kansas (phần lớn), Louisiana, Minnesota, Mississippi, Missouri, Nebraska (phần lớn), North Dakota (phần lớn), Oklahoma, South Dakota (phần lớn), Tennessee (phần lớn), Texas (phần lớn), Wisconsin

UTC-05:00 Brasil: Acre

Canada: Atikokan, Mishkeegogamang, Đảo Southampton

Quần đảo Cayman

Colombia

Ecuador (phần lớn)

Jamaica

México: Quintana Roo

Đảo Navassa

Panama

Peru

Bahamas

Canada: Nunavut (phần phía đông), Ontario (phần lớn), Québec (phần lớn)

Cuba

Haiti

Quần đảo Turks và Caicos

Hoa Kỳ: Connecticut, Delaware, District of Columbia, Florida (phần lớn), Georgia, Indiana (phần lớn), Kentucky (phần lớn), Maine, Maryland, Massachusetts, Michigan (phần lớn), New Hampshire, New Jersey, New York, North Carolina, Ohio, Pennsylvania, Rhode Island, South Carolina, Vermont, Virginia, West Virginia

UTC-04:00 Anguilla

Antigua và Barbuda

Aruba

Barbados

Bolivia

Brasil: Amazonas (phần lớn), Mato Grosso, Mato Grosso do Sul, Rondônia, Roraima

Quần đảo Virgin thuộc Anh

Canada: Quebec (phần phía đông)

Caribe thuộc Hà Lan

Curaçao

Dominica

Cộng hòa Dominica

Grenada

Guadeloupe

Guyana

Martinique

Montserrat

Puerto Rico

Saint-Barthélemy

Saint Kitts và Nevis

Saint Lucia

Saint Martin

Saint Vincent và Grenadines

Sint Maarten

Trinidad và Tobago

Quần đảo Virgin thuộc Mỹ

Venezuela

Bermuda

Canada: Labrador (phần lớn), New Brunswick, Nova Scotia, Prince Edward Island

Chile (phần lớn)

Greenland: Căn cứ không quân Thule

Paraguay

UTC-03:30 Canada: Newfoundland, Labrador (phần đông nam)
UTC-03:00 Argentina

Brasil (phần lớn)

Chile: Magallanes

Quần đảo Falkland

Guinée thuộc Pháp

Suriname

Uruguay

Greenland (phần lớn)

Saint-Pierre và Miquelon

UTC-02:00 Brasil: Fernando de Noronha

Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich

UTC-01:00 Cabo Verde Greenland: Ittoqqortoormiit

Bồ Đào Nha: Açores

UTC±00:00 Burkina Faso

Gambia

Ghana

Greenland: Danmarkshavn

Guinea

Guinea-Bissau

Iceland

Ivory Coast

Liberia

Mali

Mauritania

Saint Helena, Ascension và Tristan da Cunha

Sénégal

Sierra Leone

São Tomé và Príncipe

Togo

Quần đảo Faroe

Guernsey

Ireland

Đảo Man

Jersey

Bồ Đào Nha (phần lớn)

Tây Ban Nha: Quần đảo Canaria

Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland

UTC+01:00 Algeria

Angola

Bénin

Cameroon

Cộng hòa Trung Phi

Chad

Cộng hòa Congo

Cộng hòa Dân chủ Congo: Équateur, Kinshasa, Kongo Central, Kwango, Kwilu, Mai-Ndombe, Mongala, Nord-Ubangi, Sud-Ubangi, Tshuapa

Guinea Xích đạo

Gabon

Maroc

Niger

Nigeria

Tunisia

Tây Sahara

Albania

Andorra

Áo

Bỉ

Bosnia và Herzegovina

Croatia

Cộng hòa Séc

Đan Mạch

Pháp (phần thuộc châu Âu)

Đức

Gibraltar

Hungary

Ý

Kosovo

Liechtenstein

Luxembourg

Malta

Monaco

Montenegro

Hà Lan (phần thuộc châu Âu)

Bắc Macedonia

Na Uy

Ba Lan

San Marino

Serbia

Slovakia

Slovenia

Tây Ban Nha (phần lớn)

Thụy Điển

Thụy Sĩ

Thành Vatican

UTC+02:00 Botswana

Burundi

Cộng hòa Dân chủ Congo (phần lớn)

Ai Cập

Eswatini

Lesotho

Libya

Malawi

Mozambique

Namibia

Nga: Kaliningrad

Rwanda

Cộng hòa Nam Phi (phần lớn)

Sudan

Nam Sudan

Zambia

Zimbabwe

Akrotiri và Dhekelia

Bulgaria

Cộng hòa Síp

Bắc Síp

Estonia

Phần Lan

Hy Lạp

Israel

Palestine

Jordan

Latvia

Liban

Litva

Moldova

România

Transnistria

Syria

Ukraine (phần lớn)

UTC+03:00 Abkhazia

Bahrain

Belarus

Comoros

Djibouti

Eritrea

Ethiopia

Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp: Các đảo rải rác tại Ấn Độ Dương

Iraq

Kenya

Kuwait

Madagascar

Mayotte

Qatar

Nga (phần thuộc châu Âu)

Ả Rập Xê Út

Somalia

Somaliland

Cộng hòa Nam Phi: Quần đảo Hoàng tử Edward

Nam Ossetia

Tanzania

Thổ Nhĩ Kỳ

Uganda

Ukraine: CHND Donetsk, CHND Lugansk, Krym

Yemen

UTC+03:30 Iran
UTC+04:00 Armenia

Artsakh

Azerbaijan

Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp: Quần đảo Crozet

Georgia

Mauritius

Oman

Nga: Astrakhan, Samara, Saratov, Udmurtia, Ulyanovsk

Réunion

Seychelles

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

UTC+04:30 Afghanistan
UTC+05:00 Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp: Kerguelen, Đảo Saint-Paul, Đảo Amsterdam

Đảo Heard và quần đảo McDonald

Kazakhstan: Aktobe, Atyrau, Baikonur, Kyzylorda, Mangistau, Tây Kazakhstan

Maldives

Pakistan

Nga: Bashkortostan, Chelyabinsk, Khantia-Mansia, Kurgan, Orenburg, Perm, Sverdlovsk, Tyumen, Yamalia

Tajikistan

Turkmenistan

Uzbekistan

UTC+05:30 Ấn Độ

Sri Lanka

UTC+05:45 Nepal
UTC+06:00 Bangladesh

Bhutan

Lãnh thổ Ấn Độ Dương thuộc Anh

Kazakhstan (phần lớn)

Kyrgyzstan

Nga: Omsk

UTC+06:30 Quần đảo Cocos

Myanmar

UTC+07:00 Campuchia

Đảo Giáng Sinh

Indonesia: Sumatra, Java, Tây Kalimantan, Trung Kalimantan

Lào

Mông Cổ: Bayan-Ölgii, Khovd, Uvs

Nga: Altai, Cộng hòa Altai, Kemerovo, Khakassia, Krasnoyarsk, Novosibirsk, Tomsk, Tuva

Thái Lan

Việt Nam

UTC+08:00 Úc: Tây Úc (phần lớn)

Brunei

Trung Quốc

Hồng Kông

Indonesia: Nam Kalimantan, Đông Kalimantan, Bắc Kalimantan, Sulawesi, Bali, Tây Nusa Tenggara, Đông Nusa Tenggara

Ma Cao

Malaysia

Mông Cổ (phần lớn)

Philippines

Nga: Buryatia, Irkutsk

Singapore

Đài Loan

UTC+08:45 Úc: Ecula
UTC+09:00 Đông Timor

Indonesia: Maluku, Bắc Maluku, Papua, Tây Papua

Nhật Bản

Palau

Nga: Amur, Sakha (phần lớn), Zabaykalsky

CHDCND Triều Tiên

Hàn Quốc

UTC+09:30 Úc: Lãnh thổ Bắc Úc Úc: Nam Úc
UTC+10:00 Úc: Queensland

Guam

Micronesia: Chuuk, Yap

Quần đảo Bắc Mariana

Papua New Guinea (phần lớn)

Nga: Jewish, Khabarovsk, Primorsky, Sakha (phần trung đông)

Úc: Lãnh thổ Thủ đô Úc, Lãnh thổ Vịnh Jervis, New South Wales (phần lớn), Tasmania, Victoria
UTC+10:30 Úc: Đảo Lord Howe
UTC+11:00 Micronesia: Kosrae, Pohnpei

New Caledonia

Papua New Guinea: Bougainville

Nga: Magadan, Sakha (phần phía đông), Sakhalin

Quần đảo Solomon

Vanuatu

Đảo Norfolk
UTC+12:00 Kiribati: Quần đảo Gilbert

Quần đảo Marshall

Nauru

Nga: Chukotka, Kamchatka

Tuvalu

Đảo Wake

Wallis và Futuna

Fiji

New Zealand (phần lớn)

UTC+12:45 New Zealand: Quần đảo Chatham
UTC+13:00 Kiribati: Quần đảo Phoenix

Tokelau

Tonga

Samoa
UTC+14:00 Kiribati: Quần đảo Line

Bạn đã biết lý do thực sự tại sao Pháp có diện tích nhỏ hơn rất nhiều so với quốc gia khác nhưng lại có nhiều múi giờ nhất thế giới không?

  • Tại sao đa số người châu Á có thói quen bỏ giày ở cửa trước khi vào nhà?
  • Câu hỏi "hại não": Tại sao một tuần bắt đầu từ thứ hai mà không phải thứ nhất?
  • Tại sao toilet công cộng lại có khoảng trống cả ở phía trên và phía dưới, lạ vậy?
  • Tại sao nhiều phòng tắm khách sạn lại làm tường kính trong suốt?
  • Tòa lâu đài bí ẩn chỉ "hiện hình" khoảng 10 lần mỗi năm

Nếu ai hỏi nước nào có nhiều múi giờ nhất trên thế giới thì có lẽ câu trả lời của bạn sẽ là nước Nga, Mỹ, hoặc đất nước nào đó trải dài trên một diện tích rộng lớn.


Nhưng câu trả lời lại là một đất nước có lãnh thổ rộng hơn 640 nghìn km2 mà thôi. Đó là nước Pháp, nước có đến 12 múi giờ và nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Tại sao lại như vậy?


Đầu tiên, để lý giải cho câu hỏi này chúng ta phải hiểu múi giờ là gì. Múi giờ là một vùng trên Trái Đất mà ở đó mọi người cùng quy ước sử dụng 1 thời gian nhất định, được biết đến như là giờ địa phương. Về lý thuyết, đồng hồ ở các vùng trong một múi giờ để chỉ cùng một thời gian.


Tại sao lại có múi giờ?


Sở dĩ sinh ra múi giờ là vì tại cùng 1 thời điểm trên Trái Đất thì các nơi khác nhau lại đang ở những thời điểm khác nhau trong ngày, có nơi mới bình minh nhưng có nơi đã hoàng hôn. Nó cũng trở thành một vấn đề rắc rối khi ngành đường sắt, viễn thông phát triển.

Tại sao lại có sự chênh lệch múi giờ

Bản đồ múi giờ trên thế giới.


Và các múi giờ sinh ra đã giải quyết phần nào vấn đề nan giải này. Người ta dùng 24 đường kinh tuyến chia bề mặt Trái Đất ra làm 24 phần bằng nhau, lấy kinh tuyến số 0 đi qua Đài Thiên văn hoàng gia GreenWick, Anh làm chuẩn, dựa trên sự di chuyển của Mặt Trời từ Đông sang Tây. Và khi đó chênh lệch giờ giữa các múi giờ là 1 giờ.


Tuy nhiên, việc phân chia trên chỉ là cơ sở chung, các múi giờ cụ thể được xây dựng dựa trên các thỏa ước địa phương, có yếu tố quan trọng của việc thống nhất lãnh thổ quốc gia. Do vậy nếu nhìn lên bản đồ múi giờ thế giới ta có thể thấy rất nhiều ngoại lệ, và chênh lệch giờ giữa một số múi giờ có thể không bằng 1 giờ. Tiêu biểu là 2 quốc gia lớn Trung Quốc và Ấn Độ khi họ sử dụng duy nhất một múi giờ trên toàn lãnh thổ.


Tại một khu thương mại ở Adelaide, Australia, bình thường múi giờ nơi đây chậm hơn Sydney một giờ nhưng vì lý do cạnh tranh kinh doanh nên phải điều chỉnh chênh lệch thêm 30 phút.


Một số địa phương lại có thể thay đổi múi giờ theo mùa. Như vào mùa hè, một số nước ôn đới hoặc gần vùng cực thực hiện quy ước giờ mùa hè, chỉnh giờ sớm lên một giờ. Việc này khiến chênh lệch giờ giữa các địa phương thêm phức tạp chứ không phải luôn ổn định trong khoảng 1 giờ đồng hồ.

Tại sao Pháp có đến 12 múi giờ khác nhau?


Trên thực tế, nước Pháp chỉ sử dụng múi giờ UTC +1 và đổi sang UTC +2 vào mùa hè nhưng hầu như vào bất kỳ thời điểm nào toàn bộ nước Pháp và các tỉnh, vùng lãnh thổ hải ngoại đều trải qua 12 múi giờ khác nhau.


Tại sao lại có sự chênh lệch múi giờ

Pháp có đến 12 múi giờ.


Nếu nhìn vào bản đồ Pháp bạn sẽ thấy các tỉnh và lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp là tất cả các vùng do Pháp quản lý nhưng lại nằm ngoài ranh giới địa lý châu Âu. Các lãnh thổ này dù nằm xa nhưng vẫn thuộc quản lý của Pháp.


Các vùng lãnh thổ này nằm rải rác ở nhiều nơi trên thế giới, từ một số hải đảo ở Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Guyane ở đại lục Nam Mỹ đến một số lãnh thổ nhỏ ở châu Phi. Và tất nhiên là chúng ở nhiều kinh độ khác nhau. Điều này dẫn đến sự đa dạng trong các múi giờ của nước Pháp. Chính vì thế nên Pháp mới có thể sở hữu đến 12 múi giờ, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.


(Nguồn: Tổng hợp)

Cách tính múi giờ trên Trái Đất như thế nào?

Chắc hẳn khi xem chương trình thời sự, bạn rất thắc mắc, tại sao ở đất nước khác bên kia bán cầu là buổi sáng? Còn tại Việt Nam lại đang ở buổi tối. Điều đó là bởi tại những vị trí khác nhau trên thế giới sẽ có những múi giờ không giống nhau. Liệu trên thế giới có bao nhiêu múi giờ? Cách tính múi giờ như thế nào?

Thế giới có bao nhiêu múi giờ?

Đầu tiên, mọi người cần phải hiểu múi giờ được nhắc đến ở đây là gì? Múi giờ dùng để chỉ một vùng trên bề mặt Trái Đất. Ở đó, các nhà khoa học đã quy ước sử dụng thời gian theo giờ địa phương làm tiêu chuẩn. Khi ấy các đồng hồ trên có cùng múi giờ sẽ chỉ cùng một thời gian.

Tại sao lại có sự chênh lệch múi giờ
Khoa học phát triển giúp con người tìm ra cách tính múi giờ chuẩn nhất

Như mọi người đã biết, Trái Đất hình gì – đó là hình cầu và quay từ Đông sang Tây. Chính vì thế mà thời gian cũng được biến đổi từ Đông sang Tây. Cùng một thời điểm xác định, có thể nơi này là buổi sáng nhưng nhiều nơi đã là buổi tối. Những thành phố khi nằm ở kim tuyến khác nhau sẽ có nhiều múi giờ khác nhau.

Trái đất có 24 đường kinh tuyến nên chia Trái Đất thành 24 phần bằng nhau. Cứ mỗi một kinh tuyến sẽ tương ứng với một múi giờ nhất định. Như vậy trên thế giới có tất cả 24 múi giờ.

Nhờ phát hiện ra điều này đã giúp cho con người tính toán dễ dàng hơn thời gian chênh lệch giữa các quốc gia. Sẽ có cơ sở chung cho cách phân chia này, từ đó hình thành múi giờ cụ thể. Đương nhiên, chúng đã nhận được thỏa thuận địa phương để có sự thống nhất, đồng tình.

Theo sự xác định của các nhà khoa học thì mọi múi giờ đều được lấy tương đối theo giờ UTC. Nó được coi là giờ phối hợp quốc tế và xấp xỉ giờ GMT. UTC được lấy một cách tương đối với giờ tại kinh tuyến số 0 thông qua đài thiên văn Greenwich của Anh.

Các nhà khoa học nhận định, trên lý thuyết thì giờ GMT là giờ mặt trời. Nó được xác định bằng cách tính thời điểm mặt trời giữa trưa nằm trên đường kinh tuyến Greenwich. Mà quỹ đạo Trái Đất theo hình elip chứ không tròn nên dẫn đến chênh lệch múi giờ.

Tại sao lại có sự chênh lệch múi giờ
Hiện tại trên Trái Đất chia thành 24 múi giờ

Đồng thời Trái Đất tự quay quanh trục của nó không đều. Hơn nữa lại không chịu tác động của Mặt Trăng nên có sự chậm dần. Lúc ấy, sử dụng giờ GMT sẽ không đảm bảo độ chính xác tuyệt đối được. Vì thế, người ta thay GMT bởi UTC nhằm phối hợp giờ quốc tế giữa nhiều đồng hồ nguyên tử trên địa cầu. Đương nhiên sự chênh lệch giờ giữa chúng không đáng kể nên độ chính xác được tin tưởng.

Cách tính múi giờ trên thế giới như thế nào?

Sau nhiều năm nghiên cứu, người ta xác định công thức tính giờ như sau:

Tm = To + M.

Theo công thức sẽ có:

– Tm chính là múi giờ.

– To là giờ xác định theo GMT.

– M là là số thứ tự theo kinh tuyến của múi giờ.

Dựa theo múi giờ của kinh độ, chúng ta có thể tính toán chính xác được giờ địa phương. Và ngược lại biết rõ múi giờ địa phương là tính được múi giờ nơi mình đang sống. Công thức cụ thể là:

Tm = Tm + Dt

Tại sao lại có sự chênh lệch múi giờ
Dựa vào công thức sẽ tính ra được múi giờ tại các khu vực khác nhau

Trong đó, Dt chính là khoảng chênh lệch về thời gian giữa kinh độ múi giờ với kinh độ cần được xác định. Nhà khoa học sẽ căn cứ vào vị trí kinh tuyến mà đưa ra dấu cộng hoặc trừ. Trường hợp kinh tuyến đang nằm ở bán cầu Đông ở công thức sẽ thành “+Dt” còn ở bán cầu Tây là “-Dt”.

Như vậy, mọi người sẽ thiết lập được cách tính giờ tại hai bán cầu thành:

– Giờ tại bán cầu Đông = giờ GMT + giờ tại khu vực địa phương.

– Giờ tại bán cầu Tây = giờ khu vực địa phương – giờ GMT.

Tuy nhiên, khi tính toán vẫn cần chú ý tại điểm cùng bán cầu sẽ không thay đổi về ngày. Còn khi khác bán cầu sẽ có sự thay đổi không chỉ giờ mà cả ngày cũng khác. Quy luật đổi ngày sẽ tính từ kinh tuyến 180 độ. Nếu từ Đông sang Tây cộng thêm 1 ngày, ngược lại từ Tây sang Đông tính lùi đi 1 ngày.

Cách tính giờ trên Trái Đất: những sự thật thú vị về múi giờ

8 Tháng Mười Hai, 2020 0 Hồng Nhung

Trước đây khi chưa có đồng hồ, người ta sử dụng mặt trời để xác định thời gian trong ngày. Ngày nay, cách tính giờ trên Trái Đất đã được hoàn thiện và được quy định. Nó đã tạo nên sự thống nhất trong việc tính thời gian. Vậy công thức tính giờ như thế nào? Trên bề mặt địa cầu có bao nhiêu múi giờ?

Bài viết nổi bật:

  • Hệ mặt trời là gì, Thứ tự các hành tinh trong hệ mặt trời
  • Sao chổi là gì? Sao chổi và sao băng khác nhau như thế nào?

Bài viết dưới đây, kienthuctonghop.vn sẽ hướng dẫn bạn cách tính giờ. Và những sự thật thú vị về múi giờ trên Trái Đất cũng sẽ được bật mí ngay sau đây.

1. Jet lag là gì?

Jet lag có thể xảy ra khi chu kì thức ngủ bị xáo trộn. Một người có thể cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, cáu gắt, lờ đờ và hơi mất định hướng (về không gian, thời gian). Đây có thể là kết quả của việc di chuyển qua các múi giờ hoặc phải làm việc theo ca.

Chênh lệch múi giờ càng nhiều trong một khoảng thời gian ngắn thì các triệu chứng càng nghiêm trọng. Jet lag có liên quan đến sự gián đoạn hoạt động và thiếu đồng bộ hóa trong các tế bào não của hai bán cầu não. Một người càng lớn tuổi, các triệu chứng của họ sẽ càng nghiêm trọng hơn và thời gian để đồng hồ sinh học của họ trở lại đồng bộ càng lâu. Trẻ em thường có các triệu chứng nhẹ hơn, và chúng phục hồi nhanh hơn.

Tại sao lại có sự chênh lệch múi giờ