Tại sao môi lại trắng bệch

ANTD.VN - Môi là một bộ phận nhạy cảm của cơ thể. Một đôi môi khỏe mạnh phải có màu sắc hồng hào và căng mọng. Nếu màu sắc môi bạn bất ngờ thay đổi thì đó có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể.

 

Tại sao môi lại trắng bệch

Nhìn màu sắc đôi môi có thể dự đoán tình trạng sức khỏe của bạn

Môi là một trong những bộ phận trên cơ thể có thể báo hiệu tình trạng sức khỏe của chúng ta qua màu sắc. Những môi có màu sắc khác nhau thể hiện tình trạng khác nhau của cơ thể. 

Màu xanh tím

Khi mùa đông, nhiều người môi chuyển sang màu xanh và màu tím vì lạnh. Nhưng nếu như môi bạn lúc nào cũng có màu sắc này thì bạn nên đến bác sỹ kiểm tra. Điều này cũng có thể chỉ ra rằng bạn có thể gặp vấn đề về tim hoặc các bệnh về hô hấp. Theo như nghiên cứu của các nhà khoa học thì đôi môi xanh tái đó là biểu hiện của bệnh tim hay phổi. Đây cũng có thể là triệu chứng của các bệnh về đại tràng, huyết quản, sốt rét, tiêu chảy lâu, nhiễm lạnh. 

Ngoài ra, môi xanh tím có thể là một dấu hiệu của bệnh thiếu oxy. Ở trẻ em, nó có thể là một triệu chứng của bệnh về đường hô hấp, cũng là nguyên nhân gây ho và khàn tiếng. Ở người lớn, đôi môi có màu sắc thâm, tím tái thường là một triệu chứng khi tim đang gặp khó khăn để bơm máu giàu ôxy đi khắp cơ thể. Đây là triệu chứng thường gặp ở những người bị suy tim mãn tính. Bên cạnh đó, với một đôi môi thâm, rất có thể bạn đang mắc bệnh về gan, thận và túi mật. Nếu góc môi có màu tím hơn, hãy cảnh giác với bệnh lý về dạ dày.

Môi xanh tái

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, một đôi môi màu xanh tái có thể là biểu hiện của bệnh tim hay phổi. Bởi vì khi các tế bào hồng cầu yếu đi, máu sẽ tiết ra một chất màu xanh làm cho đôi môi đổi màu. Ngoài ra, đây có thể là triệu chứng của các bệnh về huyết quản hoặc đại tràng mãn tính, sốt nóng, sốt rét, tiêu chảy lâu, nhiễm lạnh.

Màu hồng

Đôi môi màu hồng cho thấy bạn hoàn toàn khỏe mạnh, sức khỏe của bạn đang trong trạng thái tốt và ổn định. Vì vậy, bạn nên duy trì chế độ sinh hoạt như hiện tại để đảm bảo một cơ thể luôn khỏe mạnh.

Môi màu đen

Môi màu đen chủ yếu là do hút thuốc lá. Nhưng nếu bạn không hút thuốc, thì nó có nghĩa là hệ thống tiêu hóa làm việc quá sức và không hoạt động tốt. Để cải thiện hệ thống tiêu hóa, bạn cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và uống nhiều nước ấm.

Môi đỏ thẫm 

Môi màu đỏ cũng là dấu hiệu sức khỏe tốt nhưng nếu màu đỏ sẫm thì nó có thể là dấu hiệu cho thấy gan và lá lách không hoạt động tốt. Ngoài ra, những dấu hiệu khác là bạn thèm ăn nhiều và nó có thể dẫn đến hôi miệng. Ngoài ra, màu môi này cũng có thể là do cơ thể không cân bằng giữa lạnh hoặc nóng. Bạn có thể tránh các loại thực phẩm cay hoặc chế biến và bổ sung các loại thực phẩm trung tính như cà rốt, hạnh nhân, cá…

Nếu màu môi đỏ như son cũng là dấu hiệu của một số bệnh lý trong cơ thể, điển hình là sốt. Khi bạn bị sốt, nhiệt độ cơ thể tăng cao, chức năng điều tiết trong cơ thể sẽ giảm nên hai má, môi và lưỡi của bạn sẽ đỏ lên.

Môi vàng

Nếu đôi môi đột nhiên ngả màu vàng thì có thể đây là dấu hiệu bạn đang bị bệnh về gan.

Môi nhợt nhạt

Đôi môi nhợt nhạt cho thấy cơ thể bạn đang bị suy nhược và có thể bị thiếu máu. Nếu kèm theo cả triệu chứng móng tay xanh xao thì điều này chứng tỏ bạn đang bị thiếu máu trầm trọng. Màu môi nhợt nhạt kèm theo tay chân lạnh trong thời tiết nóng bức cũng chỉ ra các bệnh rối loạn ở dạ dày và đường ruột, hay các bệnh lý về táo bón, khó tiêu. Bạn cần bổ sung những thực phẩm giàu chất sắt cho cơ thể như rau xanh, chất xơ và tăng cường ăn sữa chua.

Môi thâm tái

Có thể do mạch máu trong cơ thể bị tắc nghẽn, bệnh thấp khớp, đồng thời cũng cảnh báo tình trạng thận và lá lách của bạn đang bị yếu. Những triệu chứng của tình trạng này thường thấy nhất là khí huyết trì trệ, phần ngực bị đau nhói, gặp ác mộng khi ngủ, vùng da quanh môi hiện lên thành một vòng tròn màu đen, ăn uống không ngon miệng, tiêu hóa kém, cảm giác nặng nề ở chân dưới, đi tiểu nhiều lần…

Có rất nhiều nguyên nhân khiến đôi môi của bạn bại nhợt nhạt và tím tái bạn ạ. Như bạn biết đấy, môi là cơ quan tương đối đặc biệt nhất trên cơ thể chúng mình. Nó tuyệt nhiên không phải là da cũng không phải là niêm mạc của khoang miệng mà màu môi là do mao quản tạo thành đấy.

Vì thế, màu môi như nào phụ thuộc rất nhiều vào mao quản tạo thành. Nếu như bạn khỏe khoắn, máu lưu thông tốt thì sắc môi thường tươi thắm. Ngược lại với những nhân mắc bệnh gì đó trong người hoặc sức khỏe yếu kém thì cũng kéo theo làn môi từ đỏ thắm chuyển sang thâm lại hoặc cũng có khi trắng bệnh ra.

Ngoài ra, màu môi như nào còn phụ thuộc nhiều vào tuổi tác của chủ sở hữu nữa. Ví như khi bạn còn là đứa trẻ, môi thường rất đỏ. Khi bạn bước vào tuổi dậy thì, đôi môi tươi hồng hơn do sức khỏe bạn đang ở thời kỳ sung mãn nhất. Tuy nhiên, tuổi càng cao, khí huyết giảm sút mà sắc hồng của đôi môi cũng dần dần phai nhạt màu đi bạn ạ.

Một nguyên nhân nữa là da môi có rất ít sắc tố melanin – sắc tố giúp bảo vệ môi trước tác hại từ ánh nắng, vì thế môi dễ bị phồng rộp, cháy nắng. Lại thêm môi không có lớp mỡ bảo vệ như ở da (do không có tuyến nhờn) nên bất cứ mùa nào trong năm dưới tác động của thời tiết và môi trường, đôi môi xinh tươi của chúng mình sẽ rất dễ bị khô và nứt nẻ đấy. Điều này cũng là nguyên nhân khiến môi thay đổi màu sắc trongthời gianngắn đấy.

5 tips để có đôi môi gợi cảm

1. Do tác động của nắng gió bên ngoài, đôi môi của bạn sẽ thường bị khô và nứt nẻ. Do vậy, bạn hãy bổ sung thật nhiều nước cho đôi môi của mình bớt khô và trở nên mềm mại hơn nhé.

2. Hằng ngày, bạn hãy nhớ chăm sóc cho đôi môi bằng việcdưỡng môinhé. Hãy nhớ rằng, đôi môi bạn rất yêu thích những sản phẩm dưỡng môi chứa sữa, vitamin E, vitamin B2, mật ong...

3. Môi rất ghét những đồ cay nóng vì chúng làm cho môi trở nên khô, dễ bị phỏng rộp vì thế bạn hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều chất cay nóng nhé. Ngược lại măm nhiều rau xanh, trái cây giàu vitamin và khoáng chất như đu đủ, mít, dừa, rau diếp, hoa lơ....sẽ rất tốt cho môi đấy.

4. Môi cũng cầntập thể dụchằng ngày đấy bạn ạ. Bài tập cho môi sẽ chẳng làm mất nhiều thời gian của bạn đâu. Chỉ cần 5 phút há to miệng phát âm hết bảng chữ cái học vần a, u, ê... là đã xongbài tậprùi.

5. Khi môi bị tổn thương như bong da, trầy xước, nứt nẻ …. bạn tuyệt đối tránh liếm môi vì môi sẽ bị khô hơn, càng không lấy tay để xé chúng nhé vì điều này rất dễ gây nhiễm trùng cho môi đấy.

Với sự thay đổi liên tục của môi trường sống, chế độ ăn uống hàng ngày, nhiều bệnh mới được phát hiện, các loại bệnh khác nhau đang gia tăng, đe dọa đến sức khỏe của rất nhiều người.

Một trong những tín hiệu cảnh báo dễ nhận thấy nhất là sự biểu hiện của màu da trên cơ thể. Bốn vị trí này trên cơ thể thấy màu da không được hồng hào mà trắng, thậm chí trắng bệch, hãy cẩn thận với tình trạng sức khỏe của bản thân mình.

1. Mặt trắng

Đối với các trường hợp bình thường, khuôn mặt của một người sẽ hồng hào, sáng bóng và có tính đàn hồi. Bởi lúc đó, máu trong cơ thể có đủ và lưu thông tốt.

Nếu khuôn mặt trông nhợt nhạt hay trắng bệch, điều đó có nghĩa là tuần hoàn máu kém. Nguyên nhân dẫn đến tuần hoàn máu kém có thể do ít vận động, làm việc nhiều mà không chú ý đến chế độ nghỉ ngơi, ngủ không đủ giấc… Đặc biệt, da trắng bệch mà lại còn khô, không có tính đàn hồi thì ngoài thói quen sinh hoạt, bạn cần chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng.

Để cải thiện tình trạng này, bạn nên chú ý vận động, tập luyện thể dục thể thao; mát-xa cơ thể; hạn chế uống quá nhiều bia, rượu; giảm bớt lượng muối hấp thụ; không hút thuốc lá.

2. Bàn chân, bàn tay trắng

Tại sao môi lại trắng bệch

Các bạn nữ thường thích có một đôi bàn tay trắng, sáng, đẹp. Nhưng điều cần quan tâm là trắng như thế nào, có phải hiện tượng trắng bất thường hay không. Nếu phát hiện ra bàn tay, bàn chân thường xuyên có sắc tố trắng bệch, thì đây là biểu hiện của sức khỏe kém. Tuy nhiên, sau khi rửa, kỳ cọ, bàn tay, bàn chân trắng là hiện tượng bình thường.

Bên cạnh đó, hai bộ phận này rất dễ bị “đỏ”, dây thần kinh nhạy cảm. Nếu xuất hiện tình trạng bàn chân, bàn tay có sắc tố trắng bệch thì rất có khả năng chức năng của các các cơ quan trong cơ thể này đang có vấn đề, cần chú ý hơn.

3. Đôi môi trắng

Tại sao môi lại trắng bệch

Nếu môi bạn trong lúc không sử dụng son môi có màu nhợt nhạt, trắng bệch thì có thể bạn bị thiếu máu, thiếu dưỡng chất. Các chế độ ăn dẫn đến tình trạng này là chế độ ăn ít chất sắt, ít vitamin B12. Ngoài ra còn có nguyên nhân vì mất máu do kinh nguyệt quá nhiều, hay bệnh tưa miệng…

Lúc này, bạn nên chú ý thay đổi chế độ ăn uống hợp lý hơn. Hàng ngày chú ý vệ sinh môi, thường xuyên thoa son dưỡng môi để giữ đôi môi được mềm mại, hồng hào.

4. Móng tay trắng

Tại sao môi lại trắng bệch

Nhiều người không chú ý đến việc chăm sóc móng tay, thường xuyên bỏ qua các thay đổi ở móng tay. Móng tay xuất hiện màu trắng, không được hồng hào là biểu hiện về sức khỏe tim, phổi không ổn định, có vấn đề.

Ngoài ra, nếu móng tay xuất hiện các đốm trắng thì là triệu chứng của sự thiếu hụt kẽm, hoặc bị dị ứng, nhiễm nấm hay chấn thương.

Nguồn: Sohu, Healthline