Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giảng nhân đức

31/03/2022 22

A. Do chủ trương thống nhất đất nước

B. Do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn

C. Do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo

Đáp án chính xác

D. Do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ

09/01/2022 188

A. Do chủ trương thống nhất đất nước

B. Do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn

C. Do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo

Đáp án chính xác

D. Do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ

Lời giải:

Đi đến đâu nghĩa quân Tây Sơn cũng "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xóa bỏ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế. Vì thế, nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức đối với nông dân

Đáp án cần chọn là: C

CÂU HỎI HOT CÙNG CHỦ ĐỀ

Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức? được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Lịch sử 7. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức?

  • I. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ
    • 1. Nguyên nhân bùng nổ
    • 2. Khởi nghĩa Tây Sơn
  • II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm
  • III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh
  • IV. Tây Sơn đánh tan quân Thanh
  • V. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
    • 1. Nguyên nhân thắng lợi
    • 2. Ý nghĩa lịch sử

Câu hỏi: Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức?

  1. Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, xóa nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế.
  2. Lấy ruộng đất của địa chủ chia cho nông dân.
  3. Xóa nợ cho nông dân, mở lại chợ cho thương nhân.
  4. Lấy ruộng đất công chia cho nông dân, xóa thuế cho dân

Trả lời:

Đáp án đúng: A . Lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo, xóa nợ cho nhân dân và bỏ nhiều thứ thuế.

Đi đến đâu nghĩa quân Tây Sơn cũng "lấy của người giàu chia cho người nghèo", xóa bỏ cho nông dân, bãi bỏ nhiều thứ thuế. Vì thế, nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức đối với nông dân

I. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

1. Nguyên nhân bùng nổ

- Nhân khi triều đình rối loạn, quan lại ở địa phương “cậy quyền thế ức hiếp dân, vật dụng trong dân gian cướp lấy đến hết”, “dùng của như bùn đất…, coi dân như cỏ rác”. Đời sống nhân dân lâm vào cảnh cùng khốn.

- Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, giữa nhân dân với nhà nước phong kiến trở nên gay gắt, làm bùng nổ các cuộc khởi nghĩa.

- Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo đầu năm 1516 ở Đông Triều (Quảng Ninh).

- Nghĩa quân cạo trọc đầu, chỉ để ba chỏm tóc, gọi là “quân ba chỏm”. Nghĩa quân ba lần tấn công Thăng Long, có lần chiếm được kinh thành, vua quan nhà Lê phải chạy vào Thanh Hoá.

- Các cuộc khởi nghĩa trước sau đều bị dập tắt, nhưng đã góp phần làm cho triều đình nhà Lê càng mau chóng sụp đổ.

2. Khởi nghĩa Tây Sơn

- Đây là cuộc chiến tranh giai cấp quyết liệt nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam. Ngay từ đầu, nghĩa quân đã lấy khẩu hiệu “lấy của nhà giàu chia cho dân nghèo” để hiệu triệu và tập hợp quần chúng bị áp bức. Điều này đã chiếm được cảm tình của dân chúng. Đại đa số nông dân nước ta thời bấy giờ đã bị bần cùng hóa do nhiều chính sách áp bức, bóc lột của các quan lại phong kiến, do chiến tranh kéo dài triền miên. Những bộ tộc miền núi thời ấy cũng bị chia cắt và phân tán bởi các thế lực cường quyền, nạn buôn bán nô lệ nên họ còn sống trong đói khổ, mông muội. Anh em Nhà Tây Sơn chọn vùng miền núi phía Tây phủ Quy Nhơn (tức là toàn bộ vùng Đông Trường Sơn ngày nay) làm căn cứ địa, lấy vùng An Sơn (An Khê ngày nay) làm trung tâm đầu não để tập hợp quần hùng.

II. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm

- Năm 1771, anh em Tây Sơn dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thương đạo (thuộc huyện An Khê, tỉnh Gia Lai). Sau một thời gian chuẩn bị lực lượng, mùa thu năm 1773, nghĩa quân vượt đèo An Khê tiến xuổng giải phóng Tây Sơn hạ đạo (thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định). Được sự hưởng ứng của các tầng lớp nhân dân, nghĩa quân toả ra mở rộng vùng giải phóng, biến toàn bộ phủ Quy Nhơn thành căn cứ địa của phong trào.

- Từ năm 1776 đến năm 1783, quân Tây Sơn liên tục mở các cuộc tấn công vào vùng đất Gia Định, giải phóng hầu hết đất Đàng Trong và tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa Nguyễn. Nguyễn Ánh là người còn sống sót đã chạy sang cầu cứu vua nước Xiêm (Thái Lan ngày nay). Lợi dụng cơ hội này, vua Xiêm tổ chức các đạo thuỷ – bộ bao gồm 5 vạn quân đánh chiếm Gia Định, trong đó đạo quân chủ lực gồm 2 vạn người và 3000 chiến thuyền do tàn quân Nguyễn dẫn đường tiến đến đóng tại Trà Tân (phía bắc bờ sông Tiền).

- Đầu tháng 1 – 1785, Nguyễn Huệ từ Quy Nhơn vượt biển vào Gia Định và đóng đại bản doanh tại Mĩ Tho. Nguyễn Huệ đã chủ trương nhử địch ra khỏi căn cứ, tổ chức lực lượng mai phục ở khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút để tiêu diệt chúng. Trận đánh đã diễn ra và kết thúc nhanh gọn trong ngày 19 – 1 – 1785, đúng như dự tính của Nguyễn Huệ. Trên đà chiến thắng, quân Tây Sơn tấn công quét sạch quân xâm lược Xiêm ra khỏi bờ cõi, đập tan tham vọng của vua Xiêm đối với phần lãnh thổ cực Nam của nước ta.

III. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh

- Sau khi đánh tan 5 vạn quân Xiêm can thiệp xâm lược, từ tháng 6/1786, quân Tây Sơn chuyển hoạt động ra hướng Bắc.

- Trong vòng 10 ngày, quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đã đánh tan 3 vạn quân Trịnh (mới vượt sông Gianh vào chiếm Phú Xuân của họ Nguyễn), giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- Thừa thắng, Nguyễn Huệ quyết định tiến quân ra Bắc.

- Tình hình Bắc Hà lúc này đang rối loạn. Chính quyền Lê - Trịnh mục nát cực độ.

- Binh lính thì đang tan rã, lưu manh hoá và nổi loạn.

- Quân Tây Sơn với hơn 1.000 chiến thuyền vượt biển đánh chiếm vùng Nam Định rồi tiến thẳng về giải phóng Thăng Long ngày 21/7/1786. Như thế chỉ chưa đầy một tháng, bằng cuộc tiến công vũ bão, quân Tây Sơn đã đập tan lực lượng quân sự của họ Trịnh, lật đổ chính quyền họ Trịnh tồn tại gần 300 năm, giải phóng Đàng Ngoài.

IV. Tây Sơn đánh tan quân Thanh

- Tháng 11/ 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế niên hiệu: Quang Trung

- Thần tộc tiến quân ra Bắc đến Nghệ An, Quang Trung tuyển thêm quân mở cuộc duyệt binh lớn.

- Tới Thanh Hóa tiếp tục tuyển quân

- Ra Tam Điệp mở tiệc khao quân và tuyên bố “ Nay hãy ăn tết trước, đến sang Xuân vào Thăng Long mồng 7 sẽ mở tiệc lớn”.

- Từ Tam Hiệp vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc:

- Đạo chủ lực: Do Quang Trung trực tiếp chỉ huy tiến thẳng hướng Thăng Long.

- Đạo thứ hai, thứ ba đánh vào Tây Nam Thăng Long và yểm bộ cho đạo quân chủ lực.

- Đạo thứ tư tiến ra Hải Phòng

- Đạo thứ năm tiến lên Lạng Giang chặn đường rút lui của địch.

- Đêm 30 tết, vượt sông Đáy tiêu diệt gọn toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu

- Đêm mồng 3 tết, tiến vây thành Hà Nội

- Ngày 5 tết đánh phía Nam Ngọc hồi -> diệt gần như toàn bộ quân địch.

- Sáng 5 tết đạo quân của Đô Đốc Long tấn công đồn Khương Thượng, Đống Đa => Quân Tây Sơn giáp chiến thiêu cháy doanh trại giặc Sầm Nghi Đống tự tử.

- Kết quả: quét sạch 29 vạn quân Thanh

V. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

1. Nguyên nhân thắng lợi

- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột.

- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

2. Ý nghĩa lịch sử

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn.

- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước.

- Đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

- Đánh tan các cuộc chiến tranh xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập, lãnh thổ quốc gia.

---------------------------------

Ngoài Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức? đã được VnDoc giới thiệu, mời các bạn cùng tham khảo thêm Giải bài tập SGK môn Lịch sử lớp 7, Giải bài tập SBT môn Lịch sử 7 để hoàn thành tốt chương trình học THCS.