Tại sao nh3 có tính bazo

Đề bài:

A. Amoniac tan nhiều trong H2O.

       B. Khi tan trong H2O , NH3 kết hợp với H2O tạo ra các ion NH4+ và OH-

       C. Phân tử NH3 là phân tử có cực.

       D. Khi tan trong H2O , chỉ một phần nhỏ các phân tử NH3  kết hợp với ion H+ của H2O tạo ra các ion NH4+ và OH-.

D

Câu hỏi: Tính chất hóa học cơ bản của NH3 là

A. tính bazơ yếu và tính oxi hóa.

B. tính bazơ yếu và tính khử.

C. tính bazơ mạnh và tính khử.

D. tính bazơ mạnh và tính oxi hóa.

Đáp án đúng là: B.

- Tính chất hóa học cơ bản của NH3 là tính bazơ yếu và tính khử.

Cùng Top lời giải đi tìm hiểu về tính chất hóa học của NH3 qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

I. Amoniac- NH3 là gì?

-Amoniacbắt nguồn từ tiếng Pháp ammoniac và được phiên dịch ra tiếng việt là a-mô-ni-ắc. Đây là một hợp chất vô cơ có công thức phân tử là NH3. Amoniac là một hợp chất vô cơ được cấu tạo từ 3 nguyên tử nitơ và 1 nguyên tử hidro tạo thành liên kết kém bền.

II. AMONIAC CÓ NGUỒN GỐC TỪ ĐÂU?

Amoniac cũng được sinh ra trong trong tự nhiên thông qua:

-Con người: Cơ quan thận cũng sản sinh ra một lượng nhỏ khí NH3, chính vì vậy mà nước tiểu thường có mùi khai đặc trưng của khí amoniac.

-Sinh vật: Được hình thành từ xác động vật hay thực vật sau một thời gian phân hủy dưới tác động của các vi sinh vật tạo thành khí NH3.

III. Tính chất vật lý của Amoniac

-Đặc tính vật lý: có mùi dễ nhận biết là mùi khai, tan nhiêu trong nước do hidro hình thành liên kết với H2O và đặc biệt là một chất khí độc.

-Chất khí Amoniac dễ hóa lỏng và có độ phân từ khá lớn (liên kết N - H có tính phân cực lớn).

-Đây là dung môi hào tan của nhiều chất. Bởi đặc tính của NH3 là chất hòa tan dung môi hữu cơ dễ hơi nước vì nó có hằng số điện môi nhỏ hơn nước. Khí tác dụng với một số bazo mạnh sẽ tạo ra dung dịch xanh thẫm.

IV. Tính chất hóa học

1. Amoniac cótính bazơ yếu

- Nguyên nhân: do cặp e chưa tham gia liên kết ở nguyên tử N

Ba(OH)2> NaOH > NH3> Mg(OH)2> Al(OH)3

a) Amoniac phản ứng với nước (NH3 + H2O)

NH3+ H2ONH4++ OH-

⇒Dung dịch NH3làm cho quỳ tím chuyển màu xanh, phenolphtalein không màu chuyển màu hồng.

b) Amoniac phản ứng với Axit→ Muối Amoni

• PTPƯ: NH3 + HCl và NH3 + H2SO4

NH3(khí) + HCl (khí)→NH4Cl (khói trắng)

NH3+ H2SO4→NH4HSO4

2NH3+ H2SO4→(NH4)2SO4

c) Amoniac tác dụng với dung dịch muối của các kim loại mà hidroxit không tan→bazơ và muối

• PTPƯ: NH3 + Muốidd→ Bazơ + Muối

2NH3+ MgCl2+ 2H2O→Mg(OH)2+ 2NH4Cl

3NH3+ AlCl3 + 3H2O→Al(OH)3↓ + 3NH4Cl

* Chú ý:Với muối của Cu2+, Ag+và Zn2+có kết tủa sau đó kết tủa tan do tạo phức chất tan

Cu(NH3)4(OH)2; Ag(NH3)2OH; Zn(NH3)4(OH)2.

CuSO4+ 2NH3+ 2H2O→Cu(OH)2↓+ (NH4)2SO4

Cu(OH)2+ 4NH3→[Cu(NH3)3](OH)2 (xanh thẫm)

- Khi NH3dư thì:

CuSO4+ 4NH3→[Cu(NH3)3]SO4

2. Amoniac có tính khử mạnh

- Nguyên nhân: do N trong NH3có mức oxi hóa thấp nhất -3

a) Amoniactác dụng với O2(NH3 + O2)

4NH3+ 3O2→ 2N2↑+ 6H2O

4NH3+ 5O24NO↑ + 6H2O

b) Amoniactác dụng với Cl2(NH3 + Cl2)

2NH3+ 3Cl2→ N2↑+ 6HCl

8NH3+ 3Cl2→N2↑+ 6NH4Cl

c) Amoniactác dụng với oxit của kim loại

• PTPƯ: NH3+ CuO

3CuO + 2NH3→ Cu+ 3H2O + N2↑

3. Khả năng tạo phức

-Dung dịch amoniac có khả năng hòa tan hiđroxit hay muối ít tan của một số kim loại, tạo thành các dung dịch phức chất.

Ví dụ:

* Với Cu(OH)2:

Cu(OH)2+ 4NH3→ [Cu(NH3)4](OH)2(màu xanh thẫm)

* Với AgCl:

AgCl + 2NH3→ [Ag(NH3)2]Cl

-Sự tạo thành các ion phức là do sự kết hợp các phân tử NH3bằng các electron chưa sử dụng của nguyên tử nitơ với ion kim loại.

V. Điều chế Amoniac

+ Trong công nghiệp: tổng hợp từ N2và H2

N2+ 3H2 2NH3(4500C; Fe, p)

+Trong phòng thí nghiệm:

-Cho muối amoni tác dụng với dung dịch kiềm:

NH4Cl + NaOH→NaCl + NH3+ H2O

- Nhiệt phân muối amoni

NH4Cl→ NH3+ HCl

NH4HCO3→ NH3+ H2O + CO2

VI. Ứng dụng của Amoniac

-Sản xuất axit nitric, các loại phân đạm; điều chế hiđrazin làm nhiên liệu cho tên lửa.

-Amoniac lỏng được dùng làm chất gây lạnh trong máy lạnh.

Amoniac là hợp chất hóa học gì? Những tính chất vật lý, hóa học và ứng dụng của NH3 là gì trong sản xuất và đời sống con người. Hãy cùng thuvienkhoahoc tìm hiểu những điều thú vị về chất hóa học này nha.

Tại sao nh3 có tính bazo

Amoniac là gì?

Amoniac có công thức phân tử là NH3, hợp chất được cấu tạo từ ba nguyên tử hidro liên kết hóa học với một nguyên tử nitơ trung tâm, có nguồn gốc từ các nguồn tự nhiên cũng như tổng hợp công nghiệp.

NH3 là một loại khí không màu có mùi hăng mạnh, dễ tan trong nước và hóa lỏng. Ở trạng thái lỏng nó có thể được sử dụng làm chất làm lạnh.

Cấu trúc phân tử của NH3

Cấu trúc và thù hình của phân tử amoniac tạo thành từ các liên kết giữa lớp ngoài cùng hoặc hóa trị giữa các electron của nguyên tử nitơ và hydro. Liên kết giữa ba nguyên tử hydro và nguyên tử nitơ trung tâm là liên kết cộng hóa trị được đặc trưng bởi sự chia sẻ các electron hóa trị giữa các nguyên tử.

Nh3 có cấu trúc là hình chóp tam giác hoặc kim tự tháp.

Tại sao nh3 có tính bazo
Amoniac(NH3) là gì

Tính chất vật lý của khí NH3

  • Trong điều kiện chuẩn khí NH3 là chất khí không màu, có mùi hăng và dễ hóa lỏng
  • Khối lượng phân tử tương đối: 17.031 g/mol
  • Mật độ amoniac trong điều kiện tiêu chuẩn là 0,771g / L
  • Điểm nóng chảy: -77,7 oC
  • Điểm sôi: -33,5 oC
  • Độ hòa tan: dễ dàng hòa tan trong nước (1: 700)
  • Mật độ tương đối trong nước: 0,82 (-79 ℃)
  • Mật độ tương đối trong không khí: 0,5971

Tính chất hóa học của NH3

NH3 có tính bazơ yếu

Vì có tính bazơ nên khí amoniac làm giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh và có đầy đủ tính chất hóa học của một dung dịch kiềm nên nó có thể tác dụng với axit, kim loại, muối…

* NH3 tác dụng với axit

NH3 tác dụng với axit nhưng sản phẩm thu được thường là muối amoni axit tương ứng và nước.

Ví dụ:

  • H2SO4 + 2NH3 → (NH4)2SO4
  • NH3 + HCl → NH4Cl
  • HNO3 + 3NH3 → 2NH4NO + H2O

* NH3 tác dụng với oxit axit

Khí NH3 dễ dàng tác dụng với nhiều oxit axit hoạt động mạnh và yếu.

Ví dụ NH3 tác dụng với oxit axit:

  • NH3 + CuO  -> Cu + H2O + N2
  • 2NH3 + 2CrO3  →  3H2O  +  N2  + Cr2O3

* NH3 tác dụng với muối

Khí amoniac tác dụng với muối để tạo thành bazơ mới và muối mới với chất xúc tác thường là nước.

Ví dụ nh3 + muối

  • NH3 + H2O + CuSO4 → (NH4)2SO4 + Cu(OH)2 ↓
  • 2NH3 + AlCl3  + 2 H2O  ->  Al(OH)3 + 2NH4Cl

NH3 tác dụng với phi kim ( Phản ứng oxy hóa)

Vì phân tử nitơ là chất oxy hóa nên NH3 có tính khử mạnh khi tác dụng với nhóm halogen như clo và oxy.

Ví dụ: NH3 + phi kim

  • 2NH3 + 3Cl2  ->  N2 + 6HCl ( đk là nhiệt độ cao)
  • 8NH3 + 3Cl2   ->  N2 + 6NH4Cl
  • 4NH3 + 5O2 → 6H2O + 4NO ( điều kiện 800°C)
  • 4NH3 + 7O2 → 4NO2 + 6H2O
  • 4NH3 + 3O2 → 2N2 + 6H2O ( điều kiện 500°C)

Amoniac tác dụng với kim loại

Có thể tác dụng với nhóm kim loại kiềm và nhôm.

2NH3 + 2Na →  2NaNH2 + H2 (350 °C)

2K + 2NH3 → H2 + 2KNH2 (khí)

2NH3 + 2Al → 2AlN + 3H2

Cách điều chế khí amoniac

Có 2 cách chính để điều chế khí NH3 là điều chế trong phòng thí nghiệm và sản xuất công nghiệp với số lượng lớn.

Tại sao nh3 có tính bazo

Điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm

Có 2 cách để điều chế NH3 trong phòng thí nghiệm gồm:

Cách 1: Sử dụng muối amoni tác dụng với dung dịch natri hiđroxit

  • PTPU: NH4Cl + NaOH -> NaCl + H2O + NH3.

Cách 2: Nhiệt phân muối amoni

Điều chế NH3 trong công nghiệp

Vì được sản xuất với số lượng lớn nên trong công nghiệp NH3 được điều chế bằng cách tổng hợp 2 khí N2 và H2.

Ứng dụng của khí NH3

Nó được sử dụng nhiều trong ngành sản xuất phân bón, sản phẩm tẩy rửa và trong công nghiệp.

Sản xuất phân bón

Khoảng 90 phần trăm amoniac sản xuất được sử dụng trong phân bón, để giúp duy trì sản xuất lương thực cho hàng tỷ người trên thế giới.

Tại sao nh3 có tính bazo

Sản phẩm tẩy rửa, vệ sinh

Amoniac có thể được sử dụng để làm sạch nhiều bề như bồn tắm, bồn rửa và nhà vệ sinh đến mặt bàn và nhà bếp và gạch. Amoniac cũng có hiệu quả trong việc làm sạch vết bẩn từ mỡ động vật hoặc dầu thực vật, chẳng hạn như dầu mỡ nấu ăn và vết rượu vang. Bởi vì amoniac bay hơi nhanh, nó thường được sử dụng trong các dung dịch lau kính để giúp tránh vệt.

Sử dụng trong công nghiệp

Khi được sử dụng làm khí làm lạnh và trong các thiết bị điều hòa không khí, amoniac có thể hấp thụ một lượng nhiệt đáng kể từ môi trường xung quanh.

Amoniac có thể được sử dụng để làm sạch nguồn cung cấp nước và là nguyên liệu quan trọng để sản xuất nhựa, chất nổ, vải, thuốc trừ sâu và thuốc nhuộm.

Được sử dụng trong xử lý chất thải và nước thải, kho lạnh, cao su, bột giấy và các ngành công nghiệp thực phẩm và đồ uống như một chất ổn định, trung hòa và là nguồn nitơ. Nó cũng được sử dụng trong sản xuất dược phẩm.

NH3 nguy hiểm thế nào và lưu ý khi sử dụng

NH3 là một chất độc nguy hiểm

Khí amoniac đậm đặc cực kì có hại đối với sức khỏe con người. Như một số trường hợp:

  • Hít phải: Gây bỏng niêm mạc mũi, cổ họng và đường hô hấp. Tồi tệ hơn sẽ làm phá hủy đường thở dẫn đến suy hô hấp
  • Tiếp xúc trực tiếp: gây bỏng nặng trên da, mắt, họng, phổi. Có thể gây mù vĩnh viễn, bệnh phổi, hoặc thậm chí bị tử vong.
  • Nuốt phải: nuốt phải amoniac đậm đặc có thể bỏng ở miệng, cổ họng và dạ dày, đau dạ dày nghiêm trọng, gây nôn.

Cách xử trí khi ngộ độc Amoniac

Nếu không may bị tiếp xúc trực tiếp với NH3, ngay lập tức phải sơ cứu thật nhanh cho nạn nhân bằng các biện pháp sau:

  • Hít phải khí amoniac, di chuyển nạn nhân đến nơi thoáng khí, tháo bỏ quần áo bị dính amoniac.
  • Súc miệng với nước sạch trong trường hợp nuốt phải amoniac, uống 1-2 cốc sữa ngay sau đó.
  • Nếu dung dịch amoniac bị dính trên da thì phải lau rửa da, rửa mặt thật kĩ với nước sạch.
  • Sau cùng, hãy đưa nạn đến trạm y tế hoặc bệnh viện để cứu chữa kịp thời.

Cách bảo quản và vận chuyển NH3 đúng cách

Lưu ý khi bảo quản NH3

  • Bảo quản NH3 trong các bồn lỏng hoặc bình chứa chất lượng
  • Không đổ NH3 lỏng đầy quá 80% thể tích thiết bị chứa đựng.
  • Lưu trữ NH3 trong thùng kín, đặt tại những nơi khô ráo, thoáng mát, và cách xa nơi có thể gây cháy. Tránh nhiệt, độ ẩm và tránh xa các vật tương khắc.

Lưu ý khi vận chuyển NH3

  • Dung dịch amonia, hoặc amonia lỏng thì nên chứa trong bồn lỏng và vận chuyển bằng xe ô tô hoặc bình chứa.
  • Phương tiện vận chuyển cần phải có mái che, thành xe chắc chắn.
  • Không vận chuyện NH3 cùng các vật liệu dễ cháy, tránh có người trên xe chở. Bình chứa được xếp ở tư thế đứng một lượt, giữa các bình phải có đệm lót.
  • Khi tháo dỡ, sắp xếp cần nhẹ tay

Vừa rồi, Thư viện khoa học đã cung cấp cho bạn toàn bộ những kiến thức tổng quát nhất về khí amoniac – NH3 bao gồm cấu trúc, tính chất, cách thức điều chế… Một lần nữa, chúc bạn học tập tốt.