Tại sao nói ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tấn dùng được nguồn nhân công

Hàng tiêu dùng là những mặt hàng thiết yếu trong đời sống của con người. Hiện nay, trên thị trường có nhiều chủng loại và phân khúc hàng tiêu dùng khác nhau với những đặc điểm riêng biệt. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam và việc kinh doanh hàng tiêu dùng tuy thuận lợi nhưng vẫn cần cẩn trọng để thu về hiệu quả tốt nhất.

1. Hàng tiêu dùng là gì

Hàng tiêu dùng là hàng hóa cuối cùng trong quá trình sản xuất, được bày bán trên kệ và đến tay người tiêu dùng thông qua hoạt động trao đổi, mua bán. Hàng tiêu dùng không được sử dụng cho mục đích làm nguyên liệu đầu vào sản xuất hay bất kỳ mục đích nào khác.

Hàng tiêu dùng là sản phẩm thiết yếu, thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người. Theo dòng phát triển của kinh tế – xã hội, hàng tiêu dùng ngày càng đa dạng và phát triển để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của con người.

Tại sao nói ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tấn dùng được nguồn nhân công
Hàng tiêu dùng là gì?

2. Phân loại hàng tiêu dùng

Đối với những người mới tiếp cận tới khái niệm Hàng tiêu dùng là gì, việc phân biệt giữa các danh mục hàng tiêu dùng với nhau có thể gặp những kho khăn nhất định. Chính vì vậy, chúng tôi mang đến 2 cách phân loại hàng tiêu dùng phổ biến dưới đây:

2.1 Phân loại theo thời gian tiêu dùng

Bản chất của hàng tiêu dùng là các loại hàng hóa bán cho người tiêu dùng để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Dựa vào thời gian tiêu dùng, có thể phân loại hàng hóa tiêu dùng thành 3 loại chủ yếu:

a. Hàng tiêu dùng lâu bền

Đây là các loại hàng hóa mà người tiêu dùng có thể sử dụng nhiều lần trong khoảng thời gian dài thay vì dùng một lần như các loại đồ ăn, thực phẩm. Ví dụ: đồ gia dụng, nội thất,… Chính vì vậy, hàng tiêu dùng thường có giá trị tương đối cao và mang lại khả năng sinh lời đáng kể cho người bán.

Hàng tiêu dùng lâu bền bao gồm các sản phẩm mang đặc tính mua một lần, sử dụng lâu dài và thường có vòng đời sản phẩm lớn hơn một năm, bao gồm các nhóm mặt hàng:

  • Ô tô
  • Đồ điện tử gia dụng
  • Hàng may mặc, giày dép
  • Hàng cao cấp

b. Hàng tiêu dùng không lâu bền

Đây là những loại hàng hóa tiêu dùng chỉ sử dụng một hoặc một vài lần do đặc điểm tiêu hao nhanh và phải mua sắm thường xuyên. Ví dụ: thực phẩm, trái cây, chất tẩy rửa,… Việc kinh doanh hàng tiêu dùng không bền thuận lợi hơn so với hàng tiêu dùng lâu bền vì chúng được tìm mua ở mọi nơi.

Các mặt hàng thuộc nhóm này mang tính chất sử dụng nhiều, chu kỳ sử dụng nhanh và liên tục. Ngành công nghiệp hàng tiêu dùng nhanh bao gồm 2 lĩnh vực chính: Food (đồ ăn, thức uống) và nhóm Non-food (không ăn được). Cụ thể như sau:

  • Food – Đồ ăn, thức uống: Bao gồm các nhóm (1) Sữa, thức uống dinh dưỡng; (2) Thực phẩm đã qua chế biến; (3) Đồ uống (có cồn và không cồn).
  • Non-food: Bao gồm các mặt hàng (1) Sản phẩm chăm sóc cá nhân (dầu gội, kem đánh răng,…) và (2) Thuốc lá.

c. Dịch vụ tiêu dùng

Dịch vụ là một loại hàng hóa phi vật chất, chúng có nhiệm vụ mang đến lợi ích và sự hài lòng cho khách hàng. Ví dụ như: Dịch vụ cưới hỏi, dịch vụ làm đẹp, tư vấn kỹ thuật,…

Tại sao nói ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tấn dùng được nguồn nhân công
Dịch vụ tiêu dùng phát triển theo nhu cầu ngày càng cao của con người

2.2 Phân loại theo quyết định mua hàng

hàng tiêu dùng được phân chia làm 4 loại theo các quyết định mua hàng khác nhau bao gồm: Hàng tiêu dùng tiện lợi, hàng tiêu dùng mua sắm, hàng tiêu dùng đặc biệt và hàng tiêu dùng không tưởng. Đặc điểm của từng loại cụ thể như sau:

a. Hàng tiêu dùng tiện lợi

Hàng tiêu dùng tiện lợi hay còn được gọi là “Hàng tiêu dùng nhanh”. Đây là những sản phẩm được người tiêu dùng mua thường xuyên, ngay lập tức theo thói quen và không có sự so sánh tối ưu nhất giữa các lựa chọn khác nhau. Chính vì vậy, hàng tiêu dùng được phân phối rộng rãi trên thị trường, ít đòi hỏi quảng cáo, tiếp thị và được đặt ở vị trí thuận tiện đối với người mua.

Hàng tiêu dùng nhanh bao gồm các hàng hóa không bền như thực phẩm, đồ uống được chuyển dịch nhanh chóng từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và nhà bán lẻ rồi đến tay người tiêu dùng. Các công ty và nhà bán lẻ ưa thích phân khúc mặt hàng này vì chúng bán chạy và có thời gian lưu trữ thấp.

b. Hàng tiêu dùng mua sắm

Hàng tiêu dùng mua sắm là những sản phẩm mà người tiêu dùng phải cân nhắc, so sánh kỹ lưỡng trước khi mua hơn so với hàng tiêu dùng tiện lợi. Người tiêu dùng thường so sánh các thuộc tính của sản phẩm như chất lượng, mức độ tiện dụng, giá cả, kiểu dáng,… Trong hầu hết các trường hợp, tính năng của sản phẩm thường quan trọng hơn đối với khách hàng khi mua sắm các mặt hàng này.

Chính vì vậy, loại hàng tiêu dùng này đòi hỏi đa dạng mẫu mã, kiểu dáng và mang lại lợi ích đáng kể, thậm chí phải sở hữu những đặc điểm riêng có, khác biệt so với phần còn lại trên thị trường. Hàng hóa mua sắm đòi hỏi được quáng cáo nhiều hơn và đội ngũ nhân viên bán hàng được đào tạo bài bản để cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng.

c. Hàng hóa tiêu dùng đặc biệt

Đây là những hàng hóa sở hữu đặc điểm riêng biệt gắn với một thương hiệu cụ thể, đặc biệt độc đáo hoặc mang ý nghĩa nhất định như đồ sưu tầm, nhẫn cưới, các sản phẩm giới hạn, xe thể thao,… Hàng hóa tiêu dùng đặc biệt thường được phân phối độc quyền với số lượng ít, chất lượng cao, giá cao và người mua không mất nhiều thời gian để so sánh với các sản phẩm khác

d. Hàng tiêu dùng không tưởng

Đây là những mặt hàng mà người tiêu dùng không thường mua hoặc không nghĩ đến việc mua thường xuyên. Giá của các sản phẩm tiêu dùng không tưởng có thể khác nhau rất nhiều và chúng không được cung cấp nhiều ra thị trường. Chính vì vậy, chúng đòi hỏi người bán phải thực hiện quảng cáo, tiếp thị tích cực, rầm rộ. Ví dụ điển hình cho loại hàng hóa này là: Dịch vụ tang lễ, sản phẩm bảo vệ môi trường,…

Tại sao nói ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tấn dùng được nguồn nhân công
Bảo hiểm là một trong những hàng tiêu dùng không tưởng

2.3 Bảng so sánh các loại hàng tiêu dùng

Như đã trình bày ở trên, hàng tiêu dùng có thể được phân loại dựa trên 2 tiêu chí là thời gian mua hàng và quyết định mua hành của khách hàng. Để tiện theo dõi và phân biệt rõ ràng, chúng tôi tổng hợp thành bảng so sánh các loại hàng tiêu dùng dưới đây:

Hàng hóa tiêu dùng
Tiện lợi Mua sắm Đặc biệt Không tưởng
1 Quyết định mua hàng Mua hàng thường xuyên, ra quyết định ngay lập tức mà không cần so sánh giữa các lựa chọn Ít thường xuyên mua sắm hơn so với hàng tiêu dùng tiện lợi và được so sánh cẩn thận hơn trước khi đưa ra quyết định mua giữa các mặt hàng Sẵn sàng nỗ lực để mua sắm hàng tiêu dùng đặc biệt. Người mua không mất nhiều thời gian để so sánh giữa các sản phẩm cùng phân khúc Người tiêu dùng thường không mua hoặc không tính đến việc mua thường xuyên cho đến khi họ cần chúng
2 Giá bán Giá thường thấp

Giá cao hơn

Giá cao hơn Giá cao
3 Phân bổ Phân phối rộng rãi trên thị trường Phân phối có chọn lọc, ít cửa hàng hơn Chỉ phân phối độc quyền tại một số địa điểm cụ thể Thay đổi
4 Yêu cầu quảng cáo, tiếp thị Ít yêu cầu quảng cáo, tiếp thị Đòi hỏi quảng cáo, tiếp thị Quảng cáo nhắm đến mục tiêu khách hàng cụ thể Đòi hỏi quảng bá và tiếp thị rầm rộ để người tiêu dùng biết đến sản phẩm
5 Ví dụ cụ thể Thực phẩm, kem đánh răng, bột giặt,… Nội thất, quần áo, đồ gia dụng,… Hàng hóa xa xỉ, đồ dùng hàng hiệu Bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ tang lễ,…

3. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng hiện nay là ngành công nghiệp trọng điểm, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế, giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.

3.1 Vai trò của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Nhóm ngành công nghiệp hàng tiêu dùng bao gồm nhiều ngành khác nhau, đa dạng về sản phẩm và phức tạp về quy trình công nghệ. Hoạt động của nhóm ngành này chủ yếu dựa vào nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn cả trong và ngoài nước. Ở hầu hết các quốc gia, nhóm ngành hàng tiêu dùng phát triển mạnh trên cơ sở phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế với nhiều hình thức và quy mô sản xuất, công nghệ riêng biệt.

Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là một ngành quan trọng và không thể thiếu trong hệ thống ngành công nghiệp của mọi quốc gia bởi chúng tạo ra những sản phẩm thiết yếu cho cuộc sống của con người. Bên cạnh đó, chúng còn đem lại giá trị kinh tế đáng kể trong cơ cấu GDP cũng như hoạt động xuất khẩu hàng hóa và cán cân thương mại quốc gia.

3.2 Đặc điểm của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Như đã trình bày ở trên, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng là ngành công nghiệp quan trọng của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn. Tuy nhiên mặt bằng chung của chất lượng các sản phẩm trong nước vẫn còn khá đuối so với các sản phẩm ngoại nhập.

Đặc điểm dễ thấy nhất của ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt Nam bao gồm:

  • Nguồn vốn đầu tư ban đầu và vốn nguyên vật liệu sản xuất ít hơn so với các ngành công nghiệp khác.
  • Quy trình sản xuất, quy trình kỹ thuật đơn giản.
  • Thời gian sản xuất ngắn, thời gian phân phối sản phẩm, hoàn vốn và thu lợi nhuận nhanh.
Tại sao nói ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tấn dùng được nguồn nhân công
Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ngày càng phát triển

3.3 Cơ cấu ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng

Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Việt nam khá đa dạng, tuy nhiên nổi bật hơn cả là 3 ngành công nghiệp: Dệt may, da giày và giấy – in ấn với những đặc điểm sản xuất khác nhau:

  • Công nghiệp dệt may: Ngành công nghiệp dệt may ở nước ta rất phát triển, có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu lớn ra nước ngoài. Thị trường xuất khẩu chính của ngành này là Châu Âu và Mỹ, ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường may mặc quốc tế.
  • Công nghiệp da giày: Đây là một trong những ngành sản xuất hàng tiêu dùng được đẩy mạnh sản xuất với sản lượng rất lớn mỗi năm để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đến các thị trường đối tác lớn. Mặc dù vậy, công nghiệp da giày vẫn còn gặp nhiều khó khăn vì thiếu đa dạng trong mẫu mã và giá cả chưa cạnh tranh được với các sản phẩm đến từ Trung Quốc.
  • Công nghiệp giấy – in ấn: Ngành công nghiệp sản xuất giấy – in ấn ở nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân cả về số lượng và chất lượng. Các cơ sở sản xuất còn hạn chế, thiếu sức cạnh tranh và cần được đầu tư phát triển cả về công nghệ và nguồn nhân lực hơn nữa.

4. Những lưu ý khi kinh doanh hàng tiêu dùng

Trước khi triển khai hoạt động kinh doanh hàng tiêu dùng, bạn nên chuẩn bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết để giúp cho việc kinh doanh diễn ra thuận lợi, tránh được những rủi ro không đáng có do thiếu hiểu biết.

4.1 Nghiên cứu thị trường và thị hiếu khách hàng

Thị trường hàng tiêu dùng thay đổi từng ngày, món đồ rất được ưa chuộng ngày hôm nay chưa chắc ngày mai đã bán chạy. Nếu không có sự nghiên cứu kỹ càng về nhu cầu của khách hàng cũng như sự thay đổi của thị trường, bạn sẽ không thể bắt kịp xu hướng tiêu dùng mới. Tuy nhiên những mặt hàng tiêu dùng chủ yếu được sử dụng nhiều bao gồm: Mỹ phẩm, thực phẩm và hàng thời trang.

4.2 Chuẩn bị vốn và địa điểm kinh doanh

Sau khi xác định được mặt hàng kinh doanh, bạn cần xác định nguồn vốn và địa điểm để kinh doanh mặt hàng đó. Bạn nên cân nhắc lựa chọn nơi có giao thông đông đúc, tiện đi lại và dừng đỗ, nơi khu đông dân cư để có thể thu hút được khách hàng. Nguồn vốn kinh doanh hàng tiêu dùng nhìn chung không quá cao, tuy nhiên bạn cần dự trù trước những khoản cần chi tiêu để cân đối tài chính.

4.3 Lựa chọn nguồn nhập hàng phù hợp

Bạn nên tìm hiểu kỹ mức sống của người dân tại nơi đặt địa điểm kinh doanh cũng như lựa chọn nguồn nhập hàng đảm bảo chất lượng, phù hợp với nhu cầu của khách hàng với giá cả phải chăng. Cân nhắc việc đa dạng mặt hàng kinh doanh, ngoại trừ xa xỉ phẩm. Khi nhập hàng, bạn nên lưu ý những chương trình khuyến mại và mức chiết khấu của nhà sản xuất.

Tại sao nói ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng tấn dùng được nguồn nhân công
Cần tìm hiểu kỹ trước khi kinh doanh hàng tiêu dùng

4.4 Quản lý cửa hàng và kho hàng một cách thông minh

Hàng tiêu dùng có số lượng lớn với mẫu mã đa dạng, lượng hàng hóa xuất nhập thay đổi liên tục mỗi ngày. Chính vì vậy, bạn nên tìm kiếm giải pháp quản lý cửa hàng và tối ưu kho hàng để đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Tiêu biểu trong số đó là công cụ nâng hạ và sắp xếp hàng hóa trong kho với thiết bị nâng hiện đại, nhỏ gọn, tiết kiệm chi phí như xe nâng tay cơ, xe nâng tay điện,…

Nếu có nhu cầu tìm hiểu và chọn mua các loại xe nâng sử dụng trong kho hàng tiêu dùng, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 0869 285 225 để được các chuyên gia của xe nâng Thiên Sơn tư vấn tận tình vào báo giá tốt nhất.